Xin lỗi mọi người vì để câu chuyện gián đoạn hơi lâu do thời gian qua tôi hơi lu bu một chút, lễ nghỉ nên tranh thủ tiếp tục bài viết của mình và hi vọng pà con có cái giải trí
Phần 3: Tản mạn văn hóa
Đêm đó, qua lời kể của U.N sau hơn 8 tháng sống ở đây, tôi biết thêm những thông tin đáng buồn về người Việt ở Malay và lờ mờ hiểu ra vì sao gã đàn ông tôi gọi nhầm số đó lại đối xử với tôi như vậy. Phần lớn người Việt Nam ở Malay thì nam làm công nhân và nữ sang “đứng đường”, hơn nữa lối cư xử của người Việt đã làm mất lòng hầu hết người dân địa phương. Ở đâu có người Việt sinh sống, khu đó mất sạch chó mèo cũng như trái cây. Nghe bạn kể và qua quá trình quan sát trong thời gian ở đây, tôi mới thấy cơ sở vật chất thì có thể ngày nào đó Việt Nam có thể xây dựng nhưng phẩm chất, suy nghĩ của một thế hệ thì không thể ngày một ngày hai mà hình thành . Ở Malay, những khu vườn trái cây chín đỏ nhưng người ta không hái vì suy nghĩ đơn giản là nó không thuộc về họ. Còn việc tranh chấp, giành giật không chịu xếp hàng, ra đường bấm còi inh ỏi của người Việt khi kẹt xe được coi là rất xa lạ với văn hóa của nước này. Rượu bia ở Malay rất đắt đỏ và đa số dân Malay theo đạo Hồi nên tôi không được đưa vào văn hóa đời sống cũng như văn hóa kinh doanh như các doanh nghiệp Việt Nam thường làm và tôi nghĩ việc đó cũng góp phần không nhỏ vào giảm bớt tệ nạn ở nước này. Người Hoa chiếm tỉ lệ cũng khá đông ở Malay và họ là tầng lớp làm kinh doanh khá giỏi, chăm chỉ và kiếm được nhiều tiền ở Malay nhưng chính phủ Malay vẫn ưu tiên mọi lợi ích cho dân Malay chính gốc trước( trong việc mua nhà, trường học,..), gây nên sự bất bình âm ỉ trong cộng đồng người Hoa ở đây và vì thế họ càng làm việc chăm chỉ hơn để khẳng định mình.
- 21/1: Thức ăn ở Malay như nhiều lời đồn đại của các bạn đi du lịch trước đây thì quả thật không dễ nuốt. Tôi vốn dễ tính trong chuyện ăn uống nhưng quả thật không mê nổi các món ăn không rau ở đất nước này. Ngày thứ hai ở đây, tôi được sếp U.N- 1 người Hoa thành đạt điển hình của đất Malay- chở đi ăn trưa với món bak kut teh nổi tiếng ở Malay. Tốc độ lái xe ở đây thật đáng mơ ước nhưng tôi lại bị say xe vì tốc độ quá nhanh và thời tiết khá nóng ở Malay. Có lẽ vì thế mà món Bak kut teh vừa được bưng lên, ngào ngạt mùi thuốc bắc và thịt heo hầm là tôi chạy mất dép.
Súp Bak Kut Teh nghĩa là thịt xương trà và trong một nồi Bak Kut Teh có rất nhiều sườn heo, nước xương hầm chung với các loại thảo mộc, gia vị (hồi, quế, đương quy, hành tỏi...). Ngoài ra, người nấu Bak Kut Teh có thể thêm nấm, rau diếp, một vài miếng tàu hũ chiên (đậu phụ rán). Món súp này còn có tên gọi khác là món sườn trà và thường dùng với cơm hoặc cháo quẩy. Nhìn quanh quán thấy ai cũng gọi món này tôi phần nào hiểu được sự nổi tiếng và" độ phủ sóng" của món ăn này ở Malay.
2 ngày không có rau vào bụng, liếc sang bàn bên cạnh thấy có dĩa rau cải thìa xanh mướt mờ, thế là tôi hí hửng order ngay 1 dĩa rau luộc như vậy nhưng kết quả là bác chủ quán luộc xong rưới nguyên chén nước tương đầy dầu lên và tôi ngậm ngùi ráng nuốt. Đúng như lời cảnh báo, các món ăn trong quán người Hoa khá béo và nhiều dầu mỡ.
Một chuyện cần lưu ý là ở Malay việc mua thuốc cần phải có toa của bác sĩ chứ không phải như bán rau ở chợ kiểu bên mình nên việc chuẩn bị các loại thuốc cơ bản cho chuyến du lịch đến đất nước này( dầu gió, thuốc chống nôn, thuốc cảm, thuốc đau bụng,…) vô cùng cần thiết. Còn wifi lại càng khó kiếm vì các gia đình ở đây đều có internet rồi nên nơi công cộng rất khó tìm thấy dịch vụ này( ngoại trừ sân bay và một vài quán cà phê sang trọng, Mc Donald,..).
Phần 4: Bị cấm bay từ Malay sang Sin, khốn đốn tìm cách khác
Chiều, 2 đứa đi bus lên KL Sentral – trung tâm mua sắm đồng thời là nơi tập trung tất cả các quầy giao dịch để mua vé sử dụng phương tiện giao thông công cộng( xe buýt, Komutek- tàu hỏa dưới mặt đất, LRT- tàu trên không, KLIA- tàu siêu tốc, máy bay). Trong các loại phương tiện công cộng thì Komutek là rẻ nhất nếu địa điểm mình cần tới gần trạm xe lửa, nếu đi xe buýt thì phải biết chính xác số xe mình cần đón hoặc có thể hỏi quầy tư vấn nhưng quả thật không chắc chắn. Vì phương tiện giao thông công cộng ở Malay cực kỳ phát triển nên việc di chuyển bằng tàu và bus luôn là ưu tiên số một nếu muốn có chuyến du lịch rẻ.
Từ KL Sentral, tôi và U.N bắt sky bus do đã mua vé online( xe này đậu ở dưới hầm, màu đỏ và có chữ Sky bus), khi lên xe thì mình trình air ticket và boarding pass cho họ xem là được). Như đã đề cập ở trên, book online cho giá vé bus rẻ hơn( 5RM)so với mua trực tiếp(8-10RM) để ra LCCT. Hai đứa đến LCCT mới có 6 giờ hơn, vậy là nhẩn nha ngắm cảnh vì giờ bay trong vé là 10 giờ 30. Đến 9 giờ tối, 2 đứa đi thẳng qua cửa khẩu nhập cảnh và chỉ còn một việc duy nhất là đến bàn document check để người ta đóng dấu verify thì rắc rối xảy ra mà tất cả chỉ do số 2 đứa đen và ý định đi bus từ Sin về Melaka nên không mua vé khứ hồi.
2 nhân viên của Air Asia hôm đó là 2 mụ người Ấn Độ( 1 to béo và 1 ốm nhách, cố bôi son trát phấn để trông dễ coi nhưng không che dấu được sự thật về nhan sắc của họ, nhất là sau khi họ có những hành động quá đáng như hôm đó) kiểm tra vé của U.N và khăng khăng đòi vé khứ hồi từ Sin về Malay. U.N đã có work permit ở Malay nhưng họ vẫn kiên quyết không chịu và khăng khăng đòi tụi tôi phải mua vé khứ hồi của Air Asia với giá 250-300RM . Một cái giá điên khùng trong khi vé đi 2 đứa mua có 79RM/vé thì tất nhiên tụi tôi hiểu là đang bị ép và gặp rắc rối với luật nhập cảnh của Singapore đối với cư dân là người Việt Nam.X(
Người Việt Nam đã làm gì để bị áp luật như vậy và đặc biệt con gái Việt Nam khá bị kỳ thị khi có ý định nhập cảnh sang Sin. Điều bực mình là nếu Air Asia đã bán vé một chiều thì nó phải có trách nhiệm chở người mua đi, còn việc bị từ chối nhập cảnh là chuyện của hải quan Singapore. Cãi lý với hai mụ đó không xong, đồng hồ đã chỉ 10 giờ thì 2 mụ đó bảo bus ticket cũng ok nhưng lúc đó vào mạng để mua bus online cũng không được vì wifi LCCT quá tải. 10 giờ 30, Cánh cửa ra máy bay đã đóng lại và 2 đứa lủi thủi chui xuống phòng hải quan Malay hi vọng giải quyết được vấn đề. Hải quan Malay cực kỳ ngạc nhiên khi gặp tình huống như vậy nhưng họ cũng bó hand và chỉ tụi tôi xuống gặp phòng tư vấn khách hàng của Air Asia. Tất nhiên Air Asia không giải quyết mà tôi chắc là tụi Air cố tình không muốn giải quyết mặc dù tôi đã trình vé khứ hồi từ Malay về Đà Nẵng vào ngày 30/1. Bọn Air nhất định đòi phải có vé khứ hồi từ Sin về Malay vì thực chất chỉ là đổ trách nhiệm cho khách hàng mà thôi. Sau một hồi cò kè và lôi hết khả năng năn nỉ, lý lẽ, tụi Air cũng đồng ý để 2 đứa sáng mai bay như những khách hàng trễ chuyến nhưng phải show vé khứ hồi cho họ và trả thêm 100RM/vé. Kinh nghiệm xương máu này có lẽ rất có ích với những ai hay gặp vận đen, muốn qua Sin vì hôm sau Dung cũng theo lộ trình như tụi tôi từ Malay qua Sin thì không hề gặp chuyện đòi trình vé khứ hồi của tụi Air Asia.(NO)