What's new

[Chia sẻ] Bình bịch trên nóc nhà thế giới

Bình bịch trên nóc nhà thế giới!

----------

Mình viết và up bài này để xin cảm ơn các bạn đi trước đã tỉ mỉ chỉ dẫn trong các topic trước về Nepal. (Bài này cũng chia sẻ trên box dulich, không biết có sao không?)

----------


…Trong những dịp lang thang trước đây trên đất nước Trung Hoa rộng lớn, cứ mỗi lần ngắm những dặng núi tuyết mênh mông cao vút nơi đường chân trời phía Tây, tôi đều tự hỏi, đằng sau dãy núi cao vút – nóc nhà thế giới ấy là gì? Liệu có phải một Shangri-La – miền thiên đường?

Shangri-La của người Trung quốc mà tôi đã đến, đẹp thì cũng đẹp, lạ thì cũng lạ, và cũng đôi lúc nhớ nhớ về nó, nhưng hẳn không thể là Shangrila theo đúng nghĩa của nó. Người Tạng nơi Trung hoa vẫn đâu đó một nỗi buồn thăm thẳm, nhìn về dãy núi cao tít đằng kia, đau đáu như thể thiên đường của họ đã ở đâu đó chứ không phải là cái tên đặt trên bản đồ du lịch...

… Câu trả lời đang được mở ra đây. Vẫn dãy núi cao ấy, thậm chí còn nhìn thấy đỉnh đen sẫm cao nhất của Everest hiện ra trong ô cửa nhỏ bé của máy bay. Độ cao đang ngang ngang với Everest đằng kia, tuy thế, lần này dặng núi cao không nằm phía Tây xa xa đường chân trời mà ở ngay đây - Đông Bắc – tôi đã ở bên kia của dãy núi. Nhìn xuống dưới, thung lũng Kathmandu mờ mờ ẩn ẩn trong làn sương mờ hay làn bụi bặm nổi tiếng. Shangri-La ở đây sao?

Hành trình Nepal mà Taybacgroup đã lên lịch từ sau Tết 2009 hóa ra khá là trắc trở. Từ kế hoạch ban đầu với 8 người tham gia, vì đủ loại lý do giờ chỉ còn có 2 người. Nhưng rút cuộc thì 2 người vẫn đủ thành một đội có tiền đội – hậu đội, dù tiền đội lái xe và hậu đội ngồi sau xe, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm thực hiện kế hoạch khám phá đất nước nhỏ bé nhưng cao vút này bằng xe máy.

So với chuyến cào cào Mông cổ năm ngoái, chuyến này chúng tôi cũng gặp khá nhiều thuận lợi, đó là đã có rất nhiều bạn đi Nepal và viết lại khá cặn kẽ và chi tiết. Hơn nữa, đất nước này kiếm ngoại tệ nhờ du lịch nên dịch vụ cũng sẵn. Tuy thế, cũng chưa có bạn nào đi vòng quanh Nepal bằng xe máy nên cũng phải lập kế hoạch cẩn thận.

Nepal là điểm-đến-trên-đường của hầu hết các du khách Việt Nam. Thường là một hành trình Tây tạng về qua Nepal, hoặc là Ấn độ vòng lên Nepal.

Chúng tôi thi không thế, quyết dành 2 tuần chỉ lang thang ở đây và coi nó là một đích đến chứ không chỉ là một điểm ghé qua. 10 năm trước, tán gẫu với mấy chú Tây lang thang vòng quanh thế giới, chúng đã tấm tắc khen Nepal như một trong những điểm đến đẹp nhất thất giới. Thật vậy sao? Muốn biết thì tự mình phải nhìn tận mắt!

----------

Bộ quần áo xe máy mang cờ Việt nam và Nepal

P1010680.JPG


Đường chân trời xa xa... Nóc nhà thế giới bồng bềnh trong mây, liệu dưới lớp mây dầy đặc kia có phải là một "Shangrila"?

P1010709%20%5B800x600%5D.JPG
 
Đón chờ bài viết của bạn tabalo, cuối cùng cũng đã lên phượt ^^ sắp tới mình cũng phấn đấu theo tinh thần của bạn hoàn thành nốt mấy bài về Nepal. Mình thấy càng nhiều chia sẻ càng tốt chứ, góc nhìn sẽ đa chiều hơn, và đặc biệt chưa (hoặc giả có nhưng chưa post) có ai đi Nepal bằng xe máy cả :D

P.S: áo của bạn hình như mang theo rồi thêu cờ ở Thamel đúng ko nhỉ :D mấy miếng cờ đó họ có đủ cả, chất liệu dày và tốt, đường may rất khá, mình cũng ưng lắm, thế mà lúc về lại quên ko mua 1 cái áo thêu đôi mắt Phật và cờ nước bạn, giờ nghĩ lại vẫn tiếc ...
 
Thấy Yilka viết nhiều quá, nợ bài này chưa hoàn thành nốt, thôi cố trong tháng 3 này là xong nhé.

Chào Hymalaya.

Rời khỏi sân bay Bangkok đẹp như khách sạn 5 sao, Thái airway đưa chúng tôi 3 tiếng bay trên những vùng đất trơ trọi của Myanmar, những vùng biển xanh óng ả của Ấn độ. Rồi rặng Himalaya hiện ra dưới cánh máy bay mà đỉnh Everest là một trong những đỉnh núi lô xô dưới kia chỉ hơn kém nhau khoảng 1mm trong ống kính máy ảnh của chúng tôi. Đỉnh núi mà bao nhiêu nhà leo núi chuyên nghiệp và không chuyên đã ám ảnh với giấc mơ chinh phục tới mức cứ 5 người leo lên đến đỉnh thì 1 một người phải bỏ mạng. Tôi đọc lại câu chuyện của một chàng ba-lô người Việt đã tiếc không bỏ ra 160 USD bay vòng quay đỉnh núi và hẹn rằng mình nhất định phải bay trên đỉnh núi này như chúng tôi đã bay trên Grand Caynon ở bang Arizona khi đến Mỹ. Đó là cách tốt nhất để chiêm ngưỡng đỉnh núi cao nhất thế giới 8848m khi mình chưa thể chinh phục bằng chân.

(Từ Việt nam có thể nhiều hành trình tới Kathmandu nhưng tính đi tính lại, chúng tôi vẫn chọn ThaiAirway. Tuy đắt hơn chừng 100 USD nhưng đổi lại, đặt vé đổi chuyến đều dễ dàng, đơn giản, giờ bay cũng khá phù hợp. Vé máy bay là chi phí lớn nhất trong chuyến đi này, khoảng 800 USD
Hà nội – Bangkok 20.30 – BKK – Kath 10.30 hôm sau.
Có những chặng bay sau tới Kath
Hanoi - BKK - từ đây đi bằng TG hàng ngày , Nepal Airlines - thứ 2-4-6, hoặc đi tiếp qua India ( Transit Delhi hoặc Kolkata ...transit mất chắc thêm ngày nữa
Hanoi - Hong Kong , HK - Kath ,Nepal airlines, tuần 2 chuyến
HN-KL, KL-Kath, Nepal Airlines )

Khác xa với sân bay Thái lan hiện đại và mới tinh khôi, sân bay Kathmandu nhỏ hơn. Số máy bay lớn đậu trên sân bay chỉ khoảng chục cái (tiếc là chưa thấy màu xanh quen thuộc của Vietnam Airlines). Có vài chục cái trực thăng và máy bay cỡ nhỏ của các hãng bay phục vụ du khách chinh phục Everest bằng mắt. Nhà ga sân bay Kathmandu là một ngôi nhà cao 2 tầng xây bằng gạch mầu nhựa thông, không trát vữa. Kiến trúc nặng nề khiến ta dễ liên tưởng đến một tòa án hay một nhà tù.Tường gạch được làm bóng. Ưu điểm của sân bay này là họ tuân theo cách xây dựng truyền thống của Nepal với tường gạch trần trụi sau này chúng tôi gặp lại rất nhiều trên đường đi khám phá Nepal. Xe bus đưa chúng tôi chạy qua sân bay một chút xíu và dừng lại cạnh một đống gạch ngổn ngang. Nếu không có biển Immigration bên cạnh khó có thể nghĩ rằng nơi đó là lối vào làm thủ tục nhập cảnh.

Khách du lịch xếp hàng dài chờ xin visa. Dù không đông khách du lịch lắm nhưng thủ tục hải quan làm rất chậm. Thỉnh thoảng mấy chị nhân viên lại đưa chen ngang hồ sơ của khách quen vì thế càng chậm hơn. Visa cửa khẩu đơn giản và dễ dàng như bán vé xem phim ở trung tâm chiếu phim quốc gia, 25 USD cho visa 15 ngày trở xuống, 35 USD cho visa 3 tháng – bác nhân viên - trông chả có vẻ gì là nhân viên công lực gác cổng quốc gia mà giống ông bảo vệ ở trường Tiểu học – dán cho một cái tem vào hộ chiếu rồi khóat tay, xong rồi – làm mình ngẩn ra. Vợ mình tranh thủ đi trước đã nhập cảnh xong từ lúc nào mà hộ chiếu và visa của vợ mình vẫn đang cầm đây. Cứ lừ lừ đi qua cửa nhập cảnh cũng chả chú nào hỏi gì! Hôm về còn buồn cười hơn, đang đứng xếp hàng để làm xuất cảnh tự dưng thấy một gia đình Tây vợ chồng con cái tay xách nách mang đi ngược từ khu cách ly – tức là đã xuất cảnh rồi ra ngoài xếp hàng lại. Té ra là gia đình này thấy cửa chả có ai gác đi vào tận trong mới hoảng hồn nhận ra là sắp đến cửa ra máy bay rồi – cũng chả ai buồn hỏi gì nữa.

Đi sang khu lấy hành lý mới ngộ. Cả đoàn đi lòng vòng nhìn qua cửa kính thấy đồ của mình mà chả biết cửa đâu để mà qua. Té ra cái cửa nó bé tí như cửa ra vào nội bộ của nhân viên. Ai cũng phải ngớ người ra khi được chỉ qua cái cửa tò vò ấy, về sau, mới biết cửa bé tí là lối kiến trúc của người Nepal. Nhà ga sân bay thật nhỏ, chỉ có 2-3 đường nhận hành lý. Nhà vệ sinh cũng nhỏ và không thật sạch sẽ lắm. Bắt đầu thấy mùi dầu hồi đặc trưng của người Nepal và Ấn độ.

Máy bay nhỏ tí này sắp leo Everest đấy:

P1030515.JPG


Còn máy kéo là để kéo cho máy bay cất cánh

P1030520.JPG


Mình thì lụi cụi kéo đồ cho cả chuyến đi của hai vợ chồng bằng xe cút kít, sân bay bé tẹo teo.

P1010720.JPG


----

Yilka ơi cờ trên áo gắn ở VN mang qua đấy.
 
Dải mờ mờ của ở thung lũng Kathmandu mà từ trên cao nhìn xuống đã nhìn thấy thật ra là tập hợp của khói, sương, bụi – đặc sản mà du khách đến Kathmandu đều không thể không nhận ra. Ra khỏi máy bay là đã cảm thấy ngay cái màn khí đùng đục ấy rồi.

Đón chúng tôi ở cửa sân bay là chủ nhà nghỉ Avalon, người được anh bạn đến Nepal tháng trước giới thiệu là rất nhiệt tình. … Đi cùng là anh chàng lái xe tóc xoăn, râu quai nón, da mầu xám chì, có vẻ mặt đặc trưng thanh tú, mũi cao, dài của người Nepal và người Ấn độ. Anh chàng dùng một ngón tay móc vào cái lỗ trước đây từng là ổ khóa, nhấc cốp xe lên giúp chúng tôi cất hành lý, rồi đập phành phạch mấy phát vào cửa xe nhưng cậy mãi không ra nên hai vợ chồng đành chui qua một bên cửa. May mà chạy mùa này khô ráo chứ không phải đi mua áo mưa.

Người chủ khách sạn đeo lên cổ chúng tôi hai vòng hoa cúc vạn thọ với lời chào mừng đến Nepal. Mùi hoa vạn thọ theo chúng tôi suốt con đường rong ruổi trên chiếc xe cũ, cánh cửa long xòng xọc. Xe này không ai dám chạy ở Việt Nam vì ngượng chết!

Con đường từ sân bay chạy về Kathmandu chưa đầy 20km dọc qua những con đường đầy bụi, đầy xe máy phân khối lớn và xe ô tô cũ. Rất nhiều người dân Nepal lên xuống những chiếc xe khách tróc sơn, cửa ra vào hoen gỉ. Nó gợi nhớ cho tôi những chiếc xe khách vô cùng cũ kỹ những năm 80 ở Việt Nam.

Kathmandu cũng giống Hà nội ở chỗ là một thành phố xây dựng. Ở đâu cũng thấy gạch cũ gạch mới xếp hàng đống. Cát chất đống và bay khắp nơi. Đường khấp khểnh ổ gà, ổ voi, ổ trâu. Nhưng phải nói Kathmandu bụi hơn và lộn xộn hơn nhiều. Nepal cũng giống Ấn độ, theo giao thông của người Anh là đi bên trái đường. Người lái ô tô thì ngồi bên phải. Hoàn toàn ngược với Việt Nam.

Từ sân bay về trung tâm thành phố chỉ chừng dăm cây, đường đặc xe, người, khói, bụi. Dân ta cũng chả có lạ gì lắm với cảnh kẹt xe tắc đường ở các đường phố chính Hà nội hay TP HCM. Nhưng rõ ràng cảnh đông đúc ở đây vẫn mang một sắc thái khác biệt mà khó có thể diễn tả ngay từ những giây phút đầu. Có thể phải đến lúc sắp về tôi mới cắt nghĩa được cái cảm giác đông đặc ấy là gì.

Ngòai đường vành đai Kathmandu còn có hai làn đường, phần trong thành phố hầu hết đường rất nhỏ hẹp. Những con đường lớn trong phố cũng chỉ to bằng những con phố nhỏ của ta, hai bên đường chẳng có vỉa hè gì hết, nên chỉ cần một vài người loẹt quẹt qua đường là cũng tạo được một đám bụi rồi. Đôi ba chỗ một đám khói vẩn vơ bốc lên. Đã đọc trước các topic bên phượt nên nhìn đám khói nào cũng tưởng tượng ra đám khói hỏa táng…thành phố mịt mờ trong bụi khói, những đám người trông tôi tối với làn da sẫm màu, chả lẽ Miền thiên đường phía chân trời Hy Mã Lạp sơn là đây sao?

Ấn tượng đầu tiên về Kathmandu quả cũng chưa dễ chịu lắm, may mà cũng đã chuẩn bị tinh thần ít nhiều. Tuy thế, đổi lại là cảm giác bí ẩn hơi đượm màu bi ai của thành phố cũng ít nhiều kích thích trí tò mò, khác hẳn với cảm giác thanh mới của chuyến Mông cổ năm trước.



-----------


Toàn cảnh thung lũng Kathmandu, đằng sau đường chân trời mờ mờ phía xa là dãy Hymalaya, giờ đã bị làn sương bụi che kín.

P1030873.JPG


chen giữa nhà còn thấy những đám ruộng bậc thang nhỏ xíu

P1030865.JPG


Còn lại là sự đông đúc chật chội của những cư dân ở miền thiên đường.

P1030723.JPG


Đường phố không vỉa hè

P1010793.JPG


Xe vận tải hành khách

P1010828.JPG


và hàng hóa.

P1010801.JPG


Xe bus đây

P1010803.JPG
 
Còn máy kéo là để kéo cho máy bay cất cánh
P1030520.JPG


Không bác ạ. Cái máy cày này để kéo các xe Trolley (tiếng Việt em trả biết nói thế nào) dùng chở hành lý móc từ thân máy bay ra để mang vào băng tải trả khách. Nhiều chỗ, các bạn Nepal còn đẩy tay cái xe này. Khi mưa cũng không buồn phủ cho tấm bạt mà cứ để hành lý ướt nhẹp.

Lót dép ngồi nghe bác kể để hy vọng lần sau quay lại còn học tập. Nhìn bộ quần áo thì là bác phi cả xe lên chứ không như ai đó thuê người vác xe lên núi rồi về claim "kỷ lục" ạ.
 
Hành trình

Nepal là một nước khá nhỏ, diện tích bằng nửa nước ta, theo chiều bắc nam khá hẹp, chỉ chừng chưa tới 200 km, còn theo chiều đông tây cũng không quá 800 km. Hẹp vậy nhưng Nepal lại có những vùng khí hậu khá đặc biệt. Tòan bộ Nepal chia thành 3 dải khí hậu đều nhau.

Vùng đồng bằng hẹp chỉ rộng chừng 20-30 km chạy dọc theo biên giới Ấn độ, khí hậu khá đặc trưng của miền nhiệt đới, ẩm ướt, rừng rậm rịt, chỉ có độ cao chừng hơn 200m. Ở đây có 2 địa danh khá nổi tiếng, một địa danh mà người Nepal rất tự hào là nơi sinh ra của Đức Phật – Lumbini, nằm cách biên giới Ấn độ chừng 20km, điểm còn lại là một khu bảo tồn thiên nhiên của đất nước này – rừng quốc gia Chitwan – nơi bạn có thể cưỡi voi xem tê giác.

Đi lên phía bắc của dải đồng bằng nhỏ hẹp này chỉ chừng vài ba chục cây số là những dãy núi thấp cao chỉ hơn 2000 mét, xen lẫn là những tiểu cao nguyên và thung lũng nhỏ. Nơi đây có hai điểm du lịch và cũng là hai thành phố quan trọng của Nepal. Đó là thung lũng Kathmandu và phía tây của thung lũng này, cách chừng 200 km là một thànhphố nhỏ xinh xắn – Pokhara. Kathmandu hấp dẫn bởi những quần thể kiến trúc cổ nổi tiếng chạm khắc tinh xảo còn Pokhara thì là một thành phố nhỏ nằm sát cạnh dãy núi tuyết – điểm đến của dân chơi outdoor.

Nếu bước chân ngay tới dải đồng bằng và khu vực “ trung du” này, du khách chắc chả bao giờ nghĩ là mình đang ở nóc nhà thế giới. Bởi nó chả khác gì những vùng đồi núi trập trùng nhấp nhô mà bạn có thể thấy ở những nước như Việt Nam ta. Thế mà chỉ dịch lên phía bắc thêm mươi cây nữa, là những dãy núi tuyết khổng lồ cao tới trên 5000 m của dãy Hymalaya. Nepal có những vùng leo núi và trekking mà dân leo núi thường thích, đó là các khu vực công viên quốc gia Sagarmantha – nơi có đỉnh Everest trứ danh nằm cách Kathmandu chừng 150 km về phía Đông bắc, khu công viên quốc gia Langtang nằm bắc Kathmandu 50 km và công viên Anapurna nằm ở phía Tây chừng 200km.

Nepal nằm kẹp giữa hai đất nước khổng lồ cả về dân số, lãnh thổ lẫn văn hóa, phía bắc là Trung quốc và phía nam là Ấn độ. Tuy thế, hầu hết ảnh hưởng văn hóa, lối sống và kinh tế đều từ Ấn độ đến. Phần vì cách cả dãy núi Hymalaya cao ngất và cao nguyên Tây Tạng rộng lớn, phần vì chủng tộc và huyết thống Nepal gần gũi với người Ấn hơn. Thế nhưng sự đa dạng về địa hình và khí hậu của đất nước này khiến du khách không thể không kinh ngạc.

Toàn bộ hành trình vòng quanh những điểm du lịch đặc sắc của Nepal thung lũng Kathmandu - thung lũng kiến trúc, Pokhara - cao nguyên với những núi tuyết, Lum bi ni - đất Phật và Chitwan – rừng nhiệt đới cũng chỉ ngót nghét 1500 km. Do vậy, phương tiện mà chúng tôi nghĩ ngay từ khi lập lịch trình đi Nepal sẽ lại là xe máy.

Tóm tắt lại, Nepal có những điểm nhấn chính sau :

Thung lũng Kathmandu với các thành phố cổ - kiến trúc tinh xảo như ở Kathmandu, Bhaktapur và Patan.

Pokhara, nằm chân dãy núi tuyết – là trung tâm du lịch outdoor như trekking (dân Tây đi trek ở đây còn nhiều hơn mạn núi Everest).

Lumbini, nơi sinh của Đức Phật

Chitwan, khu bảo tồn thiên nhiên ở dẻo đồng bằng hẹp phía Nam

Ngoài ra, còn một hành trình khét tiếng nữa là trekking các dãy núi tuyết mà đặc biệt là Everest, tuy thế, đó sẽ là một hành trình khác chứ không phải là đích đến của chúng tôi trong chuyến đi này.

----------

Nepal có cánh đồng hoa cải

P1030190.JPG


Cảnh giống Gia lâm quê ta:

P1030433.JPG


Nhưng mà là dưới chân Hymalaya:

P1020714.JPG


Nơi tàu lá chuối phất phơ bên núi tuyết:

P1020558.JPG


Lại có nắng và gió miền nhiệt đới:

P1030362.JPG


Những con thác bí hiểm

P1020673.JPG


và những con người thần bí:

P1030717.JPG
 
Last edited by a moderator:
Phương tiện

Khám phá đất nước trên nóc nhà thế giới bằng xe máy rất thuận tiện. Xe máy là phương tiện khá sẵn và được người Nepal sử dụng nhiều như ở ta.

Hầu hết bạn gặp trên đường sẽ là những chiếc xe Ấn độ Pulsa và Trung quốc. Các nhãn hiệu Nhật như Honda, Yamaha sản xuất ở Ấn độ - Trung quốc cũng có nhưng ít. Nhưng rất ít xe nữ mà phần lớn là xe nam phân khối lớn từ 125 đến 220. Xe ở đây bao giờ cũng có lưới chắn phía bên trái vì chị em ngồi sau váy áo lòe xòe khỏi bị cuốn vào bánh xe.

Trước chuyến đi, chúng tôi đã liên lạc với các cửa hàng cho thuê xe máy và nhận được những chỉ dẫn chi tiết và tận tình. Giá thuê xe cũng rẻ, từ 10 – 15 USD / ngày tùy loại xe. Xe Ấn độ khá tốt và có khắp nơi nên được khuyên dùng so với xe Trung quốc. Xe cào cào Nhật thì hiếm và hầu hết là cũ kỹ, do vậy cũng không được tin cậy cho lắm. Trên đường cũng gặp nhiều xe cào cào trông hoành tráng phết- xe Đài loan – nhưng chỉ 150 cc nên hơi yếu nếu bạn tính đi leo núi nhiều, mà cái này thì sẽ là chủ yếu ở Nepal, đất nước đồi núi.
Rút kinh nghiệm từ lần đi Mông cổ, lần này chúng tôi cũng mang hầu hết đồ xe máy, kể cả mũ bảo hiểm có cằm từ Việt nam. Dù Nepal là một đất nước xe máy và cũng khá đủ đồ, nhưng thôi, cứ mang đồ mình đi, dùng quen rồi, vả lại cũng chả mất thời gian mua mua sắm sắm đồ xe máy làm gì. Giống lần trước, xách mũ bảo hiểm, khoác quần áo xe máy nặng trịch lên máy bay của Thai airway làm cả du khách đi Thái lẫn tiếp viên cứ trố mắt ra nhìn. Đám xuất khẩu lao động nhà mình thì xì xầm – anh chị này cẩn thận thật, đi máy bay vẫn đội mũ bảo hiểm!

Cũng ít du khách chạy xe máy đường dài như chúng tôi. Hầu hết họ chỉ thuê xe chạy loanh quanh các thành phố hơn là chạy một lượt hết tuyến. Có lẽ Tây cũng ngại chuyện chạy mùa đông gió rét. Mình thì thấy cũng chả bằng những chuyến chạy Tết rét mướt ở Tây bắc ta. Vả lại, mang đủ đồ thì cũng không lo lắm. Mùa này là mùa đông khô ráo, nhiệt độ hàng ngày khoảng 15-20 độ, đêm xuống tới 2-3 độ.
Việc đầu tiên sau khi kiếm được khách sạn ở Kathmandu là lang thang vào khu Thamel tìm xe máy. Thamel là khu trung tâm, như kiểu Hàng ngang Hàng Bạc. Có khá nhiều điểm cho thuê xe máy ở đây nhưng bạn cần kiểm tra xe kỹ để đảm bảo hành trình của mình. Chúng tôi mò được Pheasant transportation service ( cũng được LP giới thiệu ) và vô cùng may mắn vớ được một con Pulsa 220 cc của Ấn độ, vừa mới mua từ cửa hàng về. Ram, tay chủ cửa hàng, cũng khóai trá khi có khách Việt thuê hẳn 10 ngày nên giảm giá còn 12 $ ( 900 ruppee ) một ngày cho con xe mới cứng. Hắn còn hào hứng vác mấy bức ảnh thuở còn trẻ con cho Tây thuê xe đạp địa hình kiếm tiền lẻ, vậy mà cũng tới 20 năm rồi, giờ hắn vẫn cho thuê xe nhưng là xe máy. Nhưng Ram tự hào lắm về cơ ngơi của mình. Đôi lúc, không chỉ ngồi chờ khách đến thuê xe, Ram cũng vác đàn xe đủ loại Pulsa, cào cào Nhật, xe Tầu ra tổ chức tour xe máy cho Tây đi vòng quanh Nepal. Chỉ có điều là vì phần lớn xe cho thuê đi loanh quanh thành phố nên không có giá đèo hàng đủ to để chở đống đồ vật vã nên lại phải bắt Ram thửa cho cái giá đèo hàng mới thuê.

Việc khám phá đất nước này bằng xe máy vô cùng dễ dàng và thuận tiện. Bạn tha hồ tự do lang thang mà chả phụ thuộc vào bất kỳ ai và phương tiện nào. Thời gian cũng thảnh thơi. Nếu đi lại bằng xe khách thì trông cũng mệt, vì đường xá nhỏ bé, xe cộ nhiều, cũ kỹ, bẩn và hôi hám, trông cứ như xe khách ở ta 20 năm trước, nên chỗ ngồi tốt nhất trên xe là ở trên nóc. Quãng đường thì không quá xa, khoảng cách các điểm xa nhất cũng chỉ đôi trăm cây số. Nhiều bình luận của các bạn đã đi trước thì có vẻ hơi “kinh hoàng” với giao thông ở đây. Còn chúng tôi thì thấy khá thoải mái vì dân Nepal đi lại loạn xạ có khi còn chẳng bằng mình nên nửa ngày quen với hệ thống giao thông đi bên trái là ổn ngay. Mặt khác, thành thạo sử dụng bản đồ & GPS dẫn đường ( không có loại bản đồ digital kiểu Vietmap nhé ) giúp chúng tôi khá nhiều trong việc vạch đường đi trong một thành phố loằng ngoằng như Kathmandu. Vẫn dùng Nokia E71 từ lần đi Mông cổ, bản đồ các loại thì lấy trên mạng, calib cẩn thận là ổn, chúng tôi yên tâm khám phá Nepal.

Có một kinh nghiệm nhỏ để quen với lái xe bên trái, ngay từ khi bắt đầu đi bộ ở Kathmandu, bạn đã đi bên trái như họ chỉ nửa buổi là thấy quen ngay.

Chuẩn bị như thế đã là tạm đủ, chúng tôi bước vào chuyến hành trình với một niềm háo hức với miền đất mới, một chút rụt rè của người xứ lạ, một phần lãng mạn của một cặp đôi và thêm một tí e ngại do chỉ đi có một mình.

Chúng tôi theo hành trình các bạn đi trước đã thực hiện, duy chỉ có khác về phương tiện. Cũng không phải kể lại chi tiết những cảnh đẹp trên đường mà các bạn đã viết rất kỹ. Xin kể lại những lát cắt về cuộc sống và con người Nepal mà chúng tôi đã có dịp tiếp xúc.


Với xe máy, chúng tôi có thể lang thang mọi ngõ ngách của đất nước Nepal

P1020004.JPG


Nơi có những công trình kiến trúc cổ tinh xảo và quyến rũ.

P1020057.JPG


Trên đỉnh Nagarkot thơ mộng

P1010949.JPG


những xóm làng yên bình

3.JPG


và ngọt ngào

P1020281.JPG


đến Gurkha, nơi căn cứ của những người Maoist với những áp phích trên tường cổ động cho chủ nghĩa Mao

P1020321.JPG


nhìn về dặng núi tuyết xa xa

P1020350.JPG
 
dừng chân trên con đường trà từ Trung Hoa sang Ấn độ xưa kia

P1020358.JPG


dọc dãy Hymalaya huyền thoại

P1020343.JPG


ảnh xe máy tiếp theo:

P1020676.JPG


có những bạn đồng hành: Xe Daelim Hàn quốc - xe này xưa từng bán ở VN, nay thì mất tăm rồi

P1020441.JPG


hay Suzuki 125

P1020680.JPG


Xe cào cào Taiwan

P1020850.JPG


xe anh chạy từ Kathmandu xuống cơ à?

P1020701.JPG
 
Kathmandu hiện đại: nghèo và kiến trúc đơn giản

Cảm nhận đầu tiên về thủ đô của Nepal là nghèo, bụi và kiến trúc không đẹp. Xe chạy qua trụ sở Bộ Giáo dục là một khu nhà tồi tàn, tấm biển cũ kỹ. Bộ Ngoại giao ở ngay gần kề cũng cũ kỹ, được bao quanh bằng tường gạch chạy dài cả một mặt phố. Lâu đài hoàng gia Nepal là ngôi nhà có tường sơn trắng và rào bằng hàng rào sắt trông khá nặng nề. Tường tróc sơn nhiều chỗ và cũng đầy dấu thời gian. Hàng người dài xếp hàng vào thăm lâu đài dưới ánh nắng rực rỡ của một ngày mùa đông ấm áp.

Khi xe vào khu trung tâm, chúng tôi rất thích những ngôi nhà của người dân Nepal. Đất Nepal không đắt nên nhà nào cũng rộng. Mặt tiền thường 10-12m. Mặt tiền tầng 1 thường bằng cửa gỗ, không hề có vách. Nó gợi nhớ đến những ngôi nhà nông thôn bắc bộ với cửa gỗ mở thông thoáng hay những quán hàng trên phố Quan Thánh xưa. Cửa gỗ sơn mầu xanh lơ hoặc mầu nâu nhạt hoặc nâu đậm. Bên trong những căn nhà gỗ người ta bán hàng tạp hóa. Lủng lẳng những nải chuối và những miếng bí đỏ được treo lên bán. Tầng 2 có vách tường và nhiều cửa sổ lấy ánh nắng. Nhiều phụ nữ Nepal lúi húi phơi những bộ quần áo và khăn quàng bên cửa sổ. Những ngôi nhà hiện đại hơn thì có cửa kính để bầy hàng và cửa kéo như ở các thành phố khác. Nhìn chung Kathmandu khiến ta liên tưởng đến những thị trấn, thị tứ nhỏ miền núi phía Bắc.

Hầu hết các ngôi nhà dù mới dù cũ, truyền thống hay hiện đại đều có những dải hoa vạn thọ được treo như cách hồi nhỏ chúng ta hay treo những dây xúc xích bằng giấy mầu. Hoa đều đã héo thành mầu nâu. Dường như chúng được treo vào dịp lễ hội tháng 10 cách đây ba tháng. Cửa sổ các ngôi nhà ở Nepal đều bằng gỗ hoặc khung gỗ lắp kính. Nepal không có cửa chớp như cách của chúng ta học được từ người Pháp để giữ ấm và làm mát nhà. Vì thế những căn nhà Nepal khá lạnh lẽo ở bên trong.

Leo lên tầng thượng của nhà khách Avalon, ta thấy ngợp ngời những căn nhà 4-5 tầng một kiểu đơn giản như nhau, để ở hơn là để đẹp. Tầng thượng có lẽ là nơi rất quan trọng đối với những ngôi nhà người Nepal. Nam giới ngồi uống trà hay thưởng rượu. Phụ nữ trẻ con ngồi túm năm tụm ba sưởi nắng và tán chuyện. Sân thượng cũng được làm chỗ giặt giũ. Quần áo trải trên nền sân thượng, xát xà phòng bánh như kiểu giặt chung ở máy nước công cộng mà người Nepal đã quen từ nhiều năm nay. Rồi quần áo được phơi tung bay trên sân thượng, lại phấp phới những mảng mầu đỏ sậm hay rực rỡ tạo thêm mầu sắc cho thành phố này. Có lẽ ở Kathmandu nhà cao tầng nhiều nên khó có thể nhìn thấy mầu xanh như Hà nội mỗi lần leo lên sân thượng. Nhìn từ trên cao xuống Kathmandu không có những ban công đầy hoa như Paris, mái trắng cong mềm như Lệ Giang*, cây xanh như Hà nội nhưng bù lại bóng những phụ nữ Nepal mềm mại trong những bộ sa-ri ngay cả khi làm việc nhà và lũ trẻ lũn cũn đi lại trên những ban công trần trụi không có hàng rào xung quanh cũng làm thủ đô của đất nước 28 triệu dân nay có một vẻ riêng.


Sân thượng là nơi sinh hoạt riêng tư của mỗi gia đình:

P1010722.JPG


vì ra phố thì lấy đâu ra chỗ:

P1010795.JPG


đến giặt giũ còn phải chung chạ thế này:

P1010786.JPG


Cafe internet thì nhỏ xíu trên tầng 2

P1010738.JPG


Đường phố nhỏ, tạp nham, bụi bặm ... chả khác gì ta

P1010812.JPG


Bệnh viện

P1010855.JPG


và trường học

P1010863.JPG
 
Last edited:
thương nghiệp:

P1010901.JPG


và công nghiệp:

P1010821.JPG


vì đi bằng xe máy, chúng tôi có dịp đi lại khắp hang cùng ngõ hẻm ở thung lũng Kathmandu, nhà máy nhìn thấy nhiều nhất là đây, nhà máy gạch, thậm chí lúc đầu chúng tôi còn vô cùng ngạc nhiên sao lắm nhà máy gạch thế:

P1010826.JPG


a, ngày mai tớ thi lấy bằng, thế đã chống trượt chưa

P1020256.JPG
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,391
Members
189,942
Latest member
Nhocdecor
Back
Top