What's new

An Giang - vùng đất lưu dấu những huyền thoại thời mở cõi

Đi dọc theo tường rào này về phía bên phải của đình Thới Sơn là ngôi mộ của Ngài Tăng Chủ (Bùi Thiền Sư) là một trong những đại đệ tử trong Thập nhị hiền thủ khi xưa của Đức Phật Thầy Tây An

DSC_0287 by Chantam, trên Flickr


DSC_0288 by Chantam, trên Flickr

DSC_0291 by Chantam, trên Flickr
 
12.1.1/ Mộ Ông Tăng Chủ (thiền sư Bùi Tăng Chủ):

DSC_0293 by Chantam, trên Flickr

Như đã nói ở phần trên Đức Phật Thầy Tây An có 12 vị đại đệ tử (thập nhị hiền thủ), và Ông Tăng Chủ là một trong những người đệ tử đầu tiên.

Khi Đức Phật Thầy dựng lên cái trại ruộng ở Thới Sơn, thì người ta đã thấy ông Tăng Chủ theo hầu hạ trước hơn ai hết.

Sở dĩ, người ta gọi ông là ông Tăng Chủ, vì ông là người đầu tiên được Đức Phật Thầy giao cho làm chủ coi sóc trại ruộng ở Thới Sơn.
Ông Tăng, người giỏi võ nghệ, thân vóc cao lớn, miệng rộng tai dài, cánh tay buông xuống dài tới đầu gối, chân tay lông móc đầy kín, tiếng nói sang sảng như sấm, tâm tánh thì hồn nhiên quả quyết.

Cũng như các hàng đệ tử khác, ông đạt được những khả năng phi thường, cho nên ngoài việc phát phù trị bịnh cho bá tánh, ông còn hàng phục các mãnh hổ trong rừng.

Thuở đó rừng núi Két, cọp dữ có tiếng, thế mà từ ngày ông được lịnh Đức Phật Thầy giữ trại ruộng ở Thới Sơn, thì các thú dữ thảy đều kiêng sợ ông như chúa sơn lâm. Có thể nói, khi ông đi rừng hễ gặp cọp thì cọp thảy đều quì mọp, có khi cùng đi theo ông lên núi.

Về chuyện ông Tăng Chủ điều khiển mãnh hổ, người ta kể lại rất nhiều:

Một lần nọ, cọp về xóm vào lúc chập tối, mọi người rút lên gác, đóng cửa kín mít, đánh mõ báo động vang trời. Ông Tăng một mình cầm mác thong trèo xuống thang rượt cọp. Dưới ánh trăng mờ mờ, cọp lao tới phủ lên mình ông. Ông lẹ làng rùn xuống, một tay dựng đứng mác thong lên, một tay thủ thế chờ cọp rơi xuống. Cọp hoảng hốt khi gặp tọa độ của ông Tăng cùng với ánh sáng lấp lánh của ngọn mác thong, nó liền né sang một bên. Trong lúc lúc cọp mất đà chao mình trên lưng chừng, ông đấm nhẹ vào hông nó một cú đấm thôi sơn rồi thuận chân bồi thêm vào hạ bộ nó một miếng đòn trời giáng. Cọp rống lên một tiếng vang trời rồi ngã lăn bất tỉnh.

Ông Tăng không giết cọp, bước tới lôi nóp dậy, miệng lẩm bẩm:
- Ta tha cho người, từ nay phải bỏ tính ngang tàng, đừng có đén đây nữa mà mất mạng. Cọp gằm mặt xuống đất, kéo lết cái chân què đi vào rừng, và từ đó không dám bén mảng tới xóm nữa.

Có người hỏi ông:
- Tại sao ông lại dưỡng hổ di họa, giết phắt nó đi cho mọi người nhẹ lo.
- Tôi không muốn sát sanh, mà chỉ muốn tâm phục bọn thú dữ thôi. Không phải chỉ một lần như thế, mà rất nhiền lần ông đều đánh rồi tha chúng, cho nên lũ cọp không dám hoành hành như trước.


DSC_0307 by Chantam, trên Flickr

Trong bao nhiêu chuyện thuần phục mãnh hổ, có 1 câu chuyện do người rể của ông Đình Tây thuật lại rất lý thú.

Một hôm vào chật vật tối, Đức Phật Thầy đi xa về, khi Ngài vào gần tới cốc, thấy một ông bạch hổ ngồi cú xụ gần bàn thông thiên.

Khi thấy Đức Phật Thầy trờ tới thì hổ ta há miệng ra. Thấy vậy, Đức Phật Thầy mới hỏi:
- Chà! Đau gì mà ốm nhom vậy hả Đạo hổ? Bộ ông lại để xin thuốc phải không?

Vừa nói, Đức Phật Thầy vừa bước vào cốc và kêu lớn lên:
- Ông Tăng đâu? Ra coi Đạo hổ đau gì mà ngồi cú xụ vậy nè?

Khi ấy, ông Tăng ở phía sau, nghe tiếng Đức Phật Thầy, liền chạy ra trước chỗ ông hổ ngồi và hỏi:
- Ông làm gì ngồi đây? Sao mà ốm quá vậy?

Ông hổ há miệng ra, ngước lên trước mặt ông Tăng. Ông Tăng hỏi thêm:
- Bộ ăn mắc xương phải không?

Ông hổ hội ý, đập đuôi và gật đầu.

Ông Tăng liền bảo:
- Nếu mắc xương thì cúi đầu xuống. Ông hổ làm theo lời.

Ông Tăng cung tay đấm ngay cổ cúp của ông hổ ba cái. Tức thì cục xương quá to từ trong miệng vọt ra. Ông Tăng la lên:
-Chà! Cố ăn như thế nào mà mắc cục xương quá lớn như thế. Thôi hết rồi, đi đi!

Khi ấy Đức Phật Thầy bước ra kêu ông hổ mà dạy rằng:
- Từ nay về sau, tôi cấm ông hổ không được cho giống loài phá khuấy bổn đạo của tôi lên núi hay vào trong rừng Thất sơn nữa, nghe không?

Ông hổ cúi đầu lui ra. Rồi vài hôm sau cõng lại một con heo mà đền ơn ông Tăng.

Quả thật từ đó về sau, các thú dữ trong rừng không dám bén mảng ra phá khuấy dân cư nữa.
 
Last edited:
Thể theo tôn chỉ của phái Bửu Sơn Kỳ Hương, mộ phần của Ông Tăng Chủ cũng được làm đơn giản và không đắp nấm.

DSC_0297 by Chantam, trên Flickr

DSC_0298 by Chantam, trên Flickr

DSC_0298 by Chantam, trên Flickr

DSC_0300 by Chantam, trên Flickr

Có một dạo, ở núi Bà Đội Om có một con hạm thành tinh (chi loài giống như cọp nhưng lớn hơn) rất dữ. Nó thường vồ bắt người dân qua lại để ăn thịt. ông Tăng Chủ dắt ông Bạch Hổ đến đánh đuổi hạm. Hạm bị bạch hổ và Tăng Chủ hợp sức tấn công dữ phải né tránh tìm đường thoát thân. Cuối cùng con hạm ấy bị đánh rơi xuống vực sâu mà chết – cả mình mẩy nó bị thương như cái rổ sảo

Về sau, khi ông Tăng Chủ qua đời, dân chúng bèn xây mộ cho ông và lập miếu thờ bạch hổ ở gần chùa Thới Sơn để nhớ ơn ân nhân của làng.

Mộ Bạch Hổ khi xưa ở đình Thới Sơn ngày nay.
DSC_0265 by Chantam, trên Flickr
 
Rời khu mộ của Ông Tăng Chủ, mình quay trở ra con đường nhỏ để tiếp tục di chuyển đến một điểm tiếp theo. Đó là khu mộ phần của Ông Đình Tây (cũng là 1 trong 12 vị đại đệ tử trong Thập nhị hiền thủ)

DSC_0302 by Chantam, trên Flickr

DSC_0309 by Chantam, trên Flickr

DSC_0310 by Chantam, trên Flickr
 
12.1.2/ Mộ Ông Đình Tây:

Ông Đình Tây tên thật là Bùi Văn Tây (1826 – 1914), là một trong những cao đồ của Đức Phật Thầy Tây An, là một trong số ít người có công khai phá sơn lâm, lập nên hai làng Hưng Thới và Xuân Sơn (sau này hợp thành xã Thới Sơn).

Vì theo ở làm con nuôi cho người bác là ông Tăng Chủ (tức Bùi Thiền Sư), và được ông này giao cho coi sóc ngôi đình Xuân Sơn (nay là đình Thới Sơn), cho nên người đời quen gọi là ông Đình chứ không phải chữ lót là Đình, hay ông giữ chức Hương đình vào buổi ấy.

Ông có hai đời vợ. Bà trước (không biết tên) sanh được có một trai tên là Bùi Văn Vẹt (ở Năng Gù và đã chết). Khi vợ trước mất, ông cưới bà sau tên là Trần Thị Của (1841 - 1907) ở làng Thới Sơn. Bà sau sanh hạ được một trai, ba gái. Trưởng là Bùi Văn Sửu, rồi đến Bùi Thị Lý, Bùi Thị Cơ, Bùi Thị Nhẫn.

Ông dáng người mạnh mẽ, không cao lắm, có bề ngang, gương mặt tròn mà trắng, lúc tuổi già thì râu tốt, mặt trổ đồi mồi và lưng hơi còm.

Hồi nhỏ ông có học chữ Nho, lớn lên thì chuyên nghề ruộng rẫy. Thích ăn trầu, tánh ôn hoà nhưng quả cảm, không ưa những điều tà vạy.

Ông quy y với Phật Thầy vào năm nào không rõ, nhưng người ta thấy ông cùng với Tăng Chủ và Phạm Văn Lăng đã đến ở trại ruộng Thới Sơn do Phật Thầy thành lập ngay từ buổi đầu.

Trước năm 1975, theo GS. Trịnh Vân Thanh viết:

Ông Đình Tây có tướng mạo cao lớn, khi già thì lưng còm và mình mẩy trổ đồi mồi.
Đặc biệt, cách chữa trị của ông thật lạ, bất cứ ai đau bệnh gì ông chỉ dùng miểng sành cắt cho thì hết bệnh, nên trước nhà ông hồi đó có một đống miểng ngùn ngụn lối chừng bốn năm chục giạ lúa...

Ông nổi tiếng võ thuật cao, sức mạnh không ai sánh kịp, lại có lòng yêu nước, có nhiều đóng góp trong việc vận động quần chúng chông quân xâm lược Pháp. Khi ông mất, đồng đạo và đồng bào đều thương khóc.

Hiện nay đến đình Thới Sơn, nơi ông hành đạo trước kia (nay thuộc xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, An Giang), sẽ thấy phía trước đình có một ao nước rộng chứa nước sinh hoạt cho cả vùng. Chính tại ao này khi xưa là nơi Đình Tây lén thả nuôi con sấu dữ.

Cách đình khoảng vài trăm mét là mộ ông bà Đình Tây (mộ không đấp nấm) và nơi thờ những "báu vật" để bắt cá sấu Ông Năm Chèo

( tiểu sử thân thế theo nguồn Wikipedia)

DSC_0311 by Chantam, trên Flickr
 
* Chuyện Ông Đình Tây và cá sấu tinh Ông Năm Chèo:

Một hôm khi ông Đình Tây đang coi đình thì có người sư đệ chạy tới báo Đức Phật Thầy có lời triệu tới thỉnh an. Giao việc coi sóc đình lại cho môn đệ, ông Đình Tây vội trở ra chùa gặp Thầy. Vừa gặp ông Đình Tây, Phật Thầy phán bảo: “Ta xem thiên văn thấy mấy hôm nữa sẽ có điều kỳ lạ xảy ra với con, tuy chưa biết tốt xấu thế nào nhưng con phải chuẩn bị tinh thần đón nhận lấy. Ngày mai, con chuẩn bị cơm cho ba ngày đường rồi cứ thẳng hướng Đông mà đi, tới khi nào hành hiệp việc thiện xong xuôi thì hãy trở về”.

DSC_0347 by Chantam, trên Flickr

Nghe lời Thầy, đêm hôm ấy đến canh ba, ông Tây dậy thổi cơm, gói lại trong tàu chuối bỏ vào tay nải lên đường. Thời đó, cây cối hoang vu, đường đi lại chưa có nên ông phải băng qua rất nhiều khu rừng rậm rạp, vượt qua những dãy núi dài. Đi từ nửa đêm tới tận lúc trời đứng bóng, ông tạm nghỉ chân tại một gốc cây tại vùng Láng Linh (nay thuộc huyện Châu Thành). Đúng lúc ấy thì tại một xóm nghèo gần đó vang lên những tiếng ồn ào, huyên náo. Tò mò, ông Đình Tây tìm tới. Trong ngôi nhà là một người phụ nữ trẻ đang mang bầu trở dạ. Bà đỡ tới bảo sở dĩ chị chưa thể sinh được vì giường có ba chân, vì vậy phải thêm một chân để cân bằng. Mọi người lại nháo nhào chạy đi tìm gỗ làm chân giường, nhưng ai cũng không làm đặng. Thấy vậy, ông Đình Tây liền đi tới, dùng hết sức mình xốc phần giường thiếu chân lên vai, tự mình làm cái chân còn lại.

Khi người chồng tên Xinh trở về cũng là lúc người phụ nữ kia đã sinh xong một câu con trai kháu khỉnh. Nghe chuyện kể, anh chồng biết ơn bèn mở vạt áo, nói với ông Đình Tây: “Hôm nay, tôi đi bắt cá vô tình có được con cá sấu này. Làm nghề chài lưới ở vùng này hơn chục năm chưa từng thấy có cá sấu nên tôi thấy quý, mang về nuôi chứ không bán, giờ tôi xin biếu ông”. Cầm con vật nhỏ trong lòng bàn tay, ông Đình Tây không khỏi ngạc nhiên khi phát hiện nó có 5 chân, trong đó một chân mọc thêm ở bụng, mỗi chân lại có 5 móng dài như ngón tay người. Kỳ lạ hơn, đầu con vật to hơn cả mình, mũi màu đỏ tươi rất đẹp, mình mẩy không sần sùi nổi đốm mà lại nhẵn mịn, bằng phẳng. Nhận món quà quý, ông cảm ơn hai vợ chồng nọ và xin phép cáo từ. Ông Đình Tây nghĩ rằng điều sư phụ dặn là làm phước đã hoàn thành, nên quyết định quay về báo ơn.

DSC_0350 by Chantam, trên Flickr
 
DSC_0348 by Chantam, trên Flickr

Trở về Thất Sơn, ông kể lại chuyến đi với Phật Thầy Tây An và không quên nhắc tới món quà đặc biệt mà gia đình kia tặng. Ông Đình mang ra từ tay nải con vật nhỏ. Nhìn con vật thật kỹ như suy tính điều gì đó, Phật Thầy Tây An đưa tay lên bấm độn và cất giọng nghiêm nghị: “Đây là loài Ngặc Ngư (cá sấu Thần), không nên nuôi giữ mà phải nhanh chóng diệt trừ, nếu không sau này sẽ là cái họa cho muôn dân bách tính. Nghe thầy mình nói vậy ông Đình cũng hết sức bất ngờ, thể theo lệnh sư phụ, ông xin mang con vật về Thới Sơn rồi sẽ hóa kiếp. Phật Thầy Tây An đồng ý.

Mang con vật về nhà, mấy đêm liền, ông Tây không sao chợp mắt được bởi những lời tiên đoán của sư phụ về số mạng con vật nhỏ. Nhưng cuối cùng do lòng từ bi, ông quyết định không giết nó mà lén mang ra hồ sen sau miếu để nuôi. Lúc bấy giờ, hồ sen này còn hoang vu lắm, xung quanh chưa từng có ai đặt chân tới nên việc cụ nuôi Năm Chèo hoàn toàn không có ai biết. Cái tên Năm Chèo được Ông Đình Tây đặt cho “ông” cá sấu, bởi “ông” có 5 chân, Năm Chèo chính là chỉ 5 cái chân của ông cá sấu.

DSC_0349 by Chantam, trên Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,436
Bài viết
1,147,274
Members
193,503
Latest member
giacay0989588749
Back
Top