What's new

An Giang - vùng đất lưu dấu những huyền thoại thời mở cõi

DSC_0320 by Chantam, trên Flickr
(ảnh tranh mô tả lại câu chuyện được vẽ trên tường nhà thờ tại Mộ Ông Đình Tây)

Hàng ngày khi ra hái sen mang về miếu thờ cúng là ông Đình đều nhìn thấy con vật nhỏ bé của mình bơi giữa dòng nước. Nhiều hôm, nó nhìn thấy ông chèo thuyền ra giữa hồ là ngay lập tức bơi theo, ông Đình Tây quý và coi cá sấu như đứa con của mình. Ông không cho nó ăn thịt mà chỉ cho rau, củ, quả… như những người ăn chay
 

DSC_0308 by Chantam, trên Flickr

Điều ngạc nhiên là sấu Năm Chèo ăn rất nhiều, lớn nhanh một cách kinh ngạc. Dù ông Đình Tây chăm nom và dành hết tình thương nhưng dị sấu Năm Chèo càng lớn càng có dấu hiệu hung hăng, dữ tợn, nhiều lần bỏ ao sen bò lên bờ phá phách. Khi những nhà ở quanh đình than vãn mất gà, vịt, một cách bí ẩn, ông Đình nghi hoặc liền theo dõi thì quả thực Năm Chèo đã lột xác, trở thành một con sấu tinh ranh. Lo sợ nó sẽ gây chuyện không hay cho con người, ông Đình Tây liền đi rèn một sợi dây xích to rồi cột con vật cạnh gốc cây cổ thụ lớn cạnh hồ nước. Nhưng càng về sau, Năm Chèo càng to lớn hơn trước, bản tính hung dữ của loài ác thú lộ rõ, nó vùng vằng sợi xích, há miệng và gầm gừ với chính người nuôi nó từ thuở chỉ bằng ngón tay.

Vào một ngày bão lớn, mưa như trút nước, ông Đình Tây lại bận đi xa nên cả ngày chưa mang đồ ăn cho Năm Chèo. Ngay sáng hôm sau khi trời vừa tạnh, ông liền vác theo buồng chuối chín mọng ra thăm. Thế nhưng đến nơi thì gốc cây cổ thụ bên bờ hồ chỉ còn trơ đoạn xích sắt, con sấu đã biến mất. Lần theo những dấu vết trên nền đất thì phát hiện ra sợi xích đã bị đứt lìa. Lúc này, ông Đình Tây mới nhớ lại lời tiên đoán năm xưa của đức Phật Thầy Tây An dặn nhưng giờ thì đã quá muộn. Bản tính hung tợn này của Năm Chèo càng làm ông lo sợ bởi khó có thể đoán được sắp tới nó sẽ gây tai họa gì.

DSC_0274 by Chantam, trên Flickr
 
DSC_0319 by Chantam, trên Flickr

Ngay trong ngày con Năm Chèo xổng xích, ông Đình Tây tìm tới sư phụ là đức Phật Thầy Tây An hối lỗi, kể lại sự tình. Nghe xong câu chuyện, ánh mắt Phật thầy không hề biến sắc, ngài nói: “Ta vốn không tin ông sẽ giết con vật ấy nhưng vẫn giao nó vì ông có cái duyên. Tháng trước đột nhiên trời có bão, ta đã thấy khí trời rất lạ. Mây đen từ phía hồ sen đầu đình của ông và phía Láng Linh lên cao. Đoán có chuyện không lành, ta cũng đã chuẩn bị trước bộ pháp bảo, nay ta giao cho ông, khi nào gặp Năm Chèo thì mang ra dùng, nghiệt súc ắt sẽ được thu phục”. Vừa nói Phật Thầy vừa giao cho ông một chiếc hộp gỗ, bên trong phủ một lớp vải vàng, đó là một lưỡi câu Bắc lớn, một mũi gỗ mun cổ phụng, hai cây lao nhọn, một cọng dây băng.

Tương truyền khi giao cho ông Đình Tây bộ pháp bảo, Phật Thầy còn truyền một câu khẩu quyết, chỉ mình ông Đình Tây biết để khi nào dùng pháp bảo thì sẽ cùng đọc thần chú. Như thế dù con quái vật có hung dữ thế nào vẫn sẽ bị bắt lại. Cầm bộ pháp bảo trên tay, ông Đình Tây còn chưa hiểu ra sao thì Phật Thầy dặn: “Bộ pháp bảo này là những vũ khí dùng đánh bắt Ngạc Ngư khi nó lên cạn. Riêng lưỡi câu Bắc thì sẽ phòng khi phải bắt nó dưới nước, chắc chắn Năm Chèo sẽ bị thu phục”. Về nhà, ông Đình Tây cả đêm không ngủ, hết đứng lại ngồi rồi lấy mang từng phần bộ pháp bảo ra xem và dự định quyết tâm sẽ buộc bằng được con sấu phản chủ về quy phục.

DSC_0355 by Chantam, trên Flickr
 
Đây là Bộ pháp bảo đang được thờ tại khu Mộ Ông Đình Tây

DSC_0312 by Chantam, trên Flickr

Bộ pháp bảo hiển hiện trước mắt mà ngỡ như huyền thoại. Mũi mun cổ phụng có chiều dài chừng 30cm, đường kính khoảng 0,5cm, phần đầu chĩa ra nửa mũi như đầu rồng. Hai lưỡi lao cũng có chiều dài và đường kính tương ứng, chỉ khác là chúng có đầu nhọn sắc thẳng tắp. Còn lưỡi câu Bắc không khác gì những lưỡi câu bình thường, đó là thanh thép lớn như cổ tay uốn cong, tưởng như chỉ có thể để câu loài cá khổng lồ. Riêng sợi dây băng là kỳ lạ nhất, dài khoảng 4 sải tay người lớn, chúng được tết lại từ những mẩu sợi nhỏ li ti như thân cói, nhưng đến nay không ai biết đó là chất liệu gì.

Năm xưa từng có một trận hỏa hoạn, trong khi mọi thứ xung quanh thành tro thì sợi dây và bộ pháp bảo vẫn trơ trơ nhưng chưa qua lửa. Theo lời bà, năm xưa bản thân được cha truyền lại rằng bộ pháp bảo này được chính Phật Thầy Tây An ra công rèn giũa và yểm chú. Bởi dự cảm được sự tồn tại của Ngạc Ngư nên Người đã tính trước sẽ có ngày như vậy. Nếu có nó, Năm Chèo sẽ không dám manh động làm liều.

DSC_0323 by Chantam, trên Flickr
 
Đây là cái hồ sen ngày xưa Ông Đình Tây lén Đức Phật Thầy nuôi cá sấu Ông Năm Chèo

Ngày nay cái ao này nằm cạnh bên ngôi đình Thới Sơn

DSC_0303 by Chantam, trên Flickr


Còn về phần con sấu dữ Năm Chèo, sau khi sổng xích về vùng Láng Linh (nay là huyện Châu Thành), con dị sấu 5 chân đã nhiều lần bỏ sông, trườn lên bờ, vào nhà dân ăn gà, vịt, trâu, bò… gây nên bao cảnh hãi hùng. Trai tráng trong vùng tổ chức thành từng toán hòng thu phục quái vật nhưng đều thất bại, thậm chí nhiều người còn bị nó ăn thịt rồi quật sóng đánh chìm xuồng nhỏ trên sông gây tội ác cho dân chúng. Quá sợ hãi, nhiều người đã tập trung lại cầu khẩn và tôn con vật thành "ông", gọi là “ông Năm Chèo”.

Thế nhưng, khi ông Đình Tây tới nơi định ra tay thu phục, con quái thú khôn ngoan đã xuống sông lặn mất tăm. Mọi người đều nghĩ chắc do sợ hãi uy của ông Đình Tây nên con vật đã theo dòng sông bỏ đi nơi khác.

Sau một thời gian yên ắng, ông đành trở về Thới Sơn gặp Phật Thầy Tây An, giao lại bộ pháp bảo. Lần này, Phật Thầy bảo: “Cơ duyên của ông và Năm Chèo hãy còn dài, chưa thể kết thúc như vậy được đâu. Ông hãy giữ lấy chúng, khi nào gặp con vật thì dùng”. Tuy nhiên, ông Đình Tây cũng nói với thầy mình rằng, khi tới nơi không thể giáp mặt Năm Chèo được. Nghe học trò giãi bày, Phật Thầy cũng dặn phải luôn mang pháp bảo theo, nếu cả đời không dùng được thì phải truyền lại cho hậu duệ để họ tiếp bước.

Vâng lệnh thầy, ông Đình Tây mang bộ pháp bảo về nhà cất giữ. Vừa về tới nơi chưa kịp nghỉ thì có tin báo, Năm Chèo lại xuất hiện và giết người xung quanh vùng phía Bắc Láng Linh. Ngay lập tức, ông Đình Tây cầm pháp bảo cùng mấy người chạy tới nơi mà quái thú vừa xuất hiện. Nhưng cứ khi nào tới, con nghiệt súc lại nhanh chân lẩn xuống lòng sông. Kiên trì rình bắt, một ngày nọ pháp sư Đình Tây đi tới bờ đê sông Vàm Nao, chỉ tay xuống lòng sông hét lớn: “Bớ Năm Chèo, ta và mi vốn có số mạng khác nhau. Vì thương tình nên năm xưa, ta đã không xuống tay giết, để nay mi hoành hành quậy phá. Nếu biết ăn năn hối cải, hãy nằm im dưới lòng sông mà tu thân tích đức, bằng không hãy nhanh chóng nổi lên cho ta thu phục”. Sau đó, ông Đình Tây ngồi chờ một ngày một đêm nhưng Năm Chèo vẫn không nổi lên, ông liền bảo với mọi người yên tâm làm ăn sinh sống bởi con nghiệt súc đã biết tội mình, sẽ không lên lại nữa.

Quả thật, sau khi ông Đình Tây đi rồi, người dân không còn thấy ông Năm Chèo nổi lên nữa. Có người nói, quái thú đã bỏ đi nơi khác. Cũng có lời đồn, nó đã nghe lời ông Đình Tây nên nằm im dưới lòng sông, không hại người như trước. Về câu khẩu quyết biệt truyền, người ta kể rằng, lúc lâm chung, ông Đình Tây giao lại bộ pháp bảo cho con cháu mình thờ cúng và bảo rằng con sấu Năm Chèo sẽ không xuất hiện nữa nên không cần thiết phải duy trì câu thần chú trên đời.

DSC_0313 by Chantam, trên Flickr

DSC_0316 by Chantam, trên Flickr

Từ bấy đến nay, trải qua đã trăm năm, chuyện về ông Đình Tây nuôi sấu Năm Chèo vẫn được người dân nơi đây kể lại thật sống động.

Hiện nay, bộ pháp bảo được xem là do Phật Thầy Tây An làm ra ấy vẫn còn được lưu giữ và thờ chung với linh vị của pháp sư Đình Tây tại di tích Mộ Ông Đình Tây (xã Thới Sơn, huyện Tri Tôn, An Giang)
 
Một dãy hành lang dùng để cho khách hành hương ghé nghỉ chân khi đến viếng vào các ngày lễ của Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và ngày giỗ của Ông Đình Tây.

Trên tường có các bức tranh vẽ về chủ đề tu hiền

DSC_0331 by Chantam, trên Flickr

DSC_0332 by Chantam, trên Flickr

DSC_0333 by Chantam, trên Flickr

DSC_0334 by Chantam, trên Flickr

DSC_0335 by Chantam, trên Flickr

DSC_0336 by Chantam, trên Flickr

DSC_0337 by Chantam, trên Flickr
 
12.2/ Địa điểm thứ hai tại cụm di tích Thới Sơn - ngôi chùa Thới Sơn:

Quay ra lộ chạy thêm một đoạn nữa theo con đường nhỏ gần đó là đến được Chùa Thới Sơn. Đây cũng là nơi được thành lập sớm. Trước kia được dùng làm chỗ tu hành, thờ phượng theo nghi thức đơn giản của Phật Thầy. Ngày nay tín đồ xây dựng lại chánh điện và cổng chùa với quy mô lớn

DSC_0407 by Chantam, trên Flickr

Ngôi chùa Thới Sơn có vị trí tại khu vực chân núi Két, thuộc xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên. Đây là một ngôi chùa thờ Tam bảo của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, và đây cũng là một di tích lịch sử cách mạng của tỉnh An Giang.

Sau khi sáng lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương vào năm 1849, Phật Thầy Tây An, đã lần lượt dẫn các tín đồ và người dân nghèo đi khai hoang lập làng ở nhiều nơi, trong đó có hai làng Hưng Thới và Xuân Sơn, mà sau này hợp thành xã Thới Sơn, thuộc huyện Tịnh Biên.

Tại địa bàn của hai làng ấy, Phật Thầy Tây An đã cho dựng đình Thới Sơn để thờ Thành hoàng Bổn cảnh, là vị thần chủ quản vùng đất mà họ đến khai phá. Đồng thời, ông còn cho dựng hai "trại ruộng", tức căn nhà bằng cây lá đơn sơ để có chỗ ở khi làm ruộng. Và cũng để thỏa mãn nhu cầu tính ngưỡng tâm linh, ông cho lập bàn thờ Tam bảo ở trong khu vực trại, mà về sau được biến cải thành chùa. Đó chính là chùa Thới Sơn và chùa Phước Điền (tục gọi Trại Ruộng) ngày nay.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,435
Bài viết
1,147,291
Members
193,503
Latest member
giacay0989588749
Back
Top