What's new

Bali - KL Sentral 02/2012 - 5 ngày 4 đêm và 9 triệu

Chị bạn hỏi "Bali có đẹp không em? Sao nhiều người ca ngợi Bali bất tận trời xanh", mình trả lời rất đơn giản "Em không biết sao, nhưng Bali cũng là nơi đáng để đi một lần trong đời đó chị"

Ngẫu hứng từ một đợt sales mạnh của Air Asia từ cuối tháng 03/2011 với giá kỷ lục: 70 USD khứ hồi chặng SGN - KUL và 70 USD khứ hồi chặng KUL - DPS, mình đã "cà thẻ" mua luôn 2 chiếc vé với 4 chặng bay để thực hiện ước mơ Bali. Mua xong vé rồi mới tự hỏi rằng "Mình đi Bali một mình hả ta? Mà lại là nơi thấp thỏm động đất, sóng thần, khủng bố nữa".

Không cam tâm "chết lẻ tẻ", mình dụ dỗ chị bạn đồng nghiệp cũ đi cùng, may sao chị ấy nhận lời với điều kiện "Em phải hỗ trợ chị đó nha, chứ chị không biết gì hết!". Nghe điều kiện cũng thấy hơi đuối, vì kỳ thực mình cũng có đi Bali bao giờ đâu? Nhưng lúc đó cứ ok gật đầu đại, cùng lắm thì "cái khó ló cái khôn" thôi mà.

Cặp vé cứ nằm yên vị trong email cho đến tháng 10/2011, mình đăng một topic rủ rê trên phượt và có một bạn nữ liên hệ. Trao đổi qua lại nhiều lần, bạn ấy quyết định mua 2 vé cùng giờ với chặng bay của mình để tham gia, vậy là thành 3 người. Người cuối cùng bị mình dụ khị chính là một nhỏ bạn học chung cấp 3, vậy là 4 đứa cùng nhau xách vali qua Bali.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Hana: viết nhanh lên chị ơi .................... Mong đợi khúc transit ở LCCT

Em đến kul lúc 10h30 mà 19h30 mới bay tiếp

Nhớ Besakit (đền mẹ) thật là hoành tráng
Nhớ sườn nướng Ubud

Húi hùi,bạn khơi gợi làm nhớ hải sản Jimbaran với baby guling quá!!!
 
@Kiên: Thui để chị viết sơ sơ về 7 tiếng transit ở Kuala Lumpur nhe, vì Bali còn chưa thể viết nhanh được, hehe. Đi chơi về một núi việc luôn, hic hic hic.

Đầu tiên để tiện cho việc đi chơi thì em nên gửi hành lý ở LCCT. Giá tiền là 18 RM cho hành lý nhỏ và 28 RM cho hành lý to, em coi chi tiết ở đây http://www.lcct.com.my/facilities/locker-and-luggage-storage. Trước khi gửi hành lý nó bắt bọn chị phải qua ga quốc nội soi hành lý rồi dán cái "security check" lên.

Gửi xong thì rảnh tay ra mua vé Sky bus giá 9 RM đi từ LCCT vào KL Sentral, có nhiều hãng bus cho em lựa chọn và giá tiền cũng khác nhau, nhưng nhìn chung Sky bus sạch và mới hơn những hãng khác. Từ LCCT vào KL Sentral mất khoảng 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi.

Khi đến KL Sentral em mua vé single journey bằng máy tự động, em chọn ga đến là KLCC để xem tháp đôi, nhét tiền mệnh giá 1 hoặc 5 RM vào máy, nó sẽ rơi ra cái gọi là "token" và tiền thối lại. Token là một đồng xu, em quẹt đồng xu này lên cổng vào y như quẹt thẻ EZ Link ở Singapore ấy. Khi đi đến nơi thì em nhét đồng xu vào khe nó sẽ tự mở cửa cho ra.

Ga KLCC sẽ là tháp đôi Petronas, trong này chủ yếu là các quầy hàng shopping, ra bên ngoài sẽ thấy được toàn cảnh tháp đôi, công viên và hồ nước cũng như tháp truyền hình... Từ KLCC em có thể theo bảng chỉ dẫn ở ga để đi đến Bukit Bintang, đây cũng là nơi chủ yếu để mua sắm. Hoặc em đi đền thờ hồi giáo, quảng trường độc lập... ở ga Masjid Jamek. Cách đi monorail cũng tương tự như MRT bên Singapore.

Đi lòng vòng chán rồi thì về lại KL Sentral và mua vé đi bus về LCCT. LCCT có cả phòng tắm thì phải, phù hợp cho ai ngủ bụi :D
 
Last edited:
Phong cảnh vùng quê Ubud rất thanh bình, trời nắng đẹp, tranh thủ dạo quanh những con đường làng gần nhà, có khá nhiều bungalow, cottages ở khu vực này, thậm chí có cả một bà người Pháp dắt chó đi dạo nữa.

attachment.php


Dường như cái gì ở Bali cũng có chút "nghệ thuật"

attachment.php


Các em chó Bali chân dài miên man nhé, người lại thon nữa...

attachment.php

Dạo qua lại một lát thì 8h30 Nick đến đón bọn mình. Mình đánh giá cao tinh thần làm việc đúng giờ cũng như uy tín của Nick, dù bọn mình chỉ book tour và trao đổi qua email, chưa hề có một khoản deposit nào nhưng Nick luôn nhiệt tình. Điểm đầu tiên ghé tham quan đó là nhà truyền thống của người Bali, trong đó có nhà bếp, nhà khách, nhà tổ chức tiệc cưới - tang lễ, người Bali cũng hay nuôi chó mèo để giữ nhà, cũng như nuôi cả nhím để... mần thịt.

Với vốn tiếng Anh lõm bõm, mình nghe và hiểu được những phong tục tập quán của người Bali, họ rất sùng đạo, cúng bái 3 lần mỗi ngày. Các pho tượng đá luôn được gắn những bông bụt đỏ rực rỡ cũng như quàng thêm những chiếc áo để tỏ lòng kính trọng. Người Bali truyền thống ăn bốc bằng tay phải. Khi họ qua đời xác sẽ được thiêu thành tro và rải xuống biển, họ không cất giữ tro cốt ở nhà hoặc trong đền thờ như người Việt Nam. Đám cưới thì toàn bộ chi phí sẽ do nhà trai chi trả (à há, phen này lấy chồng Bali sướng phết nhỉ?)

attachment.php


Sân nhà có giếng, là nơi để "do exercise"

attachment.php

Sau khi tham quan một dạo ngôi nhà truyền thống của người Bali thì bọn mình gửi tặng 5.000 Rp cho chủ nhà, và khi đưa tiền sẽ đưa bằng tay phải.

Em bé Bali có đôi mắt đen láy, mình thấy hầu như người Bali họ đều có đôi mắt đẹp với hàng mi cong vút, có lẽ lai chút của người Ấn.

attachment.php
 
Last edited:
Chị ơi, chị viết hồi ức mê thiệt đó, bùa yêu Cambodia và cái này nữa.
Tranh thủ viết tiếp chị ơi, thèm được như chị quá ah.
 
Bài bạn viết hay quá,rất bổ ích và hấp dẫn cho người đang có ý định phượt Malai _ Bali như mình .Rất mong được đọc bài tiếp theo của bạn .Thanks nhiều nhé
 
Sau khi "tận mục sở thị" đời sống của người Bali, Nick có hỏi ý kiến bọn mình về việc thích đi tham quan xưởng làm đồ bạc hay đồ gỗ, thế là bọn mình chọn đi xưởng gỗ. Trong quá trình hướng dẫn, Nick luôn đưa ra nhiều phương án cho bọn mình chọn lựa. Mà quả thật ở Ubud thì những tác phẩm mỹ nghệ luôn luôn hấp dẫn mọi du khách, nhất là bạn nào có ý định sẽ mở quán cà phê và đang săn lùng những vật dụng trang trí độc đáo.

Bọn mình được một người bản địa trình bày sơ khởi về những loại gỗ dùng làm nguyên liệu chế tác. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở xưởng thì tinh xảo hơn ở chợ và tất nhiên là giá cả cũng đắt hơn. Bọn mình trả giá gẫy lưỡi 100.000 Rp cho 4 chiếc vòng tay mà họ nhất định không bán, họ đòi 50.000 Rp cho một chiếc. Tuy nhiên một điều dễ thương hiếm thấy ở Sài Gòn mà bạn sẽ gặp rất nhiều ở Bali đó là: sau khi trả giá, dù bạn không mua nhưng họ vẫn niềm nở và vẫn nhiệt tình cho bạn đi tham quan một vòng xưởng.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


Còn đây là "hàng độc" nhá :D (Cấm trẻ em dưới 18 tuổi :LL)

attachment.php


attachment.php
 
Ở Bali đi đâu cũng dễ bắt gặp hình ảnh cổng vào với hai bên là hai pho tượng tượng trưng cho thiện và ác. Họ gắn hoa trên các pho tượng, những đĩa hoa rải rác bên dưới do những người phụ nữ Bali làm từ lá dừa rồi đặt nhiều loại hoa lên trên, sau đó thắp nhang để dâng cúng.

attachment.php


Mặt tiền chợ Ubud cũng giống với các khu chợ nho nhỏ ở Sài Gòn.

attachment.php

Chợ Ubud đông vui, rộn ràng và rực rỡ sắc màu sarong, tượng gỗ, đồ lưu niệm... Và một điều không thể tránh khỏi đó là bạn phải trả giá, 10 còn 3 là chuyện bình thường. Ban đầu bọn mình còn ngại ngùng, chắc tại do quen với văn hóa Việt Nam là trả giá thấp quá sẽ bị chửi nên sợ sợ, nhưng sau đó thì quyết định là cứ trả giá tích cực vào. Mình cũng phát hiện ra là người Bali hay có kiểu "first price" và "last price". Nếu bạn trả giá, họ không đồng ý, bạn vờ bỏ đi thì họ sẽ gọi lại và hỏi bạn "last price" là bao nhiêu, bọn mình thì cứ giữ nguyên cái giá đã trả, trừ khi có món gì đó thích quá mới đồng ý cò kè trả lên thêm chút đỉnh.

attachment.php


attachment.php


attachment.php

Bạn có thấy hàng cây tựa như cây nêu cong cong hai bên đường không? Đó gọi là cây Penjor - được làm từ tre trang trí trước cổng nhà với ý nghĩa xua đuổi tà ma.

attachment.php

"According to Ida Pedanda Gde Made Gunung, the high priest of Balinese Hindu people, penjor must be decorated with agricultural products, such as: rice, root vegetables and other vegetables that are used for our daily food for life and also offering to God" (Trích từ "Ubud Community" No.66/ February 2012)

attachment.php
 
Last edited:
Đối diện chợ Ubud đông vui là cung điện Ubud tôn nghiêm. Cung điện Ubud là một địa điểm nổi tiếng về nghệ thuật kiến trúc với những chi tiết trang trí cầu kỳ, từ mái vòm, cổng vào, tường bao đến từng hạng mục thờ cúng... là nơi ở của vua nhưng vua này không có quyền lực.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php

Còn đây là trung tâm dành cho khách du lịch muốn tìm kiếm thông tin, (không biết đúng không vì mình nhớ mài mại là thế :D), nằm cách chợ Ubud một đoạn khoảng 50m. Buổi tối bọn mình đi đạo ở đây thì thấy rất nhiều người bán vé xem Legong dance và Kecak dance.

attachment.php
 
Last edited:
Hình chị hanahan chụp đẹp quá :)
Mà chị cho em hỏi :
Vậy là theo giá chị ghi ở trên là anh Nick đưa chị đi từ khách sạn ở thị trấn Ubud sang khách sạn ở thị trấn Kuta luôn hả chị ?
 
@sam: Ừ đúng rồi em, kết thúc nửa ngày tour là Nick chở về tận Anucara luôn.

------------

Điểm đến tiếp theo của bọn mình là đền Tirta Empul - ngôi đền có ý nghĩa là "holy water". Đền Tirta Empul thờ thần Indra có 12 vòi nước vừa nuôi sống vừa chữa được bệnh cho mọi người. Vào ngày rằm tháng 4, hàng ngàn tín đồ đạo Hindu dầm mình xuống dòng suối ở đền này.

attachment.php

Giá vé vào Tirta Empul là 15.000 Rp/người. Bạn cũng cần chú ý là 3 vòi nước phía cuối là dành cho người đã khuất (điều này là do bác Nick tourguide thuyết minh cho bọn mình)

attachment.php


attachment.php


attachment.php

Ở sân trong của ngôi đền có nước nguồn trong xanh sủi bọt trong một cái bể hình chữ nhật thông qua một lớp trầm tích. Theo truyền thuyết của người Bali thì nước nguồn này được tạo ra bởi thần Indra khi thần đánh nhau với vua Mayadenawa. Và nguồn nước trong bể thì ấm chứ không nóng.

attachment.php


attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,545
Bài viết
1,153,592
Members
190,114
Latest member
vaota88
Back
Top