pinky2510
Phượt thủ
Vẫn còn như đang hít hà mùi cà ri và bánh roti...
Vẫn còn như phải thu mình lại để khỏi ai thấy và hỏi han mình từ đâu tới. Cảm giác phải hít thở một cách e dè để giảm thiểu lượng bụi, khói xe và phân bò nhập vào phổi vẫn còn đâu đó.
Namaste India! Cuối cùng thì tiểu lục địa ấy cũng đã in dấu vài bước chân tôi, nhỏ nhoi nhưng không lẻ loi. 15 ngày qua nhanh trong vài lần chớp mắt, lần lượt từng địa danh lướt qua, vùng Tây Bắc – Trung Bắc Ấn trải dài qua nhiều bang đã khai phá chúng tôi bằng quá nhiều ngỡ ngàng, để rồi giờ đây Ấn Độ đã trở thành một phần của miền ký ức, cứ mãi lao xao trong đa tầng thanh âm hữu sắc, không lẫn không tan.
Chuẩn bị trong 6 tháng thì chúng tôi lên đường, hành trang chỉ là tham khảo từ những bài viết của các bạn trên phuot, lận lưng đầy đủ vé tàu, booking khách sạn, các điểm cần tham quan… cùng với tâm niệm thử xem Ấn Độ sẽ thay đổi chúng tôi như thế nào như lời cảnh báo vẫn thường có, “one thing is certained: no one leave India unchanged”. Cũng là lần đầu tiên tôi tham gia đi bụi đoàn thể vì tính chất điểm đến không phù hợp với xu hướng dễ va phải rủi ro của tôi.
Trốn Tết, ngày 26 tháng Chạp, tạm biệt mẹ già con thơ, tôi đặt chân lên tiểu lục địa miền Nam Á bao la đó…
Delhi – như bao thủ đô khác
Nhập cảnh tại sân bay Netaji Subhas Chandra Bose của Kolkata nhưng do tiếp tục bay đến Delhi nên mãi khi đến sân bay Indira Gandhi thì tôi mới tự cho rằng mình đã đến Ấn Độ. Mudras, ngôn từ của bàn tay, thay lời muốn nói cho mọi tôn giáo, mọi sắc tộc của đất nước có bề dày văn hóa lịch sử tôn giáo bắt nguồn từ thời cổ đại, chào mừng bạn đến để thỏa nguyện giấc mơ được trải nghiệm...

Đến nơi đâu thì chúng tôi đều thốt lên câu “Không thể tin được rằng mình đã đến nơi đây”. Thủ đô Delhi cũng không là ngoại lệ. Cú shock đầu tiên khi bắt gặp hàng dài đàn ông đứng tè ngay đầu ngõ vào guesthouse làm tôi thoáng bần thần. Biết thừa họ ăn ở mất vệ sinh bừa bãi, nhưng đi vệ sinh ngoài đường mà còn được xây từng ô cho tiện lợi thế kia thì quả là “văn hóa tè” cũng có bản sắc, chưa kể cách đó chỉ vài tấc là một hàng bán thức ăn. Để rồi những ngày sau đó, khi hình ảnh này lặp đi lặp lại quá nhiều trên phố, tôi luôn nhắc lại cụm từ “tè có tổ chức” cùng các bạn của tôi.
Guesthouse Smyle Inn nằm sâu trong lòng phố cổ Paharganj, cho tôi cơ hội được khám phá miền xưa cũ Old Delhi từ những gì căn bản nhất. Lặn lội qua từng con ngõ hẹp xuyên qua khu chợ tràn ngập sắc màu rau dưa hoa quả, cuộc sống của tầng lớp người nghèo trong xã hội phải mưu sinh qua những gánh hàng rong, lao động chân tay… lọt hết vào nhãn quan tò mò của tôi. Thôi thì người nghèo ở đâu cũng khổ, nhưng cái khổ của lớp người bần cùng trong xã hội ở Ấn làm tôi tặc lưỡi nhiều hơn, dường như họ sống vậy đã quá lâu rồi nên chỉ việc mải miết trầm mình trong sự nghèo đói lạc hậu đó mà không ý thức được rằng có một thế giới giàu có hơn văn minh hơn vẫn đang vần chuyển song hành cùng họ. Ai sống phận nấy, đôi khi tôi thấy sự tồn tại của bò và dê còn hiển hiện hơn bao kẻ vô gia cư vẫn hằng đêm rúc mình trong chăn co ro ít oi trên phố, để rồi tôi, khách viếng thăm, khẽ đến rồi đi và giữ lại trong lòng chút gợn, hơn bao giờ hết thấy cuộc đời mình vẫn huy hoàng sáng tươi lắm.
Tôi không hề chụp bất cứ ảnh nào của những người vô gia cư, chỉ vì những hình ảnh mắt tôi lưu được cũng đã đủ nặng lòng. Đây chỉ là những người nằm trong ga đợi chuyến tàu đêm, cám cảnh đời tôi đêm đó cũng phải vạ vật như thế này vì tàu đến trễ hơn 5 tiếng nên mới giơ máy lên chụp.

Một góc Delhi hoa lệ rực rỡ đèn xe tại Connaught Place, trái tim của New Delhi. Cũng có rất nhiều thương hiệu quốc tế nổi tiếng được bày bán tại đây, shop san sát shop, bar pub rất nhiều nhưng tôi không dám vào thử.

Trong lòng phố cổ Paharganj, cũng là khu backpacker ở Delhi.

Ấn Độ trong ký ức trẻ thơ của tôi qua phim ảnh, cho dù có cách đây mấy mươi năm, thì vẫn là một vùng trời đầy sắc màu, và đúng thế, nơi đây mọi hình ảnh trình chiếu trước mắt bạn đều sử dụng hệ PAL, SECAM hay NTSC 443/558 gì đó tôi không rõ, nhưng tất cả đều rất sống và động, chắc khó lòng mà tìm được phim trắng đen tại đây.






Vẫn còn như phải thu mình lại để khỏi ai thấy và hỏi han mình từ đâu tới. Cảm giác phải hít thở một cách e dè để giảm thiểu lượng bụi, khói xe và phân bò nhập vào phổi vẫn còn đâu đó.
Namaste India! Cuối cùng thì tiểu lục địa ấy cũng đã in dấu vài bước chân tôi, nhỏ nhoi nhưng không lẻ loi. 15 ngày qua nhanh trong vài lần chớp mắt, lần lượt từng địa danh lướt qua, vùng Tây Bắc – Trung Bắc Ấn trải dài qua nhiều bang đã khai phá chúng tôi bằng quá nhiều ngỡ ngàng, để rồi giờ đây Ấn Độ đã trở thành một phần của miền ký ức, cứ mãi lao xao trong đa tầng thanh âm hữu sắc, không lẫn không tan.
Chuẩn bị trong 6 tháng thì chúng tôi lên đường, hành trang chỉ là tham khảo từ những bài viết của các bạn trên phuot, lận lưng đầy đủ vé tàu, booking khách sạn, các điểm cần tham quan… cùng với tâm niệm thử xem Ấn Độ sẽ thay đổi chúng tôi như thế nào như lời cảnh báo vẫn thường có, “one thing is certained: no one leave India unchanged”. Cũng là lần đầu tiên tôi tham gia đi bụi đoàn thể vì tính chất điểm đến không phù hợp với xu hướng dễ va phải rủi ro của tôi.
Trốn Tết, ngày 26 tháng Chạp, tạm biệt mẹ già con thơ, tôi đặt chân lên tiểu lục địa miền Nam Á bao la đó…
Delhi – như bao thủ đô khác
Nhập cảnh tại sân bay Netaji Subhas Chandra Bose của Kolkata nhưng do tiếp tục bay đến Delhi nên mãi khi đến sân bay Indira Gandhi thì tôi mới tự cho rằng mình đã đến Ấn Độ. Mudras, ngôn từ của bàn tay, thay lời muốn nói cho mọi tôn giáo, mọi sắc tộc của đất nước có bề dày văn hóa lịch sử tôn giáo bắt nguồn từ thời cổ đại, chào mừng bạn đến để thỏa nguyện giấc mơ được trải nghiệm...

Đến nơi đâu thì chúng tôi đều thốt lên câu “Không thể tin được rằng mình đã đến nơi đây”. Thủ đô Delhi cũng không là ngoại lệ. Cú shock đầu tiên khi bắt gặp hàng dài đàn ông đứng tè ngay đầu ngõ vào guesthouse làm tôi thoáng bần thần. Biết thừa họ ăn ở mất vệ sinh bừa bãi, nhưng đi vệ sinh ngoài đường mà còn được xây từng ô cho tiện lợi thế kia thì quả là “văn hóa tè” cũng có bản sắc, chưa kể cách đó chỉ vài tấc là một hàng bán thức ăn. Để rồi những ngày sau đó, khi hình ảnh này lặp đi lặp lại quá nhiều trên phố, tôi luôn nhắc lại cụm từ “tè có tổ chức” cùng các bạn của tôi.
Guesthouse Smyle Inn nằm sâu trong lòng phố cổ Paharganj, cho tôi cơ hội được khám phá miền xưa cũ Old Delhi từ những gì căn bản nhất. Lặn lội qua từng con ngõ hẹp xuyên qua khu chợ tràn ngập sắc màu rau dưa hoa quả, cuộc sống của tầng lớp người nghèo trong xã hội phải mưu sinh qua những gánh hàng rong, lao động chân tay… lọt hết vào nhãn quan tò mò của tôi. Thôi thì người nghèo ở đâu cũng khổ, nhưng cái khổ của lớp người bần cùng trong xã hội ở Ấn làm tôi tặc lưỡi nhiều hơn, dường như họ sống vậy đã quá lâu rồi nên chỉ việc mải miết trầm mình trong sự nghèo đói lạc hậu đó mà không ý thức được rằng có một thế giới giàu có hơn văn minh hơn vẫn đang vần chuyển song hành cùng họ. Ai sống phận nấy, đôi khi tôi thấy sự tồn tại của bò và dê còn hiển hiện hơn bao kẻ vô gia cư vẫn hằng đêm rúc mình trong chăn co ro ít oi trên phố, để rồi tôi, khách viếng thăm, khẽ đến rồi đi và giữ lại trong lòng chút gợn, hơn bao giờ hết thấy cuộc đời mình vẫn huy hoàng sáng tươi lắm.
Tôi không hề chụp bất cứ ảnh nào của những người vô gia cư, chỉ vì những hình ảnh mắt tôi lưu được cũng đã đủ nặng lòng. Đây chỉ là những người nằm trong ga đợi chuyến tàu đêm, cám cảnh đời tôi đêm đó cũng phải vạ vật như thế này vì tàu đến trễ hơn 5 tiếng nên mới giơ máy lên chụp.

Một góc Delhi hoa lệ rực rỡ đèn xe tại Connaught Place, trái tim của New Delhi. Cũng có rất nhiều thương hiệu quốc tế nổi tiếng được bày bán tại đây, shop san sát shop, bar pub rất nhiều nhưng tôi không dám vào thử.

Trong lòng phố cổ Paharganj, cũng là khu backpacker ở Delhi.

Ấn Độ trong ký ức trẻ thơ của tôi qua phim ảnh, cho dù có cách đây mấy mươi năm, thì vẫn là một vùng trời đầy sắc màu, và đúng thế, nơi đây mọi hình ảnh trình chiếu trước mắt bạn đều sử dụng hệ PAL, SECAM hay NTSC 443/558 gì đó tôi không rõ, nhưng tất cả đều rất sống và động, chắc khó lòng mà tìm được phim trắng đen tại đây.





