What's new

Bun Thạt Luổng (28/10 - 4/10) - Vientiane

Status
Not open for further replies.
Dù trải qua nhiều biến động trong lịch sử nhưng với xứ sở Triệu Voi, Phật giáo luôn giữ vị trí quốc giáo và phát triển rực rỡ với hai hình thức phổ biến: Kiến trúc Phật giáo và Lễ hội tôn giáo.

Ở Lào có khá nhiều lễ hội. Trong năm, suốt từ tháng 1 đến tháng 12, tháng nào cũng có lễ hội. Trong các lễ hội đó, Bun Thạt Luổng (lễ hội Thạt Luổng) được nhân dân các bộ tộc Lào và cả nhân dân vùng Đông Bắc của Thái Lan hào hứng chờ đón và tham gia.

Thạt Luổng tiếng Lào là tháp lớn. Ngôi chùa Tháp nổi tiếng và lớn nhất nước Lào được Vua Xệt-thả-thi-lạt (1550-1574) xây dựng năm 1566 khi Vương quốc Lạn Xạng (Triệu Voi) dời đô từ Luông Phra-bang về Viêng Chăn. Bị phá năm 1828 trong cuộc chiến Miến-Triệu Voi. Năm 1936 ngôi chùa được phục chế như vóc dáng hiện nay.

Toạ trên một khu đất cao rộng và bằng phẳng nằm về phía Đông Viêng Chăn, tháp được kiến trúc mô phỏng hình bóng đài sen vàng. Thạt Luổng là một trong số hiếm những chùa chiền đạo Phật trên thế giới này giữ được một phần di cốt Đức Phật Thích Ca Mầu Ni khi người nhập Niết Bàn. Các thư tịch cổ của ngôi chùa ghi lại rằng, tại khu vực này vào năm 236 Phật lịch, tức năm 307 trước Công nguyên, người ta đã xây dựng một ngôi chùa. Khi đạo Phật trở thành quốc đạo và Viêng Chăn thành kinh đô mới, cùng với việc xây dựng thành quách, lâu đài, cung điện, chùa chiền, nhà Vua còn cho tu bổ lại Thạt Luổng bằng cách đắp thêm vào ngôi chùa tháp cũ một ngôi tháp mới to, đẹp hơn. Đáy tháp hình chữ nhật nằm theo hướng Bắc-Nam, dài 91 mét, rộng 75 mét, ngọn tháp chính cao 45 mét, chung quanh tháp chính có 30 tháp nhỏ ghi mười lời răn của đức Phật từ bi.

Lễ hội Thạt Luổng tính theo Phật lịch, diễn ra khoảng rằm tháng 10 âm lịch, tức vào những ngày trăng tròn của tháng 11 hằng năm và kéo dài một tuần. Vào mùa hội, hàng nghìn người từ khắp các vùng của đất nước Lào, dân vùng Đông Bắc Thái Lan và khách du lịch hối hả hành hương về Viêng Chăn bằng xe đò, xe riêng, bằng thuyền xuôi ngược dòng Mê Công và cả đi bộ để kịp ngày lễ hội, lễ Phật, xem rước, xem múa hát, xem và tham gia các trò vui. Vào những đêm hội này, Quảng trường Thạt Luổng trải rộng trong ánh điện lung linh huyền ảo dăng đèn kết hoa trên đài tháp và cả nhiều đường phố Viêng Chăn, Trăng tròn treo cao giữa trời xanh đổ ánh sáng vàng se lạnh trong tiết trời đầu đông. Người đông như nêm, trên tay nhiều người cầm nến, đèn nhỏ tạo nên một thứ ánh sáng tuyệt vời. Trong dịp hội này, chính quyền thường cho mở hội chợ giới thiệu hàng hoá đặc sản của các vùng rừng núi nước Lào. Hội chợ thường được các công ty của các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc tham gia trưng bày và bán những hàng hoá của họ. Đêm cuối lễ hội là hội thi pháo bông tung mầu sặc sỡ chia tay mùa lễ hội Thạt Luổng.

Viêng Chăn ngày nay yên tĩnh và xanh tươi, ánh sáng điện nhiều hơn, nhịp sống sôi động hơn, nhiều mối lo toan hơn. Nhưng đứng ở nhiều đường phố của Viêng Chăn vẫn nhìn thấy ngọn vàng rực rỡ vươn lên giữa lòng xứ sở hoa chăm-pa tươi đẹp.
 
Sáng thứ 7 bắt đầu xuất phát từ Nghệ An, đi cùng có 01 em ôm xinh tươi đi cùng, nếu ai Join cùng chuyến này thì alo 098882284 trước ngày thứ 7 nhé
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,590
Bài viết
1,153,861
Members
190,139
Latest member
toponseek
Back
Top