What's new

10 ngày đến Trường Sa - xa và gần

Đó là 10 ngày đáng nhớ trong cuộc đời, với rất nhiều cái đầu tiên của tôi, đi biển dài ngày, đi tàu thủy, thử sức mình với sóng gió đại duơng, và đến với Trường Sa. Trong 10 ngày hành trình ấy, tôi đã trải qua hơn 1000 hải lý, đã đến,đã thấy, và chứng kiến nhiều điều, nhiều tự hào, nhiều niềm vui và nỗi nhớ trên 9 đảo của tổ quốc, gồm: Song Tử Tây, đảo Nam Yết, đảo Sinh Tồn Đông, là những đảo nổi, với diện tích to nhỏ khác nhau, và các đảo chìm như Đá Nam, Cô Lin, Đá Tây, Đá Lát, rất nhỏ, nổi trên nền đảo san hô chìm, tất nhiên là đến và ngủ 1 đêm ở Trường Sa lớn, thăm nhà giàn DK1 Phúc Nguyên. Chúng tôi đã dự 2 lễ tưởng niệm đầy xúc động, 1 trên khu vực Côlin - Gạc ma - Len đao, nơi 64 chiến sỹ ta đã hy sinh dưới làn đạn hèn hạ của kẻ thù, 1 trên thềm lục địa phía Nam, bãi Phúc Nguyên, nơi hàng chục chiến sỹ ta đã hy sinh trong bão tố. 10 ngày miệt mài trên biển và dày đặc lịch làm việc, biết bao cảm xúc, nhưng có những điều không được nói, vì nguyên tắc, những dòng nhật ký viết vội trong ngả nghiêng sóng biển dường như chỉ nói được rất rất ít những điều tôi muốn nói.
Có 1 bài hát " không xa đâu, Trường Xa ơi..." Xa và gần, hẳn mọi điều đều là tương đối. Xa, vâng, rất xa, nhưng cũng thật gần. Trường Sa, nơi chúng tôi cảm nhận hơn về sự thiêng liêng của tổ quốc, về những máu xương và công sức của biết bao người, vì chủ quyền dân tộc nơi biển đảo xa xôi. Đã có nhiều người chia sẻ về Trường Sa, về những cảm nhận rất tuyệt của các bạn, nhưng tôi vẫn muốn góp thêm đôi dòng nhật ký Trường Sa của mình, và một số bức ảnh mà mình đã ghi lại được. Hẳn với mỗi chúng ta, nếu có dịp đến nơi này, những ký ức đó sẽ không bao giờ có thể phai mờ.

TS.jpg
 
Last edited:
Gạc ma, vùng biển đã hòa tan máu đào của bộ đội ta, giờ nằm trong sự chiếm đóng của kẻ thù. Nhìn cột chủ quyền của bọn Tàu dựng lên trên bãi Gạc ma mà đau xót. Bên cạnh đó là chiếc tàu hộ vệ tên lửa mang số hiệu 998 của giặc, chiếc tàu được nhìn từ khoảng cách 6-7 hải lý, gần 12km, thế mà vẫn to lừng lững. Nhưng chỉ có lòng căm thù, không hề sợ hãi.

4646688752_d776490c51_o.jpg


Toàn cảnh bãi Gạc ma - từ trái sang phải - cột chủ quyền do địch dựng trái phép - tàu chiến hộ vệ tên lửa số 998 - đảo Gạc ma do địch xây dựng, hình dáng giống như 1 chiến hạm.

4646073907_772ec4278f_o.jpg


Nhìn rõ hơn nữa đảo Gạc ma, địch xây rất to, thành dựng đứng, nghe kể người nhái hải quân của ta nhiều lần tiếp cận nhưng chưa bao giờ lên được đảo do bố phòng cực kỳ nghiêm ngặt, kể cả việc chuyển quân của địch bao giờ cũng bí mật.

4646689100_94c6e5bf1c_o.jpg


P/s: ảnh chụp tele hết cỡ 200 x 2, tàu lại chạy rất rung, về lại dùng FS để tiếp tục phóng to, nên xấu, nhưng cũng muốn phóng to để các bạn nhìn rõ mặt quân thù, để nhớ và nuôi ý chí một ngày nào đó, sé đòi lại được chủ quyền của hải đảo tổ quốc thân yêu!!!
 
Lễ tưởng niệm các liệt sỹ đã hy sinh trên khu vực đảo Gạc Ma - Cô lin được tổ chức ngay trên boong tàu, đơn sơ mà thành kính. 22 năm đã qua đi kể từ ngày ấy, nhưng vết thương vẫn chẳng thể nào lành, 64 người con đã ra đi, 64 gia đình vẫn còn đau nỗi đau chẳng thể nguôi ngoai, và chủ quyền của tổ quốc vẫn còn bị xâm phạm.

4646689294_aff285b6f8_o.jpg


4646689484_45c6e0cf97_o.jpg


Vòng hoa tưởng niệm các anh được thả xuống mặt biển. Một ca sỹ theo đoàn cất lên tiếng hát nghẹn ngào bị ngắt quãng nhiều lần trong nước mắt, lòng chúng tôi cũng trĩu nặng theo. Rất nhiều rượu, thuốc, tiền vàng mã được chúng tôi gửi vào lòng biển, tưởng nhớ các anh. Nhiều người đã không cầm được nước mắt. Dưới cái nắng đầu ngày, giọt mồ hôi nhỏ xuống bên khóe mắt.

4646074883_fba8348fa2_o.jpg


Tổ quốc không bao giờ quên nỗi đau này, chúng tôi không bao giờ quên các anh.

4646074647_dd78e99ebd_o.jpg


Một vài người còn thả xô, múc nước biển của Gạc Ma, cho vào chai, mang về đất liền. Một chai nước để nhớ, để tưởng niệm, để tự nhủ với lòng mình, rằng chủ quyền của tổ quốc đã phải trả bằng máu của những người lính hải quân, rằng chủ quyền ấy, chúng ta phải đấu tranh đến cùng để giữ lấy.

4646075095_22e6d7dcd3_o.jpg


Một chai nước để thêm yêu tổ quốc hơn, chai nước muối bãi Gạc ma như mặn hơn, như chát hơn.

4646690248_4d75189019_o.jpg
 
Sau nghi lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trên quần đảo Trường Sa, chúng tôi vào đảo Cô lin thăm các chiến sỹ đang giữ đảo. Đảo rất nhỏ, chỉ là những ngôi nhà được xây trên nền bãi chìm, người lính chỉ quanh trong 4 bức tường. Những câu chuyện với những người lính càng làm chúng tôi thương các anh em hơn. Tàu cũng tranh thủ tiếp nước cho đảo, đảo thì lấy mọi thứ có thể trữ nước để lấy nước từ tàu. Đảo không có đất, có 1 cây bàng vuông được các chiến sỹ ta trồng vào chiếc can nhựa cắt nắp, cây cũng lên cao chừng gần 2m, lá xanh mướt, như sức sống của những người lính tuổi đôi mươi giữ đảo.
Sau những giờ hàn huyên, gặp gỡ, chúng tôi trở về tàu. Chúng tôi cũng xin với các đồng chí chỉ huy hải quân, để anh em được lên tàu tắm nước ngọt và cùng ăn bữa cơm với cả đoàn. Đề nghị ấy được chấp thuận. Ở đảo, mùa này không có nước, anh em chỉ được hạn mức 3 lít nước mỗi ngày, cho cả ăn uống và tắm gội. 3 lít nước, bằng 2 chai lavie to, điều đó làm chúng tôi đầy thông cảm và có chút áy náy rằng đôi khi mình sống vô tâm, khi nước trên tàu chúng tôi dùng thả cửa. Và sau khi anh em đã lên tàu, đã tắm nước ngọt, đã chia sẻ với bữa cơm đầy tình hậu phương, quà gửi về đảo là những chiếc bắp cải, những mớ rau muống, vài quả đu đủ, ít lon nước ngọt, thuốc lá...Những cái bắt tay thật chặt, lưu luyến với những người ở lại, còn đoàn công tác lại tiếp tục lên đường. Tàu thẳng xuống phía Nam, nơi ấy có đảo Trường Sa lớn. Chúng tôi sẽ phải mất 18 tiếng đồng hồ để đến với khu vực phía Nam quần đảo Trường Sa, với địa danh đầu tiên đến thăm là đảo Đá Tây.
 
Đảo Colin - nơi 22 năm về trước tàu hải quân bị bắn của ta đã lao lên đảo, quyết giữ vững chủ quyền, nay đã được xây dựng đàng hoàng.

4658568274_908094cd56_b.jpg


4658568958_9ed4bd781f_b.jpg


Cầu cảng của đảo Côlin

4658568510_debf51e274_b.jpg


Cano chở nước ngọt tiếp tế cho đảo. 6 tháng rồi, đảo không có mưa.

4657948317_d3e50776e1_b.jpg


Bể chứa nước ngọt của đảo Côlin

4657947709_4ee0c24ee9_b.jpg
 
Vườn rau xanh trên đảo chìm, nhỏ bé giữa trùng dương, sóng gió và muối mặn, vì thế, vườn rau là nơi được chăm chút che chắn nhất

4657948087_69fdff8ee3_b.jpg


Cây bàng vuông trồng trên đảo Côlin. Đảo không có đất, cây được trồng vào can đất mang ra từ tận đất liền. Cây như hiểu được tấm lòng chiến sỹ, vẫn lớn và xanh tốt trong can đất bé nhỏ này.

4658569860_af283e7cb0_b.jpg


Cái chuông gió trước cửa phòng lính đảo

4657948665_7df761859b_b.jpg


Bờ rào vườn rau, ống khói bếp và chiếc kẻng

4658570186_a3b613b9fd_b.jpg


Thương lắm, Côlin!!!
 
Chia tay Cô lin

4658570350_84c38d6cd4_b.jpg


Thềm san hô của Cô lin

4658570576_3a3748209f_b.jpg


Toàn cảnh bãi Cô lin

4657949385_2e9b6ce180_b.jpg


Nhìn từ mũi tàu

4658570862_174a504f5c_b.jpg


Lên thăm tàu, cano CQ mang theo rất nhiều can, tận dụng để lấy nước sạch

4657949979_fcd6046726_b.jpg


Những can nước thế này sẽ góp phần giúp cho lính đảo chờ hết mùa khô

4657950189_665c1079bd_b.jpg
 
Ngày D+5, thăm Đá Tây - Trường Sa lớn

Đảo Đá Tây được xây dựng giống y như cấu trúc của đảo Cô Lin, là kết cấu nhà lô cốt dựng trên nền đảo chìm san hô. 5h sáng, tàu đến đảo, nhìn xa mờ, đảo nằm trên một nền san hô khá rộng, và bên cạnh là một khu nhà khá đẹp, màu trắng, có nóc nhọn vươn lên như 1 khu biệt thự nào đó. Hỏi ra thì biết rằng đó là khu dịch vụ hậu cần nghề cá trên đáo Đá Tây. Điều đặc biệt với đảo Đá Tây, đó là có 1 hồ rộng, sâu đến 30m, nằm giữa vùng đá san hô, có luồng vào cho tàu cá. Nói là hồ, nhưng cả vòng bờ của hồ cũng chìm dưới nước, không nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng khi có bão tố, thì tàu cá của mình có thể vào tránh bão, sóng đánh không qua bờ san hô. Cũng vì vậy, đảo là nơi lý tưởng để xây dựng một khu dịch vụ hậu cần nghề cá, vừa là nơi tàu vào trú ngụ, vừa là nơi cung cấp dầu, nước ngọt, sửa chữa tàu biển... Nhìn từ Đá Tây sang, khu dịch vụ hậu cần nghề cá trông rất đẹp, lại có doi cát vươn ra biển, đầy thơ mộng giữa mênh mông biển trời. Lên Đá Tây, nhìn ra thềm đảo san hô, đẹp không gì tả xiết. Tôi đi loanh quanh, vào từng ngõ ngách của ngôi nhà trên đảo. Ngôi nhà này là nhà mới, vừa được đưa vào sử dụng để thay thế ngôi nhà cũ đang sửa sang mới. Chính vì thế, ở Đá Tây có 1 cây cầu rất đặc biệt, nối giữa 2 ngôi nhà, cùng với ngôi nhà hậu cần nghề cá ở cách xa chừng hơn 100m nữa, tạo thành một hệ thống kiến trúc đầy mê hoặc với những tay máy ảnh.
Canno đưa chúng tôi sang khu vực dịch vụ hậu cần nghề cá, khá đẹp, rộng rãi, hệ thống hạ tầng đủ sức phục vụ các tàu cá vào. Đứng từ nơi này nhìn sang, dù chỉ cách chừng hơn 100-200m, nhưng đảo Đá Tây trông nhỏ xíu. Thăm anh em một chút, chúng tôi rời đảo, về tàu để tiếp tục đến Trường Sa lớn, trung tâm của quần đảo Trường Sa.
 
Anh dudu08 thân mến!
Tôi rất thích và cảm phục bài viết của anh về chuyến đi đầy ý nghĩa này.
Nhân đây, tôi muốn xin phép được sử dụng lại các tấm ảnh và đưa lên Google Earth tại vị trí các đảo.
Cám ơn anh.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,944
Latest member
mahormonu81
Back
Top