What's new

Bùa yêu Cambodia

Có quá nhiều topic viết về Campuchia, nhưng hôm nay cũng mạn phép viết thêm một chút về đất nước sát sườn biên giới với mình. Hy vọng chia sẻ được một chút cảm xúc rất... Campuchia với tất cả mọi người. Bài viết không theo thứ tự hành trình, mà chủ yếu là theo những câu chuyện và hồi ức sau khi đến thăm đất nước của kỳ quan.

--------------

Từ nhỏ tôi đã từng nghe những câu đố vui khá dí dỏm:
- Nước nào lùn nhất? - Là Mông Cổ chứ còn gì, vì chỉ có cái Mông và cái Cổ :))
- Nước nào nhỏ nhất? - Úc, vì là con út mà...
- Vậy nước nào nghèo nhất? - Nước Áo hả, vì chỉ có cái Áo?
- Không, nghèo nhất là Cam-pu-chia, vì chỉ có một trái cam mà phải bu lại để chia (c)

Người Việt ta thường chọn Campuchia là điểm đến đầu tiên khi muốn đi du lịch nước ngoài, nhưng tôi có cái thói sính hai-tếch (high technology) nên lại đi Singapore trước đó và vạch sẵn một wishlist cho những nơi "hoành văn tráng" tiếp theo. Chẳng hiểu sao một ngày Sài Gòn mưa tầm tã, tâm trạng cũng điên có tổ chức, chân lại cuồng, tôi quyết định đi Campuchia. Đọc thông tin, xem hình ảnh trên mạng không chưa đủ, tôi muốn đến tận nơi để có thể tận mắt chiêm ngưỡng kỳ quan của thế giới, được tận tay chạm vào những đường nét điêu khắc sắc sảo trên những tảng đá của Angkor. Và hơn hết là... đi để gặp gỡ những con người mới, tiếp xúc với một nền văn hóa mới.

Có lẽ sẽ mở đầu về Campuchia không quá hùng vĩ như Angkor Wat, không quá ma mị như Ta Prohm, cũng không quá rực rỡ như The Royal Palace và Silver Pagoda, mà tôi muốn mở đầu bằng Tonle Sap tức Biển Hồ.

Trích lời giới thiệu trên cuống vé:
"Cambodia's Great Lake, the Tonle Sap, is the most prominent feature on the map of Cambodia. In the wet season, the Tonle Sap Lake is one of the largest freshwater lakes in Asia"

(Biển Hồ của Campuchia, Tonle Sap, là đặc trưng nổi bật nhất trên bản đồ của Campuchia. Vào mùa mưa, Biển hồ là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất ở châu Á)

SAM_1633.jpg
 
Cầu cổ

Nhắc đến Campuchia, không ai có thể bỏ qua di sản thế giới Angkor. Quần thể di tích Angkor nằm giữa vùng rừng già nguyên sinh cách Siem Reap 7km về phía Bắc. Theo tiếng Campuchia, Siem Reap có nghĩa là “ Đánh bại Xiêm La” (Đánh bại Thái Lan). Tên gọi đề cập đến một cuộc chiến đẫm máu vào thế kỷ trước giữa người Thái và Campuchia. Trước vụ thảm sát đó, nơi đây là một trong những cửa khẩu chính từ Campuchia vào Thái Lan. Ngày nay thị trấn nhỏ này là cửa ngõ để đưa du khách bước vào thế giới cổ xưa với hệ thống đền đài, di tích ngàn năm tuổi của đế chế Khmer.

Trên đường tới Siem Riep, chúng tôi ghé thăm cây cầu cổ hơn 1.000 tuổi Kongpong Kdei được xây dựng từ thế kỷ XII (1.186) dưới thời vua Chayravaman VII. Cầu dài khoảng 85 mét, cao 14 mét, mặt cầu rộng chừng 14 mét. Cầu làm kiểu vòm với rất nhiều trụ bằng đá ong, có tượng rắn thần Naga 7 đầu khá linh thiêng được người dân tôn thờ như thần thánh. Nhằm bảo tồn cây cầu nên khi cho xây dựng lại quốc lộ số 6, người ta đã làm một con đường tránh để không cho xe tải nặng qua cầu nữa.

attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Thành lập triều đại Angkor

Đến Angkor không thể không điểm qua một chút về lịch sử. Một số thông tin từ Internet về lịch sử thành lập triều đại Angkor như sau:

Vua Jayavarman II là người thành lập Vương quốc Angkor, dù không phải là người sáng lập kinh đô này. Những sự kiện chính về triều đại của đức vua được nêu trong văn khắc của thế kỷ XI về sau đó. Đức vua đã khởi đầu triều đại của mình bằng việc đặt thủ đô mang tên Indrapura tại một địa điểm mà nay những công trình khảo cổ xác định là Banteay Prei Nokor, phía đông của Kampong Cham, ở hạ lưu sông Mekong.

banteay-prei-nokor.jpg

Ở đây, nhà vua đã tin dùng một người theo đạo Bà La Môn, tên là Sivaka Valya. Người này đã trở thành tu sĩ đầu tiên của giáo phái mới, được nhà vua biến thành tôn giáo chính thức, tôn giáo Deva-raja “vua – thần”, một hình thái của đạo thờ thần Shiva, tập trung thờ Linga được coi là nhân cách thiêng liêng, được thần Shiva truyền lại cho đức vua, thông qua tu sĩ Bà La Môn.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, việc vua Jayavarman II thực hiện cách thờ cúng này là một thể cách thực hiện sự độc lập của mình, một dấu hiệu cho thấy: Nhà vua không công nhận có ai là cấp trên của mình. Ngoài ra, điều này cũng biểu thị nhà vua tự cho mình là một vị "Chakravartin" (Vua của thiên hạ).

Những vị vua kế tiếp của triều đại Angkor đều thực hiện xây dựng “núi - miếu” (temple mountain), mang ý nghĩa bảo vệ “cái tôi thiêng liêng của nhà vua”. Là nguyên thủ quốc gia, nhà vua có một vị trí cao cả về giá trị biểu trưng, một đời sống bao gồm quá nhiều lễ nghi; thành thử, những bận rộn này đã khiến cho nhà vua không có đủ thì giờ để tiếp xúc với dân chúng. Điều này đã giải thích tại sao những triều đại Khmer thời Angkor đã kiến tạo nhiều công trình kiến trúc, mà lại không nâng cao đời sống của dân chúng.

Tuy nhiên Indrapura chỉ là thủ đô đầu tiên trong việc lựa chọn địa điểm thích hợp, vừa cung cấp một “núi - miếu” thích hợp cho việc thờ mình, lại vừa dễ phòng thủ chống lại sự tấn công từ bên ngoài và bên trong. Khu vực Biển Hồ được xem là thích hợp nhất. Sau đó, nhà vua lại chuyển sang thủ đô thứ 2 ở Hariharalaya, thủ đô thứ 3 là Amarendrapura (Roluos), thủ đô thứ 4 là Mahendraparvata (Phnom Kulên).

Những cuộc khai quật những địa điểm này của Philippe Stern và của Henri Marchal cho thấy: cách xây dựng theo phong cách quá độ, nối phong cách “Tiền Angkor” và phong cách chiếm ưu thế trong những ngày đầu của Angkor .

Nhìn chung, triều đại Jayavarman II có một tác động rất lớn đối với vương triều của mình. Đức vua đã tạo nên sự vĩ đại của Vương quốc này, thể hiện những nguyện vọng và uy quyền cai trị của đế chế. Từ khi vua trị vì, đã cho xây thánh đường kim tự tháp, đánh dấu trung tâm quyền lực của thành phố hoàng gia. Chức năng của loại thánh đường này là ”Khi đức vua còn sống, miếu thờ được hiến dâng cho đức vua; đến khi vua băng hà, miếu thờ trở thành lăng tẩm mình”.

Nghiên cứu về nguồn gốc của người Campuchia thời nguyên thủy, đã có những nhận định khác nhau. Chẳng hạn như quan điểm của nhà văn Pháp Pierre Loti đã ghi trong quyển “Pèlerin d’ Angkor ”, khi viết về những chuyển biến của dân tộc này đã đưa ra một nhận định như sau: “Thành phố Đế Thiên - Đế Thích (Angkor) này bị bỏ hoang hàng mấy thế kỷ, trước kia là một trong những kỳ quan thế giới. Cũng giống như giòng sông Nil ôm ấp ở miền hạ lưu một dân tộc văn minh kỳ lạ, tại đây dòng Mékong hằng năm đem cho dân tộc Campuchia bao nhiêu là nguồn lợi phong phú và đã ấp ủ thành trì thần bí này.”

(Theo Trần Kiêm Đạt)
 
Last edited:
Kỳ công Angkor

Thật khó để có thể công nhận được sức của con người có thể hoàn tất được hàng trăm đền miếu, hàng ngàn phù điêu, những hồ nước bao quanh mênh mông ở một vùng đồi núi trùng trùng điệp điệp tại tỉnh Siem Riep. Không ít những nhà nghiên cứu thoạt nhìn Angkor trong lúc đầu đều cảm thấy một công trình hoành tráng đến như thế mà con người trần như chúng ta có thể thực hiện được. Nhà khảo cổ Victor Goloubev đã từng ghi trong quyển “Le Phnom Kulên” những ý nghĩa ngạc nhiên sau đây: “Ta cũng nên tin ở lời người truyền tụng, những đền đài ở Angkor đều do vị Phật Visvakarman và các Thần nhân của ngày xây dựng lên; vật liệu chuyển vận đều do những vị Nữ thần Apsara yêu kiều, từ trên thượng giới xuống giúp”

Nhà khảo cổ Georges Coedès cũng đã viết trong cuống “Pour mieux comprendre Angkor” (Để hiểu Angkor rõ ràng hơn) những cảm nghĩ ngạc nhiên đến cực độ của mình trong những phút giây đầu tiên khi đến viếng vùng đền miếu Angkor: “Nếu ta thử tính dùng máy móc tân thời chuyển vận bao nhiêu đá trong một ngôi đền, ví dụ của Angkor Wat, mà nghĩ rằng người Campuchia thời trước có thể dùng sức người làm được chăng? Tất nhiên là không. Rồi ta phải nhìn nhận như người Campuchia thường nói: “Đền ấy là do công trình xây dựng của một vị Phật “kiến trúc sư” Visvakarman dùng thần thông để tạo nên”.

Angkor Wat (còn gọi là đền Đế Thích theo cách gọi cũ của người Việt – cùng với Đế Thiên là tên gọi của khu hoàng thành Angkor Thom) là ngôi đến vĩ đại nhất trong quần thể kiến trúc Angkor. Ngôi đền này là kết tinh của kiến trúc đền núi đặc trưng của người Khmer cổ, đồng thời đạt tới đỉnh cao về mặt nghệ thuật kiến trúc và mỹ thuật tạo hình Khmer cũng như quy mô hoành tráng nhất trong tất cả các đền đài thời Angkor. Angkor Wat được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ thứ 12 do quốc vương Suryavarman II, dành để tôn thờ vị thần Visnu của Hindu giáo.

attachment.php


attachment.php
 
Kỳ vĩ Angkor Wat

Angkor gốc tiếng Phạn là “Nagara”, nghĩa là “kinh đô”. Vùng Angkor xưa kia là nơi nhà vua Campuchia đóng đô trong một thời gian (802-1432), sau đó mới thiên đô về phía Nam . Trong vùng có hai vùng đền tháp lớn mang tên là Angkor Thom và Angkor Wat. Angkor Thom có nghĩa là “Kinh đô lớn” (Thom: lớn), nơi nhà vua cất hoàng cung, kim loan điện. Angkor Wat (hay Wat: chùa) nghĩa là “Kinh đô chùa” là hệ thống những ngôi đền kỳ vĩ và đẹp hơn tất cả đền đài.

Angkor Wat là một công trình tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Nhưng đó cũng là một công trình đòi hỏi những tốn kém nhất. Công trình này được lưu tồn tốt nhất trong số toàn bộ các đền miếu Khmer. Nhiều truyền thuyết chung quanh khu đền miếu này. Theo người bình dân Campuchia, Angkor Wat “không phải do bàn tay của con người” mà do Thần Indra đã bay xuống trần gian để xây dựng. Lúc đầu tất cả chín tháp nhọn lớn đều được dát vàng, còn các mảng điêu khắc chạm nổi phong phú lạ thường, phủ các bức tường và có những màu sắc thật rực rỡ.

attachment.php


attachment.php
 
Kỳ vĩ Angkor Wat

Việc tìm kiếm lại di tích của Angkor chỉ là trường hợp ngẫu nhiên, nhưng có giá trị lịch sử quan trọng.

Vào tháng 4 năm 1861, tiến sĩ thực vật học người Pháp tên là Henri Mouhot trong khi đang tiến hành khảo sát một khu rừng nhiệt đới gió mùa tại Campuchia, thì thình lình phát hiện được từ trong khu rừng rậm, một cung thành cực lớn được xây bằng đá. Cung thành này có quy mô rất đồ sộ được xây dựng tuyệt đẹp. Tuy nhiên, theo đoán định ban đầu của tiến sĩ Mouhot thì: “Công trình Angkor được kiến tạo vào trước Công nguyên”.

Qua khảo chứng, người ta được biết: cung thành này nguyên là thành Angkor, được sử dụng làm kinh đô của đất nước Campuchia suốt từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV. Năm 1432, nước Xiêm La (nay là Thái Lan) xâm lược Campuchia, thủ đô nước này phải dời về Phnom Penh hiện nay. Angkor trở nên suy tàn trong cảnh hoang phế; sau đó bị chìm ngập trong rừng cây nhiệt đới mênh mông. (Angkor Wat có nghĩa là khu thành của những ngọn tháp (chùa), cũng được gọi là Tiểu Angkor, so với diện tích của Angkor Thom)

Giờ đây, sau khi dọn dẹp sạch sẽ và trùng tu lại một phần, khu thành cổ vốn ngủ say hàng trăm năm trong khu rừng rậm rạp, thì nay được sống lại. Cuối cùng trở thành Di sản văn hóa thế giới và trung tâm du lịch nổi tiếng.

Những nhận định của nguồn tư duy dân gian Campuchia thường đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về ý nghĩa Angkor Wat. Họ kể lại rằng: Trong một khoảng thời gian xa xưa, khi người Phù Nam mới lập quốc, thì vị Thần tối thượng Indra (trong tín ngưỡng Bà La Môn) có “quan hệ” với một cung nữ tuyệt đẹp dưới trần gian. Người đà bà này sinh ra một người con trai, đặt tên là Preah Het Mealéa (Ánh sáng thiên thần). Người đàn bà này trở thành Hoàng hậu.

Vì là dòng dõi Hoàng tộc từ Thượng giới, cho nên Preah đã nghiễm nhiên trở thành người kế vị chính thức, đóng đô tại vùng thung lũng Indraprast (Phù Nam). Thần Indra mê vẻ đẹp của chú bé, cho nên đã đưa về trời. Nhưng trong hành động này, chư thần trên thượng giới đã không chấp nhận. Họ cho là trần thế và thượng giới, hai cảnh sống không thể hoà chung nhau được, dù cho ảnh hưởng của vị thần Indra cao đến chừng nào.

Không còn cách chọn lựa nào hơn, để bảo vệ chức vị của mình, cho nên thần Indra đành phải chấp nhận đưa vị hoàng tử này trở về cõi trần như cũ. Vì đã quen sống trên thượng giới trong một thời gian, cho nên vị hoàng tử cảm thấy buồn bã trong cung điện cũ, cho nên xin thần Indra cho mình trở về trời. Rất thương hoàng tử, những không còn cách nào hơn, cho nên thần Indra nẩy ra ý kiến: Mời vị kiến trúc sư vĩ đại trong số chư Thần linh là Oreah Pisnuka xây ngay trên mặt đất một toà lâu đài tráng lệ giống y như khung cảnh tiên giới. Chỉ trong một đêm, cung điện đã hoàn chỉnh: đó là Angkor Wat.

Kamphuchea_011.jpg

Nhiều du khách đến đây đưa ý kiến: Dường như còn thấy những “dấu tay” bê đá của chư Thần linh. Do đó, đây là nơi cầu nguyện của họ. Từ những bàng hoàng ban đầu khi đến nghiên cứu khung cảnh hoành tráng, nhiều dấu ấn Bà La Môn giáo lẫn Phật Giáo, cho nên các nhà khảo cổ học Tây Phương đã tìm đến từng bước nghiên cứu và khai quật, mở rộng phạm vi khảo sát của mình.

Họ đã dựng lên một bức tranh toàn cảnh về Angkor Wat và Angkor Thom, dù bên trong vẫn chất chứa nhiều điều bí ẩn về kiến trúc và huyền thoại, chưa giải mã được. Trên đại thể có thể nhận định như sau:

Angkor Wat là công trình mới nhất và ngoạn mục nhất của Angkor do vua Suryavavarman II khởi công xây dựng. Đền này thờ thần Visnu, vị thần mà nhà vua Suryavarman II tự xưng chính là bản thân mình xuống trần gian để trị vì thiên hạ. Nhìn từ xa, Angkor Wat đầy vẻ uy nghi, đường bệ khiến cho người xem phải choáng ngợp. Trông gần nghệ thuật điêu khắc và chạm nổi sinh động, sâu sắc cùng lối kiến trúc huyền bí càng khiến cho khung cảnh thêm huyền ảo. Nhìn chung, tinh thần kiến trúc của Angkor Wat không phải xuất hiện từ hư vô, mà là đỉnh cao, là kết tinh của hơn ba trăm năm phát triển của loại hình đền núi của người Khmer qua kinh nghiệm xây dựng.

(Theo Trần Kiêm Đạt)
 
Last edited:
Kỳ vĩ Angkor Wat

Angkor Wat đang được trùng tu một phần

attachment.php

Angkor Wat là hiện thân cho núi Meru, trung tâm của vũ trụ theo Hindu giáo. Kiến trúc quần thể Angkor Wat chia làm 3 tầng đại diện cho ba yếu tố quan trọng làm nên vũ trụ theo quan điểm Hindu là: đất, nước và gió với 5 ngọn tháp cao. Theo truyền thuyết, núi Meru nằm giữa đại dương trong vũ trụ và đại dương đó chính là lớp hào nước sâu và rộng được xây dựng xung quanh Angkor Wat.

Thiết kế của ngôi đền này rất cân đối và xinh đẹp, có qui mô to lớn, khu vực nằm trong vòng tường thành rộng tới 83610m². Bản thân đền Angkor Wat diện tích khoảng 200 ha. Chu vi đền gần 6km, tường đá cao 8m, bề dày 1m. Con đường dẫn tới cửa chính Angkor Wat cũng được làm bằng đá tảng dài 230m, mặt lộ rộng gần 10m cao 5m so với mặt nước hồ trong xanh ở hai bên. Phía ngoài đầu lối vào có tượng sư tử đá, hai bên bao lơn được trạm trổ tượng rắn thần Naga bảy đầu. Hào nước bao bọc Angkor Wat rộng 190m tạo nên một hình vuông dài một cây số rưỡi. Xung quanh hào có nhiều bậc để từ trên có thể bước xuống mặt nước.

attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
Kỳ vĩ Angkor Wat

Đứng trước Angkor Wat, bất kỳ ai cũng có những thắc mắc: Vì sao con người cách đây một ngàn năm lại có thể xây dựng nên một công trình kỳ vĩ như thế này? Di chuyển và sắp xếp những tảng đá như thế nào? Chất keo nào dùng để kết dính? Cho dù các nhà khoa học có nghiên cứu thế nào chăng nữa cũng khó thể giải đáp hợp lý những câu hỏi như trên. Vậy con người hay chính thần linh đã kiến tạo ra ngôi đền này? Du khách cứ việc chất vấn, còn Angkor vẫn cứ lặng lẽ mang theo trong mình những huyền thoại kỳ bí...

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Kỳ vĩ Angkor Wat

Khu đền chính được xây dựng theo hình gần giống Kim Tự Tháp, với 5 tháp chính tượng trưng cho núi Meru của Ấn Độ và được chia làm 3 cấp độ cao, độ cao thứ nhất tượng trưng cho địa ngục hay là nước, tầng 2 tượng trưng cho trần gian hay là đất, độ cao thứ 3 tượng trưng cho gió hay thiên đàng. Kiến trúc ba tầng của chính điện kết nối với nhau nhờ những hành lang sâu thẳm. Điểm cần lưu ý là toàn bộ kiến trúc Angkor Wat hoàn toàn được tạo nên từ những phiến đá xanh rất lớn, khích thước thông thường là 1m x 2m ghép lại với nhau thông qua hệ thống mộng. Đền Angkor là một thành tựu kiến trúc huy hoàng, nó thể hiện một trình độ rất cao về hình học không gian. Thời bấy giờ, kỹ thuật và phong cách kiến trúc còn hết sức giới hạn thì việc sử dụng đá có tính chất như sử dụng gỗ với những kết cấu có hình bán nguyệt và mái vòm là những kỹ thuật mà người ta chưa biết – những hiệu quả toàn diện của nó làm cho mọi người phải ngạc nhiên.

Tại khắp nơi trong Angkor Wat và từng centimet của ngôi đền, không chỗ nào là không có điêu khắc. Những đường nét điêu khắc trên đá tỉ mỉ đến mức người ta lầm tưởng là chúng được đúc theo một khuôn mẫu có sẵn. Nguyên tắc xây dựng ngôi đền được xây dựng theo lối lắp ghép, sắp xếp các khối đá lại với nhau trước, sau đó các nghệ nhân mới bắt đầu điêu khắc.

attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Kỳ vĩ Angkor Wat

Muốn lên đến tầng thiên đàng, du khách thường phải "bò" trên những phiến đá hẹp, "bò" cũng là để bày tỏ lòng tôn kính thánh thần. Hiện nay, đã có cầu thang gỗ để khách tham quan leo lên cách dễ dàng hơn. Nhưng tôi chứng kiến thấy rất nhiều khách khi đi xuống thì đúng là phải "bò". Muốn lên đến tầng cao nhất của Angkor Wat, khách phải xếp hàng chờ phát thêm một cái thẻ đeo để nhân viên có thể kiểm soát lượng khách cũng như thời gian tham quan. Cứ tốp này xuống thì tốp kia lại tiếp tục lên, khăn đội đầu hay nón đều phải bỏ ra khỏi đầu.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Last edited:
Kỳ vĩ Angkor Wat

Vẻ đẹp thần bí của Angkor Wat được người đời công nhận nhưng tác dụng của nó vẫn còn là một điều bí ẩn. Do lối vào ở phía Tây, có học giả suy đoán đó là lăng mộ. Tuy nhiên, đó chỉ là giả thiết ngày nay vẫn chưa tìm thấy bất cứ một thứ gì dùng cho an táng. Có nhà khoa học cho rằng Angkor Wat không phải là lăng mộ mà là một trung tâm tôn giáo để an ủi tâm linh. Vua Jayavarman II xây Angkor Wat là để thờ thần duy trì Vũ trụ Visnu của Hindu giáo. Hướng của thần Visnu là hướng Tây, Angkor Wat là công trình kiến trúc có cửa chính và cổng đều nhìn về hướng Tây. Trong các di tích cổ tìm thấy ở đây có rất ít ngôi đền nhìn về hướng Tây. Do hướng Tây được quan niệm là hướng của chết chóc, người Khmer gọi Angkor Wat là “miếu an táng” cũng rất hợp lý.

(Nguồn Bí ẩn kiến trúc thế giới)


attachment.php


Hành lang dài bất tận

attachment.php


attachment.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,578
Bài viết
1,153,811
Members
190,134
Latest member
etaxiprk2
Back
Top