What's new
Xin giới thiệu với đại gia đình nhà Phượt về những điểm du lịch, phượt phịt ở xứ An Giang quê của Người Nhà Quê tui.

Đầu tiên, xin giới thiệu về vẻ đẹp của Xà Tón-đích thị nơi tui lớn lên. Xà Tón là tên ngày xưa của ông bà ta gọi cho xứ Tri Tôn-An Giang ngày nay. Hôm nào rảnh, tui sẽ post thông tin này. Trước mắt, mời mọi người rửa mắt với những hình ảnh xứ Xà Tón xa lắc lơ của tui:



RuongbacthangBayNui5.jpg

Khu vực ruộng ở Tri Tôn và Tịnh Biên nằm giữa những trái núi gọi là "ruộng trên"
để phân biệt với "ruộng dưới"-nơi có đầy đủ nước tưới, hệ thống thủy lợi.
Trước đây, ruộng trên chỉ nhờ nước trời, trồng lúa mùa khi sa mưa.
Bây giờ đã có thủy lợi rồi; nước đầy đủ quanh năm.
Ruộng trên luôn để lại những tấm ảnh đẹp cho nhiều người...




RuongBayNui.jpg

Ruộng trên vào mùa vàng



IMG_0272.jpg

Vùng đất này có khá đông đồng bào dân tộc Khmer.
Đứng trên đồi Tà Pạ ngắm cảnh chợt phát hiện những cô gái Khmer đi chợ về.





IMG_0285-Copy.jpg

Đây là "hồ trên núi", được chụp trên đồi Tà Pạ (thị trấn Tri Tôn).
Sở dĩ có cái hồ này là do khai thác đá làm vật liệu xây dựng.
Nước trong xanh quanh năm và không bao giờ cạn.




IMG_0294.jpg

Đây là ngôi chùa Xá Tón nằm ngay trung tâm thị trấn.
Ngôi chùa này được xem là một trong những ngôi chùa Nam tông Khmer cổ nhất và đẹp nhất ở An Giang.
Phần mái ở chánh điện lợp bằng ngói màu ngũ sắc rất lạ mắt.
Ở một bài viết khác, Người Nhà Quê tui sẽ giới thiệu về ngôi chùa này.





IMG_0293.jpg

Không gian chùa có vẻ cổ kính và yên bình.



IMG_0297.jpg

Một góc xây dựng mới của chùa Xà Tón.
Mái cong vút của kiến trúc soi bóng xuống hồ.
 
Thoại Sơn quê mình Ng Nhà quê ở huyện nào thế

Người Nhà Quê ở Thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, An Giang. Vậy là NNQ đồng hương với htnguyen2111 rồi. NNQ đã nhiều lần đi Thoại Sơn vì thích văn hóa Óc Eo.
Hiện nay, NNQ tham gia vào nhà phược Cần Thơ vì đang công tác tại đây.
Hẹn có dịp gặp nhau trên đường phượt!


Văn hóa Óc Eo

P1210013.jpg

Ngôi chùa này chứa đựng nhiều di chỉ văn hóa Óc Eo
Tiếc là, do không hiểu hết nền văn hóa cô xưa có trên 2000 năm này
người ta đã làm "biến dạng"...



DSC04400.jpg

Tấm bia đá cổ xưa này đã bị bê tông lấn át



DSC04399.jpg

Tượng một vị thần đứng trong nền văn háo Óc Eo
"biến" thành vị Phật ngồi theo tín ngưỡng Phật giáo
Bên ngoài được đắp nhiều chất liệu,
làm biến dạng pho tượng cổ quý giá




DSC04414.jpg

Cận cảnh ngôi chùa có đến 3 di chỉ văn hóa Óc Eo quan trọng:
2 bia đá cổ và một tượng thần làm bằng đá




P1210021.jpg

Cách ngôi chùa không xa là di chỉ Gò Cây Thị
Còn nguyên nền móng của một kiến trúc xưa.
Hiện được khai quật và bảo tồn
 
Last edited:
Yêu quá An Giang quê tôi.

puccavn cũng quê AG à? Những người quê An Giang luôn rất tự hào về An Giang. ;)

Văn háo Óc Eo (cont.)


P1210044.jpg

Trên đỉnh núi Ba Thê là bảo tàng văn hóa Óc Eo.
Kiến trúc là hình dáng linga lớn nhất ở Việt Nam




P1210118.jpg

Gần bảo tàng là chùa Tiên Sơn Tự.
Vị trí này ngắm cảnh, chụp hình lý tưởng.




P1210123.jpg

Trước chùa, có một tảng đá hình voi phục



P1210105.jpg

Ngôi tháp bị sạt lỡ, ngã nghiêng trông...cổ kính



P1210115.jpg

Bên phải chùa là một lõm trên mặt đá,
hình một dấu chân lớn.
Người ta gọi đó là chân tiên




P1210089.jpg

Phía bên kia là một đỉnh khác của núi Ba Thê.
Trên đỉnh, có khối đá hình một ngọn đao khổng lồ.
Người ta gọi đó là Thạch Đại Đao
 
Last edited:
@Trần Quyền & puccanvn: Ủng hộ hết mình. Mình ở topic An Giang quê tôi là cũng mong muốn tìm được đồng hương. Các bác ở topic Phượt An Giang bên Hội phượt theo khu vực để thu gom người An Giang lên đó phượt mồm và ofline nhé! Chờ...
Danh sách hiện nay là:
1.Trần Quyền (Long Xuyên)
2.puccanvn (Phú Tân)
3.htnguyen2111 (Thoại Sơn)
4.Người Nhà Quê (Tri Tôn)
5.Nguyễn Duy Thắng
6.........


Nhà phượt Cần Thơ cũng thường đi An Giang vào cuối tuần trong chương trình ngủ Thất Sơn. Theo kế hoạch, ngủ từ thấp tới cao. Đã ngủ Núi Nước. Tháng 7 là Núi Tượng... Kết nghĩa tốt chán! :D

Bữa nay, xin giới thiệu ngôi nhà thờ cổ thứ hai ở miền Nam, sau nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn.
Địa điểm: Cù lao Giêng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang



DSC04293.jpg

Ngay sau khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam,
đất cù lao này được những người truyền đạo dừng chân.
Để rồi, những công trình tôn giáo mọc lên mang đậm nét của châu Âu cổ xưa.
Trên vùng đất này hiện vẫn còn tồn tại nguyên vẹn ngôi nhà thờ
được xem là đầu tiên ở vùng đất Nam kỳ, chỉ sau nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn.
Đó là Thánh đường cù lao Giêng, được xây dựng trong 10 năm (từ 1879-1889) theo kiến trúc Roman,
có tài liệu ghi 12 năm (từ năm 1875-1887.




DSC04347.jpg

Không gian nhà thờ rộng lớn như một đại chủng viện.
Du khách trong và ngoài nước khi đến đây đều giành nhiều thời gian
để chiêm ngưỡng và tìm hiểu công trình kiến trúc cổ xưa này.
Không được xây dựng bằng bê tông cốt thép như ngày nay
nhưng công trình vẫn tồn tại vĩnh cửu suốt hơn 120 năm qua.
Các pho tượng trong nhà thờ và sân vườn đều được chuyển từ Pháp sang.
Gạch lót nền suốt hơn trăm năm qua vẫn còn giữ nguyên màu sắc, hoa văn của Pháp từ xa xưa.
Bước qua khỏi cánh cửa lớn làm bằng gỗ nhập từ Campuchia, mái vòm ngôi nhà thờ cao vút.
Hai bên là những hàng cột đặc trưng cảu kiến trúc roman, tạo vẻ uy nghi và sang trọng.
Bước đến đây, nếu không nhìn khu dân cư xung quanh,
khách có cảm giác như đang bước vào không gian cổ xưa của một nơi nào đó bên trời Tây.
Hiện nay, toàn bộ nhà thờ đã được sơn mới nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc, hoa văn cổ xưa.




DSC04366.jpg

Về phía thượng nguồn là nhà thờ gỗ, hay còn gọi là nhà thờ Đức Mẹ Cồn Tiên.
Hiện ngôi nhà thờ này đã được xây mới, mang dáng vấp của đình chùa Việt Nam.
Cứ mỗi sáng, mỗi chiều, tiếng chuông nhà thờ ngân vang khắp cù lao.
Đến các ngày lễ công giáo, không gian càng thêm rộn rã.
Cả người theo đạo lẫn người không theo đạo từ khắp nơi đổ về như trẩy hội.




DSC04286.jpg

Gần thánh đường cù lao Giêng, về phía hạ nguồn là ngôi nhà thờ dòng Francisco.
Khi đặt chân đến đây, các vị linh mục theo dòng tu khổ hạnh
đã xây cất các công trình tôn giáo gắn với các công trình xã hội,
chia sẻ cùng người nghèo khó.
Vì vậy, ở đây đã tồn tại nhiều cơ sở nuôi dưỡng người già neo đơn, trẻ em mồ côi,
trại nuôi và chăm súc người bị bịnh hủi…
Công việc chăm sóc, chữa bệnh đều do các cha xứ, nữ tu… đảm trách.




DSC04372.jpg

Lý giải cái tên Giêng cho đất cù lao này, nhiều người cho rằng
sau nhiều tên đặt trước đó thì cái tên “Island Jan” trong tiếng Pháp
là gần gũi với tên gọi ngày nay.
Island Jan là do Hội thừa sai đặt khi đến vùng đất này xây dựng thánh đường và phát triển tôn giáo.
Người dân bản địa phát âm tiếng Pháp không chuẩn dẫn đến đọc chệch thành Riêng, Giêng, Den…
Hiện nay, tất cả các tên do phát âm chệch này vẫn tồn tại song song.
Riêng từ Giêng hiện được giữ làm tên gọi chính thức cho địa danh này.
Trong ảnh là đò từ thị trấn Mỹ Luông sang cù lao Giêng




DSC04362.jpg

Cù lao Giêng có chiều dài khoảng 12 cây số
chạy dài theo dòng chảy sông Tiền, bề rộng chừng 7 cây số.
Từ xa xưa, đất cù lao này được biết đến là vùng trồng cây ăn trái, rau màu tươi tốt.
Từ khoảng năm 1700, đã có người đặt chân đến cù lao này.
Hiện nay, vẫn còn những gia phả ghi lại dòng tộc 300 năm tồn tại ở cù lao này

Nguồn: Thông tin tổng hợp
 
Last edited:
Các bác ơi cái topic này viết về An Giang nhen.

Các bác muốn tìm thì vào nhóm Phượt rủ rê đi ạ, chứ vào đây làm loãng đi topic của bác Nhà Quê mất. Nhà vườn em sẽ chuyển các bài không liên quan đi sau 24h tới nhé. (BB)
 
(BB)Xin tạm dừng "An Giang quê tôi" ở đây một thời gian.
Đang chuẩn bị chuyến đi qua 3 làng dệt Kinh-Chăm-Khmer nổi tiếng ở An Giang.
Và sẽ trở lại topic này với 3 làng dệt đó. (BB)

Trong thời gian này, Người Nhà Quê mở topic mới "Biển đảo Tây Nam".
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,194
Bài viết
1,150,468
Members
189,949
Latest member
lifecarenutritions
Back
Top