Theo ý nguyện của Đức Phật Thầy Tây An, Ngài muốn sau này khi Ngài mất đi thì các đệ tử chôn đơn giản thôi, không đắp nấm mồ, mà để phẳng như mọi mặt đất bình thường khác trên đời này.
Đây là nơi an nghỉ của Đức Phật Thầy Tây An, vô cùng giản dị, không đắp nấm mồ, mà theo ý nguyện để đất trải bằng phẳng. DSC_0173 by Chantam, trên Flickr
À, có một điều mình muốn lưu ý với các bạn. Là khi đến đây các bạn sẽ gặp vài người phụ nữ trung niên (cò mồi) sẽ buông ra các lời mời đến các bạn, bảo các bạn đi bẻ lá cây để xem bói, thì các bạn đừng nghe theo nhé. Theo mình, không đáng tin.
Chân dung một phụ nữ cò mồi rủ đi xem bói toán mê tín nè. DSC_0164 by Chantam, trên Flickr
Sau khi lên viếng mộ Đức Phật Thầy xong, mình đi trở xuống kiếm nước thốt nốt giải khát uống nghỉ chân chút, để chuẩn bị di chuyển qua bên Miếu Bà Chúa Xứ
Miếu bà chúa xứ núi Sam là nơi rất linh thiêng và tín ngưỡng đối với bà con cư dân quanh vùng.
Theo nhà khảo cổ học người Pháp là Malleret đến nghiên cứu vào năm 1941, thì tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần), tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son, có giá trị nghệ thuật cao, được tạc vào cuối thế kỷ 6, và rất có thể đây một trong số hiện vật cổ của nền văn hóa Óc Eo.
Sau này, nhà văn Sơn Nam cũng đã chép rằng: Tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó "Bà Chúa Xứ" là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy...
Bên trong điện thờ của Bà chúa xứ không được phép chụp ảnh quay phim, nên mình chỉ đi vào lễ rồi đi ra. Sau đó đi lên gian phòng ở tầng trên lầu chứa áo mão của Bà Chúa Xứ mặc vào các mùa lễ hội
This site uses cookies to help personalise content, tailor your experience and to keep you logged in if you register.
By continuing to use this site, you are consenting to our use of cookies.