June
Đá bèo
Kiychu Lhakhang
Nói là đẹp nhất là nhất trên đất nước Bhutan nhỏ bé này thôi chứ nếu so sánh với những ngôi đền hay tu viện Phật giáo Mật tông dày đặc trên khu tự trị Tây Tạng hay ở Kham và Amdo ở Vân Nam, Tứ Xuyên hay Thanh Hải thì không so sánh được. Và có một điểm rất khác một số nơi ở Tây Tạng là đối với các đền thờ, tu viện ở Bhutan khách du lịch không bao giờ được chụp ảnh bên trong nên tôi không có bất cứ tấm ảnh nào chụp phía trong các ngôi đền hay tu viện.
Chỉ mất 15 phút chạy xe từ trung tâm Paro là tới Kiychu Lhakhang. Ngôi đền này cùng với Jamba Lhakhang ở Bumthang nơi chúng tôi cũng có dịp tới trong ngày thứ 8 của hành trình là hai trong 12 ngôi đền chính trong tổng số 108 ngôi đền (trong đó có Jokhang ở Lhasa) mà vua Songtsen Gampo của Tây Tạng đã cho xây trong 1 ngày để trấn con quỷ nữ gây cản trở cho Phật giáo mở rộng ảnh hưởng trên cả vùng Himalaya rộng lớn từ thế kỷ 7.
- Ảnh từ Internet-
Như chúng ta cũng đã biết Jokhang- ngôi đền linh thiêng bậc nhất của Tây Tạng nằm ở Lhasa chính là ngôi đền trấn trái tim của nữ quỷ. Kyichu Lhakhang trên đất Bhutan ngày nay chính là ngôi đền xưa kia được vua xây dựng để trấn giữ bàn chân trái còn Jamba Lhakhang ở Bumthang có nhiệm vụ trấn giữ đầu gối trái của nữ quỷ. Vì thế hai ngôi đền này được coi là cổ xưa và linh thiêng nhất Bhutan. Thêm nữa là chúng cũng cất giữ những báu vật quốc gia của đất nước này.
Cấu trúc của Kiychu có 2 phần
Ngôi đền bên trái là Jowo Lhakhang với gian nhà nhỏ nguyên gốc từ thế kỷ thứ 7 và được coi là khu vực linh thiêng nhất.
Chỉ thêm 40 ngày nữa từ ngày chúng tôi đứng ở nơi chốn này những cây đào trụi lá kia đã bừng lên sắc hoa tươi đẹp của mùa xuân.
Trước bậc thềm vào Jowo Lhakhang này chúng tôi phải cởi bỏ dép, cất toàn bộ máy ảnh, máy điện thoại có bộ phận ghi hình
Một gian phòng của Jowo Lhakhang cất giữ một bức tượng Phật Thích Ca được chế tác cùng thời gian với bức tượng Jowo Rinpoche đang ở Lhasa cùng tượng hai vị tôn giả đệ từ của Người. Ngày hôm ấy rất may mắn vì tôi được chiêm bái bức tượng Jowo Sakyamuni rất gần nhờ có một đoàn khách địa phương tới làm lễ, cánh cửa của căn phòng này mới mở ra cho khách du lịch nước ngoài. Tôi có thể cảm nhận được rõ rằng bậc sàn gỗ trước bức tượng đã lõm xuống vì không biết có bao nhiêu thế hệ người Tây Tạng và Bhutan đã quỳ rạp mình để đảnh lễ trước Đức Phật ở đó.
Ngôi đền bên phải là Guru Lhakhang được Hoàng Hậu Ashi Kezang Choden Wangchuck cho xây dựng năm 1968. Lịch sử Phật giáo của Bhutan gắn liền với tên tuổi của Liên Hoa Sinh (Guru Rimpoche), một nhân vật gắn liền với lịch sử Phật giáo phái Ninh Mã của miền Đông Tây Tạng và "vị Phật thứ hai" này cũng đã từng có thời gian thiền định tại Kiychu này vào thế kỷ 8. Phía trong Guru Lhakhang, đền thờ bên tay phải thì có một bức tượng cao tới 5m của Liên Hoa Sinh và Tara đỏ.
Chúng tôi bước ra ngoài sân, nắng chan hoà và cảnh vật thật bình yên. Dọc lối đi là hàng chuyển kinh luân bằng gỗ
Đi một vòng kora quanh Kiychu trở lại sảnh chính tôi đã thấy thêm nhiều khách đến. Nếu ở sân bay chúng tôi mới chỉ thấy những bộ Gho rất nhã nhặn của các bác tài và hướng dẫn viên ra sân bay đón khách thì ở đây và sau này ở mọi nơi công cộng chúng tôi đã kịp ghi lại hình ảnh của vô cùng nhiều màu sắc đẹp đẽ nhất của những bộ Gho và Kira, trang phục truyền thống của người Bhutan
Nói là đẹp nhất là nhất trên đất nước Bhutan nhỏ bé này thôi chứ nếu so sánh với những ngôi đền hay tu viện Phật giáo Mật tông dày đặc trên khu tự trị Tây Tạng hay ở Kham và Amdo ở Vân Nam, Tứ Xuyên hay Thanh Hải thì không so sánh được. Và có một điểm rất khác một số nơi ở Tây Tạng là đối với các đền thờ, tu viện ở Bhutan khách du lịch không bao giờ được chụp ảnh bên trong nên tôi không có bất cứ tấm ảnh nào chụp phía trong các ngôi đền hay tu viện.
Chỉ mất 15 phút chạy xe từ trung tâm Paro là tới Kiychu Lhakhang. Ngôi đền này cùng với Jamba Lhakhang ở Bumthang nơi chúng tôi cũng có dịp tới trong ngày thứ 8 của hành trình là hai trong 12 ngôi đền chính trong tổng số 108 ngôi đền (trong đó có Jokhang ở Lhasa) mà vua Songtsen Gampo của Tây Tạng đã cho xây trong 1 ngày để trấn con quỷ nữ gây cản trở cho Phật giáo mở rộng ảnh hưởng trên cả vùng Himalaya rộng lớn từ thế kỷ 7.
- Ảnh từ Internet-
Như chúng ta cũng đã biết Jokhang- ngôi đền linh thiêng bậc nhất của Tây Tạng nằm ở Lhasa chính là ngôi đền trấn trái tim của nữ quỷ. Kyichu Lhakhang trên đất Bhutan ngày nay chính là ngôi đền xưa kia được vua xây dựng để trấn giữ bàn chân trái còn Jamba Lhakhang ở Bumthang có nhiệm vụ trấn giữ đầu gối trái của nữ quỷ. Vì thế hai ngôi đền này được coi là cổ xưa và linh thiêng nhất Bhutan. Thêm nữa là chúng cũng cất giữ những báu vật quốc gia của đất nước này.
Cấu trúc của Kiychu có 2 phần
Chỉ thêm 40 ngày nữa từ ngày chúng tôi đứng ở nơi chốn này những cây đào trụi lá kia đã bừng lên sắc hoa tươi đẹp của mùa xuân.
Trước bậc thềm vào Jowo Lhakhang này chúng tôi phải cởi bỏ dép, cất toàn bộ máy ảnh, máy điện thoại có bộ phận ghi hình
Một gian phòng của Jowo Lhakhang cất giữ một bức tượng Phật Thích Ca được chế tác cùng thời gian với bức tượng Jowo Rinpoche đang ở Lhasa cùng tượng hai vị tôn giả đệ từ của Người. Ngày hôm ấy rất may mắn vì tôi được chiêm bái bức tượng Jowo Sakyamuni rất gần nhờ có một đoàn khách địa phương tới làm lễ, cánh cửa của căn phòng này mới mở ra cho khách du lịch nước ngoài. Tôi có thể cảm nhận được rõ rằng bậc sàn gỗ trước bức tượng đã lõm xuống vì không biết có bao nhiêu thế hệ người Tây Tạng và Bhutan đã quỳ rạp mình để đảnh lễ trước Đức Phật ở đó.
Ngôi đền bên phải là Guru Lhakhang được Hoàng Hậu Ashi Kezang Choden Wangchuck cho xây dựng năm 1968. Lịch sử Phật giáo của Bhutan gắn liền với tên tuổi của Liên Hoa Sinh (Guru Rimpoche), một nhân vật gắn liền với lịch sử Phật giáo phái Ninh Mã của miền Đông Tây Tạng và "vị Phật thứ hai" này cũng đã từng có thời gian thiền định tại Kiychu này vào thế kỷ 8. Phía trong Guru Lhakhang, đền thờ bên tay phải thì có một bức tượng cao tới 5m của Liên Hoa Sinh và Tara đỏ.
Chúng tôi bước ra ngoài sân, nắng chan hoà và cảnh vật thật bình yên. Dọc lối đi là hàng chuyển kinh luân bằng gỗ
Đi một vòng kora quanh Kiychu trở lại sảnh chính tôi đã thấy thêm nhiều khách đến. Nếu ở sân bay chúng tôi mới chỉ thấy những bộ Gho rất nhã nhặn của các bác tài và hướng dẫn viên ra sân bay đón khách thì ở đây và sau này ở mọi nơi công cộng chúng tôi đã kịp ghi lại hình ảnh của vô cùng nhiều màu sắc đẹp đẽ nhất của những bộ Gho và Kira, trang phục truyền thống của người Bhutan