You can view the page at https://www.phuot.vn/content/2105-Phải-lòng-Hà-Giang-Phần-1
(Phuot.vn)
"Người từ miền xuôi lên, để lòng lại nơi núi cao
Ưng nhau lại lên chơi như ai đã ngỏ lời" (Men say - Bức Tường)
Quả thật, tôi rất thích từ "ưng" mà anh Lập dùng trong ca khúc này. Là "ưng", chứ không phải cứ dễ dãi buột ra tiếng "yêu". Cũng vì "ưng" mà 2 đứa chúng tôi lại đưa nhau lên biên giới thêm 1 lần nữa. Lần đi thứ 7 với hành trình kéo dài qua 10 ngày, Hà Giang như một thứ men càng uống càng say. Thứ men của đá...
26-27/08: Hà Nội - Thị trấn Cốc Pài
21h30 ngày 26/08, chúng tôi xuất phát từ Hà Nội và nghỉ đêm tại Tuyên Quang. Ăn sáng xong xuôi, 2 đứa hướng về thị trấn (TT) Việt Quang rồi từ đó theo QL279 hướng về Quang Bình để lên TT. Cốc Pài. Tôi đã được trải nghiệm độ nham nhở của QL279 (dài thứ 4 Việt Nam) trên đường đi Bảo Hà 3 năm trước, và lần này thì cũng không có gì khác lắm. Đây cũng là con đường mở đầu cho những cung đường khó mà chúng tôi gặp phải trên hành trình.
Vào đến trung tâm huyện Quang Bình, chúng tôi theo lối chỉ đi Cốc Pài 63km
Di tích Bốt Đèo gió, điểm du lịch đầu tiên gặp trên đường đến Cốc Pài. Nghe nói khi đi qua Đèo Gió tầm 3-4h chiều, gió rất to, thậm chí có nhà còn bị tốc mái vì gió
Đi thêm một đoạn, chúng tôi đến với Thác Tiên
Rời Thác Tiên, chúng tôi tiếp tục đến với bãi đá cổ Nấm Dẩn. Một phần do cũng đã muộn, một phần do không quá hứng thú với những điểm đến như thế này nên chúng tôi rời đi khá sớm mà không đi hết bãi đá nên không thấy được những phiến đá với những ký tự cổ
Trên đường đi bãi đá cổ
Rời bãi đá cổ, chúng tôi gặp em Vàng Văn Đông, học sinh lớp 4 trường tiểu học Nấm Dẩn....
và một vài tia nắng hắt ra từ sau mây
Đến Cốc Pài, chúng tôi nghỉ tại nhà nghỉ Hoàng Gia (giá 200k/đêm, khá ổn) để chuẩn bị cho chuyến đi Pà Vầy Sủ và cửa khẩu Xín Mần ngày hôm sau.
28/08: Pà Vầy Sủ - Cửa khẩu Xín Mần
Pà Vầy Sủ là xã biên giới đầu tiên của Hà Giang với trung tâm xã nằm cách Cốc Pài khoảng hơn 20km về phía Tây. Để đến được đây, chúng tôi phải trải qua những đoạn đường khi thì lầy lội, lúc thì vỡ nát với những dốc bê tông cao thậm chí còn hơn đoạn Đèo Gió, nhưng khung cảnh trên đường thì cũng rất đáng
Bắt đầu vào Pà Vầy Sủ
Vượt qua quãng đường hơn 30km, chúng tôi đến được nơi cần đến: Mốc 172. Đây là cột mốc biên giới đầu tiên trên đất Hà Giang, nằm gần ngã ba sông Chảy mà phía bên bờ kia là Si Ma Cai (Lào Cai). Trên suốt trục đường chính của Pà Vầy Sủ, chúng tôi không nhìn thấy dấu hiệu của chợ, hóa ra mốc 172 chính là nơi họp chợ của cư dân biên giới. Theo tôi hiểu thì đây là nơi diễn ra hoạt động buôn bán tiểu ngạch ở Pà Vầy Sủ.
Quay trở lại, chúng tôi mò mẫm thêm 5 cột mốc nữa, bao gồm: 173, 174, 175, 175/1 & 176
Về đến Cốc Pài lúc 2h chiều, 2 đứa vội vàng ăn trưa ở hàng cơm ngay sát nhà nghỉ rồi nhằm hướng Cửa khẩu Xín Mần. Đi theo đường TL178 hướng đến Hoàng Su Phì khoảng hơn 10km có 1 ngã 3 với 1 con dốc đất bên trái là đường lên cửa khẩu. Đoạn từ dốc lên dài 25km thì quá nửa con đường đang được thi công. Dù đường có nát nhưng mọi chuyện vẫn ổn...
...cho đến khoảng nửa đường, chúng tôi gặp một con dốc bùn. Khi đang leo lên theo làn giữa (có 3 làn) thì gặp 1 thanh niên chở gạo đi ngược lại. Tiến thoái lưỡng nan, tôi phi xe sang làn bên phải và bánh xe bị kẹt trong bùn đặc quánh. Đến lúc này, tôi phải nhờ 1 anh đi phía sau cầm lái, còn mình thì vừa nhấc vừa đẩy xe mới có thể qua được khúc này
Phía sau con dốc
Sau cơn mưa, trời lại sáng...
Khoảng hơn 10km cuối cùng lên cửa khẩu đi qua xã Xín Mần là đường bê tông to đẹp. Chúng tôi lên đến cửa khẩu Xín Mần, chụp ảnh cùng 3 mốc 197, 198 & 198/1 rồi về đến Cốc Pài lúc hơn 7h tối.
Tạm biệt Xín Mần bằng 2 cốc chè đêm, chúng tôi sẽ lên đường đi Hoàng Su Phì vào sáng hôm sau đó.
29/08: Bản Máy (Hoàng Su Phì)
Sáng ngày 29/08, chúng tôi rời Cốc Pài để đến TT. Vinh Quang (Hoàng Su Phì) theo đường TL178. Gần đến ngã 3 rẽ lên cửa khẩu Xín Mần thì tắc đường do họ đang hất đá từ con dốc phía trên xuống dưới. Phải mất hơn 30 phút, tuyến đường mới được lưu thông
Đến Vinh Quang, nhận phòng tại khách sạn Tây Côn Lĩnh (anh chủ cho biết đây là khách sạn đầu tiên và duy nhất ở HSP, mới khai trương được hơn 1 tháng), ăn trưa tại Tuấn Ngân đối diện cổng bệnh viện, chúng tôi đến xã Bản Máy. Ý định của chúng tôi ban đầu là đến mốc 217 được đặt trên mương nước Cốc Cái. Vượt quãng đường hơn 30km vào đến trung tâm xã, chúng tôi nhìn thấy ngay biển chỉ đi mốc 219. Trên đường ra mốc, chúng tôi hỏi đường 1 thanh niên, tên Hương, hóa ra cậu này trước là dân quân tự vệ nên nắm được vị trí các mốc. Mốc 219 cũng từng là nơi cho cư dân 2 nước giao thương, nhưng giờ có vẻ đã bị kiểm soát chặt lại
Ngay cạnh 219 là biển chỉ dẫn đi 221 cách khoảng hơn 5km nhưng chúng tôi không đi theo lối đó mà quay ngược lại tìm 218, và đó là quyết định sáng suốt.
Khi đang loay hoay trên 218 tìm đường đi 217 thì bạn Hương ở dưới đường nhìn thấy chúng tôi liền chạy lên mốc và chỉ lối cho chúng tôi. Gặp đúng lúc cậu ta đang rảnh, 2 đứa nhờ dẫn đi, và thành quả thu được là 215 ở giữa ruộng lúa và đến được phải lội qua suối....
..., lội lại qua suối và đi 216 ngay cạnh...
..., 217 đi ngay sau 218 trên con đường dân sinh dẫn đến ruộng chỉ vừa 1 xe máy...
và 220, mốc mà chúng tôi phi xe máy theo Hương lên ... núi theo con đường còn chật hẹp và hoang vu hơn các mốc kia, đến nỗi suýt rơi cả xe
Đi xong 220 cũng là 5h chiều, chúng tôi định đi tiếp 221, 222(1) & 223(2) nhưng Hương can chúng tôi vì đường vừa sạt, đất chắn ngang đường. Vậy là chúng tôi quay về nhà Hương. Ngồi nói chuyện, chúng tôi biết được Hương làm nghề sửa máy cày, gia cảnh cũng gọi là tạm ổn. Ở đây vẫn còn khó khăn, muốn cắt tóc cũng đi xuống thị trấn (cách 30km) bởi ở xã chỉ có 1 thợ cắt tóc hỏng mất 1 mắt. Ngoài ra, Hương kể người dân nếu như muốn vay vốn của Ngân hàng chính sách, hộ đó phải có 5 con trâu, hay như vay được rồi thì cũng phải mua ít nhất 1 con trâu... Âu cũng là để có cái siết.
Ngồi nửa tiếng, chúng tôi chào Hương ra về. Trên đường về, chúng tôi gặp rừng thông Chiến Phố lúc tối, thấy giống ở Yên Minh. Lạnh. Không nghĩ rằng, chỉ ngay hôm sau đó thôi, chúng tôi cũng đi qua rừng thông Yên Minh lúc chập tối để về nghỉ ở Tam Sơn.
(Phuot.vn)
"Người từ miền xuôi lên, để lòng lại nơi núi cao
Ưng nhau lại lên chơi như ai đã ngỏ lời" (Men say - Bức Tường)
Quả thật, tôi rất thích từ "ưng" mà anh Lập dùng trong ca khúc này. Là "ưng", chứ không phải cứ dễ dãi buột ra tiếng "yêu". Cũng vì "ưng" mà 2 đứa chúng tôi lại đưa nhau lên biên giới thêm 1 lần nữa. Lần đi thứ 7 với hành trình kéo dài qua 10 ngày, Hà Giang như một thứ men càng uống càng say. Thứ men của đá...
26-27/08: Hà Nội - Thị trấn Cốc Pài
21h30 ngày 26/08, chúng tôi xuất phát từ Hà Nội và nghỉ đêm tại Tuyên Quang. Ăn sáng xong xuôi, 2 đứa hướng về thị trấn (TT) Việt Quang rồi từ đó theo QL279 hướng về Quang Bình để lên TT. Cốc Pài. Tôi đã được trải nghiệm độ nham nhở của QL279 (dài thứ 4 Việt Nam) trên đường đi Bảo Hà 3 năm trước, và lần này thì cũng không có gì khác lắm. Đây cũng là con đường mở đầu cho những cung đường khó mà chúng tôi gặp phải trên hành trình.
Vào đến trung tâm huyện Quang Bình, chúng tôi theo lối chỉ đi Cốc Pài 63km
Di tích Bốt Đèo gió, điểm du lịch đầu tiên gặp trên đường đến Cốc Pài. Nghe nói khi đi qua Đèo Gió tầm 3-4h chiều, gió rất to, thậm chí có nhà còn bị tốc mái vì gió
Đi thêm một đoạn, chúng tôi đến với Thác Tiên
Rời Thác Tiên, chúng tôi tiếp tục đến với bãi đá cổ Nấm Dẩn. Một phần do cũng đã muộn, một phần do không quá hứng thú với những điểm đến như thế này nên chúng tôi rời đi khá sớm mà không đi hết bãi đá nên không thấy được những phiến đá với những ký tự cổ
Trên đường đi bãi đá cổ
Rời bãi đá cổ, chúng tôi gặp em Vàng Văn Đông, học sinh lớp 4 trường tiểu học Nấm Dẩn....
và một vài tia nắng hắt ra từ sau mây
Đến Cốc Pài, chúng tôi nghỉ tại nhà nghỉ Hoàng Gia (giá 200k/đêm, khá ổn) để chuẩn bị cho chuyến đi Pà Vầy Sủ và cửa khẩu Xín Mần ngày hôm sau.
28/08: Pà Vầy Sủ - Cửa khẩu Xín Mần
Pà Vầy Sủ là xã biên giới đầu tiên của Hà Giang với trung tâm xã nằm cách Cốc Pài khoảng hơn 20km về phía Tây. Để đến được đây, chúng tôi phải trải qua những đoạn đường khi thì lầy lội, lúc thì vỡ nát với những dốc bê tông cao thậm chí còn hơn đoạn Đèo Gió, nhưng khung cảnh trên đường thì cũng rất đáng
Bắt đầu vào Pà Vầy Sủ
Vượt qua quãng đường hơn 30km, chúng tôi đến được nơi cần đến: Mốc 172. Đây là cột mốc biên giới đầu tiên trên đất Hà Giang, nằm gần ngã ba sông Chảy mà phía bên bờ kia là Si Ma Cai (Lào Cai). Trên suốt trục đường chính của Pà Vầy Sủ, chúng tôi không nhìn thấy dấu hiệu của chợ, hóa ra mốc 172 chính là nơi họp chợ của cư dân biên giới. Theo tôi hiểu thì đây là nơi diễn ra hoạt động buôn bán tiểu ngạch ở Pà Vầy Sủ.
Quay trở lại, chúng tôi mò mẫm thêm 5 cột mốc nữa, bao gồm: 173, 174, 175, 175/1 & 176
Về đến Cốc Pài lúc 2h chiều, 2 đứa vội vàng ăn trưa ở hàng cơm ngay sát nhà nghỉ rồi nhằm hướng Cửa khẩu Xín Mần. Đi theo đường TL178 hướng đến Hoàng Su Phì khoảng hơn 10km có 1 ngã 3 với 1 con dốc đất bên trái là đường lên cửa khẩu. Đoạn từ dốc lên dài 25km thì quá nửa con đường đang được thi công. Dù đường có nát nhưng mọi chuyện vẫn ổn...
...cho đến khoảng nửa đường, chúng tôi gặp một con dốc bùn. Khi đang leo lên theo làn giữa (có 3 làn) thì gặp 1 thanh niên chở gạo đi ngược lại. Tiến thoái lưỡng nan, tôi phi xe sang làn bên phải và bánh xe bị kẹt trong bùn đặc quánh. Đến lúc này, tôi phải nhờ 1 anh đi phía sau cầm lái, còn mình thì vừa nhấc vừa đẩy xe mới có thể qua được khúc này
Phía sau con dốc
Sau cơn mưa, trời lại sáng...
Khoảng hơn 10km cuối cùng lên cửa khẩu đi qua xã Xín Mần là đường bê tông to đẹp. Chúng tôi lên đến cửa khẩu Xín Mần, chụp ảnh cùng 3 mốc 197, 198 & 198/1 rồi về đến Cốc Pài lúc hơn 7h tối.
Tạm biệt Xín Mần bằng 2 cốc chè đêm, chúng tôi sẽ lên đường đi Hoàng Su Phì vào sáng hôm sau đó.
29/08: Bản Máy (Hoàng Su Phì)
Sáng ngày 29/08, chúng tôi rời Cốc Pài để đến TT. Vinh Quang (Hoàng Su Phì) theo đường TL178. Gần đến ngã 3 rẽ lên cửa khẩu Xín Mần thì tắc đường do họ đang hất đá từ con dốc phía trên xuống dưới. Phải mất hơn 30 phút, tuyến đường mới được lưu thông
Đến Vinh Quang, nhận phòng tại khách sạn Tây Côn Lĩnh (anh chủ cho biết đây là khách sạn đầu tiên và duy nhất ở HSP, mới khai trương được hơn 1 tháng), ăn trưa tại Tuấn Ngân đối diện cổng bệnh viện, chúng tôi đến xã Bản Máy. Ý định của chúng tôi ban đầu là đến mốc 217 được đặt trên mương nước Cốc Cái. Vượt quãng đường hơn 30km vào đến trung tâm xã, chúng tôi nhìn thấy ngay biển chỉ đi mốc 219. Trên đường ra mốc, chúng tôi hỏi đường 1 thanh niên, tên Hương, hóa ra cậu này trước là dân quân tự vệ nên nắm được vị trí các mốc. Mốc 219 cũng từng là nơi cho cư dân 2 nước giao thương, nhưng giờ có vẻ đã bị kiểm soát chặt lại
Ngay cạnh 219 là biển chỉ dẫn đi 221 cách khoảng hơn 5km nhưng chúng tôi không đi theo lối đó mà quay ngược lại tìm 218, và đó là quyết định sáng suốt.
Khi đang loay hoay trên 218 tìm đường đi 217 thì bạn Hương ở dưới đường nhìn thấy chúng tôi liền chạy lên mốc và chỉ lối cho chúng tôi. Gặp đúng lúc cậu ta đang rảnh, 2 đứa nhờ dẫn đi, và thành quả thu được là 215 ở giữa ruộng lúa và đến được phải lội qua suối....
..., lội lại qua suối và đi 216 ngay cạnh...
..., 217 đi ngay sau 218 trên con đường dân sinh dẫn đến ruộng chỉ vừa 1 xe máy...
và 220, mốc mà chúng tôi phi xe máy theo Hương lên ... núi theo con đường còn chật hẹp và hoang vu hơn các mốc kia, đến nỗi suýt rơi cả xe
Đi xong 220 cũng là 5h chiều, chúng tôi định đi tiếp 221, 222(1) & 223(2) nhưng Hương can chúng tôi vì đường vừa sạt, đất chắn ngang đường. Vậy là chúng tôi quay về nhà Hương. Ngồi nói chuyện, chúng tôi biết được Hương làm nghề sửa máy cày, gia cảnh cũng gọi là tạm ổn. Ở đây vẫn còn khó khăn, muốn cắt tóc cũng đi xuống thị trấn (cách 30km) bởi ở xã chỉ có 1 thợ cắt tóc hỏng mất 1 mắt. Ngoài ra, Hương kể người dân nếu như muốn vay vốn của Ngân hàng chính sách, hộ đó phải có 5 con trâu, hay như vay được rồi thì cũng phải mua ít nhất 1 con trâu... Âu cũng là để có cái siết.
Ngồi nửa tiếng, chúng tôi chào Hương ra về. Trên đường về, chúng tôi gặp rừng thông Chiến Phố lúc tối, thấy giống ở Yên Minh. Lạnh. Không nghĩ rằng, chỉ ngay hôm sau đó thôi, chúng tôi cũng đi qua rừng thông Yên Minh lúc chập tối để về nghỉ ở Tam Sơn.
Last edited by a moderator: