What's new

An Giang - vùng đất lưu dấu những huyền thoại thời mở cõi

Leo lên cầu thang để đến đỉnh Cây Đao, đây là một mỏm núi cheo leo có một căn nhà lục giác, mái giả âm dương theo kiểu am miếu cổ điển Trung Hoa. Trong nhà lục giác có cây “Thạch Đại Đao” khổng lồ bằng đá dựng đứng, uy nghi, sừng sững, gợi cho ta cảm giác ngưỡng mộ, kính phục sự kỳ bí của thiên nhiên.

DSC_0281 by Chantam, trên Flickr

DSC_0282 by Chantam, trên Flickr

DSC_0283 by Chantam, trên Flickr

DSC_0284 by Chantam, trên Flickr
 
Theo giai thoại người dân quanh vùng kể rằng: thanh đao đá này dài 3,2 m, ngang 0,7 cm, nặng hơn 2,5tấn. Vào một đêm mưa bão, sấm sét đầy trời, nhân dân quanh vùng núi Ba Thê kinh hoàng bởi những tiếng nổ long trời, lở đất từ trên núi. Sáng hôm sau, dân làm rẫy phát hiện một tảng đá bị nứt, vỡ, rớt ra một phiến đá rất giống cây đao, to lớn dị thường. Hồi ấy, người ta cho đó là hiện tượng kỳ lạ, thần bí. Cây “Thạch Đại Đao” đã có lúc bị xô xuống hẻm núi nhưng vẫn không bị vỡ. Về sau, cơ quan du lịch phải dùng cần cẩu, đưa “Thạch Đại Đao” lên và dựng trên chóp của đỉnh Ba Thê, nhằm phục vụ cho khách tham quan, vãn cảnh. Do những câu chuyện trên mà ngọn núi Nhỏ ngày xưa, bây giờ có tên mới là núi Cây Đao.

DSC_0289 by Chantam, trên Flickr

DSC_0290 by Chantam, trên Flickr

DSC_0291 by Chantam, trên Flickr

DSC_0292 by Chantam, trên Flickr

DSC_0297 by Chantam, trên Flickr

DSC_0299 by Chantam, trên Flickr
 
Sau khi tham quan cây Thạch đại đao xong, mình trở xuống để di chuyển tiếp quan bên chót ông Tà

Có chiếc cầu sắt nối liền núi Cây Đao với Chót Ông Tà qua một vực sâu hun hút, nếu ai mệt có thể ghé vào cái quán kế bên trên núi để uống nước, thư giãn. Đoạn đường cuối trên núi Ba Thê dẫn đến Chót Ông Tà là điểm cao khá bằng phẳng. Trên chóp đỉnh có tượng ông Tà, khoác áo đen, mặt mày trông rất ấn tượng. Có thể ngao du, ngoạn cảnh, ngồi chơi, hóng gió rất thoải mái giữa khung cảnh hữu tình, thơ mộng. Trên chóp núi này, có thể thấy đồng ruộng mênh mông, bát ngát, sông rạch dài xa tít tắp, vườn tược xanh um và thị trấn Óc Eo với nhà cửa san sát, lô nhô dưới chân núi đẹp như tranh vẽ.

DSC_0251 by Chantam, trên Flickr

DSC_0252 by Chantam, trên Flickr

DSC_0253 by Chantam, trên Flickr

DSC_0258 by Chantam, trên Flickr

DSC_0259 by Chantam, trên Flickr

DSC_0261 by Chantam, trên Flickr
 
Thường trước giờ đi núi mình gặp khá nhiều miếu, đền thờ Ông Tà, đặc biệt là ở các núi vùng Bảy núi An Giang nhưng cũng không hiểu lai lịch xuất phát những miếu thờ này từ đâu, vào Google tìm hiểu thêm thì có một số thông tin giải thích, xin trích dẫn nguyên văn để tham khảo.

Xưa nay, trong tâm tưởng của nhiều người, nhất là cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, ông Tà, ông Địa là những vị thần luôn gần gũi, thân thiện và mang lại phúc lành cho họ. Do đó, mỗi khi gặp chuyện rủi ro hoặc làm ăn sa sút họ thường van vái: “Xin ông Tà, ông Địa hộ độ cho tôi tai qua nạn khỏi”.

Ông Tà là ai, ông từ đâu đến và quyền hành ra sao mà được dân gian kính nể và tôn sùng đến thế?

Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu, ông Tà có nguồn gốc từ tín ngưỡng của người Khmer và được người Việt thờ ở khắp lục tỉnh Nam kỳ. Đó là vị thần mang tên Neak Ta, có quyền năng cai quản trong phạm vi phum sóc hoặc một khu vực rộng lớn hơn nên bà con ai nấy đều tôn kính. Nhiều người khi đi ngang qua miếu thờ ông Tà đều dở nón, lột khăn, kính cẩn nghiêng mình.

Xưa nay, mỗi dân tộc đều có một sắc thái văn hóa riêng, nhưng trong quá trình cộng cư thường có sự giao thoa văn hóa. Nhiều phong tục, tập quán và tín ngưỡng thường có sự tác động qua lại và chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Điển hình như tục thờ ông Địa và thần Tài của người Việt hiện nay là xuất phát từ Trung Hoa hoặc ông Tà là của người Khmer. “Neak” có nghĩa là người nói chung, còn “Ta” là đàn ông đứng tuổi. Hai chữ này họp lại có nghĩa là thần linh*. Nếu như người Khmer thờ các vị thần sông (Neak Ta Prek), thần núi (Neak Ta Phnom), thần rừng (Neak Ta Prey)… thì người Việt và người Hoa thờ ông Địa và thần Tài.

Với đức tin “Hữu thành tắc hữu thần”, thời cổ xưa ông cha ta đã sùng bái nhiều vị thần, trong nhà thì “Sống ở đâu, thổ công ở đó”, ngoài đồng cũng cần một vị thần cai quản ruộng đất, hoa màu là ông Tà. Vì thế, hình tượng ông Tà đã ăn sâu vào tâm thức của nhiều người, nhất là cư dân miệt vườn sông nước.

Khoảng trước năm 1975, ở các vùng quê ngoại thành phố Cần Thơ, hầu như nhà nào cũng có bàn thờ ông Thiên (Thông thiên) và miếu thờ Thổ thần. Ngoài ra, ở một số nơi như đầu vàm, cuối rạch, giữa đồng hoặc bên cạnh gốc đa, gốc dừa, doi đất còn có miếu thờ ông Tà. Miếu chỉ rộng chừng một mét vuông, đủ chất vài cục đá và chiếc lư hương. Có khi ông Tà nằm ngoài mưa gió hoặc thu mình dưới những bọng cây. Hàng năm, bà con đều rước thầy về cúng Thổ thần và bao giờ cũng dành riêng cho ông Tà một mâm rượu thịt. Theo lệ, khi cúng ông Tà, chủ nhà phải ăn trước mỗi món một chút để chứng tỏ thức ăn đó không độc.
Chính những viên đá hình tròn, nhẵn nhụi đặt trong miếu, trên gò đất cao hoặc bên cạnh gốc cây là hình tượng tiêu biểu cho ông Tà. Viên đá lớn được gọi là thần, còn mấy viên nhỏ tượng trưng cho ma quỷ theo hầu.

Lại có chuyện kể rằng, xưa kia, ông Tà được nhiều người mến mộ, cúng bái nhưng từ khi ông Địa vào nhà, bao nhiêu đồ cúng đều về tay ông Địa, ông Tà dần dần bị thất sủng, lại còn bị “thỉnh” ra ngồi dưới gốc cây hoặc bìa ruộng, bìa vườn. Vì vậy ông đã nhờ một vị thần phân xử.

Sau khi xem xét, vị thần ấy phán rằng: Địa suốt ngày cần mẫn chăm lo họa phúc cho dân tình nên được mọi người kính nể, còn như Tà thích rong chơi, hay ngao du sơn thủy, ít gần gũi xóm giềng nên người đời xao lãng, đó cũng là lẽ thường tình. Kể từ bây giờ, các ngươi hãy siết chặt tay nhau, người nào việc nấy để cùng chăm lo cho dân lành theo sự phân công của ta, ông Địa giữ nhà, ông Tà giữ ruộng. Thế là ông Tà mãn nguyện, sẵn sàng ngụ ở bất cứ nơi nào, dù ngoài đồng, bờ ruộng, gốc cây hay hang đá vẫn cứ vui lòng. (Nguồn Internet)


DSC_0274 by Chantam, trên Flickr

DSC_0273 by Chantam, trên Flickr

DSC_0272 by Chantam, trên Flickr

DSC_0271 by Chantam, trên Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,479
Bài viết
1,147,707
Members
193,543
Latest member
chebuoivinhlong
Back
Top