What's new

75 ngày “Con đường lịch sử Việt Nam” 06 – 08/2009

Đã hơn một năm trôi qua từ khi tôi đi chuyến hành trình này. Phần vì lười, phần vì lu bu quá, nên đến bây giờ mới chịu ghi lại nhật ký hành trình.

Nghĩ cũng lạ, tạo nick Phuot, hay vô coi, tham khảo, học hỏi nhiều cung đường của các bạn trên đây, thế mà chưa lần nào mở topic chia sẻ, chắc do làm biếng quá!

“Hãy đi sẽ được, hãy gõ cửa, cửa sẽ mở cho…” lời của người xưa ngẫm sao cũng thấy đúng.

Các bạn hãy cùng tôi, mở lòng mình ra, pha ly cà phê, đốt điếu thuốc, cùng với tấm bản đồ Việt Nam mà khám phá đất nước mình xinh đẹp biết bao nhiêu.

Những hồi ức dưới đây chỉ là một cách nhìn của một cá nhân, chắc chắn sẽ có rất nhiều chi tiết bất cập, thiếu sót. Đối với những bậc lão thành trên Phuot, mình rất mong “… nghiêng tai nghe dạy, chắp tay đứng hầu”.


Bản đồ hành trình"

vn-bandotunhien.jpg



Đại Nam nhất thống toàn đồ (1834)

DaiNamthongnhattoando.jpg



Để các bạn có 1 cái nhìn toàn cảnh hơn, tôi xin đưa chi tiết hành trình theo kế hoạch. Tất nhiên trong một đoạn đường dài, sẽ có những lúc ta ko đi theo đúng kế hoạch được, những phần ấy tôi sẽ kể cho các bạn sau.


Chương trình gồm các cung đường:

CHẶNG I: ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH Khởi Hành 11/06/09 ( 17 ngày, 2090km )
» Chương trình 1: Đường Hồ Chí Minh " Chiến Thắng Phước Long - Buôn Ma Thuột"
( 3 ngày, 450km )
» Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"
( 3 ngày, 470km )
» Chương trình 3: Đường Hồ Chí Minh " Tiếng Đàn Ta Lư"
( 3 ngày, 240km )
» Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
( 4 ngày, 540km )
» Chương trình 5: Đường Hồ Chí Minh " Hoa Lưu - Thăng Long - Hà Nội "
( 4 ngày, 390km )

CHẶNG II : VÒNG CUNG ĐÔNG BẮC TÂY BẮC : KHỞI HÀNH 29/06/09 ( 19 ngày, 2580km )
» Chương trình 6: Vòng Cung Đông Bắc - Tây Bắc " Việc Bắc"
( 4 ngày, 470km )
» Chương trình 7: Cao Nguyên Đồng Văn " Con Đường Hạnh Phúc "
( 4 ngày, 595km )
» Chương trình 8: Vòng Cung Tây Bắc " Chinh Phục Dãy Hoàng Liên Sơn "
( 4 ngày, 540km )
» Chương trình 9: Vòng Cung Tây Bắc " Chiến Thắng Điện Biên Phủ"
( 4 ngày, 640km )
» Chương trình 10: Đồng Bằng Sông Hồng" Đất Tổ Vua Hùng"
( 3 ngày, 335km )

CHẶNG III: ĐƯỜNG VEN BIỂN "MŨI SA VĨ - ĐÀ NẴNG" KhỞI HÀNH 18/07/09
» Chương trình 11: Đường Ven Biển " Ải Chi Lăng"
( 3 ngày, 320km )
» Chương trình 12 : Đường Ven Biển " Bạch Đằng Giang"
( 3 ngày, 280km )
» Chương trình 13: Đường Ven Biển " Xô Viết Nghệ Tĩnh"
( 3 ngày, 330km )
» Chương trình 14: Đường Ven Biển " Sông Gianh - Sông Bến Hải"
( 3 ngày, 385km )
» Chương trình 15 : Đường Ven Biển " Di sản Thế Giới Miền Trung "
( 4 ngày, 170km )

CHẶNG IV : ĐÀ NẴNG - TP HỒ CHÍ MINH KHỞI HÀNH 04/08/09
» Chương trình 16: Đường Ven Biển " Phong Trào Tây Sơn"
( 3 ngày, 325km )
» Chương trình 17: Đường Ven Biển " Điểm Cực Đông "
( 4 ngày, 395km )
» Chương trình 18: Đường Ven Biển " Miền Đông Nam Bộ "
( 5 ngày, 555km )

CHẶNG V : ĐỒNG BẰNG SÔNG CỮU LONG KHỞI HÀNH : 15/08/09
» Chương trình 19: Đồng Bằng Sông Cửu Long " Đồng Tháp Mười"
( 3 ngày, 255km )
» Chương trình 20: Đồng Bằng Sông Cửu Long " Đất Mũi Cà Mau"
( 4 ngày, 340km )
» Chương trình 21: Đồng Bằng Sông Cửu Long " Quê Hương Đồng Khởi"
( 4 ngày, 440km )
 
Last edited:
@ thienson: vì anh Trang làm bên đoàn đội, với lại vào năm 1992, anh cùng thành đoàn tổ chức chuyến xe đạp vượt Trường Sơn thăm Điện Biên Phủ, nên anh có rất nhiều bạn bè trên những cung đường này, do đó anh cũng muốn giao lưu với các bạn bè cũ cho chuyến đi thêm sôi động thêm. Nhưng chuyến đi thật sự giao lưu cũng ít thôi, đa phần vì cả ngày tham quan rồi, tối về ks mệt quá chỉ muốn ngủ lấy sức mai đi tiếp




Ngày 02: Gia Nghĩa – Đak Lak ~ 130km "có cái nắng, có cái gió, có cái đó... người ơi!"

Trước khi khởi hành chuyến đi ngày mới, chúng ta hãy tìm hiểu một chút về Đak Nông nhé!

Đak Nông có nghĩa là gì? Theo tiếng Mnông-Stiêng thì:
Dak, dăk: nước (water), dòng nước chảy, suối sông (watercourse), đất nước (country)
Phnông, P'nông, M'nông, Mơnông: người (người Mơnông tự xưng họ là NGƯỜI, còn các tộc khác không phải là Mơnông tức không phải người....giống hệt người Eskimô tự gọi họ là INUIT và cho tất cả các tộc khác là Quỷ)
(Tuy nhiên trong tiếng Khmer, láng giềng của người Mơnông thì Phunông, Mơnông có nghĩa là NGƯỜI RỪNG, hay MỌI RỢ)
Vậy Dak Nông : vùng ĐẤT (nước, lãnh thổ) của CON NGƯỜI (Mơnông)
http://www.viethoc.org/phorum/read.php?20,40239,42881,quote=1

Đak Nông gồm gần như toàn bộ tỉnh Quảng Đức trước kia.
Năm 1976, hai tỉnh Quảng Đức, Đăk Lăk nhập lại thành một tỉnh, gọi chung là Đăk Lăk. Đến năm 2004, tách ra làm 2 tỉnh cho đến hiện nay: Đăk Nông và Đăk Lăk. http://vi.wikipedia.org/wiki/Đắk_Nông


Ngày hôm nay, chúng tôi đi BMT, quãng đường ngắn, sẽ dừng chân ăn trưa tại DraySap, tham quan, chiều về Tp. BMT.


2 chiến mã sau ngày đầu tiên đã có áo mới
26849_1446380279036_1219046193_2261637_4384203_n.jpg



ảnh chụp buổi sáng ngay tại điểm tối hôm qua
26849_1446380319037_1219046193_2261638_1231079_n.jpg



Vì anh Trang và chú Sơn bận gặp bạn, tôi và Hồng Anh khởi hành trước


Kiếm gì bỏ bụng đã: Bún bò Huế tại chợ Gia Nghĩa

26849_1446380359038_1219046193_2261639_5872104_n.jpg



Gia Nghĩa trên con đường phát triển

26849_1446380399039_1219046193_2261640_374041_n.jpg




Phá núi làm đường
DSC02375.jpg



Cách Gia Nghĩa khoảng 30km, các bạn sẽ đến khu vực rừng thông khá mát mẻ, có các quán nước mắc võng ngay đấy, nếu bạn nào chạy thẳng từ Saigon – BMT có thể dừng đấy nghì ngơi trước khi đến với Tp cao nguyên.


Hồ ven quốc lộ
36473_1524945723123_1219046193_2466582_3907390_n.jpg



Đến địa phận thị trấn Đăk Song, nhớ chú ý đường rẽ phải, con đường này sẽ đưa các bạn đến ngã 3 Đức Mạnh, cách Đăk Mil khoảng 7 km về hướng bắc. Đường vắng, ven theo những con đồi trồng café, sắn, khá đẹp. Đây cũng là con đg QL. 14 cũ, thỉnh thoảng mình cũng thấy xe khách chạy truyến SG – BMT chạy cung đường này để tránh những đoạn đg xấu tại ĐăkMil, cũng như rút ngắn được khoảng 15km, các bạn cứ theo con đường trải nhựa lớn mà đi, ko sợ lạc .


Chúng tôi tiếp tục đi thẳng để đến TT.ĐăkMil. Đón chúng tôi tại ĐăkMil là một con thuyền lẻ loi trên bờ hồ, đẹp đến nao lòng.
DSC02382.jpg


Đường xá tại đây cũng đang được sửa sang lại. Tiếp tục hành trinh đến EaT’ling, quẹo phải tham quan thác Dray Sap, Gia Long.
 
Last edited:
Ngày 02: (tiếp...)


Thác Đray Sáp:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Thác_Đray_Sáp


Đường vào thác:
DSC02422.jpg



Để vào, các bạn theo con đường rẽ phải tại TT. EaT’ling. Vào cổng mua vé khoảng 10k cho 2 cụm thách Đray Sáp, Gia Long.

Qua cổng, đi thêm một đoạn nữa sẽ bắt gặp bảng chỉ dẫn, rẽ trái vô Đray Sáp, đi thẳng đến Gia Long, chúng tôi rẽ trái tham quan Đray Sáp trước.

Đến nơi, các bạn phải gởi xe để đi bộ vào trong.


Ngay cổng chào này có một quán ăn phía bên phải bức hình, các bạn có thể dừng đấy ăn trưa, uống nước nghỉ ngơi. Chúng tôi đặt cơm trưa ở đây, cũng khá ngon, 30k/phần. Trong khi chờ làm thức ăn, chúng tôi đi tham quan.

DSC02414.jpg



Vượt rừng
DSC02385.jpg



Một góc cổ thụ
DSC02389.jpg



Đây, Đray Sáp!
Trên
DSC02390.jpg



Dưới
DSC02402-1.jpg



Tạo dáng
DSC02398-1.jpg
 
Cám ơn bác dandiscover! Topic rất nhiều thông tin bổ ích về lộ trình và các điểm đến. Hy vọng bác tiếp tục viết nốt tất cả các chặng đường cho anh em phượt tiện bề tham khảo lộ trình!!!
 
@ Bluesky85: Cám ơn bạn đã động viên. Quả thật hành trình 75 ngày này có quá nhiều thông tin, quá nhiều cung đường, không biết mình có thể post được tất cả hay ko, nhưng sẽ cố gắng hết sức, không bắt đầu làm sao có kết thúc, phải ko nào! Tiến độ post bài sẽ hơi chậm, vì mình muốn đầy đủ thông tin mới đưa lên. Hy vọng sẽ hoàn thành bài viết để các bạn có một cái nhìn tổng quát hơn khi lên kế hoạch cho chuyến đi của mình.



Ngày 02: (Tiếp...)


Tham quan xong thác Gia Long, chúng tôi quay lại TT.EaT'ling để tiếp tục đến với Tp.BMT.


Đến cầu Serepôk, ranh giới giữa 2 tỉnh Đăk Nông, Đăk Lak
DSC02426.jpg



Dòng sông Serepôk

Serepôk (hay Srêpôk), tên gọi trong tiếng Campuchia là Tongle Xrepok, là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk. Đây là một phụ lưu quan trọng của sông Mekong. Đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông. Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana, sông Krông Nô tới cửa sông nó dài 406 km[1], trong đó đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km, đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km

DSC02423.jpg


Dòng sông có nhiều thác ghềnh hùng vĩ còn tương đối hoang sơ như: thác Trinh Nữ, thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Đray H'linh, thác Gia Long, thác Bảy Nhánh... là những điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch.
Cuối thế kỷ 19, khi đường bộ còn chưa phát triển, sông Serepôk là một trong những đường giao thương quan trọng trong vùng. Người Lào và Cao Miên thường đi thuyền ngược dòng sông để đến buôn bán, trao đổi hàng hóa với vùng cao nguyên Đắk Lắk của Việt Nam. Bản Đôn ngay từ ngày ấy đã trở thành một thương cảng sầm uất; nơi đây lúc ấy có thể ví như Hội An của Đà Nẵng hay Phố Hiến - Hưng Yên.
Người Lào khi đến đây buôn bán đã định cư ở đây rất đông, góp phần xây dựng lên một Bản Đôn nổi tiếng với những bản sắc văn hóa đặc trưng như hôm nay.



Qua cầu, chúng tôi đã đến địa phận của tỉnh Đăk Lăk

Đắk Lắk, Darlac hay Đắc Lắc (theo tiếng Ê Đê: Đăk = nước; Lăk = hồ) là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, phía Bắc giáp Gia Lai, phía Nam giáp Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp Đăk Nông, phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 70 km.
Tỉnh lỵ của Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột, cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 320 km, ngoài ra còn có TX. Buôn Hồ và 13 huyện.

Địa hình
Phần lớn địa bàn Đắk Lắk thuộc sườn phía tây nam dãy Trường Sơn nên địa hình núi cao chiếm 35% diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và đông nam tỉnh với độ cao trung bình 1.000-1.200 m, trong đó có đỉnh Chư Yang Sin 2.442 m, Chư H’mu 2.051 m, Chư Dê 1.793 m, Chư Yang Pel 1.600 m.
Địa hình cao nguyên bằng phẳng nằm ở giữa tỉnh, chiếm 53% diện tích tự nhiên với độ cao trung bình 450 m. Phần diện tích tự nhiên còn lại là vùng thấp, bao gồm những bình nguyên ở phía bắc tỉnh và ở phía nam thành phố Buôn Ma Thuột. Đáng chú ý là diện tích đất đỏ bazan rất lớn chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu và cây ăn quả.

Lịch sử:
Tỉnh Đắk Lắk (còn ghi theo tiếng Pháp là Darlac) được thành lập theo nghị định ngày 22 tháng 11 năm 1904 của Toàn quyền Đông Dương và tách khỏi Lào, đặt dưới quyền cai trị của Khâm sứ Trung Kỳ. Trước đó, vào cuối thế kỷ 19, Darlac thuộc địa phận đại lý hành chính Kontum và bị thực dân Pháp nhập vào Lào.
Năm 1950 Bảo Đại ban hành Dụ số 6 đặt Cao nguyên Trung phần, trong đó có Đắk Lắk, làm Hoàng triều Cương thổ, có quy chế cai trị riêng.
Năm 1976, gộp hai tỉnh Darlac và Quảng Đức, Đăk Lăk có diện tích lớn thứ hai Việt Nam sau tỉnh Gia Lai-Kon Tum, gồm thị xã Buôn Ma Thuột và 5 huyện: Krông Buk, Krông Pach (tức Krông Pak), Đăk Mil, Đăk Nông và Lăk. Tỉnh chỉ lớn nhất nước khi tỉnh Gia Lai-Kon Tum tách làm đôi, khi đó Đắk Lắk diện tích 19.800 km². Từ 1 tháng 1 năm 2004, Đắk Lắk lại được chia thành hai tỉnh: Đăk Lăk và Đăk Nông.

Tên gọi
Đắk Lắk là một trong số các địa danh gây nhiều tranh cãi nhất về cách viết, tùy theo góc độ nhìn nhận của ngôn ngữ học, dân tộc học hay xã hội học. Sau đây là một số biến thể của tên tỉnh: Đắc Lắc (hay dùng nhất), Đắk Lắk, Đắk Lắc, Đắc Lắk, Dăklăk, Dak Lak... Theo quy định hiện tại của Chính phủ Việt Nam, địa danh này được viết là Đắk Lắk.

Diện tích: khoảng 13.000 km²
Dân số: 01/04/2009 là 1.728.380 người người, mật độ dân số 132 người/km2, trong đó:
* Nam: 873.654 người
* Nữ: 854.726 người
Đắk Lắk có 44 dân tộc, trong đó người Ê Đê và người M'Nông là những dân tộc bản địa chính.
Mã điện thoại: 0500 - biển số xe: 47


Từ cầu Serepôk, đi khoảng 15km, chúng tôi vào trung tâm Tp. Buôn Ma Thuột

Tp. Buôn Ma Thuột
Buôn Ma Thuột ở giữa vùng đông dân nhất Tây Nguyên, độ cao 536 m (1.608 ft). Buôn Ma Thuột cách Hà Nội 1.410 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Là một thành phố có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng cấp quốc gia.
Buôn Ma Thuột (hay Ban Mê Thuột) là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố trung tâm vùng Tây Nguyên và là một trong số 7 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam.
Ngày 27/11/2009 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có kết luận số 60-KL/TW về việc xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên và trực thuộc Trung ương trước năm 2020

Tên gọi:
Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Cha Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột (A ma là Cha; Thuột là tên Con; người Ê Đê khi có con trai, thì họ gọi nhau bằng tên của con trai mình, ở đây A ma Thuột nghĩa là Cha của Thuột và thường gọi là Cha Thuột) - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay.

Lịch sử:
Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam do tù trưởng A Ma Thuột cai quản.
Với lợi thế là trung tâm của Đắk Lắk cũng như toàn Tây Nguyên, một vị trí có tầm chiến lược về quân sự và kinh tế của cả vùng, lại nằm gọn trên một cao nguyên đất đỏ màu mỡ và bằng phẳng, năm 1904, khi tỉnh Đắk Lắk được thành lập, Buôn Ma Thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh này thay cho Bản Đôn.
Ngày 5 tháng 6 năm 1930, Khâm sứ Trung Kỳ ra nghị định thành lập thị xã Buôn Ma Thuột.
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa thị xã này có tên là Ban Mê Thuột.
Năm 1995, Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại 3, năm 2005 là đô thị loại 2 và đến tháng 3 năm 2010 được công nhận là đô thị loại 1.

Diện tích, dân số:
Diện tích của thành phố khoảng 377 km², trong đó diện tích đã đô thị hóa là 100km2.
Dân số toàn thành phố là 340.000 với người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Gần 80% dân số sống tại khu vực nội thành.



Nơi chúng tôi dừng chân đêm nay là nhà nghỉ Yok Đôn
26849_1446380639045_1219046193_2261644_1224890_n.jpg



Bảng giá phòng
26849_1446380679046_1219046193_2261645_1076880_n.jpg



Kết thúc ngày thứ 2 của cuộc hành trình. Buổi tối các bạn có thể đi dạo quanh Tp, dùng bữa tối tại khu vực chợ BMT cũ, uống cafe khu vực đường Phan Châu Trinh, Lê Thánh Tông, làng cafe Trung Nguyên. Cũng đừng bỏ qua món sinh tố bơ khác ngon của vùng đất Tây Nguyên này.

Nhận xét cung đường Gia Nghĩa - BMT: đg phong cảnh xung quanh khá đẹp, chính thức bước vào khu vực vùng cao Tây Nguyên. Tại các thị trấn đếu có các cây xăng lớn. Đg xấu, ổ gà nhiều tại các khu vực: giữa Đăk Song và Đăk Mil, TT.Đăk Mil, đoạn giữa Đăk Mil - EaT'ling, khoảng 10km từ cầu Serepôk đến Tp.BMT. Nếu các bạn đi con đg từ Đăk Song - Đức Mạnh (QL.14 cũ) nhớ đổ xăng trước ở Đăk Song.


Google Map ngày 02: Gia Nghĩa - Buôn Ma Thuột
[GMAP]<iframe width="425" height="350" frameborder="0" scrolling="no" marginheight="0" marginwidth="0" src="http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&amp;hl=en&amp;msa=0&amp;msid=104545222731440119691.000495b5873cd1ecddcdb&amp;ll=12.343492,107.826093&amp;spn=0.691871,0.466066&amp;t=h&amp;output=embed"></iframe><br /><small>View <a href="http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&amp;hl=en&amp;msa=0&amp;msid=104545222731440119691.000495b5873cd1ecddcdb&amp;ll=12.343492,107.826093&amp;spn=0.691871,0.466066&amp;t=h&amp;source=embed" style="color:#0000FF;text-align:left">ngay 02/75: Gia Nghĩa - BMT</a> in a larger map</small>[/GMAP]



p/s: Để đường link dẫn đến Wiki, sao tôi thấy khô khan và xa cách quá, thôi vậy từ đây, tôi sẽ post luôn các xuất xứ, tên gọi của những nơi đã đến, các bạn mà muốn tham khảo kỹ hơn, vui lòng google nha.
 
Last edited:
Ngày 03 (thứ bày 13/06/2009): "Ôi, bóng cây Kơnia..."

Chương trình ngày hôm nay, buổi sáng chúng tôi đi tham quan hồ Lăk, Biệt Điện, Buôn Jun. Chiều tham quan một số điểm ở BMT, Buôn Đôn.

Sáng, chúng tôi đi sớm, vì thêm điểm Hồ Lăk với khoảng cách ~110km cho cả đi lẫn về.


Đường thênh thang, vắng bóng người buổi ban mai.
ngay022.jpg



Đường đến Hồ Lăk dễ đi, có bảng chỉ dẫn. Từ nhà nghỉ Yok Đôn, chúng tôi đi thẳng hướng Bắc khoảng 2km, gặp bùng binh rẻ phải, đi thẳng khoảng 4km đụng ngã 3 có bảng chỉ dẫn: phía bên trái là QL.26 qua đèo Phượng Hoàng đến với phố biển Nha Trang, còn nếu đi thẳng theo QL.27 sẽ đi Đà Lạt. Chúng tôi theo con đường QL.27 này.


Lúc đầu đg còn tốt, lúc sau xấu dần, bụi bay mù mịt.
ngay023.jpg



Con đường nói chung vắng, một số đoạn đang sữa chữa, trên đường mình cũng thấy cổng vào vườn quốc gia Chư Yan Sin. Cảnh quan thật đẹp khi các bạn đứng nhìn trên đỉnh đèo Giang Sơn và đèo Lăk.

ngay024.jpg



Hồng Anh đâu rùi!
ngay02.jpg



Cuối cùng chúng tôi cũng đến Biệt Điệt Bảo Đại
DSC02434-1.jpg



Đồ ăn đã chuẩn bị trước, dọn ra thôi, thử xem cảm giác làm vua như thế nào, khi xưa vua Bảo Đại chắc cũng ở chỗ này ngồi ăn sáng, uống cafe ngắm toàn cảnh hồ Lăk nhỉ!
DSC02433.jpg



DSC02429.jpg
 
Last edited:
Ngày 03 (thứ bày 13/06/2009): "Ôi, bóng cây Kơnia..." (Tiếp...)


Hồ Lăk nhìn từ Biệt Điện, phía dười bức hình là đường lên.
DSC02431.jpg



Biệt Điện Bảo Đại:

Cách trung tâm Buôn Ma Thuột 52km về hướng đông nam, trung tâm Du lịch Hồ Lăk và Lăk Resort khoảng 200m, chúng ta men theo con đường xoắn ốc với những rừng thông và bóng cây Kơnia cổ thụ quanh năm xanh ngát là tới Biệt Điện Bảo Đại.

Biệt Điện Bảo Đại (người dân địa phương xưa kia còn gọi là Dinh Bảo Đại) nằm trong quần thể di tích danh thắng Hồ Lăk tọa lạc trên ngọn đồi cao 200m so với mặt nước hồ Lăk, 600m so với mặt nước biển - nơi đây Vua Bảo Đại – vị Vua cuối cùng của triều đình Nhà Nguyễn cho xây dựng vào năm 1949 để làm nơi dừng chân khi lên Buôn Ma Thuột nghỉ mát, ngắm cảnh và săn bắt.

Đứng trên Dinh Bảo Đại, ta sẽ quan sát toàn cảnh hồ Lăk được bao bọc bởi thị trấn Liên Sơn, các buôn MNông, cánh đồng lúa hay dãy núi Voi, Chư Yang Sin … Đặc biệt hơn, chính là không khí thiên nhiên trong lành, mát dịu trên đồi cao, nghe tiếng chim hót vọng xen lẫn với hương hoa của núi rừng Tây Nguyên như mùi hoa sữa, hoa đại, hoa bằng lăng trong dịp nở … Nơi đây còn thấy những dáng cây cổ thụ, đặc biệt là thân cây hoa sữa to mà Bảo Đại đã mang từ Hà Nội vào trồng thử nghiệm để sánh với bóng cây Kơnia huyền thoại trên Tây Nguyên đại ngàn mà nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác bài “Bóng cây Kơnia” đến nổi “Bóng ngả che ngực em, về nhớ anh không ngủ” hay “Mẹ hỏi cây Kơnia, rễ mày uống nước đâu, uống nước nguồn miền Bắc” … Xung quanh không gian Biệt Điện Bảo Đại, cũng giống như những Biệt Điện khác tại Đà lạt, Nha Trang, Vũng Tàu hay Đồ Sơn, rất nhiều những gốc cây hoa sứ cổ thụ hay còn gọi là hoa đại mà Vua Bảo Đại rất yêu thích sắc và hương của loại hoa đặc biệt này.

Sau khi được giao nhận trùng tu để sử dụng làm nơi di tích và kinh doanh du lịch, Công ty Cổ phần du lịch Daklak đã đầu tư đúng mức và giữ nguyên hiện trạng (vì sau năm 1975 nơi đây không có cơ quan địa phương nào bảo vệ và săn sóc nên đã tàn phế mãi đến năm 2001). Khi trùng tu vào năm 2001 đến tháng 09/2004 ngôi Biệt Điện này được đưa vào sử dụng để làm nơi nghỉ dưỡng và ăn uống, giải khát. Sau hơn 55 năm nơi đây đã, đang và sẽ thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Biệt Điện Bảo Đại được thiết kế 06 phòng ngủ tiêu chuẩn quốc tế hướng ra mặt hồ Lăk, đặc biệt Phòng Vua lộng lẫy và sang trọng để đáp ứng cho những du khách trong và ngòai nước. Biệt điện Bảo Đại còn có 02 nhà hàng mini với các món ăn Âu – Á và đặc sản địa phương nổi tiếng hồ Lăk như cơm lam (cơm được nấu trong ống tre), gà nướng muối ớt sả, chả cá thát lát chiên, heo đồng bào quay, cá bống trứng hồ Lăk kho, canh cà đắng vv…

Vào buổi hoàng hôn hay bình minh, được ngồi trên ghế nhâm nhi ly cà phê nổi tiếng Buôn Ma Thuột, thả hồn theo phong cảnh tuyệt đẹp nơi đây và những tách trà xanh thơm sẽ mang lại cảm giác thư thỏai và quyến luyến mỗi lần lên Tây Nguyên và đến Cao Nguyên Daklak


Rời Biệt Điện Bào Đại, chúng tôi quay lại theo đường ven bờ hồ đến với điểm tiếp theo: Buôn Jun.


Đường vào Buôn Jun cong cong quẹo quẹo, đôi lúc có cả những đồng lúa xanh rì
ngay025.jpg



Buôn Jun

Nằm cạnh hồ Lăk, buôn Jun của người M’Nông R’Lăm là một buôn lớn với hơn 30 nóc nhà. Khác với người M’Nông Gar thường ở nhà trệt, người M’Nông R’Lăm ở nhà sàn dài như người Ê Đê. Kỹ thuật xây dựng nhà sàn dài của người M’Nông còn ở trình độ thô sơ, chủ yếu là buộc và ngàm. Vào căn nhà dài của họ, chúng ta sẽ không thấy bóng dáng một cây đinh và cảm nhận ngay sự mát mẻ, thoáng khí từ các vật dụng xây dựng như: tre, nứa, tranh,... mang lại.

“Jun” theo tiếng M’Nông là nhô ra. Gọi buôn Jun, vì đấy là một buôn làng nhô hẳn ra mặt nước hồ Lăk xanh ngắt. Đến buôn Jun, điều thú vị nhất là được bơi thuyền độc mộc hay cưỡi voi trên hồ Lăk.


Cổng chào
ngay027.jpg



Nhà Dài
DSC02439.jpg



Cưỡi voi trên hồ Lăk
DSC02441-1.jpg




Hồ Lăk:
Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn (hay Lạc Thiện) huyện Lắk, cạnh tuyến đường giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía Nam theo quốc lộ 27. Qua đèo Lạc Thiện khoảng 10 km trước khi vào thị trấn Lạc Thiện sẽ nhìn thấy hồ nằm bên tay phải. Còn không gian của khu rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ Lắk còn bao trùm các xã Bông Krang, Yang Tao, Đắk Liêng.

Đây là hồ tự nhiên có độ lớn nhất còn hơn cả Biển Hồ (tỉnh Gia Lai). Dân tộc bản địa ở đây còn có cả một huyền thoại nói hồ sâu không đáy hoặc thông qua tận Biển Hồ. Hồ rộng trên 5 km², được thông với con sông Krông Ana. Mặt hồ luôn xanh thắm, xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi cao nên mặt nước hồ luôn phẳng lặng và có các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú. Theo truyền thuyết hồ lắk được tạo ra bởi anh hùng lắk liêng người dân tộc M'Nông

Đặc sản của hồ Lắk là cá thát lát, loài cá này đem làm chả cho độ dẻo và thơm rất đặc biệt.
Trước đây, ở hồ Lắk còn thấy có cả cá sấu Xiêm, một loài cá sấu nước ngọt nhỏ

Truyền thuyết của người M'nông kể rằng: "…Có một thuở lâu lắm rồi đã xảy ra cuộc chiến quyết liệt giữa thần nước và thần lửa, kéo dài nhiều mùa rẫy. Sau khi thần lửa chiến thắng, buôn làng của những người M'nông chìm trong một cuộc đại hạn chưa từng có, kéo dài nhiều năm, người chết khô thây đầy đường, tiếng kêu gào ai oán dậy trời. Thế rồi một chàng trai M'nông được sinh ra trong rừng ở phía thượng nguồn, từ một cuộc tình vụng trộm giữa một sơn nữ M'nông với thần lửa, quyết chuộc tội cho mẹ bằng cách ra đi tìm nguồn nước cứu dân làng. Sau nhiều ngày đêm vượt qua nhiều núi non hiểm trở đầy thú dữ, một lần khi ngồi nghỉ chàng chợt thấy một chú lươn nhỏ nằm kẹt trong khe đá chờ chết khô. Sau khi chàng trai cứu lươn thoát nạn, lươn dẫn chàng theo cho đến khi gặp một hồ nước mênh mông, đó là hồ Lak và vùng Lak ngày nay..." (Lak - tiếng M'nông có nghĩa là nước)


Thuyền độc mộc
ngay0210.jpg



Xa thẳm
ngay026.jpg



Ở khu vực hồ Lăk này, có 1 resort khá lớn tên Lak Resort, các bạn thể thể đặt ăn trưa ở đấy, phong cảnh đẹp, nhà hàng nhô ra khỏi mặt hồ, có điều giá cả khá mắc.

Chúng tôi quay trở lại Tp.BMT, ăn trưa, nghỉ ngơi chút để chiều đi tham quan tiếp. Đoạn đến gần BMT chạy cẩn thận, mình xém bị bắn tốc độ ngay đó, hên mà thoát được!
 
Ngày 03 (thứ bày 13/06/2009): "Ôi, bóng cây Kơnia..." (Tiếp...)

Ven đường hồ Lăk, tôi bắt gặp một cây bị đốt nham nhở phần gốc. Thật lạ, dù đã mất 2/3 gốc cây, thế nhưng cây vẫn đứng hiên ngang, cành lá xum xuê, tươi tốt như thường. Trông nó mà ngẫm đến ta...!

DSC02443.jpg



Buổi trưa, nghỉ ngơi một chút ở ks, chúng tôi tham quan Sa Bàn chiến thắng chiến dịch Buôn MA Thuột, thế nhưng đến nơi thấy cửa đóng im lìm, thì ra ngày thứ 7 nơi đây không mở cửa, lạ nhỉ!

Nơi này đóng thì ta đi nơi khác vậy, chúng tôi đến Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk, nằm tại số 4 đường Nguyễn Du ( nay là số 02 đường Y ngông ) thành phố Buôn Ma Thuột. May quá, cửa đang mở!

DSC02455.jpg



Bảo tàng dân tộc Đắk Lắk

Lịch sử

Năm 1926 ngôi nhà được xây dựng bằng gạch,vôi kiên cố,hoàn thành năm 1927.Khu nhà trước đây là biệt điện của vua Bảo Đại lúc đương vị và trước nữa là Tòa nhà Công sứ của chính phủ Pháp tại Tây Nguyên, năm 1950 được giao lại cho chính phủ Quốc gia Việt Nam, khi Buôn Ma Thuột được đặt trong vùng đất Tây nguyên Hoàng triều Cương thổ.

Tòa nhà được xây dựng lại như hiện tại vào năm 1940 với kiến trúc rất đẹp mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người dân tộc Ê Đê bản địa, mái ngói, sàn gỗ. Xung quanh có cả một rừng cây cổ thụ bao bọc, rất đa dạng về chủng loại; đáng chú ý nhất là có 2 cây long não trồng đối xứng ở 2 bên đường vào có dáng rất đẹp và hiếm thấy, đây có thể là một trong những cây long não to nhất ở Việt Nam. Sau năm 1975 một phần tòa nhà được sử dụng làm nhà khách,một phần làm bảo tàng văn hóa các dân tộc Tây nguyên.

Hiện vật trưng bày

Ở đây trưng bày rất nhiều hiện vật có giá trị về văn hoá của hơn 44 dân tộc đang quần cư sinh sống tại Đắk Lắk, trong đó không gian văn hóa cồng chiêng và các vấn đề liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc tại chỗ được thể hiện rõ nét

* thành phần A- Phòng 1 : trưng bày trang phục các dân tộc
* thành phần B- Phòng 2 : trưng bày mô hình nhà krông,các bộ ché rượu
* thành phần C- Phòng 3 : trưng bày thuyền độc mộc,khung dệt
* thành phần A- Phòng 4 : các dụng cụ săn bắt voi và quần áo bằng vỏ cây
* thành phần B- Phòng 5 : dụng cụ âm nhạc dân tộc


Giá vé khoảng 2k/người, thuê người thuyết minh hình như là 20k.

Đại sảnh, cặp ngà voi lớn quá - nghe nói là của vua Bảo Đại đặt tại phòng khách cũng ở ngôi nhà này lúc trước.
DSC02454.jpg




Thuyết minh
ngay0214.jpg




Nếu muốn tiếp tục tham quan khu vực Tp. Buôn Ma Thuột có rất nhiều điểm cho các bạn lựa chọn ngoài 2 địa điểm trên:

Các điểm di tích lịch sử cách ngã 6 trung tâm một bán kính không quá 2 km là:
Đình Lạc Giao
Chùa Sắc tứ Khải Đoan
Nhà đày Buôn Ma Thuột
Toà Giám mục tại Đắk Lắk...

Cũng có thể đến với làng văn hoá buôn AKô Đhông đầy bản sắc họăc ngắm cây Kơ nia cổ thụ giữa lòng thành phố (trong khuôn viên nhà văn hóa trung tâm ngay) sát Ngã 6 Ban Mê...
Ngoài ra còn có thể chọn việc thưởng thức hương vị cà phê Ban Mê tại các quán có phong cách Tây nguyên như Cà phê Pơ lang, Cà phê Thung lũng hồng, Cà phê Chuông đá, Quán Văn...


Ngã 6 Ban Mê
800px-Bun_Ma_Thut_city_square.jpg


Ngã 6 Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, nằm trên giao điểm của các con đường trung tâm thành phố. Ở đây có Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố cũng giống như Tháp Eiffel của Paris hay Tượng Nữ thần Tự do ở New York.



Cây Kơ nia cổ thụ
caykonia.jpg


Cây Kơnia, hay còn gọi là Cốc, Cầy, là một loài cây thân gỗ lớn, cao 15-30 m, đường kính 40-60 cm, tên khoa học là Irvingia malayana, thuộc họ Irvingiaceae. Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi chúng là nơi trú ngụ của thần thánh, của vong linh những người đã khuất, rất ít khi họ đụng chạm đến chúng, chặt phá chúng; vì vậy trên nương rẫy của đồng bào thường có các cây Kơ nia cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa.

Do bài hát Bóng cây Kơ-nia nổi tiếng vì vậy du khách khi đến Buôn Ma Thuột luôn muốn tìm xem tận mắt cây Kơ Nia. Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có một cây Kơ nia cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau nhà văn hoá trung tâm tỉnh, cách ngã 6 Ban Mê vài trăm mét.



Rời bảo tàng, chúng tôi theo con đg Phan Bội Châu thẳng tiến đến Buôn Đôn ~ 50km, trời nắng gắt, tấp vô làm ly nước mía ven đg giá 4k/ly.


Các bạn vào Buôn Đôn lần đầu, mà ko có người dẫn đường, rất có thể sẽ nhầm lẫn ở khu vực này. Hiện nay, thương hiệu du lịch Buôn Đôn có khá nhiều đơn vị khai thác. Nếu các bạn muốn đến nơi lâu đời nhất, nổi tiếng nhất thì cứ hỏi KDL có nhà sàn cổ 100 tuổi là được.

Chúng tôi thì vào KDL của Công ty Du lịch sinh thái Bản Đôn. Từ Trung tâm huyện Buôn Đôn đi vào khoảng 15km, rẽ tay trái chừng 500m bạn sẽ gặp trước tiên, đây là công ty đang khai thác Làng đảo Bản Đôn và thác Bảy Nhánh.


Đường vào KDL
ngay0211.jpg
 
Last edited:
Ngày 03 (thứ bày 13/06/2009): "Ôi, bóng cây Kơnia..." (Tiếp...)


Thác ghềnh
ngay0217.jpg



Cầu treo
ngay0216.jpg



Ngà đâu, lông đuôi đâu...
ngay0218.jpg



Cảnh và người
DSC02472.jpg



Khu vực này khá hoang sơ, trong lành, ko xô bồ như KDL chính. Chúng tôi lấy xe máy dạo một vòng Buôn Đôn trước khi về lại KDL tắm suối, ăn tối.


Dọc đường đi, chúng tôi bắt gặp nhà ông A Ma Công, khá nổi tiếng ở vùng đất này, nơi đây có bán các loại thuốc ngâm rượu, thuốc gia truyền.


Bảng hiệu
ngay0220.jpg



Ngôi nhà sàn
ngay0221.jpg



Khu vực Buôn Đôn có khá nhiều KDL
DSC02457.jpg
 
Ngày 03 (thứ bày 13/06/2009): "Ôi, bóng cây Kơnia..." (Tiếp theo và hết)


Bản Đôn

Bản Đôn là cách gọi của người Lào còn người Êđê và M'nông thì gọi là Buôn Đôn

Bản Đôn là một địa danh nổi tiếng của Việt Nam, cũng được nhiều người trên thế giới biết đến như là một nơi có truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Bản Đôn trước đây đã từng là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk, sau này để tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội và để chiếm giữ một vị trí an ninh quốc phòng chiến lược, người Pháp đã cho dời cơ quan hành chính về Buôn Ma Thuột.

Hiện tại, Bản Đôn chỉ còn là một địa điểm du lịch nằm trên địa bàn xã EaWer, huyện Buôn Đôn của Đắk Lắk; cách Buôn Ma Thuột 40 km theo hướng tỉnh lộ 1 về phía Tây Bắc.

Bản Đôn theo tiếng Lào (sắc dân chiếm đa số ở đây khi còn sơ khai) có nghĩa là "Làng Đảo" nghĩa là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của sông Sêrepôk. Đây từng là một trong những điểm giao thương quan trọng của 3 nước Đông Dương ngày xưa trên tuyến đường sông. Người Lào khi ấy, trong lúc ngược dòng sông buôn bán, bắt gặp mảnh đất này đã bị quyến rũ và ở lại cùng người Ê Đê bản địa xây dựng lên ở đây một ngôi làng trù phú đầy bản sắc. Cư dân Bản Đôn ngày nay vẫn còn thông thạo tiếng Lào và tiếng Thái Lan, Cư dân có sự lai tạp giữa người Êđê bản địa và người Nam Lào.

Hiện tại, Bản Đôn chính là cách gọi chung để chỉ hệ thống cụm du lịch của huyện Buôn Đôn gồm các khu du lịch thác Bảy Nhánh, vườn quốc gia Yok Đôn, khu du lịch Cầu treo, hồ Đăk Min, vườn cảnh Trohbư...

Ở Bản Đôn có rất nhiều thắng cảnh đẹp nằm tập trung như trong các bãi sông, thác Bảy nhánh, du lịch Cầu treo, hồ Đức Minh, nhà sàn cổ, mộ vua voi gần đó là Tháp chàm Yang Prong - Ea Súp. Có vườn quốc gia Yok Đôn nổi tiếng là vườn quốc gia rộng nhất Việt Nam với hệ sinh thái rừng khộp đầy tiềm năng khai thác du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và đặc biệt là bản sắc dân tộc của các buôn làng với các bến nước còn giữ được các nét nguyên sơ và huyền thoại về Vua Voi.



Buổi tối, chúng tôi cùng giao lưu sinh hoạt lửa trại với một đoàn khách cũng đi du lịch nơi này.


Ban nhạc
DSC02483.jpg



Nổi lửa lên nào
DSC02485.jpg



Cùng uống.
DSC02489.jpg



Chú Sơn say vì men rượu hay men tình đây ^^
DSC02491.jpg



1..2..3..dzô..
DSC02480.jpg



Lóc cóc.. lóc cóc...ai.. ăn mì gõ hôn..!
DSC02505.jpg




Theo dự tính là chúng tôi sẽ ngủ lại Buôn Đôn, ngày mai đi các con đường tỉnh lộ đển với Kon Tum ; nhưng mấy bữa nay mưa nhiều quá, đường thì toàn là đất đỏ, ko biết chiếc 7 chỗ có đi được ko. Chúng tôi quyết định quay về lại BMT trong đêm, mai đi theo QL.14 cho chắc ăn. Đây cũng là chuyến đi đêm đầu tiên của cuộc hành trình.

Cung đường ngày hôm nay chỉ trong phạm vi tình Đăk Lăk, thế nhựng chúng tôi cũng đã di chuyển ~ 220km. Những đểm đến rất đẹp, thật ko thể bỏ qua nếu có dịp đến với vùng đất cao nguyên này.



Google map ngày 03: BMT - Hồ Lăk - Bản Đôn
[GMAP]<iframe width="425" height="350" frameborder="0" scrolling="no" marginheight="0" marginwidth="0" src="http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&amp;hl=en&amp;msa=0&amp;msid=104545222731440119691.000495d901cd62e92d7a7&amp;t=h&amp;ll=12.648594,107.983836&amp;spn=0.478967,0.399778&amp;output=embed"></iframe><br /><small>View <a href="http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&amp;hl=en&amp;msa=0&amp;msid=104545222731440119691.000495d901cd62e92d7a7&amp;t=h&amp;ll=12.648594,107.983836&amp;spn=0.478967,0.399778&amp;source=embed" style="color:#0000FF;text-align:left">ngày 03: BMT - hồ Lăk - Bản Đôn</a> in a larger map</small>[/GMAP]
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,572
Bài viết
1,153,756
Members
190,131
Latest member
anhd389
Back
Top