What's new

Cách điều trị vắt cắn

you đang ở nghệ an hay sài gòn vậy,mình cũng nghệ an.hehe rất vui khi gặp bạn và mún bít và làm quen bạn.
Đang ở NA bạn à. liên hệ [email protected] nhé.
Thú thực là dù đã đi rừng và làm quen với vắt từ bé nhưng em vẫn vô cùng ngại vắt, nhưng em không thể bảo là em sợ và mặc full bảo hộ khi mà lũ bạn chỉ chơi mỗi quần đùi và áo phông. Vắt cũng không sợ bị cắn nhưng em thực sự ngại khi cầm chú vắt mềm và nhớt ấy :) Nhiều chuyến đi dạo gần rừng bỗng trở thành những chuyến đi sâu vào theo 1 thứ nào đó và không kịp mặc đồ chống vắt. Lúc bé em há hốc miệng khi thấy những anh, những chú đi rừng cũng chỉ mỗi cái quần lót và áo phông ( mặc đồ full khó đi dài lắm do nóng và vướng). Nhưng nếu quen thì sẽ thấy rằng đi rừng không hẳn bị vắt cắn dù vùng ấy vắt rất nhiều. Quan trọng nhất để đi mà ít bị vắt cắn là nhìn bước chân, hãy đặt chân vào chỗ thoáng và luôn đi với tốc độ nhanh nhất. Việc các bạn đứng 1 chỗ quá lâu như khi đứng chụp ảnh cũng sẽ thu hút lũ vắt, vì vậy hãy lựa chọn chỗ nghỉ chân thật tốt ở nơi khô ráo, trên 1 tảng đá hoặc 1 cây gỗ mục. Vắt chủ yếu bò trên thảm mục thôi nhé.

Bổ sung 1 mẹo nữa là nếu bên đường có các vạt cỏ xanh tươi thì thỉnh thoảng trong chuyến đi bạn hãy vừa đi vừa cọ xát chân vào đám cỏ, như thế sẽ loại được một số vắt bám bên ngoài.

Loại thân mềm mà bám vào mũi hoặc chui vào các chỗ x, y kia là 1 loại khác hẳn với 2 loại vắt xám và vắt xanh. Chỗ em người thái gọi chúng là con Tắc Tè. Nó là loài giống với đỉa, sống tại các vũng nước lặng hoặc các đoạn khe suối nước chảy chậm, khi ở trong nước nó chỉ bé như cây kim.
Khi người hoặc động vật uống nước. tắm... thì chúng chui vào mũi, x, y kia rồi bám chặt vào trong ấy. Nó hút máu nhẹ nhàng và bạn sẽ chỉ cảm nhận dc chúng sau 1, 2 tháng khi mà chúng lớn cỡ chiếc đũa hoặc như ngón tay ~.~. Với người thì triệu chứng là thấy ngứa và thỉnh thoảng chảy máu mũi, x, y.
Khi bị nhiễm loại này thì các cách chữa như sau:
Khi trời nắng thì nhịn nước, mũi sẽ khô, loài này sẽ thấy khó chịu và thò 1 phần cơ thể ra ngoài cho mát. Khi đó ta có thể dùng kìm gắp ra. Hoặc dùng nước thuốc lào bôi vào mũi thì nó sẽ tự động bò ra. Để cho nó dễ bò ra hơn thì kê sát mũi, x, y 1 bát nước để mời gọi chúng. Đây là kinh nghiệm dân gian khi mà không có sự chăm sóc y tế cần thiết, với các điều kiện có thể thì các bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ thực hiện tiểu phẫu gắp chúng ra khỏi cơ thể.
Để phòng nhiễm loại này thì bạn hạn chế uống nước nơi tù đọng, hạn chế tắm nơi nước suối chảy quá chậm, nơi nhiều thực vật chết trong nước. Thực sự thì nhiễm loại này rất là tệ, em thấy nhiều rồi và nó là nỗi sợ khi tắm suối từ bé đến giờ.
...................................................
Khi nghỉ chân trong rừng thì bạn hãy chọn những nơi có ít thảm mục, nơi thoáng để dựng trại, để chống vắt vào khu vực trại thì bạn có thể rải lưu huỳnh hoặc muối quanh trại, sẽ hạn chế rất nhiều vắt vào. Trại của tớ cả ngày xoay quanh đây mà chẳng ai bị cắn cả.



Nếu như mặc thế này thì bạn nghĩ sẽ có bao nhiêu vắt có thể chui vào. Với loại Xà Cạp này bạn hoàn toàn có thể yên tâm với phần chân. ( ảnh minh hoạ) Đi trekk đừng nên đi giày mà hãy nên đi dép có quai hậu chắc chắn.

 
Last edited:
Vào mùa mưa, ở những khu rừng càng nguyên sinh vắt càng nhiều.
Sau này tôi nhận ra những biện pháp chống vắt (đi tất, thuốc vv) sẽ hạn chế bị vắt cắn nhiều. Nhưng không thể ngăn được vắt khi vắt ra nhiều (nhất là khi mưa xuống). Điều tệ hại là do chân tay ta được bôi thuốc, bó chặt, nên vắt bò lên quần áo và luồn vào bất kỳ kẽ hở nhỏ nào. Khi đó những khu vực như cổ, nách, bụng, lưng, đùi...lại hay bị vắt cắn hơn là chân tay.

vatcan.jpg


Tôi đành phải 'chơi' lại vắt bằng cách để 1 phần chân-đùi cho vắt cắn (nếu chúng bò vào được).
Sau đó thỉnh thoảng ta chỉ cần vén quần lên để kiểm tra và loại bỏ vắt. Như thế còn hơn là để
chúng bò khắp người tìm chỗ cắn. Với lại, đi rừng 1-2 ngày còn chống vắt 'kiểu Mỹ' được, chứ sống
trong rừng lâu chẳng hơi đâu mà lúc nào cũng 'chống vắt'. Thấy nó bám thì bắt vất đi, xong!

Ấy thế nhưng với muỗi lại phải xử khác đấy nhé. Muỗi tuy không thấy ghê như vắt, nhưng lại đáng sợ
hơn vắt nhiều nếu là loại muỗi truyền vi trùng sốt rét. Nhất thiết phải xịt thuốc chống muỗi lên người khi
biết khu vực mình đến có bệnh sốt rét. Những nơi có dân đào vàng như rừng Quảng Ngãi, Quảng nam chẳng hạn, là có bệnh sốt rét.

Tốt nhất là bạn nên uống 1 liều Docycycline* trước khi đi rừng 5-7 ngày.

* "Doxycyclin cũng được chỉ định để dự phòng sốt rét do Plasmodium falciparum cho ngưòi đi du lịch thời gian ngắn đến vùng có chủng ký sinh trùng kháng cloroquin và/hoặc pyrimethamin - sulfadoxin."
http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Doxycycline
 
Last edited:
Cám ơn các bác đã chia sẻ các kinh nghiệm về chống và điều trị vắt cắn.... Mấy hôm nay mỗi khi có mồ hôi nhiều là em vẫn phải mỏi tay gãi các bác ạ.... sợ mấy em VẮT này thật. Rút kinh nghiệm k nên đi rừng vào mùa mưa là cách tốt nhất.
 
Ơ hay, đã nhét thì phải bịt hết các lỗ trên người, không thì thôi chứ sao chỉ mỗi tai là sao?

Bác này thật là! Các cái lỗ khác thì có quần áo mặc kín rồi mà. Chã nhẽ cái đó em còn phải nhắc mọi người bịt nữa. Cái tai mình là nơi rất dễ bị vắt xâm nhập và khó lấy nó ra. Vì vậy cẩn thận cai tai nhất.
 
Em hỏi.mình ko đi tất chống vắt mà bọc tất ra ngoài quần thôi đuợc ko ,vắt có chui vao trong tất đc ko nhỉ.:D
 
Em hỏi.mình ko đi tất chống vắt mà bọc tất ra ngoài quần thôi đuợc ko ,vắt có chui vao trong tất đc ko nhỉ.:D
Dù có đi tất chống vắt, thì vắt vẫn chui vào được. Tất chống vắt chỉ có tác dụng tạm thời, khi vắt leo lên đó thì bắt vất đi. Cũng chỉ nên dùng tất chống vắt ở những nơi ít vắt. Còn bạn trùm tất ra ngoài quần cũng có tác dụng tương tự. Bạn nên xịt thuốc chống muỗi lên giày, ra ngoài tất, quần sẽ có tác dụng hơn, lại dễ kiếm. .
 
Vắt nó không nhảy được đâu bác ạ, nó bò thôi. Khi bò trên lá khô thì nó thả các giác hút ra khỏi lá và làm rung lá tạo nên các tiếng " tách - tách" nghe như là nó nhảy vậy. Khi vào rừng tre nứa nếu đứng 1 chỗ thì bác sẽ nghe rất rõ tiếng vắt đang bò đến, ớn lắm. Một số người bảo là vắt nó nhảy vào mặt, cổ nhưng thực ra là bị dính vắt khi nó bâu vào các tán lá ven đường, tớ ngồi nhìn lũ vắt nhiều mà chưa thấy con nào nhảy cả, cấu tạo của nó gồm 2 giác hút ở 2 đầu cơ thể, với cấu tạo ấy nó chỉ có thể bám và tạo lực tách giác hút khỏi lá cây bằng lực bám từ giác hút còn lại, cử động nhảy không thể thực hiện với cấu tạo cơ thể kiểu này.
Tất chống vắt thì tớ chưa thấy con vắt nào bò được vào trong tất cả trừ khi tất bị rách hoặc bạn thắt không chặt và vắt nó bò từ miệng tất xuống.
Các bạn đi rừng cứ thoải mái đi, vắt cũng không đáng sợ như các bác vẫn nghĩ đâu. Bọn tớ theo các chuyến săn và bẫy chim thì cả nhóm luôn ngồi im hoặc nằm bất động dưới đất và để mặc kệ lũ vắt, chỉ gạt những con vắt bò vào cổ hoặc mặt ( nằm yên, nếu động đậy thì chẳng bắt được con nào, rừng rậm nên chỉ nằm phục cách đối tượng tầm 4 -5m nên chỉ cần 1 cử động mạnh cũng đủ để gây động cho khu vực). Đi,nằm như thế mà mỗi ngày cũng chỉ bị khoảng trên 10 vết đốt.
 
Ngày trước em ghé nhà ông chú kiếm ít vịt đẻ về nuôi.
Quê em ở Bạc Liêu, nước mặn.
Còn ông chú ở Sóc Trăng gần chỗ mấy người Khmer ấy.
Chú bảo m đi cẩn thận khi nào thấy nhột nhột kẽ chân là vắt nó cắn mày...
@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@@
4h sáng đi bộ 1km đến chỗ bắt vịt...Nhấc chân lên thì ba con nó ú bằng cái đầu đũa rồi...mà bọn nó nhây lắm. Lôi ra tuột tay nó lại bám vào.
Ông chú bảo mày để tao...Nói xong ổng rít một hơi thuốc thật dài, lấy tàn thuốc bôi vào nó phái tự nhiên nó hộc máu ra...
Về nhà mấy chỗ vắt cắn nó thốn mấy ngày các bác ạ...Nhớ lại còn nổi da gà
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,391
Members
189,942
Latest member
Nhocdecor
Back
Top