What's new

Ảnh về Huế

Cung An Đinh

Cung An Định là nơi ở của Bảo Đại ngay từ khi con là Hoang Thái Tử, cung nằm cuối đương Phan Đinh Phùng, xung quanh là vương phủ của các Vương gia khác. Cung nằm ngay bên sông An Cựu - là con sông đào với mục đích cung cấp nước cho cả thành phố Huế. Nhìn trên bản đồ thì Cung An Định nằm trên đường PĐP nhưng thưc tế cổng chính lại nằm trên đường Nguyễn Huệ. Ngoài ra, Cung cũng chưa phải là điểm tham quan quen thuộc của du khách khi tới Huế. Cung được một tổ chức về bảo tồn của Đức tài trợ để phục chế lại, hiện tầng 1 của Tòa nhà chính đã được phục chế và trưng bày các hiện vật của vua Bảo Đại như đồ gốm của Anh và Pháp vào đầu TK 19. Tầng 2 đang được phục chế, tầng 3 bỏ trống. Hai dãy nhà 2 trước kia là chuồng thú đã bị phá hủy, nay đã được đập đi xây lại.

Cung An Định quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. Cung có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, chung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0,5m, cao 1,8m trên có hàng rào song sắt bao bọc. Khi còn nguyên vẹn cung có khoảng 10 công trình. Từ trước ra sau là: Bến thuyền, Cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, chuồng thú, Hồ nước... trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. Cổng chính làm theo lối tam quan, hai tầng, trang trí bằng sành sứ đắp nổi rất công phu. Đình Trung Lập, nằm phía trong cửa, kết cấu kiểu đình bát giác, nền cao. Trong đình nguyên có đặt bức tượng đồng vua Khải Định, tỷ lệ bằng người thật, đúc từ năm 1920.

Cung An Định
IMG_2098.jpg


IMG_2077.jpg


Mặt sau Cung nhìn từ đường PĐP
IMG_2018.jpg


Lầu Khải Tường nằm phía sau đình Trung Lập, là công trình kiến trúc chính của cung An Định. Chữ Khải Tường (nghĩa là nơi khởi phát điềm lành), tên lầu là do vua Khải Định đặt. Lầu 3 tầng, xây dựng bằng các vật liệu mới theo kiểu lâu đài châu Âu, chiếm diện tích tới 745m2. Lầu được trang trí rất công phu, đặc biệt là phần nội thất của tầng 1 với các bức tranh tường có giá trị nghệ thuật rất cao.
Nội thất phía trong đã được sửa sang lại
IMG_2028.jpg


IMG_2030.jpg


IMG_2060.jpg


Một số chuông và các đồ dùng khác còn được giữ lại
IMG_2088.jpg
 
Last edited:
Hồi trước mình đến Huế thì thấy xích lô cũng hay đi một mình, chứ bây giờ cứ mỗi tối thấy 1 xích lô chở 2 người lao ầm ầm trên đường, cá biệt còn có xe chở 3 thêm cả trẻ con nữa chứ. Chắc xích lô Huế đã được cải tiến lại cho phù hợp với nhu cầu của khách du lịch rồi. Mà chục năm trước, các bác xích lô ở Huế thường có tuổi và trông lam lũ lắm, đi xích lô dưới mưa mà nghe bác lái thở hổn hển kể cũng tội, bây giờ thì các bác xích lô toàn thanh niên trai tráng thôi bác ah...
 
Tặng bạn mấy tấm hình có....mưa trên phố Huế.

attachment.php


Bảo tàng cổ vật.

attachment.php


Bia trước Quốc học Huế.

attachment.php


Đường Đội Cung.

attachment.php


Huế mưa.

attachment.php


Cây thông trong Thế Miếu.
 
Những điều khác

Dưới đây là một số thông tin tôi tìm được trước chuyến đi, hi vọng vẽ giúp ích cho bạn nào có dự định đi Huế

Khách sạn
• Khách sạn Vỹ Dạ (Pirce: 350k)
Add: 47 Nguyen Sinh Cung
Tel: 84 54 3826145 - 84 54 3826146
Fax: 84 54 3826147

• Khách sạn Duy Tân 1 & 2 (Price: 500k)
Add 1: 12 Hung Vuong St., Hue City, Vietnam
Tel: 84.54.3825001 - Fax: 84.54.3826477
Add 2: 46 Tran Quang Khai St., Hue City, Vietnam
Tel: 84.54.3936986 - Fax: 84.54.3936988
• Khách sạn Camillia (price: 700k)
Add: 57-59 Ben Nghe
Phone: (84-54) 2220550

Thuê Xe máy
Gem's Cafe
Ms Ngoc at 0914230914
Add: 1/34 Nguyễn Tri Phương 0543832572
Price: 100k/day for wave và 140k/ day for nouvo

Travel Acency
• HUONG GIANG TRAVEL
17 Le Loi Street, Hue City, Vietnam
Tel: (84-54) 3 83 84 85 / 383 2221
Fax: (84-54) 383 2976

Travel Agency (highly recommended from lonely planet)
• Café on Thu wheels (Tel: 054.3 832 241; Add: 10/2 Đ Nguyen Tri Phuong): chuyên tour xe đạp và motor xung quanh Hue
• Mandarin Café: Tel: 054.3 821 281; Add: 3 Đ Hung Vuong
Night Club: Phòng Trà Ngọc Anh - bên hông nhà sách Phương Nam, đường Lê Lợi
 
Eating

(1) vào căn nhà cổ trên 100 năm của gia đình Bác sĩ Đặng Thùy Trâm ăn bún và nhâm nhi cóc cafe để thấy thật yên bình. Số nhà 120 Mai Thúc Loan (ngã tư Lê Thánh Tôn - Mai Thúc Loan)

(2) ghé chùa Thiên Mụ rồi ghé qua ăn bánh cuốn Huyền Anh (??? Kim Long) trước khi về trung tâm (có khá nhiều quán trùng tên hoặc gần giống nhưng chỉ có quán này là đúng, hơi bị nổi tiếng & chỉ bán từ 9am, rất tiếc là mình ở 2 ngày nhg chưa thưởng thức được vì lúc mình đến 6pm thì đã hết, chẹp chẹp.

(3) Quán ăn chay của Huế trông thi vị sang trọng mà giá cũng rẻ vô cùng. Lần trước em ăn ở quán gì hình như là Liên Hoa Thư Quán

(4) Ăn tối ở phố Tây (cái đường gì song song đường có quán cơm Âm Phủ nhỉ) vài chai Huda không quá 200k/2 người. Nếu thích ăn cơm có thể ghé sang quán Âm Phủ.
(5) Quán cơm Âm Phủ - đường Nguyễn Thái Học: phục vụ nhanh, lịch sự, ngon, giá hơi cao

(6) Bánh bèo bà Đỏ thì bây giờ không còn ngon như ngày xưa.Mình hay ăn ở Hàng Me ở Võ Thị Sáu hơn.Dù hơi đắt nhưng bánh ngon lắm, nước chấm cũng ngon.Nhân tôm thì rặt toàn tôm thôi.

(7) Chè Hẻm thì nổi tiếng từ lâu nhưng mà không ai ở Huế mấy khi ăn chè hẻm.Mà thường là sang bên Nhà Văn Hóa Thành Phố ở đường Trần Hưng Đạo, ăn chè nhiều món, trong đó có món bột lọc bọc thịt quay nổi tiếng.Mà ở đó buổi tối có hàng bún bò ăn ngon phết-khách đông ghê gớm luôn

(8) Cơm hến thì không nên ăn ở Trương Định, mà nên ăn ở quán chị Nhỏ ở đường Phạm Hồng Thái vào buổi sáng đến 11h trưa.Còn buổi chiều từ 3 giờ thì ăn ở quán Hon ở đường Hàn Mặc Tử(qua Đập Đá rẽ phải đi thẳng khoảng 200m).

(9) Bún bò Huế thì rất nhiều hàng,buổi sáng có thể ăn ở quán cây Gạo ở Vỹ Dạ-Nguyễn Sinh Cung,hoặc Bún bò Bê ở Đống Đa-đối diện khách sạn Đống Đa,hoặc các hàng bún bò ở đường Nguyễn Công Trứ.Còn buổi chiều thì sang Nguyễn Du ăn Bún Vọng,gần như đạt được hương vị Bún bò ngày xưa.Ăn bún bò ở Cây Gạo xong có thể ngược đường uống cafe Vỹ Dạ Xưa gần đó

(10) Muốn ăn nhà hàng ngon ngon miệng một chút thì có nhiều lắm.Nhưng có một vài món ở nhà hàng Vườn Ai ở Nguyễn Sinh Cung,đi vào hai bên hàng cau rất Hàn Mạc Tử: Gỏi thập cẩm, bò nhúng dấm,Mực rang muối,Gà hấp,Bò đùm,...
Nếu muốn ăn rắn-ếch thì quán ông Chạy-Kim Long,ngoài ra các món lươn-ếch thì quán Vĩnh Nguyên-Kiệt 30 Mạc Đĩnh Chi

(11) Còn nếu muốn ăn thịt rừng thì trên đường từ lăng Khải Định đổ về có quán Ngọc Linh rất ngon với các món heo rừng hấp,nướng,chồn hon...Trên đoạn đường này còn có quán trà Đình Vũ Di,và Biệt phủ Thảo Nhi với món bánh tráng phơi sương.

(12) Ngoài ra còn có bánh lọc Mợ và nem lụi bánh khóai Tài Phú ở Điện Biên Phủ.Nem lụi bánh khóai ở quán Hạnh -Phó Đức Chính.

(13) Bình dân còn có các món cháo, bún mắm nêm.Cháo xương và bò ở Nguyễn Biểu, Nguyễn Công Trứ.Bún mắm nêm mệ Thẻo, và ở ngã tư đường Đặng Thái Thân và đường Đoàn Thị Điểm khá ngon.
Cũng có thể lang thang qua Cồn Hến ăn chè Bắp và cơm hến.

(14) Còn buổi chiều thì sang Nguyễn Du ăn Bún Vọng,gần như đạt được hương vị Bún bò ngày xưa.Ăn bún bò ở Cây Gạo xong có thể ngược đường uống cafe Vỹ Dạ Xưa gần đó
 
Drinking

(1) Quán trà sữa Hoa Cúc Vàng nằm trên đường Lê Thánh Tôn, và 1 quán nằm trên đường Quốc sử Quán gần trường PTTH Nguyễn Huệ

(2) Xuan Trang Cafe chuyển về 42 Chu Văn An rồi bác nhé - không còn ở Hùng Vương nữa kể từ 01/01/2009.

(3) cafe ở quán Thảo Nguyên, quán ngay gần sông Hương, ngồi ở giữa cầu Trường Tiền và cầu Phú Xuân. Cafe rẻ bèo nhưng chưa bao giờ uống

(4) Café Vỹ Dạ - 131 Nguyễn Sinh Cung

(5) Cafe cóc đường Bến Nghé
buổi sáng có thể ngồi cafe Vườn Thiên Đàng-19Lê Lợi,vị trí này buổi tối ngồi rất đẹp,ngắm cầu Tràng Tiền,uống vài chai bia với vài món đơn giản.

(6) Còn có cafe Sông Như-Sông Xanh-Nguyễn Công Trứ.Cafe Thảo Nguyên-Lê Lợi.Cafe Carita,Violon-Bến Nghé.Cafe Xưa-Nguyễn Công Trứ.

(7) Muốn vừa nhâm nhi cà phê, vừa ngắm nhìn Hương Giang, nhất là những đêm trăng thì không thể không đến Hoàng Phương. Từ chợ Đông Ba vượt qua cầu Gia Hội đi tiếp đường Chi Lăng một khoảng khá xa. Khi thấy đầu đường Nguyễn Bỉnh Khiêm bên trái thì hãy nhìn sang bên phải. Dưới tán cổ thụ, chắc chắn các bạn sẽ tìm thấy quán Hoàng Phương. Nơi đây có cà phê ngon, chủ quán lịch sự (và dễ thương nữa), còn cảnh vật thì tuyệt vời. Bên kia sông là Vỹ Dạ thôn

(8) Một nơi nữa mà tôi cũng thường hay tạt qua đó là cà phê vỉa hè trên đường Trương Định. Dưới tán bằng lăng, những quán cà phê không bao giờ có bảng hiệu nhưng bao giờ cũng đông khách. Chủ quán tuyềnh toàng, đôi khi hơi đãng trí. Nếu gọi cà phê mà thấy hơi lâu thì nên nhắc lại đừng ngại vì có nguy cơ cao là chủ quán quên mất khách gọi từ hướng n
muốn nghe nhạc Trịnh thì đến quán Thảo Vy trên đường Chu Văn An. Quán không có gì đặc biệt ngoài sự trung thành đến bảo thủ với nhạc Trịnh

(9) Muốn nghe nhạc tiền chiến thì đến Thiên Trúc trên Hoàng Thành. Quán nhỏ. Ấm cúng. Cà phê tương đối ngon. Ai có nhu cầu hưởng trăng thanh gió mát thì có thể chịu khó ra sau, lên cao trên bờ thành

(10) Còn có cafe Sông Như-Sông Xanh-Nguyễn Công Trứ.Cafe Thảo Nguyên-Lê Lợi.Cafe Carita,Violon-Bến Nghé.Cafe Xưa-Nguyễn Công Trứ.


(sources: thông tin được tổng hợp từ phuot.com và các nguồn khác - đã thử 1 số chỗ nhưng tất nhiên còn rất nhiều món chưa được thưởng thức)
 
Như một sự tình cờ, mình lại có dịp quay lại Huế để có thể đến những nơi mà mình chưa đến dù khoảng thời gian ở lại đây thật ngắn. Mình up ảnh một số điểm đến của Huế để mọi người tiện tham khảo nhé,

Lăng Thiệu Trị
Dù còn đang sửa chữa và trùng tu, chưa mở của cho khách thăm quan. Tuy nhiên, lăng Thiệu Trị khá đẹp với hồ bạch liên rất đẹp. Hiện nay lăng vẫn có bảo vệ trông coi nên có thể yên tâm vào thăm quan.
Đường đi lăng Thiệu Trị: đi theo đường đi lăng Khải Định, trên đường Minh Mạng đi qua cầu bê tông rẽ tay phải, đi khoảng 2km, lăng nằm phái bên trái. Lăng cách TT Huế khoảng 5km.

IMG_4814.jpg


IMG_4748.jpg


Mộ Bà hoàng Từ Dụ (thường bị gọi nhầm là Từ Dũ) vợ vua Tự Đức và là mẹ của Thiệu Trị

IMG_4690.jpg
 
Lăng Đồng Khánh

Nằm cách Lăng Tự Đức khoảng 500m, tuy nhiên hiện tại Lăng vẫn đang trùng tu, và không cho thăm quan và chụp ảnh
Lăng Ðồng Khánh hay Tư Lăng là một di tích trong quần thể di tích cố đô Huế đây là nơi an táng vua Đồng Khánh, lăng tọa lạc giữa một vùng quê thuộc làng Cư Sĩ, xã Dương Xuân ngày trước (nay là thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân, thành phố Huế). (ref:vi.wiki)

IMG_4847.jpg
 
Mộ Bà hoàng Từ Dụ (thường bị gọi nhầm là Từ Dũ) vợ vua Tự Đức và là mẹ của Thiệu Trị

Bà Từ Dụ là vợ củaThiệu Trị và mẹ của Tự Đức.

Nếu nói về chức tước thì bà là Đệ nhất giai phi của Thiệu Trị (đời Nguyễn không lập Hoàng hậu - trừ Bảo Đại), là Hoàng thái hậu của triều Tự Đức, là Thái hoàng thái hậu của năm triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, và là Thái thái hoàng thái hậu của triều Thành Thái.

Do đó người ta thường gọi bà là Thái hậu Từ Dụ, chứ ít khi gọi là "bà hoàng", vì thường "bà hoàng" dành cho vợ vua - hoàng hậu. Thực tế triều Nguyễn chỉ có Hoàng hậu Nam Phương thường được gọi là bà hoàng thôi.
 
Cám ơn bác Chitto, được bác Chitto đính chính lại thì chuẩn nhất còn gì.
Bà Từ Dụ là vợ củaThiệu Trị và mẹ của Tự Đức.

Nếu nói về chức tước thì bà là Đệ nhất giai phi của Thiệu Trị (đời Nguyễn không lập Hoàng hậu - trừ Bảo Đại), là Hoàng thái hậu của triều Tự Đức, là Thái hoàng thái hậu của năm triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, và là Thái thái hoàng thái hậu của triều Thành Thái.

Do đó người ta thường gọi bà là Thái hậu Từ Dụ, chứ ít khi gọi là "bà hoàng", vì thường "bà hoàng" dành cho vợ vua - hoàng hậu. Thực tế triều Nguyễn chỉ có Hoàng hậu Nam Phương thường được gọi là bà hoàng thôi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,616
Bài viết
1,153,954
Members
190,146
Latest member
sportifiles
Back
Top