What's new

Bun Thạt Luổng (28/10 - 4/10) - Vientiane

Status
Not open for further replies.
Dù trải qua nhiều biến động trong lịch sử nhưng với xứ sở Triệu Voi, Phật giáo luôn giữ vị trí quốc giáo và phát triển rực rỡ với hai hình thức phổ biến: Kiến trúc Phật giáo và Lễ hội tôn giáo.

Ở Lào có khá nhiều lễ hội. Trong năm, suốt từ tháng 1 đến tháng 12, tháng nào cũng có lễ hội. Trong các lễ hội đó, Bun Thạt Luổng (lễ hội Thạt Luổng) được nhân dân các bộ tộc Lào và cả nhân dân vùng Đông Bắc của Thái Lan hào hứng chờ đón và tham gia.

Thạt Luổng tiếng Lào là tháp lớn. Ngôi chùa Tháp nổi tiếng và lớn nhất nước Lào được Vua Xệt-thả-thi-lạt (1550-1574) xây dựng năm 1566 khi Vương quốc Lạn Xạng (Triệu Voi) dời đô từ Luông Phra-bang về Viêng Chăn. Bị phá năm 1828 trong cuộc chiến Miến-Triệu Voi. Năm 1936 ngôi chùa được phục chế như vóc dáng hiện nay.

Toạ trên một khu đất cao rộng và bằng phẳng nằm về phía Đông Viêng Chăn, tháp được kiến trúc mô phỏng hình bóng đài sen vàng. Thạt Luổng là một trong số hiếm những chùa chiền đạo Phật trên thế giới này giữ được một phần di cốt Đức Phật Thích Ca Mầu Ni khi người nhập Niết Bàn. Các thư tịch cổ của ngôi chùa ghi lại rằng, tại khu vực này vào năm 236 Phật lịch, tức năm 307 trước Công nguyên, người ta đã xây dựng một ngôi chùa. Khi đạo Phật trở thành quốc đạo và Viêng Chăn thành kinh đô mới, cùng với việc xây dựng thành quách, lâu đài, cung điện, chùa chiền, nhà Vua còn cho tu bổ lại Thạt Luổng bằng cách đắp thêm vào ngôi chùa tháp cũ một ngôi tháp mới to, đẹp hơn. Đáy tháp hình chữ nhật nằm theo hướng Bắc-Nam, dài 91 mét, rộng 75 mét, ngọn tháp chính cao 45 mét, chung quanh tháp chính có 30 tháp nhỏ ghi mười lời răn của đức Phật từ bi.

Lễ hội Thạt Luổng tính theo Phật lịch, diễn ra khoảng rằm tháng 10 âm lịch, tức vào những ngày trăng tròn của tháng 11 hằng năm và kéo dài một tuần. Vào mùa hội, hàng nghìn người từ khắp các vùng của đất nước Lào, dân vùng Đông Bắc Thái Lan và khách du lịch hối hả hành hương về Viêng Chăn bằng xe đò, xe riêng, bằng thuyền xuôi ngược dòng Mê Công và cả đi bộ để kịp ngày lễ hội, lễ Phật, xem rước, xem múa hát, xem và tham gia các trò vui. Vào những đêm hội này, Quảng trường Thạt Luổng trải rộng trong ánh điện lung linh huyền ảo dăng đèn kết hoa trên đài tháp và cả nhiều đường phố Viêng Chăn, Trăng tròn treo cao giữa trời xanh đổ ánh sáng vàng se lạnh trong tiết trời đầu đông. Người đông như nêm, trên tay nhiều người cầm nến, đèn nhỏ tạo nên một thứ ánh sáng tuyệt vời. Trong dịp hội này, chính quyền thường cho mở hội chợ giới thiệu hàng hoá đặc sản của các vùng rừng núi nước Lào. Hội chợ thường được các công ty của các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc tham gia trưng bày và bán những hàng hoá của họ. Đêm cuối lễ hội là hội thi pháo bông tung mầu sặc sỡ chia tay mùa lễ hội Thạt Luổng.

Viêng Chăn ngày nay yên tĩnh và xanh tươi, ánh sáng điện nhiều hơn, nhịp sống sôi động hơn, nhiều mối lo toan hơn. Nhưng đứng ở nhiều đường phố của Viêng Chăn vẫn nhìn thấy ngọn vàng rực rỡ vươn lên giữa lòng xứ sở hoa chăm-pa tươi đẹp.
 
Pac ko post mấy bức ảnh cho vui mắt. Tháng 12 tới đi sem Seagames e se quậy ở Vien đến 1 tuần đấy
 
Hôm nay nghe thằng bạn ở Đại sứ quán VN tại Lào thông báo vào cuối tuần này có lễ hội Thạt Luổng từ ngày 28/10 - 04/11
Đây là một trong 3 lễ hội lớn của Lào, là cơ hội để chúng ta có điều kiện tiệp cận và tìm hiểu thêm về văn hóa và phong tục của nứoc bạn Lào anh em.
Phương tiện giao thông khá thuận lợi để đến với nước bạn Lào, có thể đi bằng máy bay, xe bus đi từ Hà Nội hoặc là đi xe máy

Dự định của tôi là đi bằng xe máy nhưng hiện tại mới chỉ có một mình
Thời gian dự kiến là 01 tuần: Bao gồm ăn chơi, nhảy múa, beer và thăm bạn bè
Ai có hứng thú thì cùng tham gia
Có thể tôi sẽ thay đổi kế hoạch vào phút chót vì đến hiện tại vấn chưa biết lịch thi học kỳ nhưng hy vọng sẽ đi đươc,

mailto: [email protected]
0988822284
 
Lễ hội Bun Thạt Luống là một trong những sinh hoạt văn hoá tâm linh lớn của nhân dân các bộ tộc Lào. Thạt Luống, theo tiếng Lào có nghĩa là Tháp to. Tương truyền trong ngôi tháp này còn lưu giữ xá lị của Đức Phật. Vì tháp nằm ở Thủ đô Vientiane nên hàng năm có rất nhiều du khách thập phương đến đây chiêm ngắm.
Chính vì thế, ở đây cũng hình thành một khu chợ khá đặc biệt. Bất cứ loại tiền nào cũng có thể mua được hàng mà không phải đổi sang bản tệ.

Thạt Luống và huyền thoại xá lị Đức Phật

Theo ông Sa Vắt (là một người học đại học và có 23 năm công tác ở Việt Nam) gọi Thát Luông hay Thạp Luông là không chính xác mà phải là Thạt Luống. (“Thạt” có nghĩa là tháp, “Luống” có nghĩa là to. Thạt Luống có nghĩa tháp to. Còn Bun Thạt Luống có nghĩa là Lễ hội tháp to).

thatluong1.jpg


Người dân đến dự lễ hội và cầu Đức Phật ban cho những điều lành trong cuộc sống.



Theo nhà sư Pa sợt Phu ma vông (một người trong ban Ban tổ chức của lễ hội), Thạt Luống được xây dựng lần đầu tiên vào năm 307 sau Công nguyên (nếu tính theo Phật lịch là vào năm 286 sau CN) với “chiều rộng 4 sải (6m) chiều cao 4 sải và một cùi chỏ (6,5m). Đến năm 1560 tức 2103 (Phật lịch), vua Lào khi đó là ngài Sệt Thá Thin Rạt xây dựng lại ngôi tháp này hoành tráng hơn và kiến trúc ấy giữ nguyên cho đến ngày nay. Tháp có bệ hình vuông, phía Bắc và Nam mỗi bề rộng 68m, phía Đông và Tây mỗi bề rộng 69m, xung quanh được trang trí bởi 332 hình lá bồ đề cách điệu. Ngoài tháp chính cao 45m, còn có 30 tháp nhỏ biểu tượng cho Đức Phật Thích ca với 30 năm tu hành gian khổ của người để trở thành Phật.

Tương truyền, sau khi Đức Phật Thích ca mất, bộ xương chậu của Người được chuyển về Thạt Luống và có 5 nhà sư từ Ấn Độ đến trông coi. Cũng theo lưu truyền, đến nay một phần hài cốt của Đức Phật được lưu giữ ở bên trong tháp chính. Chính vì thế, trong thời gian diễn ra lễ hội, 4 cửa ra vào của Thạt Luống không mở. Trước đây, có người đã được vào Thạt Luống nhưng chỉ dừng lại ở chân tháp lớn. Và đến nay, sự thật về xá lị của Đức Phật cũng chỉ là huyền thoại.

Một trong những nét chính của lễ hội Bun Thạt Luống là lễ rước Tổn phơng. Tổn phơng là một mô hình mô phỏng theo kiến trúc Thạt Luống được làm bằng chất liệu xốp, xung quanh gắn hoa bằng sáp màu vàng rực rỡ. Dưới tầng trệt bày rất nhiều hoa trái, vật lễ. Trên chóp cắm 9 bông hoa sen trắng, xung quanh tháp có các tua dây kết hoa hoặc tiền bạc. Mỗi gia đình hay mỗi bản, hoặc một nhóm người chung nhau cúng một Tổn phơng. Các Phật tử tập trung thành hàng dọc, đốt nến, thắp hương. Hai người đi trước khiêng Tổn phơng lên vai, những người đi sau vừa đi vừa hò hét vui tươi theo nhịp trống đuôi. Sau khi dạo 3 vòng quanh Thạt Luống, họ dừng lại ở hậu sảnh dâng lễ và được sư thầy tiếp nhận lễ vật với hình thức trang trọng, nghiêm cẩn, thành kính.

Đã từ lâu, lễ hội Thạt Luống trở thành một hoạt động văn hoá tâm linh lớn của nhân dân các bộ tộc Lào. Ngày lễ hội, người dân từ mọi nơi mang đến những bản sắc văn hoá vùng miền khác nhau. Dễ dàng nhận ra những người Lào Lùm (vùng đồng bằng) qua váy tơ lụa khăn đóng sặc sỡ, còn người Lào Xúng (trên cao) váy đen, áo chẽn, khăn đen, hoa văn trắng, vàng, đỏ. Mặc dù, các dàn âm thanh đang phát ra các bản nhạc hiện đại, nhưng trong lễ hội, kèn tre nẹt (những miếng gỗ, tre được kết lại trên khung gỗ), đặc biệt là trống đuôi dài vẫn hiện diện. Hoà mình cùng tôi trong dòng người về dự lễ hội, ông Sa Vắt tiếc rẻ: “Ở lễ hội năm nay tôi không thấy người ta thổi khèn bè nữa. Nhưng rất may là các đêm biểu diễn văn nghệ, các cháu còn múa lăm tơi, còn thuộc các điệu lăm tơi, lăm vông, lăm xắn. Xem các tiết mục này trong tôi cứ rưng rưng, cứ muốn lên sân khấu tay trong tay hoà vào cuộc nhảy”. Người Lào bây giờ cũng đang chịu ảnh hưởng văn hoá ngoại nhập khá nhiều. Những bức tượng Phật đúc bằng bạc hay chạm bằng gỗ khơ mu... thu hút du khách quốc tế tại các điểm phục vụ.

Và khu chợ “Liên hiệp quốc”

Bun Thạt Luống là ngày hội lớn nhất trong năm của nước Lào nên các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước không bỏ lỡ cơ hội vàng quảng bá thương hiệu và kinh doanh sản phẩm. Từ trục đường Noong bon đến sân vận động khoảng 1.000m san sát các kiốt được dựng lên. “Năm nay việc sắp xếp bố trí các kiốt cho dù là dã chiến cũng ngăn nắp, không còn lộn xộn như những năm trước”, ông Sa Vắt nhận xét.

Hai hành lang đi vào sân vận động là kiốt bày bán các hàng bách hoá, một vài kiốt bày trò chơi ném lao. Phía trong sân vận động được chia thành các khu vực. Khu vực phía Tây là các dãy nhà quảng cáo sản phẩm ôtô, xe máy, điện tử điện lạnh, viễn thông. Phía Nam là các dãy nhà dịch vụ phục vụ giải khát. Phía Đông là dịch vụ bán hàng bách hoá. Nhộn nhịp nhất là phía Bắc phục vụ các trò chơi.

Tại các dãy nhà trưng bày giới thiệu sản phẩm điện tử, điện lạnh chúng tôi bắt gặp nhiều doanh nhân Thái Lan ôn tồn cởi mở. Còn các doanh nhân Trung Quốc mang đến đây đủ thứ từ đồ chơi, đồ điện cho đến vải vóc quần áo, giày dép. Các gian hàng của Việt Nam được các thương nhân mang từ Vinh, Hà Tĩnh, Sài Gòn, Huế, Quảng Trị cũng không kém phần phong phú. Người Việt (nhất là Việt kiều) cũng nhanh chóng có những gian hàng trong sân vận động. Ông Sa Dit - chủ một kiốt ở đây cho biết: “Để có khoảng 12m2 đất trong sân vận động dựng kiốt bán hàng hoá chỉ trong thời kỳ diễn ra lễ hội phải trả một khoản tiền 2 triệu kíp (tương đương 4 triệu đồng Việt Nam)”.

Nhưng nhiều nhất là trăm ngàn thứ hàng hoá nội địa của Lào. Người Lào trong thời kỳ hội nhập và mở cửa cũng bắt đầu năng động. Đây là thổ cẩm của dân tộc Mông mang đến từ vùng cao, kia là mật ong, măng khô, mộc nhĩ. Những sản phẩm đan mây tre như giỏ đựng ấm nước, típ đựng xôi, đĩa được giới thiệu và thu hút khách du lịch. Phía trước sân có những cư dân mang hàng chục lồng chim sẻ nhằm phục vụ cho lễ “Buông chim thả cá”. Rất nhiều dịch vụ tại chỗ từ ăn uống cho đến chụp ảnh phục vụ nhu cầu của khách hàng.


Mặc dù doanh nhân thập phương nhưng phần lớn những người bán hàng ở đây đều rất hoà nhã, chào mời lịch sự. Bất đồng ngôn ngữ thì có người giúp đỡ. Khách mua hay không đều được phát tờ rơi quảng cáo với lời cảm ơn. Tiền thì không chỉ tiền kíp mà tiền baht, USD, VND đều được cả, không phải qua khâu đổi chác phiền hà.

Vientiane những ngày lễ hội nắng gắt, hanh hao, cho nên đêm đến không khí sôi động khác thường. Nườm nượp khách nhưng không hề chen lấn xô đẩy mất trật tự. Đã qua mùa kiêng, dịp lễ hội đàn ông được uống rượu, uống “truy lĩnh” những ngày kiêng khem. Nhưng người Lào uống rượu xong không quậy phá mà nhảy múa ca hát thân thiện.

Trong tiếng nhạc rộn ràng, trong ánh sáng rực rỡ của đêm Thạt Luống, khu vui chơi giải trí tấp nập nhộn nhịp. Ngoài những trò chơi dân gian truyền thống là các trò chơi hiện đại như đu bay, ôtô điện, cầu trượt... thu hút rất đông trẻ em tham gia vì các bậc cha mẹ có một dịp rỗi rãi để chiều lòng con trẻ. Sau một năm tất bật làm ăn, người Lào đến lễ hội để vui chơi, giải trí, để xả hơi, mua sắm. Cuộc chơi kéo dài có khi đến gần suốt đêm. Các thương nhân bán được hàng hoá thu về bộn tiền.

Đặc sản “cơm lam gà nướng” của Lào

Những du khách nước ngoài đến đây thường không thể bỏ qua văn hoá ẩm thực của người Lào. Vào một buổi tối, ông Sa Vắt rủ tôi đi dọc tuyến đường Noong bon đến Thạt Luống. Mùi cơm lam, gà nướng thơm phức. “Cơm lam, gà nướng là đặc sản ẩm thực Lào”.

Người phục vụ đến từ các làng quê, dựng lều bạt. Hàng dãy ống tre (không già, không non, còn tươi), mỗi ống dài khoảng 25cm được xếp cẩn thận. Gạo nếp được rưới nước cùi dừa. Hàng chục ống tre bỏ lên lửa đốt cho đến khi ống cháy thành than.

Người Lào có kinh nghiệm đốt đến lúc cơm chín là hạ lửa. Các ống tre cháy phần ngoài được gắp ra dùng dao gạt than đen và đẽo hết phần vỏ cháy. Chỉ còn lại ống lam bọc cơm, chỉ cần dùng tay tước vỏ lụa là phần cơm (rám màu lam) thơm phức. Chưa ăn đã thơm, nhai kỹ rất dẻo, bùi, béo, ngọt. Lại còn nóng hổi, nên vừa ăn vừa thổi phập phù. Còn món gà nướng không kém hấp dẫn. Gà “cỏ” làm sạch, tẩm gia vị và nhỏ vài giọt mật ong, cho lên bếp than Lào. Bếp rừng rực nồng đượm, không khói, mỡ và mật ong nhỏ xuống xèo xèo, bốc hương thơm nức.
 
Lào thì e biết các bác trên này đã quá quen thuộc.
E vừa đi về tuần trước, có vài tấm chụp khu thể thao Seagames xin phép bác chủ topic post vào đây để anh em thêm phần hứng thú, chuẩn bị cho chuyến đi mới. Ảnh chụp lúc nhá nhem tối nên ... hơi tệ.
Nếu thừa thì em xin lỗi và nhờ mod xóa giúp.

L1000354.jpg


L1000355.jpg


L1000357.jpg


L1000358.jpg



L1000369.jpg


L1000375.jpg


L1000377.jpg
 
thời gian thì đã có (28/10-4/11) nhưng cũng nhờ bác chủ thớt nói rõ hơn chút nữa về chuyến này . khởi hành từ đâu , phương tiện thế lào.......
 
Thời gian: Từ ngày 28/10 - 04/11
Khởi hành: Hà Nội
Phương tiện: Xe máy hoặc xe bus

Lộ trình: Hà Nội - CK Cầu Treo - Vientiane

Nếu đi bằng xe bus thì đi thẳng từ HN qua Lào (300k/chặng) sang đó thuê xe đạp 1$/1 ngày để lượn.
Chi phí đi 1 tuần: <2tr

Ai máu đi thì cuối tuần này xuất phát rồi

Liên hệ chủ thớt: 0988822284
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,933
Bài viết
1,176,517
Members
192,178
Latest member
ga179nl
Back
Top