What's new

[Hỏi đáp] Bảo hiểm du lịch ???

Hi các bạn, mình làm bên BlueCross, công ty nước ngoài thuộc tập đoàn Pacific Cross chuyên về bảo hiểm du lịch và sức khỏe. Vì là công ty nước ngoài với mạng lưới rộng khắp, thế mạnh của bên mình so với các công ty khác là khả năng liên kết với các trung tâm y tế khẩn cấp ở nước ngoài để tiến hành hỗ trợ khách hàng khi cần thiết. Các bạn nào có nhu cầu thì liên hệ với mình qua email sau nhé: [email protected]

Thank you.
 
Trước thì ham hố đi du lịch nước ngoài. Sau khi đọc xong thấy cũng sợ thật. Chả nói trước được điều gì. Mình thì không biết tiếng. Lúc bị sao lại không biết kêu ai
 
"Tiếp chủ đề này về mấy việc mà mấy bạn đã kể về những chuyện bực mình gặp phải khi mua bảo hiểm du lịch từ các hãng nội địa như BM, BV, AAA, Toàn Cầu...gì gì đó, mình viết tiếp lý do tại sao mình có kết luận số 3 ở bài trên như sau:

- Thứ nhất: Bảo hiểm du lịch là một loại hình rất riêng biệt, cách bán hàng và dịch vụ khác hoàn toàn với một sản phẩm bảo hiểm trong nước. Mình đảm bảo rằng kiếm một người có thể hiểu đúng sản phẩm này để tư vấn chính xác lại cho khách thì trong mấy ngàn nhân viên của BV, BM, AAA, BIC...gì đó chắc không được mấy người. Vì vậy, bạn mua xong đến lúc cần hỏi lại thì họ chả biết gì để giải thích cả.
- Thứ hai: Các công ty VN này không có đơn vị cứu trợ uy tín, hoặc ngay cả khi họ có đăng ký đơn vị cứu trợ là ISOS để quảng cáo trên sản phẩm, nhưng cách họ trao đổi thông tin với ISOS rất củ chuối do vậy bản thân đơn vị cứu trợ họ không có đủ danh sách khách hàng cập nhật để cung cấp cứu trợ kịp thời cho khách được. Một phần là vì hãng bảo hiểm cấp đơn du lịch thủ công, hai là chi nhánh văn phòng thì tràn lan, do vậy, dữ liệu khách hàng không có lưu trữ và luân chuyển hợp lý đến trung tâm cứu trợ. Hoặc hai là một số hãng bảo hiểm cũng thực sự củ chuối khi họ bán ra 1000 hợp đồng du lịch nhưng chỉ kê khai có khoảng 300 hợp đồng để tính phí trả lại với hãng cứu trợ thôi. Điều đó có nghĩa rằng khách thì nghĩ rằng mình sẽ được dịch vụ cứu trợ qua hotline, nhưng khi gọi vào hotline thì hotline chả biết khách là ai vì công ty bảo hiểm không có kê khai tên khách cho hãng cứu trợ biết. Vì vậy, một là hãng cứu trợ không cung cấp dịch vụ, hai là sẽ phải chờ đợi xác minh lòng vòng lại với hãng bảo hiểm, khách bị bỏ rơi luôn như ví dụ của bạn nào là thường xuyên xảy ra. Mình đã từng có kinh nghiệm thương đau khi giúp cho một khách hàng của mình đi Mỹ mua bảo hiểm của một BẢO gặp vụ này. Khách qua đến Mỹ bị thay đổi thời tiết nên đột ngột ngất xỉu, gọi cấp cứu đưa vào bệnh viên trọng vòng 2 ngày đã hết hơn 12KUSD. Lúc có việc, gia đình gọi cho cô nhân viên kinh doanh, cô ta chả biết tí gì để giải thích, gọi cho hotline thì hotline bảo đợi xác minh danh sách đã, rồi im luôn. Cuối cùng gia đình phải tự bỏ tiền ra điều trị chứ không thể nào đợi ISOS bảo lãnh thanh toán được.
- Thứ ba: Như trong trường hợp khách mà mình kể, do không có bảo lãnh thanh toán, nên gia đình phải nhờ công ty của người con gái đứng ra bảo lãnh thanh toán với bệnh viên giùm (nếu không họ bỏ ông già đó khỏi điều trị chắc chết luôn), gia đình thu thập toàn bộ hồ sơ về nhờ mình tư vấn làm thủ tục bồi thường giúp. Mình làm hồ sơ cực kỳ hoàn chỉnh giúp khách, nhưng vụ việc kéo dài cũng phải gần 3 tháng mới xong. Lý do các bạn ở BẢO giải thích là do hồ sơ bằng tiếng Anh, invoice không có con dấu....nên đưa lên sếp đọc không hiểu, đá qua đá lại không ai duyệt, rồi kế toán cũng sợ, không dám chi...Má ơi, mình nghe xong mà nổi khùng lên gây quá trời nên vụ việc mới xong, may mà hồ sơ bằng tiếng Anh đó, chứ nếu khách đi du lịch ở Ả Rập hay Campuchia chắc muôn đời hồ sơ ngâm luôn quá!

Vì vậy, đừng bao giờ mua bảo hiểm du lịch ở các hãng nội địa nhé!!!! Dù là người quen, người thân hay người nhà bạn làm trong những hãng bảo hiểm đó đi nữa, thì họ cũng không phải là người sẽ giải quyết sự cố cho bạn khi bạn ở bên kia. Thế nên, dù số phí bảo hiểm không bao nhiều, nhưng hãy chọn mặt gửi vàng trong việc này.

Còn về chi tiết cách sử dụng bảo hiểm du lịch, mình nghĩ có một điểm quan trọng nhất các bạn nên biết đó là: Nếu giả sử có sự cố xảy ra bên kia thì mình nên làm gì? Điều này ít khách được tư vấn cặn kẽ.

Mình vừa tìm được cái clip này, có một đoạn rất hay giới thiệu về cách sử dụng dịch vụ cứu trợ y tế và các cách bồi thường trong trường hợp điều trị ngoại trú, nội trú khá chi tiết. Có cả những đặc điểm về hủy đơn, hoàn phí hay miễn phí đơn gia đình gì đó khá cụ thể.

http://www.youtube.com/watch?v=XFvjP4l34YA

Đây là clip của ACE Insurance, hãng bảo hiểm Mỹ, một trong hai hãng hàng đầu cùng với AIG về bảo hiểm du lịch, thông tin rất chuẩn mực nên các bạn có thể tham khảo rất tốt. Phương pháp đặt mua cũng khá cụ thể và chi tiết trong clip này"

Chúc các bạn vui vẻ.

Cảm ơn bạn Moonle về bài viết quá hay, mình cũng bị kinh nghiệm thương đau về đòi bồi thường bảo hiểm du lịch với 1 hãng nội địa rồi, và đã từng cảm nhận dịch vụ bồi thường của ACE qua vụ tai nạn của đoàn khách bên mình ở Campuchia nên thấy đúng là hãng quốc tế và có kinh nghiệm họ làm khác thiệt. Mười mấy người bị tai nạn xe bus ở vùng đồng không mông quạnh tại Campuchia, gọi một cuộc về hotline là rầm rập các việc tiếp theo có trung tâm cứu trợ lo liền, bác sỹ bay qua tận nơi, xe cứu thương 5 chiếc điều đến ngay...hãng du lịch yên tâm hẳn. Trước giờ làm công việc mua bảo hiểm cho các đoàn khách mình cứ mua theo quán tính thôi, nhưng qua vụ đó thì thấy đúng là phải suy nghĩ kỹ về việc này. Sau đó thì đi chơi cá nhân với bạn bè hay gia đình mình đều mua bảo hiểm cùa ACE, lên trang web http://shopbaohiem.com mà mua online cực kỳ đơn giản và nhanh chóng. Sản phẩm của ACE khi mua cho cả gia đình hay mua cho người già trên 70 tuổi đều rẻ và lợi phí so với nhiều hãng khác, có cho hủy đơn hoàn phí 100% nếu không xin được visa...nói chung là okay để yên tâm mua. Anh chị em nào thích nghiên cứu kỹ hơn thì xem cái video ở link mà bạn Moonle có ghi đó, rất chi tiết.
 
Trước thì ham hố đi du lịch nước ngoài. Sau khi đọc xong thấy cũng sợ thật. Chả nói trước được điều gì. Mình thì không biết tiếng. Lúc bị sao lại không biết kêu ai

Theo em thấy thì đã đi du lịch thì trong hay ngoài nước đều có rủi ro cả thôi. Vấn đề là mua bảo hiểm để có người chia sẻ rủi ro với mình thôi (nếu có rủi ro thật và nếu công ty bảo hiểm mình chọn nó thật sự có ích vào những lúc đó). Nếu bác chọn các bên bảo hiểm có đường dây nóng của SOS thì họ sẽ cung cấp cho bác số của SOS có người Việt phụ trách luôn mà, chẳng phải lo tiếng. Mà em thấy bảo, gọi SOS họ hướng dẫn cho mình hết mà. Không cần lo rào cản ngôn ngữ :). Newbee như em, mới tập tành phượt nên cũng nhát lắm, đi đâu từ 100km trở lên là cũng xin tự đầu tư thêm cái bảo hiểm, không đáng là bao mà cũng an tâm hơn :p
 
Mình cũng hay mua BHDL bên ACE, mua online thấy cũng nhanh chóng và ơn Trời chưa dùng bao giờ.

Em thì chưa mua của bên ACE bao giờ, mà mua của thằng bạn bên Athena, nó quảng cáo có ISOS, nhưng cũng chưa có dịp gọi thử, ko biết trực thăng của các bác đó có đẹp không nữa :)))))
 
Em thấy đi du lịch trong nước đều nên mua bảo hiểm để đề phòng những rủi ro không đáng có xáy ra, phòng còn hơn tránh mà, nên bác ra nước ngoài đến một nơi xa xôi như thế bác nên chuẩn bị kỹ bao gồm cả bảo hiểm bác ạ
 
Ra nước ngoài kiểu mình đi phựot đã tích cóp tiền rồi nên rủi ro thì chấp nhận chứ tài chính ko kham nổi :((

Đi nước ngoài 3-4 ngày tốn ít nhất cũng 10t, phí bảo hiểm 200k thôi mà bạn. Tại sao phải chấp nhận rủi ro? Thế nào gọi là tài chính không kham nổi?
 
Bài viết rất hữu ích, mình đang quan tâm đến chủ đề này, rất hoan nghênh tinh thần chia sẻ của bạn, cố gắng phát huy
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,179
Bài viết
1,150,360
Members
189,939
Latest member
chuyengiatrimun
Back
Top