What's new

75 ngày “Con đường lịch sử Việt Nam” 06 – 08/2009

Đã hơn một năm trôi qua từ khi tôi đi chuyến hành trình này. Phần vì lười, phần vì lu bu quá, nên đến bây giờ mới chịu ghi lại nhật ký hành trình.

Nghĩ cũng lạ, tạo nick Phuot, hay vô coi, tham khảo, học hỏi nhiều cung đường của các bạn trên đây, thế mà chưa lần nào mở topic chia sẻ, chắc do làm biếng quá!

“Hãy đi sẽ được, hãy gõ cửa, cửa sẽ mở cho…” lời của người xưa ngẫm sao cũng thấy đúng.

Các bạn hãy cùng tôi, mở lòng mình ra, pha ly cà phê, đốt điếu thuốc, cùng với tấm bản đồ Việt Nam mà khám phá đất nước mình xinh đẹp biết bao nhiêu.

Những hồi ức dưới đây chỉ là một cách nhìn của một cá nhân, chắc chắn sẽ có rất nhiều chi tiết bất cập, thiếu sót. Đối với những bậc lão thành trên Phuot, mình rất mong “… nghiêng tai nghe dạy, chắp tay đứng hầu”.


Bản đồ hành trình"

vn-bandotunhien.jpg



Đại Nam nhất thống toàn đồ (1834)

DaiNamthongnhattoando.jpg



Để các bạn có 1 cái nhìn toàn cảnh hơn, tôi xin đưa chi tiết hành trình theo kế hoạch. Tất nhiên trong một đoạn đường dài, sẽ có những lúc ta ko đi theo đúng kế hoạch được, những phần ấy tôi sẽ kể cho các bạn sau.


Chương trình gồm các cung đường:

CHẶNG I: ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH Khởi Hành 11/06/09 ( 17 ngày, 2090km )
» Chương trình 1: Đường Hồ Chí Minh " Chiến Thắng Phước Long - Buôn Ma Thuột"
( 3 ngày, 450km )
» Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"
( 3 ngày, 470km )
» Chương trình 3: Đường Hồ Chí Minh " Tiếng Đàn Ta Lư"
( 3 ngày, 240km )
» Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
( 4 ngày, 540km )
» Chương trình 5: Đường Hồ Chí Minh " Hoa Lưu - Thăng Long - Hà Nội "
( 4 ngày, 390km )

CHẶNG II : VÒNG CUNG ĐÔNG BẮC TÂY BẮC : KHỞI HÀNH 29/06/09 ( 19 ngày, 2580km )
» Chương trình 6: Vòng Cung Đông Bắc - Tây Bắc " Việc Bắc"
( 4 ngày, 470km )
» Chương trình 7: Cao Nguyên Đồng Văn " Con Đường Hạnh Phúc "
( 4 ngày, 595km )
» Chương trình 8: Vòng Cung Tây Bắc " Chinh Phục Dãy Hoàng Liên Sơn "
( 4 ngày, 540km )
» Chương trình 9: Vòng Cung Tây Bắc " Chiến Thắng Điện Biên Phủ"
( 4 ngày, 640km )
» Chương trình 10: Đồng Bằng Sông Hồng" Đất Tổ Vua Hùng"
( 3 ngày, 335km )

CHẶNG III: ĐƯỜNG VEN BIỂN "MŨI SA VĨ - ĐÀ NẴNG" KhỞI HÀNH 18/07/09
» Chương trình 11: Đường Ven Biển " Ải Chi Lăng"
( 3 ngày, 320km )
» Chương trình 12 : Đường Ven Biển " Bạch Đằng Giang"
( 3 ngày, 280km )
» Chương trình 13: Đường Ven Biển " Xô Viết Nghệ Tĩnh"
( 3 ngày, 330km )
» Chương trình 14: Đường Ven Biển " Sông Gianh - Sông Bến Hải"
( 3 ngày, 385km )
» Chương trình 15 : Đường Ven Biển " Di sản Thế Giới Miền Trung "
( 4 ngày, 170km )

CHẶNG IV : ĐÀ NẴNG - TP HỒ CHÍ MINH KHỞI HÀNH 04/08/09
» Chương trình 16: Đường Ven Biển " Phong Trào Tây Sơn"
( 3 ngày, 325km )
» Chương trình 17: Đường Ven Biển " Điểm Cực Đông "
( 4 ngày, 395km )
» Chương trình 18: Đường Ven Biển " Miền Đông Nam Bộ "
( 5 ngày, 555km )

CHẶNG V : ĐỒNG BẰNG SÔNG CỮU LONG KHỞI HÀNH : 15/08/09
» Chương trình 19: Đồng Bằng Sông Cửu Long " Đồng Tháp Mười"
( 3 ngày, 255km )
» Chương trình 20: Đồng Bằng Sông Cửu Long " Đất Mũi Cà Mau"
( 4 ngày, 340km )
» Chương trình 21: Đồng Bằng Sông Cửu Long " Quê Hương Đồng Khởi"
( 4 ngày, 440km )
 
Last edited:
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 04 (Chủ Nhật 14/06/2009): BMT – Kon Tum ( ~ 230 km )


Lên đường, QL.14 thằng tiến
Ngay041.jpg



Nhửng cánh rừng cao su xanh ngắt
ngay042.jpg



Thu hoạch mủ cao su
ngay043.jpg



Đường vào TX. Buôn Hô
ngay044.jpg



Thị xã Buôn Hồ

Buôn Hồ là thị xã thuộc tỉnh Đắk Lắk được thành lập theo nghị định số 07 NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ CHXHCN Việt Nam.

Trước năm 1975, tên gọi là quận Buôn Hồ.

Đất nông nghiệp trồng chủ yếu cây cà phê.

Buôn Hồ cách Buôn Ma Thuột 40km về phía Bắc, nằm trên đường quốc lộ 14 - trục giao thông xuyên suốt Tây Nguyên, được xây dựng nhằm mục đích trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Đăk Lăk sau này, khi Thành phố Buôn Ma Thuột được nâng cấp lên thành phố trực thuộc trung ương. Diện tích: 282,05 km2 Dân số: 101.554 người Mật độ: 360 người/km2.



Chúng tôi gặp người bạn sống ở đây, uống ly cafe, nói chuyện chút rồi lên đường.


Qua địa phận Đăk Lăk, Chúng tối đến với Gia Lai.



Tượng đài ngay ngã 3 Phù Đổng
ngay045.jpg



Ks Hoàng Anh Gia Lai nằm ngay tại khu vực này.
ngay046.jpg
 
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 04 (Chủ Nhật 14/06/2009): BMT – Kon Tum ( ~ 230 km ) (tiếp...)



Gia Lai:

Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam. Trước đây là một phần của tỉnh Gia Lai-Kon Tum.

Vị trí địa lý
Diện tích 15.536,92 km². Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Khí hậu
Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC.

Sông ngòi
Gia Lai là nơi đầu nguồn nguồn của nhiều con sông đổ về vùng duyên hải miền Trung Việt Nam và về phía Campuchia như sông Ba, sông Sê San và nhiều con suối lớn nhỏ.

Hành chính
Tỉnh Gia Lai bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 14 huyện, Thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, tên cũ là Cheo Reo.

Dân số
Dân số tỉnh Gia Lai 1.272.792 người (điều tra dân số 01/04/2009) bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc Gia-rai (33,5%), Ba Na (13,7%), Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Cơ-ho, Thái, Mường...

Quốc lộ 14 nối Gia Lai với Kon Tum, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng về phía Bắc và Đắk Lắk, Đắk Nông, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ về phía Nam. Quốc lộ 19 nối với cảng Quy Nhơn, Bình Định dài 180Km về phía Đông và các tỉnh Đông Bắc Campuchia về hướng Tây. Quốc lộ 25 nối với Phú Yên.

Đất đai
Do đặc trưng là đất đỏ bazal (vì Biển Hồ là miệng của một núi lửa tạm ngừng hoạt động), ở thành phố PleiKu và các huyện vùng cao của Gia Lai có thể canh tác các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, điều... Riêng huyện Đăk Pơ và thị xã An Khê thì thích hợp cho việc trồng cây ngắn ngày, do chịu ảnh hưởng khí hậu của vùng giáp ranh (Bình Định). Huyện Đăk Pơ là vựa rau của cả vùng Tây Nguyên, hàng ngày cung cấp trên 100 tấn rau cho các khu vực ở miền Trung và Tây Nguyên.Đồng thời các huyện Đông Nam tỉnh Gia Lai như Phú Thiện, Tx Ayunpa, Iapa, Krông pa là vựa lúa của cả khu vực Tây Nguyên.

Du lịch
Bên cạnh sự hấp dẫn của thiên nhiên hùng vĩ, ở Gia Lai còn có nền văn hóa lâu đời đầm đà bản sắc núi rừng của đồng bào các dân tộc, chủ yếu là Jarai và banah thể hiện qua kiến trúc nhà Rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ...
Thêm vào đó, Gia Lai có bề dày lịch sử được thể hiện qua các di tích lịch sử văn hóa như khu Tây Sơn thượng đạo, di tích căn cứ địa của anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ; quê hương của anh hùng Núp; các địa danh Pleime, Che reo...
Những điểm du lich trong thành phố không nhiều, ngoài khu vui chơi giải trí là hồ Đức An, sân vận động và rạp chiếu phim, và rất nhiều quán cà phê. Có rất nhiều thác quanh thành phố như: thác Dakthoa, thác Phú Cường, thác Lồ Ô, thác Chín tầng, ...

Số xe: 81

Bây giờ nhắc đến Gia Lai, người ta thường hay nghĩ ngay đến tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng như đội bóng cùng tên khá nổi tiếng của bầu Đức.

Gia Lai là tên gọi của một dân tộc trong cộng đồng dân tọc thiểu số VN. Tên gọi khác: Gia Rai, Giơ-rai, Chơ rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor. Dân số khoảng 240.000 người. Cư trú tập trung ở tỉnh Gia Lai, một bộ phận ở tỉnh Kon Tum và phía Bắc tỉnh Đắc Lắc.

Truyền thuyết tên gọi PleiKu:
Vùng Tây Nguyên ngày xưa đa số là những người dân tộc thiểu số sinh sống. Và họ sống với nhau trong những làng mạc mà cha ông họ đã gây dựng nên. Trong một ngày nọ người trưởng làng cảm thấy trong người của mình có vẻ không khỏe nên đã cho gọi 2 người con trai vào và tổ chức một cuộc thi săn bắt để chọn ra người kế vị. Và cuộc thi đã diễn ra nhưng phần thắng đã thuộc về người em. Người anh buồn bã bỏ sang một vùng đất khác để sinh sống. Sau đó người em đã lập ra một làng tên là "plei ku". Ở đây nếu dịch sang nghĩa từ thì Plei là một cái làng, Ku là người em. Pleiku nghĩa là làng của người em (nhớ về chiến thắng của người em). Và cái tên Pleiku được gắn liền với địa danh nay suốt bao năm tháng qua.




Một điểm khá thú vị, không thế bỏ qua khi bạn đến với phố núi: thắng cảnh Biển Hồ
DSC02538.jpg



Biển Hồ

Hồ T’nưng, hay Biển Hồ, là một hồ nước ngọt nằm ở phía tây thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đây là hồ nước ngọt quan trọng cấp nước cho thành phố này. Biển Hồ Tơ Nưng còn gọi là hồ Ea Nueng.

Theo các nhà khoa học thì hồ T'Nưng chính là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm qua. Hồ có hình bầu dục, sâu 20-30 m, với diện tích 230 ha. Bờ hồ chính là miệng núi lửa nhô cao cho nên đứng từ xa vẫn trông thấy rõ. Hồ T'Nưng là một trong những hồ đẹp nhất ở Tây Nguyên, khi gió to thường có sóng lớn nên mới gọi là biển hồ. Còn người địa phương gọi là T'Nưng, có nghĩa là "biển trên núi".

Những ngày có mưa lớn, hàng trăm con suối đổ về đây và nước biển hồ dâng lên lai láng. Thuyền độc mộc là phương tiện đi lại duy nhất và thuận tiện nhất trên mặt hồ. Nhiều buôn làng của người Ba Na, người Gia Rai sống trên bờ hồ, ngoài săn bắn, hái lượm, làm nương rẫy còn sống bằng nghề đánh bắt cá.

Truyền thuyết của người Gia Rai:

Ngày xưa nơi đây là buôn làng sầm uất với những dòng suối nước trong veo. Hàng ngày tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng đàn hòa vang thành những khúc nhạc rộn rã, âm vang khắp núi rừng. Thế rồi một năm nọ, trâu bò cả làng đều chết. Dân làng cho là Giàng (Yang) ghét bỏ nên cùng tộc trưởng vào rừng săn bắt nai đem về làm lễ cúng Giàng. Lễ xong, mọi người đang vui say, tin rằng Giàng sẽ phò trợ. Nào ngờ, mặt đất bỗng nhiên rung chuyển mạnh làm sụp đổ cả làng xuống vực sâu, nước tràn ngập, không còn một ai sống sót. Riêng có vợ chồng Mạc Mây bận đi thăm bà con ở xa nên đã tránh được tai nạn thảm khốc. Về làng, chỉ thấy toàn biển nước mênh mông, quá bàng hoàng, khiếp sợ bèn chạy đi báo các làng lân cận về tin khủng khiếp này. Cũng từ đó, người Gia Rai nhớ thương da diết những người đã khuất vì tai nạn trên và luôn luôn xem biển hồ T'Nưng là chứng tích của một sự kiện bi thảm khó quên được.

T'nưng có nghĩa là biển trên núi.


Từ thành phố Pleiku theo quốc lộ 14 đi về thị xã Kon Tum, khi đến km 7 - ngay ngã tư có bùng binh, cách cổng chào Tp. Pleiku khoảng 1km về hướng nam, các bạn rẽ về tay phải, khoảng 5km thấy cái cổng khá lớn nằm bên trái, rẽ vào, theo con đường nhỏ dẫn đến hồ - chú ý ko có bảng chỉ dẫn, các bạn có thể hỏi thăm người dân.


Cổng vào Biển Hồ, 2 bên đường có các quá cafe võng khá mát.
DSC02540.jpg



Đường vào nhìn từ nhà vọng cảnh
ngay048.jpg



Một góc biển hồ
ngay049.jpg



Xung quanh con đường vào hồ là những hàng thông xanh ngắt
ngay047.jpg



Thuyền trên hồ
ngay0410.jpg



Đài vọng cảnh nhìn từ nhà máy bơm nước
ngay0411.jpg
 
Last edited:
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 04 (Chủ Nhật 14/06/2009): BMT – Kon Tum ( ~ 230 km ) (tiếp theo và hết)



Chúng tôi ăn trưa tại Biển Hồ (cơm hộp mua sẵn ở Tp. Pleiku), mắc võng đu đưa ngắm cảnh.

Trời bớt nắng, tiếp tục cuộc hành trình, tạm biệt "đôi mắt Pleuku" để đến Kon Tum.


Đường xa
ngay0413.jpg



KonTum kia rồi.
DSC02544.jpg



KON TUM

Là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam.

Tên gọi

Theo ngôn ngữ Ba Na thì Kon là làng, Tum là hồ và Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ, bởi xưa kia khu vực này đã từng có một hồ lớn.

Địa lý
Kon Tum nằm ở phía bắc vùng Tây Nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây có biên giới dài 150 km giáp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và 127 km với Vương quốc Campuchia.

Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.614,5 km² (tức 961.450 ha), trong đó:
* Đất ở: 3.332 ha
* Đất nông nghiệp: 92.352 ha
* Đất lâm nghiệp: 606.669 ha
* Đất chuyên dùng: 12.253 ha
* Đất chưa sử dụng: 246.844 ha.

Do phần lớn diện tích tự nhiên nằm ở phía đông dãy Trường Sơn nên địa hình Kon Tum nghiêng dần từ đông sang tây và thấp dần từ bắc xuống nam.

Phía bắc tỉnh là khối núi Ngọc Linh có độ cao trong khoảng 800-1.200 m, trong đó có đỉnh Ngọc Linh 2.596 m, Ngọc Phan 2.251 m, Ngọc Krinh 2.066 m, Ngọc Bôn Sơn 1.939 m, Kon Bo Ria 1.500 m, Kon Krông 1.330 m.

Vùng này là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn như sông Cái chảy sang Quảng Nam, sông Sê San chảy sang Cămpuchia và sông Ba chảy sang Phú Yên.

Phía nam tỉnh có độ cao trên dưới 500m với độ dốc 2-5%. Từ phía tây Ngọc Linh có một dải thung lũng hẹp chạy đến giữa tỉnh thì mở rộng ra tạo nên cánh đồng bằng phẳng trải dài 50 km tới tận thị xã Kon Tum. Đây là khu vực đồng bằng nằm ở độ cao 252m so với mặt biển và được phù sa hai nhánh sông Se San là sông Đắk Pôkô và Đắk Bla bồi đắp.

Cực nam tỉnh có thác Yaly cao 60m đổ sang địa phận Gia Lai. Từ nguồn nước của thác này đã xây dựng trên đất Gia Lai nhà máy thuỷ điện Yaly công suất 720 MW.

Hành chính

Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm:thành phố Kon Tum và 8 huyện.
Tỉnh lỵ của Kon Tum hiện nay là thành phố Kon Tum cách Quy Nhơn 215 km về phía tây, cách thành phố Hồ Chí Minh 600 km về phía bắc.

Khí hậu

Kon Tum nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt độ trung bình năm phổ biến các nơi đạt 22 – 23 độ C. Độ ẩm bình quân hàng năm 78 – 87%. Lượng mưa trung bình 1.730 – 1.880 mm, có sự phân hóa theo thời gian và không gian. Khí hậu chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4, 5 đến tháng 10, 11, tập trung đến 85 – 90% lượng mưa cả năm.

Dân cư

Dân số: 430.037 người, trong đó số nam: 218.375 người; số nữ: 211.662 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009).
Kon Tum là tỉnh có mật độ dân số thấp nhất trong 63 tỉnh, thành phố. Trên địa bàn Kon Tum có 35 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 46,4% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là người Xơ Đăng chiếm 25,1% ; người Ba Na 12,0% ; người Giẻ Triêng 8,1% ; người Gia Rai 5,1%...

Lịch sử

Tuy vùng đất cao nguyên này được coi là thuộc lãnh thổ Đại Việt từ năm 1470, khi vua Lê Thánh Tông đánh chiếm Trà Bàn, lập phủ Quy Nhơn, nhưng trải qua các triều đại, ở đây chưa hề có hệ thống hành chính, mà chế độ "già làng" vẫn tiếp tục tồn tại.

Năm 1893, sau khi thôn tính Đông Dương, người Pháp đã cho lập một tòa Đại lý hành chính tại Kon Tum, ban đầu trực thuộc Tòa Công sứ Attôpư (Attopeu) ở Lào, đến
năm 1905 mới trực thuộc Tòa Công sứ Quy Nhơn. Viên Đại lý là một linh mục người Pháp, tên là P. Vialleton, vốn là cha xứ ở đây từ trước.

Ngày 9 tháng 2 năm 1913, tỉnh Kon Tum được thành lập

Đến năm 1923, tỉnh Đắc Lắc mới được tái lập, tách ra khỏi tỉnh Kon Tum.

Từ năm 1976 đến năm 1991, tỉnh Kon Tum sáp nhập với Gia Lai thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum.

Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 8 ngày 12 tháng 8 năm 1991 đã chia lại tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai.


Kontum là thị xã duy nhất vùng Tây Nguyên nằm trên một thung lũng do con sông tạo nên. Dòng sông Đăk Bla dài khoảng 150 km bắt nguồn từ ba con sông nhỏ xuất phát ở phía bắc huyện Kon Plong uốn khúc ôm trọn thị xã Kontum, rồi chảy về phía Tây hợp với sông Krong poko thành sông Sê San, chảy xuống Tây Nam qua Campuchia gặp sông Srêpok đổ vào sông Mêkông tại Strung Trêng. Vì thế người dân nơi đây gọi nó là con sông chảy ngược.

Đăk Bla còn được giải thích nghĩa là dòng sông ăn thịt người, mình cũng ko hiểu tại sao nó được đặt tên như thế, hay bởi vì vào những mùa mưa lũ, con sông Đăk Bla hiền hòa bỗng trở nên hung dữ chăng!


Chụp từ cầu ĐăkBla. Tòa nhà lớn là ks Đông Dương bên đường Bạch Đằng, bờ kè và dòng sông ĐăkBla. Chụp cảnh hoàng hôn tại đây cũng rất tuyệt.
ngay0414.jpg



"Tút" lại em nó thôi.
ngay0416.jpg



Trời KonTum đổ cơn mưa chiều, đôi bạn trẻ tay cầm dù đi trên con đường vắng.
ngay0420.jpg



"Một chút Kon Tum" - thơ Tạ Văn Sỹ:

Bởi lần đầu anh đến quê em
Em đưa anh xem phố yên lành
KT nhỏ bởi lòng thung nhỏ
Chầm chậm thôi vội bước chi nhanh

Anh thấy không phố bốn bề xanh
Rừng vây quanh núi cũng vây quanh
Đất vẫn xuôi mà sông chảy ngược
con nước trôi về phía thác ghềnh

ôi những con đường nối phố với rừng
Để thiên nhiên gần quá đỗi gần
Như núi Ngọc Linh cao ngất tầng mây
Người ở đây hồn người rất rộng.

Đi cùng em mối vài con dốc
Đã gì đâu mà anh mỏi chân
Mai tam biệt anh về phố lớn
Mang theo về một chút Kontum.



Đường ngoại ô
ngay0417.jpg



Buổi tối, chúng tôi được người bạn của chú Sơn, làm bên sở Du Lịch tỉnh chiêu đãi các món đặc sản cao nguyên.
ngay0421.jpg


Đêm nay chúng tôi nghỉ tại nhà khách Quang Trung - 168 Bà Triệu, Tp. Kon Tum.
 
Last edited:
Vừa thưởng thức vừa xem google map nha!


MỘT CHÚT KON TUM - Nhạc: Ngọc Minh. Lời thơ: Tạ Văn Sỹ
[video=youtube;iR18i6HHfE0]http://www.youtube.com/watch?v=iR18i6HHfE0[/video]


Đoạn đg hôm nay dễ đi, vắng, phong cảnh xung quanh cũng ko có gì nổi bật, nắng, đất đai trơ trọi vì bị tàn phá nhiều quá, nhất là đoạn ranh giới giữa Đăk Lăk - Gia Lai.

Các bạn chú ý đoạn vô gần Tp.PleiKu, đg nhỏ mà xe cộ khá đông, xe tải rất nhiều, chạy cẩn thận.

Đoạn đến gần Tp. Kon Tum đang sữa chữa, đg xấu, đang làm thêm cây cầu Đăk Bla mới song song cây cũ. Tp.KonTum cũng đang sửa đoạn QL.14 đi qua.


Google map Ngày 04 (Chủ Nhật 14/06/2009): BMT – Kon Tum ( ~ 230 km )
[GMAP]<iframe width="425" height="350" frameborder="0" scrolling="no" marginheight="0" marginwidth="0" src="http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&amp;hl=en&amp;msa=0&amp;msid=104545222731440119691.000495e33911cab0d5ae8&amp;ll=13.519848,108.123168&amp;spn=1.661396,0.266726&amp;t=h&amp;output=embed"></iframe><br /><small>View <a href="http://maps.google.com/maps/ms?ie=UTF8&amp;hl=en&amp;msa=0&amp;msid=104545222731440119691.000495e33911cab0d5ae8&amp;ll=13.519848,108.123168&amp;spn=1.661396,0.266726&amp;t=h&amp;source=embed" style="color:#0000FF;text-align:left">Ngày 04 - BMT - Kon Tum</a> in a larger map</small>[/GMAP]
 
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Đăk Glei ( 165 km )



06h, trời mưa... Ngồi uống cafe gần sông Đăk Bla ngắm phong cảnh cũng khá thú vị.

Chúng tôi trả phòng. Ngày hôm nay sáng tham quan các điểm ở Tp. Kon Tum, Đến Plây Kần them quan cửa khẩu Bờ Y, nghỉ đêm ở Đăk Glei.


Điểm chúng tôi đến đầu tiên tham quan ở Tp.Kon Tum này là cầu treo Konklor
caukonlor.jpg



Cầu treo Konklor

Là một chiếc cầu treo khá hiện đại với bê tông cốt sắt nhưng vẫn mang dáng dấp Cao Nguyên. Cầu treo KonKlor thuộc địa phận làng Konklor, thị xã Kontum. Cầu nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla – huyền thoại những dòng sông chảy ngược về tây của đất Tây nguyên, chảy từ Quảng Ngãi về đến thuỷ điện Ialy, nối thị xã Kon Tum với vùng kinh tế mới.



Kế cầu treo là ngôi nhà rông văn hóa xã Konklor, được xem là đẹp nhất Tây Nguyên

Hình mình chụp vào buổi sáng hôm đó.
DSC02555.jpg



Có đâu ngờ đó là lần cuối tôi được thấy hình ảnh của căn nhà rông đẹp nhất tây nguyên này.

Hình ngôi nhà vào 05/2010, khi nhà rông bị cháy.
chaynharong.jpg


Sự kiện đau buồn ấy:
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/377703/Chay-nha-rong-lon-nhat-Kon-Tum.html

Và thủ phạm...
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/377804/Kon-Tum-hoc-sinh-lop-9 dot-nha-rong-Tay-nguyen .html


Ôi, chỉ một giây nông nỗi... Hồi tôi quay lại vùng đất này, đầu tháng 05/2010, nhà rông vẫn chưa bị cháy, đâu ngờ chỉ mấy ngày sau đã xảy ra, biết vậy lúc ấy đã chạy vô tham quan lần nữa rồi!

Không chia tay cái cũ, cái mới sao đến được, nhỉ! Chắc chắn ngôi nhà rông mới này sẽ đẹp hơn, được giữ gìn tốt hơn, tiếp tục là điểm tham quan đáng tự hào của phố núi Kon Tum.
http://www.baomoi.com/Info/Xay-dung-lai-nha-Rong-Kon-Klor-o-Tay-Nguyen/148/5162594.epi


Lang mang một chút về ngôi nhà rông Konklor, mời các bạn quay lại chuyến hành trình nhé.


Ngôi nhà rông tuyệt đẹp ấy là nhà công cộng của người Ba Na. Nhà rông cao lớn và đẹp đứng nổi bật giữa làng, đó là trụ sở của làng, nơi các già làng họp bàn việc công, nơi dân làng hội họp, nơi trai chưa vợ và góa vợ ngủ đêm, nơi tiến hành các nghi lễ phong tục của cộng đồng và cũng là nơi tiếp khách lạ vào làng.

Nhà ở của người Ba Na thuộc loại hình nhà sàn. Trước đây khi chế độ gia đình lớn còn thịnh hành, ở vùng người Ba Na sinh sống thường có những căn nhà dài hàng trăm mét, tuy nhiên hiện nay chế độ gia đình lớn không còn nữa, mô hình các gia đình nhỏ với những căn nhà sàn gọn gàng xuất hiện ngày càng nhiều. Nhà sàn ngắn của các gia đình nhỏ là phổ biến. Nhà sàn thường dài từ 7m đến 15m, rộng từ 3m-4m, cao từ 4m-5m, sàn cách mặt đất khoảng 1m đến 1,5m

Mặc dù có nhiều thay đổi, nhưng vẫn tìm được ở nhiều địa phương khác nhau những ngôi nhà Ba Na với những đặc điểm đặc trưng của nhà cổ truyền Ba Na là nhà nóc hình mai rùa hoặc chỉ còn là hai mái chính với hai mái phụ hình khum - dấu vết của nóc hình mai rùa. Chỏm đầu dốc có "sừng" trang trí (với các kiểu khác nhau tùy theo địa phương). Vách che nghiêng theo thế "thượng thách hạ thu". Có nhà, cột xung quanh nhà cũng chôn nghiêng như thế vách. Thang đặt vào một sàn lộ thiên trước cửa nhà. Trên sàn này người ta đặt cối giã gạo (cối chày tay). Điểm đáng chú ý là dưới đáy cối có một cái "ngõng". Khi giã gạo người ta cắm cái ngõng ấy vào một cái lỗ đục trên một thanh gỗ đặt trên sàn.

Nhà tre vách nhưng có thêm lớp đố, bên ngoài buộc rất cầu kỳ như là một lớp trang trí.

Bộ khung nhà kết cấu đơn giản. Có làm vì kèo nhưng vẫn trên cơ sở của vì cột. Tổ chức mặt bằng đơn giản.


Tiếp tục, chúng tôi tham quan Tòa tổng Giám Mục KonTum
toagiammuc1.jpg



Tòa Giám mục là một công trình kiến trúc Phương Tây kết hợp với lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống, được thành lập vào năm 1935. Người có công lớn trong việc thành lập Tòa Giám Mục là vị Giáo sĩ người Pháp Martial Jannin Phước.
Bên trong Tòa Giám Mục còn có một phòng truyền thống trưng bày các hiện vật của đồng bào dân tộc Tây Nguyên mang nội dung khái quát quá trình hình thành và phát triển đạo thiên chúa giáo từ năm 1848 đến nay.
Tòa Giám mục là một thế giới tĩnh lặng, lưu trữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo của vùng đất Kon Tum, thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan



toagiammuc2.jpg



Con đường dẫn vào Tòa Tổng Giám Mục.
toagiammuc3.jpg
 
Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Đăk Glei ( 165 km ) (tiếp...)


Điểm tiếp theo cũng gần đấy là Nhà Thờ Gỗ.
nhathogo1.jpg



Nhà Thờ Gỗ

Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum có tên gọi gần gũi hơn là Nhà thờ gỗ, từ lâu đã trở thành niềm tự hào của những người con Tây Nguyên.

Ngay từ xa, du khách có thể nhìn thấy tháp chuông nhà thờ với màu nâu ấm áp nổi bật trên nền trời xanh trong của cao nguyên. Qua những con đường nhỏ giữa lòng thị xã, tản bộ trên đường Nguyễn Huệ, du khách bước vào giáo đường thênh thang và cảm giác đầu tiên là thấy mình thật nhỏ bé bên hàng cột gỗ hai người ôm không xuể giờ đã ngả màu đen bóng.

Nhà thờ gỗ do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng năm 1913, hoàn thành năm 1918, tọa lạc giữa trung tâm thị xã Kon Tum. Công trình này được những bàn tay tài hoa của nghệ nhân Bình Định, Quảng Nam xây theo phương pháp thủ công với kiến trúc kết hợp giữa phong cách Roman và kiểu nhà sàn của người Bana, là sự giao thoa giữa văn hóa Tây Nguyên và văn hóa châu Âu.

Trần và tường nhà thờ được xây bằng đất trộn rơm theo kiểu làm nhà truyền thống của người miền Trung. Thế nhưng, thật đáng khâm phục là gần một thế kỷ trôi qua, thánh đường vẫn chưa có dấu hiệu nào của sự xuống cấp. Đó là chưa kể những dãy ghế gỗ sắp thẳng tăm tắp bên trong cũng góp phần tạo chiều sâu cho không gian thêm trang nghiêm, mang đến cảm giác an bình cho du khách khi dừng chân cầu nguyện và chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính bao quanh.
Kiến trúc nhà thờ gỗ được kết hợp giữa
phong cách Roman và kiểu nhà sàn của người Bana

Đến với nhà thờ, du khách được chiêm ngưỡng bề dày của nền văn hóa Tây Nguyên được tái hiện qua khu hoa viên với nhà rông cao vút, điểm xuyết bởi những bức tượng làm bằng rễ cây, hoa văn nghệ thuật chạm trổ độc đáo tạo nét trang nghiêm, huyền bí nhưng hết sức gần gũi pha lẫn đường nét phóng khoáng trên cung thánh nhà thờ, trên hệ thống gỗ và rui mè... mang đậm bản sắc văn hóa cũng như chất đại ngàn của người Tây Nguyên, hồn hậu và khỏe khoắn.


Bên trong thánh đường.
nhathogo2.jpg



Được xây chủ yếu bằng gỗ cà chít, nhà thờ là một công trình khép kín gồm thánh đường, nhà khách, phòng trưng bày về phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc, nhà rông. Thánh đường còn có rất nhiều khung cửa kính màu vẽ các điển tích trong Kinh thánh, có tác dụng lấy ánh sáng và tạo thêm vẻ tráng lệ cho thánh đường. Nhà thờ gỗ Kon Tum chinh phục lòng bao người không chỉ vì bố cục của nó được sắp xếp hài hòa, kiến trúc của nó lộng lẫy mà cái đẹp nơi đây được tôn thêm nhiều bởi nhà thờ luôn biết nâng niu, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc để giáo dục, đào tạo và tạo việc làm cho nhiều mảnh đời không may mắn. Khuôn viên nhà thờ luôn mở rộng cửa đón khách tham quan. Được uống rượu trái cây do các nữ tu chưng cất và nhìn ngắm những em gái người dân tộc ngồi dệt thổ cẩm cũng là kỷ niệm khó quên về thị xã êm đềm này.



Chính diện.
DSC02558.jpg



Trong khuôn viên.
DSC02567.jpg



Rời Nhà Thờ Gỗ, chúng tôi tiếp tục chuyến hành trình của minh.

Trên một hành trình dài khám phá, chúng ta qua biết bao nhiêu vùng đất, dân tộc, tín ngưỡng. Các bạn có tin vào một điều gì đấy ko, như một tâm linh nào đó để chúng ta cảm thấy an toàn hơn, mạnh mẽ hơn? Con đường Trường Sơn đoạn QL.14 này, có 2 điểm mà các bạn nên thắp một nén hương, một lời cầu nguyện cho lòng tin về một chuyến đi an toàn, đó là điểm tưởng niệm các cựu chiến binh bị tai nạn tại đèo Lò Xo và điểm thứ 2: Dốc Đầu Lâu.

Cách Thành phố Kon Tum chừng hơn 15 cây số về phía bắc, Dốc Đầu Lâu nghe tên thôi đã biết ác liệt thế nào.


Dốc Đầu Lâu hay còn gọi là Cao Điểm 601.
DSC02570.jpg



Ngày xưa người Ba Na bản địa vùng này gọi địa danh đó là K’Rang Loong Phă, (nghĩa là dốc có nhiều cây gỗ Trắc ;Loong phă là gỗ trắc) và Điểm cao 601 là thuật ngữ quân sự gọi cứ điểm quân sự của VNCH trên đồi K’Rang Loong Phă.

Địa danh nầy được hình thành khoảng từ sau 1972 khi quận lị ĐăkTô đã đã được giải phóng đến sau ngày ký Hiệp định Pa ri khu vực Điểm cao 601, là vùng tranh chấp dữ dội . Tại đây đã diễn ra nhiều trận đánh gay gắt quyết liệt.

Trước đây xung quanh là những ngôi mộ đá, cho đến đầu năm 1972, điểm cao vẫn là một chốt điểm quân sự quan trọng của Việt Nam Cộng Hòa, gồm có trận địa pháo binh và xe tăng được bố trí trên hai mỏm đồi hình yên ngựa.

Phía Bắc có đồn Bảo an Hà Mòn do tiểu đoàn Bảo an số 23 đóng giữ có xe thiết giáp tăng cường. Phía Nam có Sở chỉ huy Lữ đoàn dù 3, trận địa pháo lớn, xe tăng, xe bọc thép chốt giữ. Ngoài ra còn có các trận địa pháo, đồn Bảo an của QL VNCH ở rải rác chung quannh.

Với vị trí chiến lược quân sự quan trọng, chiếm được điểm cao 601 là khống chế được phần lớn thị xã Kon Tum cũng như toàn bộ vùng Đăk Tô – Tân Cảnh. Chiếm được Điểm cao 601 là làm chủ được hoàn toàn con đường chiến lược 14, đoạn phía bắc Tây Nguyên. Nhận rõ được tầm quan trọng của Điểm cao 601, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam quyết tâm đánh chiếm, về phía Quân Lực VNCH cố trấn giữ .

Tháng 4 năm 1972 trên đường triệt thoái về cố thủ Kontum, Quận lực VNCH bị phục kích tại đây, tất cả lực lượng bị tiêu tán sạch, chỉ sóng sót vài chục người . Sau ngày giải phóng miền Nam (1975), những xác chết chỉ còn trơ lại đầu lâu và xương cốt. Người qua lại đây, tự ý gom nhặt, đem lên đỉnh dốc chất thành từng đống rồi nhặt những cục đá xung quanh kè lại để không bị mưa gió cuốn trôi, nên người ta gọi đó là dốc Đầu lâu.


Dốc Đầu Lâu nhìn từ dưới lên ( Hướng từ Tp Kontum lên thị trấn Đăk Hà ) - Trên đỉnh phía bên trái bức hình, các bạn ngước trên đồi cao sẽ thấy cột mốc Cao Điểm 601, còn bên phải đối diện là am thờ.
docdaulau2.jpg



Các bạn có thể tưởng tượng được, cuộc chiến năm xưa diễn ra ác liệt đến thế nào. Vì đây là cửa ngõ quan trọng để tiến vào Tây Nguyên, lại bao quát toàn cảnh Tp. Kon Tum, nên Cao Điểm 601 là điểm bắt buộc phải chiếm lấy của cả 2 bên. Nếu phía VNCH chiếm được, thì bên Quân Đội Nhân Dân Việt Nam quyết tâm giành lại, việc này liên tục diễn ra, mà ở trên đồi cao, khi bị bao vây phía dưới thì chạy đâu bây giờ! Từng lớp, từng lớp người như thế đã ngã xuống...


Am thờ.
DSC02572.jpg


Đối diện biểu tượng Cao Điểm 601, có một cái am nho nhỏ, lặng lẽ đứng bên vệ đường.

Sao am lại gãy vỡ thế kia, hình như khối đất trong am đã thấm đẫm biết bao nhiêu xương máu dân tộc.

"Đồng sanh lạc quốc", thật thâm thúy biết bao. Tất cả đã qua đi, tất cả đã được hàn gắn, nhưng vết cắt quá sâu cũng để lại một vết sẹo khó phai mờ...

Xung quanh địa danh này, người dân ở đây lưu truyền nhiêu câu chuyện hư thực: có một người đàn ông có vóc dáng lùn và thường đi chiếc hon đa 67 nên người dân ở đây gọi ông với biệt danh “ông hon đa 67” “ông lùn 67” đi buôn bán ở miệt trên hàng ngày khi về ngang qua đây thường dừng lại gom nhặt đầu lâu , hài cốt chất thành đống lấy đá đè lên rồi thắp nhang , có thể là do ông thương cảm tình đồng loại, và cầu mong các vong hồn đó phù hộ cho Việc làm ăn,buôn bán.

Có người lại kể ông ta lên đây nhặt phế liệu chiến tranh, nghe nói ông trúng lớn vì nhặt được nhiều đồ trang sức ,vàng ,tiền ,và đô-la còn sót lại nên bỏ công thu gom các hài cốt ,chất thành những ngôi mộ đá.Có người ngờ rằng ông là một trong những người lính VNCH may mắn sống sót trong trận giao tranh hai ngày hai đêm với quân Giải phóng .

Còn nhiều lời đồn đại ma mị li kỳ khác nữa, thực hư không biết thế nào ,nhưng ít lâu sau tại đỉnh Dốc Đầu Lâu xuất hiện một cái am thờ, có tấm bia khắc 4 chữ “Đồng sanh lạc quốc”, nghe kể “ông lùn 67” cho xe chở gạch, cát xi măng lên xây cái am này và từ khi xây xong am đến nay, mọi người không ai còn gặp mặt ông ta nữa. Cái am nầy nghe đồn rất thiêng, dân làm ăn buôn bán và cánh lái xe khi ngang qua đều xuống thắp nhang cúng lễ. Điều lạ là đã có nhiều vụ lật xe ở đây nhưng hình như không gây chết người nào.

Giờ đây Dốc Đầu Lâu ,điểm cao 601 đã được UBND tỉnh Kon Tum xếp hạng Di tích cấp tỉnh. Khu vực nầy đã nằm trong quy hoạch của huyện và của tỉnh về một vùng sinh thái văn hóa và phát triển kinh tế nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh ngang qua.
 
Last edited:
Nãn! Cặm cuội mấy tiếng đồng hồ, làm xong cái hành trình ở Đăk Tô, bấm gởi bài, tự nhiên kêu đăng nhập lại -> mất luôn bài viết. Xong phim!!!

=))=))=))
 
Làm lại!


Chương trình 2: Đường Hồ Chí Minh " Bên Dòng Sông PoKo"


Ngày 5: Thứ Hai 15/06/2009, lộ trình Kom Tum – Đăk Glei ( 165 km ) (tiếp...)



Rời khỏi dốc Đầu Lâu, chúng tôi đi tiếp khoảng 7km đến với tt.Đăk Hà.

Thị trấn này cũng khá sầm uất, nằm bên con đường QL, nổi tiếng với thương hiệu cà phê Đăk Hà.

Các bạn chú ý gần cuối thị trấn, chỗ hết con lươn chính giữa hay có các "anh hùng núp" tập kích, đoạn này mình cứ nghĩ là hết địa phận đông dân cư, chạy 50lm/h, thế là ale hấp, "vô đây em", hết 100k cho 2 xe. Đây cũng là lần bị phát đầu tiên và cuối cùng của 2 xe máy trong suốt chuyến hành trình (biết khôn rồi ^^). Các bạn qua đoạn đường này nhớ chú ý nhá.


Rời khỏi địa phận Đăk Hả, chúng tôi đến với TT. Đăk Tô


Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh.
DSC02577.jpg



Chiếc xe tăng 377.
DSC02580.jpg



Có một câu chuyện thú vị xung quanh chiếc xe tăng này mà chắc ít bạn biết:

Nhạc sĩ Doãn Nho, có lần ông kể rằng: “Mình hay đọc lắm, ngay cả thời bom đạn việc đọc mình cũng không sao nhãng. Một lần đọc bài Năm anh em trên một chiếc xe tăng thấy ý tứ của nó hay quá, hợp lòng mình quá thế là mình đặt bút ngay, hy vọng thêm cho nó một sức phổ biến nữa ngoài ngôn ngữ thơ. Lúc đó tác giả bài thơ đâu đã ký tên Hữu Thỉnh. Sau này, bài hát vang tới tai nhà thơ trẻ lính tăng ấy, và mãi rồi mình và Hữu Thỉnh mới gặp nhau... Không chỉ trong chiến trận, trong cuộc sống, sự đồng lòng đồng chí là rất quan trọng, rất thú vị, thơ Hữu Thỉnh đã nói lên điều đó. Bạn hát đi, sẽ thấy một triết lý sống đáng trân trọng, sẽ thấy các từ năm và một (chung/ riêng. Cá nhân/ tập thể...) được nhắc đi nhắc lại hết sức có duyên và đầy cảm động...”.


và bài hát ấy có tên gọi: "5 anh em trên một chiếc xe tăng"
[video=youtube;wyJBZG61JMU]http://www.youtube.com/watch?v=wyJBZG61JMU[/video]


Bài hát này đã đi theo bao thế hệ thanh niên VN, trong những buổi sinh hoạt dã ngoại, lửa trại, sinh hoạt đoàn đội...


Những anh hùng đã thổi hồn cho bài hát.
DSC02579.jpg




Nằm trên cửa ngõ vào Tây Nguyên, Đăk Tô được biết đến trong chiến tranh VN với nhiều trận đánh, trong đó có 2 trận đáng chú ý nhất là:

Trận Đắk Tô năm 1967, là một trận đụng độ trực tiếp giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam với quân đội Hoa Kỳ, diễn ra ngày 3 ÷ 22 tháng 11 năm 1967, tại cứ điểm E42 (còn gọi là đồi Charlie) gần quốc lộ 14, thuộc xã Tân Cảnh cũ, nay thuộc địa bàn thị trấn Đắk Tô huyện Đắk Tô tỉnh Kon Tum...
http://vi.wikipedia.org/wiki/Trận_Đắk_Tô,_1967


Trận Đắk Tô - Tân Cảnh năm 1972, là trận đánh diễn ra tại Bắc Tây Nguyên trong năm 1972 giữa các lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam/Quân giải phóng miền Nam và Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong chiến dịch Xuân Hè 1972.

Lúc ấy, Đế quốc Mỹ và Chính quyền Sài Gòn đã xây dựng tập đoàn phòng ngự Đắk Tô - Tân Cảnh có quy mô lớn ở Bắc Tây Nguyên và đã từng tuyên bố:"Bao giờ nước sông Pô Kô chảy ngược thì Việt Cộng mới đánh được Đắk Tô - Tân Cảnh"
http://vi.wikipedia.org/wiki/Trận_Kontum

Thế dòng sông Pô Kô có chảy ngược ko, thật sự là có!

Pô Kô là một con sông ở phía tây tỉnh Kon Tum. Nó là một phụ lưu của sông Sê San.

Pô Kô bắt nguồn từ vùng núi ở huyện Đắk Glei, chảy theo hướng Bắc - Nam qua huyện Ngọc Hồi, đổi hướng Tây Bắc - Đông Nam qua huyện Đắk Tô, đổi hướng Bắc - Nam làm thành ranh giới tự nhiên giữa Đắk Tô với Đắk Hà, giữa Sa Thầy với Đắk Hà, giữa Sa Thầy với thành phố Kon Tum rồi hợp với sông dak Bla tạo thành sông Sê San.

Và dòng sông Sê San này chảy ngược!

Trên sông Sê San có thủy điện Yaly.

Trên địa phận huyện Đắk Glei, sông còn có tên dak Pô Kô, và đoạn gần chỗ hợp lưu với dak Bla, sông còn có tên krong Pô Kô.

Bài hát Người lái đò trên sông Pô Kô (nhạc Cầm Phong, lời thơ Mai Trang) mở đầu bằng "Hỡi Pô Kô ơi! Dòng sông mênh mông. Đôi bờ cây xanh biếc, nước chảy xiết sâu thẳm."



Một địa danh khác cũng nổi tiếng ko kém: đồi Charlie

Vị trí đỉnh đồi Charlie có cao độ xấp xỉ 900m so với mực nước biển, do vị trí điêm cao đột xuất, từ đây có thể có vị trí chiến lược có tầm quan sát rộng, đỉnh đồi từng được quân đội Hoa Kỳ và quân lực Việt Nam Cộng Hòa sử dụng để xây dựng một cứ điểm quân sự để kiểm soát cả một vùng rộng lớn ngã ba Đông Dương.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Đồi_Charlie


Nổi tiếng với bài hát: "Người ở lại Charlie"
[video=youtube;FAebo3laIgk]http://www.youtube.com/watch?v=FAebo3laIgk[/video]



Và cả chất Dioxin.
http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/nam2004/thang11/25201/



Vùng đất này thật lạ, ko chỉ có 3 bài hát được nhiều người biết đến qua bao thế hệ, Đăk Tô - Tân Cảnh còn có:

Sâm NGọc Linh, một trong những loại sâm tốt nhất thế giới
http://vi.wikipedia.org/wiki/Sâm_Ngọc_Linh

Đỉnh núi Ngọc Linh huyền bí với độ cao 2.589m - cao nhất miền nam.
http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=368839&ChannelID=89



Nhân tiện, có bạn nào đã leo núi, hay có thông tin gì về việc chinh phục đỉnh Ngọc Linh này, xin vui lòng liên lạc với mình. Mình đã hỏi nhiều người, kể cả thổ địa nhưng chẳng có thông tin gì cả, chỉ biết là muốn vào phải có thẻ nhà báo hoặc giấy giới thiệu của tỉnh, chắc sợ ăn trộm sâm @@, xin cảm ơn rất nhiều!!! Các bạn có thể liên lạc ở topic này hoặc nhắn tin qua gmail: [email protected]



Nhà Rông
DSC02584.jpg



Anh Trang đang thuyết minh về chiến dịch.
DSC02590.jpg
 
Last edited:
Nãn! Cặm cuội mấy tiếng đồng hồ, làm xong cái hành trình ở Đăk Tô, bấm gởi bài, tự nhiên kêu đăng nhập lại -> mất luôn bài viết. Xong phim!!!

=))=))=))

Em nghĩ là khi 1 user đăng nhập trong 1 thời gian đủ dài nhất định nào đó mà ko phát sinh 1 session mới thì server tự kill session cũ .Điều này tất cả các diễn đàn đều áp dụng.Vì vậy bác nên hạn chế viết bài online mà có lẽ nên viết trên trình soạn thảo văn bản (word...) sau đó đăng nhập vào và post .Hoặc có thể viết online nhưng phải lưu lại trước khi post, nếu bị out thì bài sẽ không mất.
Bác viết hay lắm, mong bác có thật nhiều cảm xúc để tiếp tục viết cho mọi người cùng xem bác nhé.
Thanks bác!
dandiscover said:
Nhân tiện, có bạn nào đã leo núi, hay có thông tin gì về việc chinh phục đỉnh Ngọc Linh này, xin vui lòng liên lạc với mình. Mình đã hỏi nhiều người, kể cả thổ địa nhưng chẳng có thông tin gì cả, chỉ biết là muốn vào phải có thẻ nhà báo hoặc giấy giới thiệu của tỉnh, chắc sợ ăn trộm sâm @@, xin cảm ơn rất nhiều!!! Các bạn có thể liên lạc ở topic này hoặc nhắn tin qua gmail: [email protected]

Nhân tiện nhà mình có cái topic này , bác theo dõi vấn đề bác đang quan tâm nhé.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,578
Bài viết
1,153,812
Members
190,134
Latest member
etaxiprk2
Back
Top