What's new

[Chia sẻ] Cambodia - Same same but different

5743844780_9ebbb717bb_o.jpg


Với tôi, Campuchia từng chỉ gói gọn trong những hình ảnh về Cánh Đồng Chết, tội ác diệt chủng man rợ của Pol Pot, những cây thốt nốt lẻ loi trên những cánh đồng hút tầm mắt, là những cái tên như Hun Sen hay Sihanouk... Tôi không mấy quan tâm tới đất nước này, cho mãi tới gần đây, khi bắt đầu tìm hiểu nhiều hơn về quần thể Angkor, cá heo Irrawaddy hay đoạn sông Mekong chảy qua nước láng giềng phía Tây Nam của Việt Nam.

Tôi tới Siem Reap sau 1 ngày di chuyển bằng máy bay và xe khách từ Hà Nội. Ngồi trên chiếc xe tuktuk chạy vào những phố chính của Siem Reap, tôi bấy giờ mới tin rằng mình đã đặt chân tới nơi có một trong những di sản kiến trúc kì vĩ bậc nhất, mà người Khmer đã dày công kiến tạo từ cách đây cả ngàn năm.

Đây là một chuyến đi đặc biệt, thậm chí kỳ lạ. Tôi chộp được vé rẻ của Air Asia trước gần năm trời với lịch trình lên tới 12 ngày và tham vọng đi hết một vòng Campuchia. Nhưng càng gần tới ngày khởi hành, tôi lại càng tin chắc rằng mình không thể lên đường, vì rất nhiều lý do khác nhau. Thế rồi, một cơ duyên bất ngờ kéo tôi trở lại với chuyến đi khi tôi hầu như đã chấp nhận bỏ qua nó. Bỏ lại vé Air Asia, tôi lên đường với Vietnam Airlines đúng 1 tuần sau ngày định khởi hành ban đầu, và rồi về tới nhà lại đúng ngày kết thúc của lịch trình cũ.

Lịch trình 12 ngày được rút gọn thành 4 ngày, với 2 ngày tập trung trọn vẹn cho quần thể Angkor. Những điểm đến khác như đền Prasat Preah Vihear (vừa không có thời gian, vừa chẳng thể tới được vì sự phức tạp gần đây), Kratie (nơi có cá heo nước ngọt Irrawaddy) hay Sihanoukville (rất gần đảo ngọc Phú Quốc của Việt Nam), đành để dành cho một chuyến đi khác. Tôi lên đường đúng 1 ngày sau khi tiếng súng đã không còn vang trên biên giới Thái Lan - Campuchia, nơi chỉ cách Siem Reap chừng 140km về phía Bắc.

Chỉ 4 ngày ở Campuchia là quá ít ỏi so với mong muốn ban đầu, nhưng chừng đó cũng là vừa đủ để tôi được tận mắt thấy và cảm nhận về một Campuchia - Giống giống, nhưng mà khác (như tên của một bộ phim Đức, "Same same but different"). Và chuyến đi của tôi cũng vậy, giống giống những chuyến đi Campuchia của nhiều người, nhưng cũng có đôi chút khác biệt.

Vài tấm hình demo:

5764790639_6754945885_o.jpg

Gương mặt Bayon.

5765340080_0f6a36386b_z.jpg

Một góc đã quá quen thuộc ở Ta Prohm.

5765340828_e06463cd1c_o.jpg

Thấp thoáng...

5764803505_56b6c59ac6_o.jpg

Điệu Apsara truyền thống của người Khmer.

5764803917_f0cbcdbb71_o.jpg

Baphuon đang được "tân trang".

5765399970_0874b15ec9_z.jpg

Suy nghĩ gì đây? Ở Takeo... Ảnh: susu
 
Lịch trình chi tiết

5746093730_2c151cd0e6_o.jpg

Bản đồ hành trình chuyến đi. Nguồn: Google

Ngày 1:
Tối: Bay Hà Nội - Sài Gòn.

Ngày 2:
Sáng: 6h lên xe Sapaco chạy thẳng Sài Gòn - Phnom Penh.
Trưa: 12h tới Phnom Penh, ăn trưa gần văn phòng Sapaco.
Chiều: 14h lên xe Paramount chạy tiếp Phnom Penh - Siem Reap (Sapaco có xe riêng để đưa khách sang văn phòng của Paramount).
Tối: 20h30 tới Siem Reap, nhờ một bạn nhân viên của Paramount đưa đi một vòng tìm khách sạn, cuối cùng dừng chân ở khách sạn Bun Seda Angkor. Dạo phố đêm Siem Reap, chén món ăn khuya và nếm bia Angkor. Hẹn anh tuktuk tên Soeung sáng hôm sau đi ngắm bình minh.

Ngày 3:
Sáng: 5h30 mới có mặt ở Angkor Wat, đón hụt bình minh chút xíu. Ăn sáng tại nhà hàng Angkor Reach, vừa chén vừa ngắm mặt trời chói chang rọi xuống Angkor Wat. 8h vòng qua Bayon khi số đông khách du lịch còn chưa tới đây, sau đó lần lượt qua Baphuon, Phimeanakas, Terrace of the Elephants (Sân Voi).
Trưa: Vào quán người Khmer ăn món.... Tây.
Chiều: Lượn một vòng Banteay Kdei, Ta Prohm, Ta Keo, Chao Say Tevoda, Thommanon rồi lên Bakheng ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp (sau khi hụt vụ đi khinh khí cầu vì gió quá to).
Tối: Về Siem Reap ăn tối buffet và xem múa Apsara tại nhà hàng Koulen II.

Ngày 4:
Sáng: 4h50 có mặt ở Angkor Wat, đón bình minh Angkor, dạo một vòng khắp Angkor Wat. Giữa buổi sáng chạy một lèo tới Banteay Srei.
Chiều: Sau khi trở lại nhà hàng Angkor Reach để ăn trưa, nhàn tản ra phía sau Bayon để tận hưởng cảm giác vắng vẻ, muỗm rụng lộp bộp trên thảm cỏ xanh. Cuối buổi chiều lại lỗi hẹn với khinh khí cầu vì một cơn mưa lớn ập đến chớp nhoáng.
Tối: 20h lên xe giường nằm của Paramount chạy Phnom Penh - Siem Reap.

Ngày 5:
Sáng: 1h20 tới Phnom Penh, về khách sạn Angkor International đánh một giấc. 7h lên xe chạy về Sài Gòn.
Trưa: 12h về tới Sài Gòn.
Chiều: 17h20 bay Sài Gòn - Hà Nội
 
Last edited:
Chi phí cụ thể và thông tin tham khảo

5765638794_bb5d5c06da_o.jpg

Mẫu vé tham quan Angkor. Nguồn: Internet

Vé tham quan quần thể Angkor
- Giá: vẫn là 20$/ngày, 40$/3 ngày bất kỳ trong vòng 1 tuần, và 60$/7 ngày bất kỳ trong vòng 1 tháng.
- Du khách có vé được vào thăm tất cả các khu đền trong quần thể Angkor. Tuy nhiên, vé này không có giá trị tại núi thiêng Phnom Kulen hay các quần thể ở xa như Beng Mealea và Koh Ker.
- Du khách bị phát hiện tham quan quần thể Angkor mà không có vé hợp lệ sẽ bị phạt 100$.

5765067143_f71d436a53_o.jpg

Xe Sapaco.

Xe khách
- Khứ hồi Sài Gòn - Phnom Penh - Sài Gòn của Sapaco: 400k, khoảng 6 tiếng/chặng di chuyển. Xe sạch sẽ, tài xế chạy cẩn thận, mọi thủ tục xuất - nhập cảnh đều được phụ xe lo giúp.
- Phnom Penh - Siem Reap của Paramount: 200k, 6 tiếng trên đường. Xe khách to đùng, nhưng chỉ dùng tầng 2 cho khách nên cao ráo, thoáng mát. PeterPan có ghế ngay đầu xe nên tha hồ ngắm cảnh.
- Siem Reap - Phnom Penh của Paramount: xe giường nằm, chạy đêm, đích cuối là Sihanoukville (PeterPan xuống ở Phnom Penh), giá 12$. Có 2 chuyến khởi hành lúc 20h00 và 23h00, chạy một lèo khoảng 5 tiếng thì tới Phnom Penh. Do đi lần đầu nên PeterPan chọn đi chuyến 20h00 cho sớm, song tới Phnom Penh hơi sớm quá. Các bạn đi sau này có thể chọn chuyến 23h00, sẽ tới Phnom Penh khoảng 4h20 sáng hôm sau, khá vừa vặn để chờ chuyến xe đầu tiên từ đây về lại Sài Gòn.

5765650440_4ef4680ba0_o.jpg

Nguồn: bunsedaangkorvilla.com

Khách sạn
- Bun Seda Angkor:
+ Giá: 15$/đêm
+ Địa chỉ: 169, Group 4, Sivatha Road, Svay Dangkum Commune, (Sok San Road), rất gần Old Market
+ Điện thoại: (855) 12933080 hoặc (855) 89 480 567
+ Website: http://www.bunsedaangkorvilla.com
+ Email: [email protected] hoặc [email protected]
+ Nhận xét: Phòng sạch sẽ, có nước nóng, wifi miễn phí (password: 0123456789), thái độ phục vụ nhiệt tình, nhân viên nói tiếng Anh tốt, khách sạn nằm trong ngõ, cách xa đường nên yên tĩnh.
- Angkor International:
+ Giá: 10$/đêm
+ Địa chỉ: Street 148, Phsar Kandal Phnom Penh
+ Điện thoại: (855) 2323217, Fax: (855) 23224806
+ Email: [email protected]
+ Nhận xét: Phòng sạch sẽ, ngay trung tâm thủ đô Phnom Penh.

5765683612_7f79bcbdae_z.jpg

Bia Angkor, đặc sản Campuchia.

Ăn
- Nhà hàng Angkor Reach đối diện Angkor Wat có đồ ăn khá ngon, giá cả phải chăng. Đặc biệt, view từ đây khá đẹp, có thể nhìn thấy Angkor Wat qua những hàng cây đầy nắng.
- Nhà hàng Koulen II phục vụ bữa tối buffet và xem chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian Campuchia (trong đó có 2 tiết mục múa Apsara) với giá trọn gói 12$/người. Đồ ăn ở đây ngon, sạch sẽ, chỗ ngồi thoáng và rộng, rất tiện để xem các màn biểu diễn.

5765135537_5fb9d457fe_o.jpg

Bạn tuktuk tên Soeung.

Tuktuk
- Trong 2 ngày trọn vẹn ở Siem Reap, PeterPan đi xe tuktuk của anh Soeung (092795273) với giá 15$/ngày. Anh này quê ở một tỉnh có đường biên giới giáp Việt Nam (cụ thể là tỉnh nào thì PeterPan không nghe ra và cũng không tiện hỏi lại), tính tình thật thà, thái độ với khách nhẹ nhàng, ân cần.
- Các bạn đi sau này có thể lưu số điện thoại của anh Soeung (phát âm như từ "xương" của Việt Nam) để tiện tham khảo khi cần.
 
Cambodia - Same same, but different !

Khác với bạn đồng hành, Campuchia trong tôi sống động và quen thuộc từ những câu chuyện Bố kể suốt đã bao năm.
Bố dắt tôi đi qua những mùa mưa nắng nơi biên giới Tây Nam, những làng xóm hoang tàn từ Tây Ninh tới Kampong “Chàm”, những trận đánh, những vết thương, những cái chết...

Nhưng sau tất cả, tôi luôn được thỏa thuê bơi trên dòng Mê Kông long lanh nắng tắt, được nhâm nhi vị nước Thốt nốt ngọt mát, được nắm đôi tay an ủi bà Mẹ Khmer già bên đường than khóc, được đi trong vùng giải phóng không còn bóng quân Pol Pot, được thấy “người Miên” hồi cư và hồi sinh...

Rồi, cuối cùng sẽ là hồ “Ba-rai” rộng lớn và Angkor Thom- nơi bố tôi ở lại tới ngày rời quân !!
Từng ấy năm, nghe đến thuộc lòng nhưng chưa từng thôi háo hức, say mê!
Khi bé tới giờ tôi luôn nghĩ : “Ra khỏi Việt Nam, nơi đầu tiên mình đến sẽ là đất nước Khmer và Angkor huyền bí!”

Và, tôi đã lớn thêm nhiều mà Bố vẫn thường kể tôi nghe lại những chuyện xưa cũ ấy!
Và, vì nhiều “cơ duyên” mà lần này tôi không thể đợi Bố cùng đi như tôi vẫn đợi mong...

attachment.php

Bố từng ở đâu bên hồ "Ba-rai" ??
(Ảnh : PP)

Giống như PeterPan, phải khi ngồi trên xe tuk-tuk đi ngược gió vào nội thành Siem Reap, tôi mới tin mình sẽ thấy Angkor vào sáng sớm mai.
Bởi cả ngày đầu tiên ấy, chúng tôi chỉ mải mê theo dọc 1 Campuchia với đủ gió bụi đời thường.

Từ cửa khẩu buổi sáng, tới Phnom Penh giữa trưa nắng, qua Kampong Thom chiều mưa buồn, rồi về Siem Reap rạng rỡ lúc lên đèn.
Hàng trăm vòm cổng trôi qua bên đường, những rặng Thốt nốt lẻ loi giữa cánh đồng trơ nắng, những ngã ba thưa vắng, đường mưa chiều loang loáng tít tắp, tiếng người tiếng nhạc náo nức; và bầu khí nóng đến ngột thở làm chúng tôi ít nhiều mỏi mệt, lặng im!

attachment.php

Chỉ dành được 2 ngày trọn vẹn dạo chơi 1 góc nhỏ trong Angkor vĩ đại; nhưng hành trình ra đi – trở về với chúng tôi không đơn giản là của riêng một nơi ấy.

Chúng ta, chẳng phải luôn mặc cho đôi chân phiêu lưu tự dẫn đường ??
Để làm nên khác biệt từ những điều quen thuộc !! :)

attachment.php


attachment.php

Đã xoăn còn cố tỏ ra nguy hiểm dư này! ;)
(Ảnh : PP)
 
Last edited:
Cuộc phiêu lưu của Cừu và các bạn ở trại Cam !

À, nhân nhắc tới “Phiêu Lưu”, để tôi kể chuyện các bạn nghe cho vui !! :)

Những câu chuyện sau đây được tôi ghi lại suốt cả hành trình. Đó là những người chúng tôi đã gặp, những nơi chúng tôi đi, những gì chúng tôi nghe/thấy/cảm nhận và chia sẻ cùng nhau.

Các nhân vật trong bài viết hầu hết đã được đổi tên để phù hợp với đặc điểm tính cách hoặc nhận dạng của mỗi người.
Cũng có thể đó là phiên âm nào đó của tiếng bản xứ, tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Và ảnh trong bài đôi khi không chỉ đơn giản là mang tính minh hoạ, mà là dìm hàng (ngay khi có cơ hội) !! =))

Câu chuyện đầu tiên nó thế này :

Cừu mũm mĩm - nhân vật chính trong truyện, có nhiều nết tốt như : Rất ham hiểu biết, chỗ nào cũng muốn đi và cái gì cũng muốn ăn (rồi mới học); nhưng chỉ vì tội nông nổi, lười si nghĩ nên ăn chơi thì đến nơi đến chốn, mà học hành chỉ đến nửa vời là thôi!

Cừu cũng có nết xấu là nham hiểm và mê zai. Cừu hay chém gió và thích chỉ tay 10 ngón (chứ ko thèm 5 ngón đâu !).
Đặc biệt là Cừu vốn rất cứng đầu, lại còn đội thêm mũ sắt!

Chuyện liên quan tới cái mũ sắt thì từ từ tôi sẽ kể các bạn nghe vào một dịp khác. Vì nó còn lằng nhằng sang cả lĩnh vực Cầu chì và Nhợn nữa cơ, rất chi là dài.
Bạn nào nôn quá, thì có thể bê cả cụm từ này vào Hỏi Phượt để tìm hiểu dần. Chứ trong topic này tôi chỉ kể chuyện Cừu thôi đã nhé !!

Chẳng là Cừu đã lớn nhưng nhất định chỉ thích đi chơi loanh quanh trang trại nhà mình thôi.
Trong khi bạn bè đi đây đi đó khắp nơi, được ăn bao thứ ngon lạ, được tận mắt thấy bao điều mới mẻ... – thì Cừu vẫn không chịu thay đổi và hài lòng với “triết ní” : Quanh ‘trang trại’ thôi, một đời không đủ! (Ặc ặc)

Rồi chẳng hiểu thế nào, đùng 1 phát Cừu báo với Bố Mẹ sẽ cùng các bạn đi sang trang trại Cam bên cạnh chơi mấy ngày.
Cả nhà tưởng nói nhảm thế thôi, chứ dè đâu vài hôm sau Cừu xách ba lô đi thật.(LD)

Từ trại nhà Cừu sang trại Cam có 2 cách : Bám dây diều của bác Dùi Cui bay thẳng sang thì chỉ mất mấy tiếng nhưng khá đắt.
Hoặc túc tắc bắt chong chóng tới phần phía Nam của trại, rồi từ đó ngồi xe ủn ỉn đi qua hàng rào. Tuy mất đứt 1 ngày như chi phí rẻ hơn nhiều, lại có cơ hội đi dọc trại Cam 1 lần cho biết.
Thế là Cừu và các bạn chọn cách thứ 2!

attachment.php

Hãng HK Quốc Gia Dùi Cui Ai le - cùng non sông cất cánh !! ;)

5740265214_ec5e8705bb_o.jpg

Phía bên kia bờ rào - đứng trên đất trại Cam (cửa khẩu Bavet)!
(Ảnh : PP)

Đón chuyến xe ủn ỉn sớm nhất trong ngày sang trại Cam, Cừu và bạn còn chưa kịp ăn uống gì. Nên dù vẫn còn ngái ngủ nhưng đói quá mà chả ngủ nghê gì được nữa, đành ngồi trêu nhau và hóng chuyện ra xung quanh!
====
Liệu chuyến xe ủn ỉn có đơn giản chỉ ủn ỉn trên đường hay không ??
(Còn tiếp...)(S)
 
Last edited by a moderator:
Cuộc phiêu lưu của Cừu và các bạn ở trại Cam !!

Câu chuyện thứ 2:

Ầy dza, tôi đi cùng và ghi lại mấy chuyện này nên hiểu rõ rằng sự nhảm nhí của Cừu quả thật ở mức báo động, rất đáng lo ngại.
Không biết có phải vì quá háo hức với chuyến xa trang trại đầu tiên không, mà nó quan sát và gọi những người xung quanh bằng cái tên nó nghĩ ra, rồi khục khặc nhìn họ cười thích thú.
Cũng may, nó chỉ thủ thỉ với mỗi bạn nó, chứ không để những người kia nghe thấy. Bằng không, có lẽ khó tránh khỏi một vài sự cố đáng tiếc trong chuyến đi này.
****
Đầu tiên Cừu gọi chú lái xe ủn ỉn là chú Siêu nhân, đơn giản là vì chú có gương mặt giống nhân vật Siêu nhân nó hay xem trên Cinemax.
Sau 1 lúc, trên xe có mùi cao su khen khét, hóng hớt thấy mọi người nói chuyện là : xe mới nên cái Bố (Phanh/Thắng) nó sát quá, nó bị cháy.
Thế là nó nằng nặc đổi tên chú Siêu nhân thành chú Cháy Bố, làm chú buồn ghê gớm!

Nhà xe có 2 chú phụ xe 1 chuyến, nhưng Cừu chỉ gọi 1 chú là chú Pa – Pai, còn chú kia nó không thèm nhắc tới.
Ai nói gì cũng không chịu đổi.
Thành ra, chú phụ xe Pa-Pai thì hớn hở xách đồ tới lui giúp mọi người làm thủ tục xuất/nhập cảnh. Trong khi chú phụ xe còn lại tủi thân mặt buồn xoooooo, rất tội nghiệp !!

Chưa hết, nó còn to gan gọi những người khác với nhiều cái tên như :

- Vợ chồng bác KingKong (đến từ trang trại Eiffel) - sau khi khoái trá nhìn 2 bác thay nhau vặn mình khổ sở để lách qua cánh cửa WC trên xe.
- Chú Sếu Mũi Đỏ (đến từ trang trại Lá phong phía bên kia bán cầu) – vì chú cao ngồng, gầy đẹt nhưng vui tính và có cái mũi đỏ đỏ.
- Chú Kim Không Đâu - vì lúc chú Pa - Pai thu Hộ Chiếu của cả xe để gửi làm thủ tục dịch vụ (nhà xe đã tính vào tiền vé nên không thu thêm xèng nhá!), chú Kim lắc đầu nguây nguẩy nói : NO..O..O..
Cho nên một lúc sau, trong khi cả xe phởn phơ ngồi chơi đợi xe thì chú lục cục tự làm thủ tục khá vất vả.

Tiếp đó đến Bộ ba ‘thằng’ Thảm Họa gồm : Túi To – vì “thằng nhỏ” đó là trai mà đeo cái túi xách đồ to bằng mấy cái túi thường gộp lại! + Tóc Rơm – vì “thằng nhỏ” đó là trai mà tóc dài thượt, nhuộm vàng, vuốt keo dựng loạn xạ hết cả! + Hết Chịu Nổi – vì “thằng nhỏ” đó là trai mà khi nói chiện cái tay cứ ngoắt ngoắt như đóng tuồng vậy. Rồi động tí nó thở dài ra cái câu : “Thiệt, hết chịu nổi hà!”
....
Trời ơi, thật khủng hoảng với cái con nhỏ nhảm nhí này. Tên nó là Cừu mà sao không dễ thương chút nào nhỉ??

Ai đời nó xúi đứa bạn đi cùng tên Vẹt gọi chú ngồi cạnh là chú Chém Ngáy chỉ vì “ổng” chém gió văng miểng rồi lăn ra ngáy ò ò, làm tụi nó cười muốn vỡ bụng.
Riêng cái chú Chém Ngáy này, suốt về sau Cừu và bạn nó vẫn còn nhắc tên, vì chuyện chém gió của chú thành hẳn 1 giai thoại ấn tượng.
Nhất định tôi sẽ kể các bạn nghe trong topic này vào lúc thích hợp !!

Hoảng hốt hơn, vừa qua cửa xuất/nhập cảnh, Cừu đã bô lô ba la gọi tên các chú Công an cửa khẩu là : chú Cắc-Bụp, chú Hầm Hè, chú Mắt Lồi, chú Quát To, chú Bụng Phệ...
Thật không tài nào tả xiết sự lo lắng của tôi với nó. Con gái gì mà ‘nguy hiểm’ quá thể.

Nhưng cũng may, vừa qua đến đất trại Cam thì cảnh vật thay đổi dần, khiến Cừu lơ đãng ngó nghiêng suốt.

attachment.php


5842538638_543bec676e_z.jpg

Và chỉ khi bạn Vẹt nó trầm ngâm ít lâu rồi cho nó thấy 1 điều đặc biệt , thì gần như ngay sau đó Cừu háo hức, mải mê ngắm nghía và trở nên ngoan ngoãn lạ thường.

****
Vậy Vẹt đã chỉ cho Cừu thấy gì?? (NT)
"Cái đó" đặc biệt thế nào mà thu hút Cừu đến thế ?? (watch)
Ố ồ ô ố ồ... =))
(Còn nữa..) ;)
 
Last edited by a moderator:
Những chiếc cổng làng trên đường từ Bavet đi Siem Reap

Từ Sài Gòn tới Siem Reap, chúng tôi trải qua hơn 520 cây số di chuyển suốt từ 6 giờ sáng tới 8 giờ tối. Sẽ rất mệt mỏi và sốt ruột trong cái nắng tháng 5 ở Campuchia, nếu quãng thời gian hơn nửa ngày trời ấy không được "mềm hóa" bằng những câu chuyện vui. Susu đã nhắc tới các nhân vật trên chuyến xe từ Sài Gòn tới Phnom Penh. Trên quãng đường từ Phnom Penh tới Siem Reap, chúng tôi lại có một điều thú vị khác để quan tâm, và khiến quãng đường di chuyển dường như ngắn lại còn thời gian cũng như trôi nhanh hơn. Đó là việc cùng nhau "rình" những vòm cổng ở ven đường.

5820844893_79a2236e97_o.jpg

Những vòm cổng mà chúng tôi "rình" được. Hai hình cuối cùng của loạt ảnh được chụp trên đường từ trung tâm quần thể Angkor đi đền Banteay Srei.

Suốt từ cửa khẩu Bavet cho tới Siem Reap, những vòm cổng cứ lần lượt hiện ra trước mắt chúng tôi. Chẳng cái nào giống cái nào. Chẳng hoa văn nào trùng lặp. Chẳng kiểu dáng nào xuất hiện lần thứ hai. Và các sắc màu luôn mới mẻ. Chúng tôi từ lạ lẫm nhanh chóng chuyển sang thích thú, dõi mắt về hai bên đường để chờ đợi những chiếc cổng hiện ra. Hai đứa may mắn có được hai ghế đầu tiên trên tầng hai của chiếc xe khách to đùng to đoàng, với góc nhìn rộng thêng thang phía trước nên việc quan sát, đúng hơn là "rình" những chiếc cổng cũng có phần thuận lợi hơn nhiều.

5821530452_323ea36f74_o.jpg


Chỉ tiếc là, khi thực sự thích thú và quan tâm tới những chiếc cổng thì đã để vuột qua khá nhiều mà không kịp chụp lại. Rất nhiều cổng làng đẹp trên chặng Bavet - Phnom Penh chỉ còn được ghi lại bằng ký ức. Cái cảm giác háo hức chụp "bù" trong quãng đường Phnom Penh - Siem Reap khiến chúng tôi hầu như chẳng có lúc nào để... buồn ngủ, cũng chẳng thấy mệt đầu vì những bài hát Campuchia (mà trong đó hóa ra có một bài xuất hiện ở đoạn đầu phim "Same same but different") và cũng chẳng cảm thấy ngột ngạt vì cái nắng đầu tháng năm trên đất bạn, trong không khí xe khách đậm chất Campuchia: ồn ào, ngổn ngang và tạp nham.

5824217917_e52ee7e660_o.jpg

Em bé Campuchia.

Người Campuchia chắc hẳn dành rất nhiều tâm huyết cho những chiếc cổng làng, bởi cái cổng nào cũng đẹp, cũng cầu kỳ và công phu, có khác chăng chỉ là cũ hay mới mà thôi. Từ ngàn năm trước, người Khmer đã tạo nên những tuyệt tác vĩ đại, mà con người ngày nay vẫn phải nghiêng mình ngưỡng mộ, và ngàn năm nữa có lẽ vẫn vậy. Giờ đây, những hậu duệ của họ dù không được thừa hưởng những nét tài hoa bậc nhất đã thất truyền sau biết bao thăng trầm, nhưng những chiếc cổng làng phần nào đó là một sự gợi nhớ về một quá khứ xa xưa...

5833165388_4b89f8f647_o.jpg

Cổng thì hoành tráng, nhà dân ven đường thì thế này.

Tuy nhiên, có lẽ người Campuchia cũng giống như dân Myanmar, dù nghèo khổ thế nào đi nữa cũng cố gắng dành dụm tiền để đổi ra thành những lá vàng mang đi dát tượng Phật ở chùa. Những cánh cổng làng hoành tráng nhưng nhà dân ven đường thì xập xệ, tồi tàn. Phnom Penh - Siem Reap là tuyến đường huyết mạch của cả nước nhưng thảng hoặc mới thấy lướt qua một khu dân cư tầm tầm, còn lại là làng mạc, thôn xóm nghèo xơ xác. Khi nắng tắt hẳn, chiếc xe của chúng tôi bị bóng tối hai bên đường nuốt chửng. Thỉnh thoảng mới có một ánh đèn leo lét bên đường, với những sợi dây điện được dẫn mắc bằng những.... cây sào. Cách Siem Reap chừng chưa tới 5 km, bạn vẫn không thể nhận ra mình đang tới gần trung tâm du lịch hàng đầu của Campuchia, bởi ven đường chẳng có gì ngoài bóng tối.

5821820264_7b6db8be5d_o.jpg

Nhờ được ngồi ở 2 ghế ngay đầu xe, chúng tôi có view rộng để ngắm cảnh hoàng hôn Campuchia.

Một điều tra mới đây cho thấy 9 trong số 10 người dân Campuchia hiện nay không biết gì về phiên tòa xét xử các bị can Khmer Đỏ phạm tội ác diệt chủng sắp diễn ra trong thời gian tới. Cũng chẳng có gì lạ, bởi có quá nhiều trong số gần 15 triệu dân Campuchia còn phải đối mặt với gánh nặng mưu sinh.
 
Last edited:
Òaaaaa, tuy ít ỏi nhưng để "rình" được 23 chiếc cổng này thì chúng tôi phải "hợp đồng tác chiến" rất ác!
Đường vắng nên xe chạy rầm rầm như "Xe đò hiệp sĩ" của Harry Potter ấy.
Cứ gần tới 1 cụm dân cư là 2 đứa nhóng mắt lên nhìn. PP sẽ chịu trách nhiệm hoa tiêu chỉ điểm, còn tôi lăm lăm cái máy PS đã bật sẵn, bấm chụp ngay khi tới đủ gần.

Được thì ít mà hỏng hoặc bỏ lỡ mới nhiều.
Nhiều lúc mải nói chuyện nên chẳng kịp nhìn. Nhiều lúc 2 cái cùng xuất hiện, PP theo phản xạ chỉ chỏ um xùm, tôi cuống quýt bấm lia lịa - cuối cùng chả được cái nào.
Còn phần lớn là vì xe đi nhanh, đường xóc nên rung hình, tiếc ơi là tiếc !!

attachment.php


Giá cái nào cũng "nuột" thế này thì tốt !! :D

Từ cửa khẩu tới Phnom Penh, chúng tôi quá háo hức mà không nghĩ tới chụp choạch gì nên bỏ lỡ không biết bao nhiêu vòm cổng nhiều màu sắc.
Ngay trong nội vi Thủ đô cũng có nhiều vậy. Tiếc rằng phần vì mệt mỏi, phần vì xe đi qua nhanh trước khi chúng tôi kịp rút máy nên đành thôi.

Cả buổi chiều đi 1 vệt dài gần hết dọc đất nước Campuchia, xóm làng trù phú hơn nên mô hình cổng đa số đẹp và hoành tráng hơn lúc sáng.
Lưu lại được 1 phần nhỏ số đó bằng hình ảnh là niềm vui lớn nhất của chúng tôi khi ấy.
Để từ những cái nhìn đầu tiên đầy thu hút, văn hóa Khmer đời thường tạo nên dấu ấn khó quên tới nay – ngay cả khi Angkor vĩ đại đã khiến chúng tôi choáng ngợp mất rồi.

Tuy thời gian chuẩn bị trước chuyến đi chỉ vài ngày, nhưng thông tin chúng tôi tích lũy về Campuchia không hề ít.
Vậy mà chưa lần nào tôi từng được đọc về những vòm cổng đặc sệt chất Khmer này !!

Tôi tự hỏi và thắc mắc với PP rằng điều đó có giống như Đình làng trong văn hóa truyền thống Việt Nam hay không ??
Nhưng ở vài nơi, không hiểu sao lại có 2 vòm cổng xuất hiện gần sát hoặc chênh chếch đối diện nhau trên cùng 1 khoảng/cụm dân cư nhỏ hẹp!!

Văn hóa truyền thống thì đã rõ nét. Tôi nghĩ có chăng, những vòm cổng đó đại diện cho những Họ tộc lớn quần cư quanh đó. Phần nào tương đồng với ý nghĩa về Từ đường họ của ta ??

Tuy vậy, trước những ngôi chùa hoặc đài tưởng niệm đều không thể thiếu 1 vòm cổng dẫn lối.
Và càng đi sâu vào tìm hiểu những biểu tượng tôn giáo xuất hiện đặc trưng trên những vòm cổng ấy, tôi càng luẩn quẩn trong sự chi phối của đạo Bà - la - môn và Phật giáo Tiểu thừa trong văn hóa Khmer.

Khả năng hạn hẹp nên cứ để dành hỏi ông Chitto sau thôi, kiểu gì cũng ra.
Còn trong giới hạn hiểu biết có chừng của tôi, mỗi vòm cổng là 1 phần tâm linh không thể tách rời trong đời sống văn hóa dân gian Campuchia.

Vâng, thật may sao PP thấy - chúng tôi đã thấy !! :)
 
Last edited:
Trở lại tiếp câu chuyện hành trình buổi sáng.
Sau gần 6 tiếng, chúng tôi tới Phnom Penh vừa lúc giữa trưa!
Và dù điều hòa trong xe chạy hết lực khiến đôi lúc trên đường đi tôi thấy gai lạnh; tới đây rồi vẫn không đủ sức chống lại cái nắng nóng gắt gao ngoài trời!

Xe trả khách ở trụ sở nhà xe Sapaco, chúng tôi sẽ đợi hơn 2h nữa mới có xe chuyển tiếp đi Siem Reap.
Thật ngột ngạt và mệt mỏi!
Từ bé tới giờ, tôi đã bao giờ được “hưởng” cái nóng nào tuyệt vời dường này đâu !!

Bụng đói meo nhưng chẳng muốn ăn. Tôi đờ đẫn nhắm mắt tưởng tượng mình đang xì xoạp ún cốc Chanh leo mát lạnh, thơm nức.
Rồi chợt nổi cáu khi nghĩ : Mình nóng khát như con cá (Sấu :p ) mắc cạn bên cái balô to uỵch này, ngắc ngoải thèm khuậy nước.
Chờ tới bao giờ ?? Khi mà cái đồng hồ kia nhúc nhắc từng tí một như cụ Rùa Hồ Gươm sắp chết toi vì nấm ghẻ!! :gun

Chà, nghĩ lại mà thương người bạn đồng hành lúc đó, (nghiến răng) nhẫn nhịn hết sức và nhẹ nhàng kéo tôi đi ăn!

Nhưng run rủi thế nào mà bạn tôi bảo : Hỏi lại vé cho chắc rồi đi!
Thế là tôi vác cái mặt nặng như đeo đá ra hỏi, may sao cô nhân viên dễ thương của Sapaco xếp cho 2 đứa ngồi ghế #1&2 trong chuyến xe chuyển tiếp(của hãng khác). (Cái này tới lúc được ngồi xe mới thấy sướng khủng khiếp luôn!!)

attachment.php


Bữa trưa đây !

2 đứa cố nuốt 1 suất cơm, 1 suất bánh ướt, 1 coca, 1 trà đá – trả 90k rồi lê lết về lại trụ sở Sapaco cách đó không xa.
À, chỉ có bạn tôi đeo ba lô to thì lê lết thôi. Chứ tôi đeo cái bé tẹo và túi máy ảnh thì vẫn phởn phơ lắm !! :LL

Mặt đỡ nặng 1 tí thì mới ngẩng lên ngắm ngó xung quanh được chút.
Nếu không có những biển hiệu chữ Campuchia, tôi ngỡ đâu vẫn ở đâu đó Sài Gòn vậy.
Anh bảo vệ mặc đồng phục ngồi trông xe trước cửa tư lự này, xe cộ láo nháo bấm còi pim pim này, mặt tiền phố cửa hàng san sát này; và hoa Điệp vàng tàn héo dưới chân, úa màu rơi chã trong gió hầm hập nóng nữa!
(Đoạn này manh nha có tị "nãng mạn" nhưng gái thì quấn khăn rằn che nắng, mồ hôi nhễ nhại. Zai thì đeo ba lô nặng, thở muốn xịt khói đằng mũi như Ngưu Ma Vương ở Hỏa Diệm Sơn - mất hết cả hình tượng, hic! :(( )

PP cố rủ tôi làm 1 vòng City Tour bằng Tuk Tuk để giết thời gian.
Nào là lúc quay về là đêm nên muốn thấy cái Khải Hoàn Môn, muốn ngó qua Hoàng Cung cho biết.
Nào là xem bản đồ thấy Phnom Penh bé tí, đi 1 vòng là hết ngay!
...bla..bla...
Dưng chả hiểu sao nói xong 1 tràng , hết nhìn sang tôi, lại nhìn ra đường rôi ngán ngẩm thở dài tự bảo thôi.

Gà gật ngồi ghế chờ, còn tới hơn tiếng nữa mới có xe.
Đừng hỏi tôi nghĩ gì!
Tắm ... Tắm ... Tắm ... Tắm ... Tắm ... Tắm ... Tắm ... TẮM !!!

attachment.php


Phố xá có khác gì Việt Nam đâu chứ!!

Trừ những người lao động Việt Nam đã xuống xe tỏa đi các hướng. Những người đồng hành ngoại quốc vẫn sẽ đi chung với chúng tôi trong chuyến xe tiếp theo.

Vợ chồng bác King Kông cùng 2 cái ba lô chiếm hẳn 1 băng ghế luôn. Trong lúc bác King Kông gái ngồi vật vờ trông ba lô thì bác King Kông trai ún bia ở quán ăn bên cạnh.
Thỉnh thoảng chạy qua chạy lại thủ thỉ vài câu với bác gái rồi lại ra ôm chai bia.

Chú Kim – Không – Đâu vẫn tiếp tục nói KHÔNG trong việc hòa nhập cộng đồng Tây balô – điều mà chú Sếu Mũi đỏ Canada đang làm rất tốt với nhóm bạn người Philipin mới quen!
Hình như Kim Không Đâu cũng Không ăn gì luôn, thấy mặt chú dài ra rất chi là khổ sở.

Lâu thật lâu chú mới giơ vé xe ra thỏ thẻ hỏi tụi tôi : Same bus??
Tôi nhanh nhảu đáp ngay : Okela, he he !! :DE
Lúc đó mới thấy miệng chú giãn ra 1 chút, cười múm mím.
Nhìn chú thất thểu 1 mình tội nghiệp cực. Thế mà bạn tôi cứ luôn miệng trầm trồ : “Ước gì mình được như anh í..í..í..”
Ừ, nói xong, “tự dưng” bị cả cái ba lô to đổ đè vào người luôn đấy !! :susel:

14h30 vẫn chưa thấy xe đâu hết. Mọi người bắt đầu sốt ruột, dáo dác hỏi mấy cô nhân viên, nhưng chả ai biết. Chừng 14h45 xe đón mới tới.
Tưởng cái xe cũ rích, bé tí kia sẽ đi tới Siem Reap, 2 đứa tụi tôi hoảng gần chết.
Mếu máo lên xe chú phụ lái bảo còn chuyển xe mới yên tâm ngồi xuống.
May mà khi nãy không tốn tiền tuk tuk đi chơi quanh. Chứ xe câu giờ nên đi lòng vòng các phố tới gần 20’ , tha hồ ngắm nghía !!

(Còn tiếp..)
 
Last edited:
attachment.php


1 tượng đài nhỏ - đẹp trên phố!

attachment.php


Khách sạn lớn !!

attachment.php


attachment.php


Nhà cao tầng thưa thớt !

attachment.php


Bar??

attachment.php


Trường này là lớn nhất chưa chị Dugiang ơi ??

attachment.php


ĐSQ Mỹ nằm đối diện khách sạn Hoàng gia đẹp thôi rồi !

@ Dù biết nước bạn còn nghèo, nhưng tôi đã luôn mong đợi được thấy 1 Thủ đô khởi sắc hơn thực tại trước mắt!
Chắc chắn cái nhìn vẫn còn thiếu khuyết, nên Phnom Penh chỉ thoáng qua sơ sài và lạc lõng!!
Nhưng, chân muốn đi tiếp nên chân không dừng bước.
Hẹn hò làm chi !!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,463
Bài viết
1,153,069
Members
190,097
Latest member
bonghongvu
Back
Top