Cách nhận biết một số loại rắn độc /không độc thường gặp
You can view the page at https://www.phuot.vn/content/1951
(Phuot.vn)
Chào toàn thể các thành viên Phuot.vn. Mình là thành viên mới, dù đi phượt chưa nhiều nhưng do từ nhỏ đã tiếp xúc với các loại rắn, đến khi lớn đi bộ đội thì được công tác trong rừng một thời gian nên xin chia sẻ một ít kinh nghiệm nhận biết các loại rắn thường gặp. Nếu có sai sót thì xin mọi người góp ý thêm.
Nhìn hành động của rắn để phán đoán có độc hay không: bất ngờ gặp rắn thì ta nên bình tĩnh, vì thường rắn gặp người sẽ có một trong hai trường hợp sau:
1. Các loại rắn không độc
Quan niệm trước giờ của người Việt Nam thường là rắn lục đều có độc, và đây cũng là loài rắn thường gặp nhất. Nhưng sự thật thì không phải vậy, đa số các loại rắn lục thường gặp đều không độc, nên nếu đi rừng mà bị mấy con này cắn thì các bác cứ vô tư mà tiếp tục đi. Mình ở nhà nuôi mấy con này bị cắn hoài mà không sao hết.
Lục Kim
Lục kim có đầu hình thoi, mũi nhọn, khúc gần đầu thon nhỏ, phình to khúc giữa, dưới bụng có 2 sọc trắng. Loại này thì cực hiền, chỉ cắn khi không còn đường chạy, vết cắn thì hình vòng cung không thấm thía mấy.
Lục Chúa (Thanh xà ): chia làm 2 loại Thanh xà và Thanh xà kỳ lân. 2 loại này cũng không độc
Đặc điểm nhận dạng: 2 loại Thanh xà đều có kích thước to lên đến 2m2, nặng trên 1kg.
Thanh xà kỳ lân
Thanh xà Kỳ lân rất đặc trưng bởi khúc mũi nhọn ra như cái sừng Kỳ Lân, đầu tròn thuôn dài về sau, không có phân biệt đầu với cổ, toàn thân màu xanh, dưới bụng hơi vàng, thường núp trên các cây khi tấn công cắn giữ rồi dùng thân mình siết chặt.
Thanh Xà
Loại này dễ bị nhầm với lục đuôi đỏ do khúc đuôi có màu nâu đỏ. Kích thước to, đầu không có sừng như Thanh xà kỳ lân, đầu chia làm 2 màu nửa trên xanh nửa dưới vàng, đầu thuôn dài không phân biệt rõ với cổ, đuôi có màu nâu đỏ.
Lục Tre
Lục tre thường có màu xanh lá cây nhưng một số ít có màu nâu. Loại này có độc nhưng độc ít, đối với người lớn khỏe mạnh thì không sao nhưng tốt nhất với phụ nữ và trẻ em thì không nên động vào.
Đặc điểm nhận dạng: toàn thân màu xanh, dưới bụng hơi trắng đầu to hình tam giác 2 góc bo tròn, phân biệt rõ với cổ. Kích thước nhỏ (khoảng hơn ngón tay cái xíu) dù là loại độc nhẹ nhưng tốt nhất anh em phượt thấy loại này cũng đừng nên động vào để đảm bảo chuyến đi tốt đẹp.
Rắn Hổ Xiên Mắt
Đây là một loại rắn khá đặc biệt của Việt Nam, chủ yếu sông ở độ cao 200m trở lên và khá hiếm gặp. Đặc điểm nhận dạng thì loại này có 4 màu thường gặp, đầu với cổ ko phân biệt rõ nhưng gặp nguy hiểm lại phình mang giống như rắn hổ chúa, hổ mèo nhưng lại hoàn toàn không có độc. Để nhận biết thì anh em có thể nhìn những đốm đen phía dưới bụng có các hình chữ nhật xếp lớp rất đặc trưng của loài này.
You can view the page at https://www.phuot.vn/content/1951
(Phuot.vn)
Chào toàn thể các thành viên Phuot.vn. Mình là thành viên mới, dù đi phượt chưa nhiều nhưng do từ nhỏ đã tiếp xúc với các loại rắn, đến khi lớn đi bộ đội thì được công tác trong rừng một thời gian nên xin chia sẻ một ít kinh nghiệm nhận biết các loại rắn thường gặp. Nếu có sai sót thì xin mọi người góp ý thêm.
Nhìn hành động của rắn để phán đoán có độc hay không: bất ngờ gặp rắn thì ta nên bình tĩnh, vì thường rắn gặp người sẽ có một trong hai trường hợp sau:
- Thấy người cố gắng bò đi thật nhanh: 90% đây là rắn không độc.
- Rắn thu người lại thủ thế phình mang thì chắc chắn là rắn độc (trừ rắn hổ xiên mắt, con này mình sẽ nói sau), còn một số sẽ đủng đỉnh bỏ kỉểu như "tao có độc đó tụi mày ngon thì nhào vào" thì cũng hết 90% là có đôc.
1. Các loại rắn không độc
Quan niệm trước giờ của người Việt Nam thường là rắn lục đều có độc, và đây cũng là loài rắn thường gặp nhất. Nhưng sự thật thì không phải vậy, đa số các loại rắn lục thường gặp đều không độc, nên nếu đi rừng mà bị mấy con này cắn thì các bác cứ vô tư mà tiếp tục đi. Mình ở nhà nuôi mấy con này bị cắn hoài mà không sao hết.
Lục Kim
Lục kim có đầu hình thoi, mũi nhọn, khúc gần đầu thon nhỏ, phình to khúc giữa, dưới bụng có 2 sọc trắng. Loại này thì cực hiền, chỉ cắn khi không còn đường chạy, vết cắn thì hình vòng cung không thấm thía mấy.
Lục Chúa (Thanh xà ): chia làm 2 loại Thanh xà và Thanh xà kỳ lân. 2 loại này cũng không độc
Đặc điểm nhận dạng: 2 loại Thanh xà đều có kích thước to lên đến 2m2, nặng trên 1kg.
Thanh xà kỳ lân
Thanh xà Kỳ lân rất đặc trưng bởi khúc mũi nhọn ra như cái sừng Kỳ Lân, đầu tròn thuôn dài về sau, không có phân biệt đầu với cổ, toàn thân màu xanh, dưới bụng hơi vàng, thường núp trên các cây khi tấn công cắn giữ rồi dùng thân mình siết chặt.
Thanh Xà
Loại này dễ bị nhầm với lục đuôi đỏ do khúc đuôi có màu nâu đỏ. Kích thước to, đầu không có sừng như Thanh xà kỳ lân, đầu chia làm 2 màu nửa trên xanh nửa dưới vàng, đầu thuôn dài không phân biệt rõ với cổ, đuôi có màu nâu đỏ.
Lục Tre
Lục tre thường có màu xanh lá cây nhưng một số ít có màu nâu. Loại này có độc nhưng độc ít, đối với người lớn khỏe mạnh thì không sao nhưng tốt nhất với phụ nữ và trẻ em thì không nên động vào.
Đặc điểm nhận dạng: toàn thân màu xanh, dưới bụng hơi trắng đầu to hình tam giác 2 góc bo tròn, phân biệt rõ với cổ. Kích thước nhỏ (khoảng hơn ngón tay cái xíu) dù là loại độc nhẹ nhưng tốt nhất anh em phượt thấy loại này cũng đừng nên động vào để đảm bảo chuyến đi tốt đẹp.
Rắn Hổ Xiên Mắt
Đây là một loại rắn khá đặc biệt của Việt Nam, chủ yếu sông ở độ cao 200m trở lên và khá hiếm gặp. Đặc điểm nhận dạng thì loại này có 4 màu thường gặp, đầu với cổ ko phân biệt rõ nhưng gặp nguy hiểm lại phình mang giống như rắn hổ chúa, hổ mèo nhưng lại hoàn toàn không có độc. Để nhận biết thì anh em có thể nhìn những đốm đen phía dưới bụng có các hình chữ nhật xếp lớp rất đặc trưng của loài này.
Last edited by a moderator: