What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
Chú thím tôi là một trong số những người Việt lập nghiệp bên này bằng 2 bàn tay trắng. Chính xác hơn là với 92 USD.

Trước năm 75 chú là giáo viên Lịch sử ở Cần thơ, còn thím là tiểu thương ở chợ. Giải phóng xong, chú không còn được dạy lịch sử nữa. Còn thím cũng không thể làm tiểu thương trong nền kinh tế kế hoạch được. Cuối cùng chú thím tôi quyết định vượt biên.

Một mình chú đi trước, đến Malaysia gọi điện cho bác tôi lúc này là thẩm phán ở Mỹ để nhờ bảo lãnh. Sang tới nơi lúc này đã ngoài 40 tuổi, chú phải đi học đại học lại vì ngành giáo viên LS Vietnam thì làm sao có thể dạy ở Mỹ được. Trải qua thời kỳ khó khăn vừa đi học vừa đi làm những việc tay chân chú cũng tốt nghiệp được Mechanical engineering. Và cả cuộc đời còn lại chú làm việc cho một hãng chế tạo máy của Mỹ.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, chú thím tôi vươn lên, không những mua được nhà cửa mà quan trọng nhất nuôi dạy được các con trưởng thành. Các em tôi đều học đại học và trở thành các kỹ sư, dược sĩ.... với những mức lương cao ngất ngưởng





Căn nhà này khoảng 600m2 2 tầng 4 phòng ngủ ở khu Costa Mesa có giá hiện nay khoảng 1 triệu USD





























 
Ăn sáng xong, cả nhà ra khu Bolsa rồi trung tâm thương mại Phước Lộc Thọ của người Việt xem nó ra răng. Từ chỗ nhà thím tôi đến Bolsa khoảng 6 miles




Chạy một lúc thấy hai bên đường toàn biển tiếng Việt. Tiếc rằng đường phố bên này quá rộng, các nhà hàng, siêu thị bãi đỗ xe cũng quá rộng, nếu nó chật chội, nho nhỏ có khi nghĩ mình đang chạy xe ở Saigon




 
Thực ra thì trung tâm thương mại Phước Lộc Thọ cũng chẳng lớn lắm, có lẽ chỉ bằng chợ Đồng Xuân. Nhưng đây là nơi bà con người Việt tập trung và nó gần như là nơi lưu giữ quốc hồn của người Việt Hải ngoại. Em đến khá sớm có nhiều gian hàng chưa mở cửa nên cũng chẳng biết họ kinh doanh cái gì, đi ngó nghiêng một hồi rồi chui ra ngoài uống nước mía










Đang ngồi uống nước mía, vô tình gặp bà bác dâu đi chợ qua đây. Đúng là nơi tập trung của người Việt, ngồi một lúc không chừng gặp hết người quen










Ônh bác tôi là TS Luật, từng làm chánh án toà án dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, năm 75 ông đi sang bên này, nỗ lực học tập và thi được làm thẩm phán của Mỹ. Chính ông là người bảo lãnh cho chú, thím tôi qua bên này. Con cháu bác (các anh chị tôi) đều phát triển tốt người học thấp nhất trong nhà bác cũng phải có bằng Master còn lại toàn TS. Cá biệt có ông anh có 2 bằng TS và đang làm việc cho Nasa. Bác trai tôi mất năm ngoái, chỉ còn bác dâu





 
Từ Bolsa cả nhà tôi lại đi lên bệnh viện gần Los thăm ông chú đang bị bệnh nằm bệnh viện

Ông chú này tuy không phải họ hàng, nhưng là người bạn lớn của gia đình và cũng khá đặc biệt nên tôi xin phép viết vài dòng

Sinh ra ở Hải Phòng, chú đi du học từ khá sớm, từ năm 54 chú sang Pháp học tại đại học Sorbonne Paris và 10 năm sau lấy bằng tiến sĩ Physique (Vật lý) tại đó
Về Saigon được 2 năm chú lại sang Mỹ làm TS về chuyên ngành Transistor tại trường Đại học Princeton (Trường này thậm chí có những chuyên ngành còn được đánh giá cao hơn cả Harvard và Yale. Và luôn nằm trong top 3 trường của nước Mỹ). Sau đó chú ở lại giảng dạy tại khoa vật lý mà chính Albert Einstein vĩ đại đã từng giảng dạy tận những 20 năm
Sau đó chú sang Bell Labs nơi được coi là grand father của những phát minh về kỹ thuật của thế giới. Trung tâm này tuy chỉ có vài trăm người làm việc nhưng sở hữu tới 20 giải Nobel.
Nhưng tất cả những thứ CV khoa học đó chẳng là cái gì so với việc làm của chú sau khi về hưu.
Tưởng rằng về hưu chú sẽ hưởng cuộc sống yên bình với con cháu. Nhưng thế dek nào mấy ông Quân đội Nhân Dân Việt Nam tìm ra chú, họ khẩn thiết mời chú về giảng dạy tại Học viện kỹ thuật quân sự và quan trọng nhất là giúp cho quân đội VN nghiên cứu và sản xuất những sensors trong vũ khí.
Suy nghĩ mãi rồi chú cũng quyết định về Việt Nam khi đã gần 80 tuổi. Với 3 điều kiện:

- Không nhận lương hay bất cứ khoản thù lao nào khác
- Có 1 phòng thí nghiệm tiêu chuẩn Mỹ
- Bố trí nơi ăn ở

Đương nhiên các điều kiện được đáp ứng rất nhanh và mấy năm nay chú đã về Việt Nam làm việc.
Khi chú về rất nhiều các nhà khoa học ở Mỹ đều đặt dấu hỏi vì tại sao chú lại trở về Việt Nam giúp Cộng sản.
Chú trả lời họ: “Tôi không giúp CS, tôi giúp cho đất nước tôi để họ chống lại sự xâm lăng từ bên ngoài. Nước Mỹ của các ngài tốt thật, rất tốt, cái gì cũng tốt, nhưng không phải là Home land của tôi”
Nay đã gần 80, nhưng chú làm việc 60h/ tuần. Chỉ nghỉ mỗi chủ nhật, và cứ 3 tháng làm việc ở VN thì chú lại về Mỹ nghỉ 3 tháng
Tâm sự với tôi, chú tiếc nhất là mình không còn nhiều thời gian, tối đa chỉ 5 năm nữa, trong khi các dự án quốc phòng rất nhiều. Chú chỉ ước mình trẻ lại được 20 tuổi để support cho Việt Nam nhiều hơn.
Nhìn lại bản thân mình, nghĩ mà thẹn, suốt ngày phượt, phịch rồi đắm chìm trong beer rượu. Chẳng làm được cái gì giúp đất nước cả. Thôi đành chịu phận hèn. Chỉ biết ngưỡng mộ chứ không thể suy nghĩ là làm theo chú được



Bãi xe bệnh viện











 
Last edited:
Tiện thể em giới thiệu cái bệnh viện của tây với các bác xem nó khác BV của ta như thế nào


Cái đầu tiên là không thấy chen chúc gửi xe máy mà chỉ thấy bãi đậu ô tô. Mà lạ là đậu ô tô cũng free nữa







Thứ hai là chẳng thấy người nhà bệnh nhân đâu cả, nhóm nhà em vào thăm là đông lắm rồi. Cả BV cứ trợ mắt lên nhìn vì lạ. Bà thím quay ra cừoi và nói "We are big family" (Chúng tôi là gia đình lớn)







Cửa vào






Reception của bệnh viện


 
Ngay lối vào có khẩu hiệu to đùng, chẳng phải là lời vàng ý ngọc của bác Tơn mà lại là câu nói của Winston Churchill thế mới lạ. Đại ý là khuyên nhủ bệnh nhân "Thôi già rồi đằng nào cũng phải chết thì đem tài sản mà cho bớt đi"



Nói vui vậy thôi đây là câu nói nổi tiếng của cưu thủ tướng Anh "Chúng ta sống bởi những gì chúng ta nhận được, nhưng chúng ta làm nên cuộc sống bằng những gì chúng ta cho đi"








Ban giám đốc cái này giống VN. Hình như cũng có cả ông người VN nữa vì em nhìn thấy tên là Lawrence Tran, chắc họ Trần đây






 
Trước khi vào thăm bệnh nhân, có BS ra giải thích tình trạng của bệnh nhân và yêu cầu mặc áo bảo hộ và đi găng, chống lây bệnh từ người nhà sang bệnh nhân và ngược lại







 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,575
Bài viết
1,153,783
Members
190,132
Latest member
thetkenoithat
Back
Top