What's new

[Chia sẻ] Bali & Lombok (Indonesia): Biển, Văn hóa, Núi lửa - Máu và tro tàn.

Đãi "Vàng trắng" từ bãi Cát đen

1000011219.jpg

Kusamba, Bali

Nếu so sánh với quy trình làm muối ở Việt Nam thì công đoạn tưới nước biển lên cát đen chính là điểm khác biệt quan trọng và đặc trưng nhất. Cát đen có khả năng truyền nhiệt và giữ muối tốt. Khi nước biển bay hơi sẽ để lại tinh thể muối li ti bám vào cát.

1000011238.jpg

Bước 1: tưới nước biển lên cát đen. Lưu ý ở bước này là phải rưới đều, vừa đi vừa lợi dụng lực quán tính của 2 bầu nước để hất nước biển ra chứ không phải đổ ngập một chỗ. Mục đích chính là để nước biển chỉ thấm vào mặt cát một lớp vừa đủ.
1000011212.jpg

Bước 2: sau khi cát khô lại do nước biển đã bay hơi. Diêm dân sẽ dùng bồ cào để cào bung lớp cát đen đó lên.

1000011223.jpg

Bước 3: lớp cát đen (hòa lẫn với tinh thể muối) đó sẽ được diêm dân đem cho vào máng trong căn chòi. Chiếc máng có công dụng như một khay lọc nhằm làm tăng độ tinh khiết của muối.

1000011231.jpg

Bước 4: Diêm dân sẽ đổ thêm nước biển vào máng để cho nước biển chảy qua lớp cát đen và từ đó đi theo ống dẫn chảy xuống các thùng chứa được làm từ gốc thân cây dừa. Bước này được xem là bước quan trọng nhất vì nó quyết định nên chất lượng muối. Cát muối ở bước số 3 sẽ được nén vào máng với lực nén sao cho phù hợp. Nếu nén quá lỏng hoặc không nén, nước biển sẽ chảy qua quá nhanh mà không được lọc kỹ, còn nếu nén quá chặt thì ảnh hưởng đến tốc độ chiết xuất của nước biển. Chỗ này bạn nào là Barista hoặc hay pha cà phê là sẽ hiểu được ngay.

1000011232.jpg

Bước 5: Nước biển sau khi chiết xuất và thu được trong thùng chứa sẽ mang ra cho vào những khay dài thế này và chờ cho bay hơi. Thành quả cuối cùng chính là những hạt muối biển trắng lấp lánh và cũng là kết tinh của một quy trình truyền thống tỉ mẫn.​
 
Đãi "Vàng trắng" từ bãi Cát đen

1000011201.jpg

Căn chòi chứa hệ thống lọc nước biển, cũng là nơi chứa muối, nơi nghỉ ngơi và trưng bày sản phẩm cho ai đến xem và mua trực tiếp.

Nếu so sánh thì quy trình làm muối tại Kusamba có phần công phu và muối tạo ra sẽ có hương vị tinh tế hơn so với ở Việt Nam. Ở Kusamba, nghề làm muối không chỉ là mưu sinh mà còn gắn với tín ngưỡng Hindu, với những nghi lễ tạ ơn biển cả. Việc giữ cách làm truyền thống cũng là cách họ gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương.

1000011320.jpg

Sân phơi nước biển, trong điều kiện trời nắng lý tưởng là không cần che phủ, do những ngày mình ở Bali trời có mưa nên mới che lại.

Cát đen núi lửa chính là tác nhân quan trọng nhất tạo ra sự khác biệt. Muối sẽ dịu hơn, không mặn gắt và có hàm lượng khoáng chất cao hơn từ trong cát đen. Như bạn đọc có thể thấy trên ảnh, các máng phơi thật sự rất nhỏ do đó sản lượng muối thu được không nhiều. Rất khác so với sản lượng thu được từ các ruộng muối ở Việt Nam - ruộng muối quy mô lớn cho khả năng cung cấp sản lượng nhiều. Với quy trình làm hoàn toàn thủ công và sản lượng ít, nên giá cả muối Kusamba khá cao và thường được sử dụng để ăn trực tiếp cho các món ăn đòi hỏi chiều sâu vị giác (Gourmet salt). Cao ở đây ý mình là cao hơn so với muối Việt Nam thôi chứ không đến mức đắc đỏ, và ai cũng có khả năng mua được.

1000011202.jpg

Bãi biển này tuy là nơi làm muối, không ai lướt sóng, dạo chơi như lại là một trong những bãi biển mình thấy đẹp và thích nhất. Nếu phóng to mảng cát đen lên bạn đọc sẽ thấy những đốm trắng li ti chính là muối đấy.

1000011208.jpg

Ở thành phố ta gọi đây là view triệu đô.

1000011242.jpg


Là diêm dân thì nơi đâu cũng vất vả cả. Nyoman Warta - người vẫn ngày đêm gìn giữ nguồn năng lượng cổ xưa.
7 tháng 5 2025
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,471
Bài viết
1,147,657
Members
193,538
Latest member
RBTV777
Back
Top