What's new

CẢNH GIÁC và LƯU Ý trên đường phượt

Cảnh giác tiệm sửa xe, thay nhớt trên Quốc lộ 51, hướng đi từ HCM lên gần tới ngã ba Mỹ Xuân.

Số là xe chạy lâu mà quên thay nhớt, có chuyến phượt đi núi Dinh, chạy từ HCM lên gần tới ngã ba Mỹ Xuân thì thấy xe bốc khói, có mùi khét nên quyết định thay nhớt cho xe (để có thể leo đèo núi Dinh).
Chạy gần tới ngã ba Mỹ Xuân, thì có tiệm xửa xe cũng khá ổn, đối diện là trạm xăng dầu số bảy (không nhớ chính xác lắm), trước tiệm có bán nước uống. Thế là mình quyết định vào thay nhớt.
Vào tiệm thì có 03 anh trai, vóc người nhỏ con, nói chuyện rất là linh hoạt và nhanh nhẹn. Mình vào nói thay nhớt thì có anh trai thứ nhất ra thay, trong lúc thay thì các anh trai thứ hai và thứ ba hỏi chuyện mình. Thấy các anh cũng vui vẻ nên mình tiếp chuyện lại và thế là mình không để ý tới xe nữa.
Lúc thay nhớt xong thì khi nổ máy, vô số mà xe vẫn cứ im ru, không cục cựa :( Biết là có sự cố rồi, nhưng vẫn không biết làm cách nào vì mình chỉ có 1 mình vào lúc đó. Thế là mình gọi anh trai thứ nhất ra và báo tình trạng xe. Ông anh này lật đật dắt xe vào, bảo là kì vậy, đòi mở máy ra coi. Mình kiên quyết không cho, thế là ổng kiu ông anh thứ hai lại để kiểm tra xe. Ống anh này lại mở vòi châm nhớt, dùng đèn pin soi vào trong rồi phán:
- Xe chạy nóng quá, nhớt vô không ăn thua, bị trượt ly hợp, hên là anh dừng lại, chạy thêm 02 km nữa là banh máy rùi. Rồi giải thích vòng vòng. Xong rồi nói: Bây giờ phải mở máy ra, làm lại máy, mất 2 tiếng, tầm 800k
--> Mình kiên quyết lần nữa, không cho mở máy, (vì biết mở máy rồi thì sẽ còn tốn thêm nữa vì ai biết chúng làm gì, dắt xe đi cũng không được) thế là hắn dịu giọng bảo, vậy chỉ còn cách mua nhớt phụ gia của xe SH cho vào thì chạy được thêm 20km nữa. Mình hỏi giá bao nhiu thì báo là 500k. (o_O)
--> Mình bảo mắc quá, không sửa nữa, bắt xe đò rồi gởi xe mà về thôi. Vậy là hắn bảo: nếu vậy thì dùng nhớt kém hơn, đi được tầm 2km. (Mình nghĩ là hắn chỉ muốn làm tiền thôi, chứ chỉnh lại ốc vít gì đó một chút là sẽ chạy được ngay - cái này đã đọc rồi, mà gặp chuyện không nhớ là chỉnh con ốc nào T.T - . Nhưng đã lỡ vô rồi, với lại cũng có một mình, thui thì thí cho mấy trăm k cũng được) --> mình hỏi giá nhiu thì báo là 150k --> ok, mua đi
Sau đó hắn cùng với anh trai thứ ba chạy đi mua, mua về cái hũ hình hộp, tầm 100ml hay hơn gì đó. Rồi hắn tháo nhớt đã châm. Trong lúc tháo, hắn dùng vít vặn ốc ở lốc máy (chỗ chứa nhớt) - ah, thì ra là con ốc này - . Vừa chỉnh, hắn vừa la thằng anh trai thứ nhất là : "đm,ng* bỏ m*, m phải vặn ốc này ra để nhớt vô,... abc xyz" để mình mất tập trung, nhưng lần này mình nhìn rất kĩ, nên hắn đổ nhớt mới mua vào, rồi gắn lại nắp nhớt.
Gắn xong thì xe chạy được. Vậy là mình hỏi phí tổng hết nhiu thì hắn nói là nhớt phụ gia 200k, do không có loại thấp cấp, chỉ có loại hơn hơn chút, công thay 50k. (o_O, vậy là tốn hết gần 500k cho bọn chúng 105k + 200k + 50k). Cũng may là xe chạy được lên núi Dinh và chạy về HCM an toàn.

Mà cái đau đớn nhất là xe chạy về có hiện tượng rò nhớt, phải ra tiệm quen làm lại máy. Cái nhớt phụ gia gì đó đưa vô, có mùi rất lạ nên không biết là có ảnh hưởng gì không nữa?

Do đó, anh chị em lưu ý, khi qua đoạn đường này đừng có tấp vô thay nhớt, hoặc nếu thay nhớt thì tự thay, đừng để chúng thay. Thủ đoạn của chúng rất nhanh và tinh vi. Sẽ có người hỏi chuyện làm mất tập trung, sẽ nhờ mình làm gì đó để không chú ý, và sẽ báo phí một đằng tính tiền một nẻo.
Cũng lưu ý đối với một số quán nước có tiệm sửa xe gần đó. Lợi dụng lúc chủ xe không để ý, sẽ có người lại chỉnh con ốc đó. Sau đó thì có đề được, nổ máy được nhưng lên số thì xe không chạy --> lúc đó thì tha hồ nghe phán bệnh của xe.
 
10 điều bạn nên lưu ý khi đi phượt

Sau đây mình xin chia sẻ 1 số điều khi đi phượt đến các bạn đang có dự định đi phượt cùng bạn bè:

1. Thời điểm:
Với thời tiết miền Bắc, thời điểm đẹp nhất để đi phượt bằng xe máy là ngay sau Tết âm lịch hoặc từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 12. Tuy nhiên các bạn có thể đi vào những thời điểm khác trong năm tùy vào nơi các bạn định đi phượt nữa.
2. Loại xe:
Nên sử dụng những loại xe thông dụng như Dream, Viva, Future, Wave, Sirius, Jupiter… Những loại xe này nhẹ, dễ đi và dễ sửa chữa. Các bạn không nên đi bằng xe gas nhé , với những địa điểm cao leo nhiều dốc thì xe gas xẽ rất ì ạch đấy.
3. Chuẩn bị lên đường phượt:
- Quần áo đi xe máy chuyên dụng (bộ five seasons, giá khoảng 200.000đ-400.000đ/bộ): dày dặn, chống mưa gió tốt, có bọc đầu gối, bọc khớp tay, có nhiều lớp để có thể tách ra dễ dàng.
- Giầy đi xe máy chuyên dụng: cổ cao giữ ấm chân, đế cứng để chống chân xuống đường đá, da trơn để không thấm nước.
- Ủng nilon: ngăn nước mưa hoặc nước suối không ngấm vào giầy. – Mũ bảo hiểm: nên dùng mũ có cằm và có kính chắn gió.
- Bản đồ địa hình: chi tiết tới từng ngõ ngách trong khu vực định tới.
- Đồ nghề sửa xe (giá khoảng 300.000đ/bộ): bơm, bộ tròng mở lốp, săm, miếng vá, cờ – lê, bugi, dây côn, tay côn, keo 502, dây kéo xe…
- Một số vật dụng thiết yếu khác: lều, túi ngủ, bếp ga du lịch nhỏ, đồ ăn, nồi niêu, C sủi (đủ mỗi người uống 1 viên/ngày để tăng cường sức lực), salon gel, thuốc đau bụng, thuốc cảm, dầu gió, bông băng, thuốc sát trùng, thuốc bỏng, thuốc tím, áo mưa, găng tay, dao díp, đèn pin đeo trán…
- Phụ trợ (trang bị nếu có điều kiện): đồng hồ đa năng đo độ cao, huyết áp, khí quyển; GPS; ống nhòm; những món đồ nhỏ để tặng trẻ em dân tộc những vùng đi qua


4. Một vài kinh nghiệm của dân phượt:
- Số lượng thành viên: Khoảng 10 người, từ 4 – 5 xe là hợp lí vì đi đông rất khó quản lí. Số lượng thành viên nữ luôn nhỏ hơn hoặc bằng số thành viên nam. Trong đoàn nên có một trưởng đoàn để kèm đoàn khi chạy xe cũng như tổ chức chuyến đi. Người trưởng đoàn là tay lái cứng, có kinh nghiệm
- Chạy xe: Chỉ nên chạy tối đa không quá 200km/ngày. Chạy nhiều gây mệt mỏi, bị lì về cảm giác rất nguy hiểm. Luôn làm chủ tốc độ và quyết đoán trên những đoạn đường cua, dốc và khi vượt ôtô. Hạn chế chạy vào ban đêm. Qua suối, ngầm nên để người có kinh nghiêm qua trước. Những đoạn suối sâu, có đá ngầm tốt nhất là làm bè hoặc khiêng xe qua.
5. Trên đường vào bản:
Khi vào bản, làng, vào nhà dân, nếu trên đường có cắm "lá cây xanh" hoặc cắm "cọc dấu" thì không nên vào. Vì dân làng (hoặc chủ nhà) đang kiêng người lạ đến.
6. Ứng xử đối với thiên nhiên:
+ Không vào khu rừng kiêng, rừng cấm.
+ Không làm mất vệ sinh nơi có nguồn nước sinh hoạt.
+ Không chặt phá cây đã được dánh dấu.
+ Không lấy măng, mộc nhĩ, tổ ong khi đã có người khác đánh dấu sở hữu.
+ Không bẻ mầm non dang mọc.
7. Ứng đối với cộng đồng:
+ Khi vào nhà không được đi thẳng một mạch từ (cầu thang lên nhà) đầu nhà vào bếp trong – thường có 2 bếp, 1 bếp ngoài dành cho khách)
+ Không ngồi vào cửa móng (cửa sổ gian tiếp khách).
+ Không ngồi ngay vào đệm ngồi khi chủ nhà chưa mời (thường dành cho bề trên và khách quý).
+ Không ngồi dạng chân (mất lịch sự).
8. Khi ngồi cạnh bếp lửa:
+ Không được dùng chân đẩy củi vào bếp.
+ Không được đút ngược ngọn tre, luồng, cây củi và bếp (quan niệm đẻ ngược).
+ Không nướng cơm, đồ (xôi) vì quan niệm mất mùa.
9 . Khi đi ngủ:
+ Không nằm ngủ dọc theo đòn nóc nhà (chỉ người chết mới được nằm như vậy).
+ Không nên mắc màn trắng vì lộ liễu
+ Không ngủ dậy quá muộn (cảnh này rất chướng)
+ Không được ngủ dưới bàn thờ.
10. Khi ngồi ăn cơm cần chú ý:
+ Không ngồi ngang hàng với người già nhất trong mâm (nếu chủ nhà không mời).
+ Không ngồi trước và quay lưng vào bàn thờ.
+ Không gắp đầu gà chân gà, gan gà trước khi chủ nhà mời (thường để chung một đĩa với dụng ý để khách chứng kiến lòng thành của chủ nhà).
+ Khi ăn không nên vừa ăn vừa nói quá to.
+ Đừng nên chụp hình thẳng vào mặt mọi người trong nhà khi ăn
 
Last edited by a moderator:
Trời ơi, cái trò này 20 năm trước đã có rồi, mà bây giờ vẫn chưa dẹp được sao?
Cách đây 20 năm, khi còn là học sinh, chúng tôi đi Chùa Thầy. Một đứa bạn bị chúng nó dúi đồ cúng vào tay bảo đặt. Đặt xong chúng nó vòi tiền. Học sinh làm gì có tiền, thế là chúng nó dọa dẫm đánh đập hành hung. Cuối cùng mấy đứa học sinh phải hùn nhau để trả tiền lừa đảo cho chúng nó.

Chùa Thầy, chùa Hương, Tam Cốc, rồi cả chùa gì có cái tượng Phật lớn ở Nha Trang. Nói chung chỗ nào cũng có đám dân lừa đảo mất nhân tính phá hoại chốn linh thiêng. Bực mình quá, viết đây muốn chửi quá.

Mạn phép mọi người lan man thêm 1 chút.

Ngày trước bên bờ Hồ Hoàn Kiếm còn có bãi gửi xe gần đền Ngọc Sơn. Có mấy thằng mất dạy đeo băng bảo vệ ở đó chuyên rình bắt người ta lúc lấy xe nổ máy trên hè đi xuống. Chúng nó bảo là cấm đi xe trên hè rồi lôi về đồn. Một thằng ngọt nhạt vòi tiền. Nghe nói bây giờ trò này đã bị dẹp rồi. Nhưng nghĩ lại vẫn tức.

Rồi cái trò gửi xe ở các bãi ở Hà Nội nữa chứ. Vé in 1 giá, chúng nó gạch đi đòi giá cao hơn. Nghĩ thì không đáng bao nhiêu về tiền bạc, nhưng cái thói làm tiền sao nó ăn sâu vào tâm trí con người Việt Nam quá.

Thậm chí ra cả nước ngoài và là sư nữa cũng vẫn không mất đi được cái thói xấu ấy. Tôi kể chuyện này gần nhất ở Luang Prabang. Trong vài trăm ngôi chùa ở đó có 1 ngôi chùa Việt. Sư trụ trì là người Việt, đấy là do các chùa khác kể thế. Bình thường các chùa đều mở cổng cho khách tự do vào, sau đó mới có bàn bán vé. Chùa đó đóng cổng, dù không khóa. Chúng tôi đứng trước cổng ngần ngại đợi. Một ông sư ra mở cửa. Không chào hỏi bình thường như người Lào vốn thân thiện. Bạn tôi (không biết tiếng Việt) hỏi bằng tiếng Anh: ông có nói được tiếng Việt không. Ông này ngẩn ra 5 giây rồi nói No no. Lúc mua vé, ông dùng 1 vé, ghi thêm vào đó là 2 người, rồi tính tiền 2 người và sửa giá tiền in trên vé (tăng gấp đôi). Trong khi ở tất cả các chùa khác, bao nhiêu người thì bấy nhiêu vé, không có cái trò sửa sang vé như thế. Lúc lục ví trả tiền ông ta nhìn săm soi vào cái ví với ánh mắt rất thèm muốn. Sau đó, nhìn cách ngồi khi ăn trưa của đám sư sãi mới biết ông này là trụ trì, và như thế ông là người Việt. Tuy chối bỏ rằng ông không nói được tiếng Việt (dù trong chùa toàn kinh kệ bằng tiếng Việt), ông vẫn còn thói hám tiền của người Việt.

Tôi kể thế này với sự bức xúc rất lớn. Biết là không nên và không thể vơ đũa cả nắm, nhưng những kinh nghiệm mà tôi có được sao nó chua chát thế. Hidden Charm ở đâu? Cái duyên dáng giấu đi đâu, lộ ra toàn thói hư tật xấu hả người Việt ơi?
Học tui nè, đi khắp cả nước, chùa lớn chùa bé cứ một bài. đút hai tay vào túi quần đi ngắm cảnh ai nói gì không nghe ai làm gì không thấy, chả phải bái lạy thứ gì,xem chán thì phắn đố thằng nào lừa được.
Trời ơi, cái trò này 20 năm trước đã có rồi, mà bây giờ vẫn chưa dẹp được sao?
Cách đây 20 năm, khi còn là học sinh, chúng tôi đi Chùa Thầy. Một đứa bạn bị chúng nó dúi đồ cúng vào tay bảo đặt. Đặt xong chúng nó vòi tiền. Học sinh làm gì có tiền, thế là chúng nó dọa dẫm đánh đập hành hung. Cuối cùng mấy đứa học sinh phải hùn nhau để trả tiền lừa đảo cho chúng nó.

Chùa Thầy, chùa Hương, Tam Cốc, rồi cả chùa gì có cái tượng Phật lớn ở Nha Trang. Nói chung chỗ nào cũng có đám dân lừa đảo mất nhân tính phá hoại chốn linh thiêng. Bực mình quá, viết đây muốn chửi quá.

Mạn phép mọi người lan man thêm 1 chút.

Ngày trước bên bờ Hồ Hoàn Kiếm còn có bãi gửi xe gần đền Ngọc Sơn. Có mấy thằng mất dạy đeo băng bảo vệ ở đó chuyên rình bắt người ta lúc lấy xe nổ máy trên hè đi xuống. Chúng nó bảo là cấm đi xe trên hè rồi lôi về đồn. Một thằng ngọt nhạt vòi tiền. Nghe nói bây giờ trò này đã bị dẹp rồi. Nhưng nghĩ lại vẫn tức.

Rồi cái trò gửi xe ở các bãi ở Hà Nội nữa chứ. Vé in 1 giá, chúng nó gạch đi đòi giá cao hơn. Nghĩ thì không đáng bao nhiêu về tiền bạc, nhưng cái thói làm tiền sao nó ăn sâu vào tâm trí con người Việt Nam quá.

Thậm chí ra cả nước ngoài và là sư nữa cũng vẫn không mất đi được cái thói xấu ấy. Tôi kể chuyện này gần nhất ở Luang Prabang. Trong vài trăm ngôi chùa ở đó có 1 ngôi chùa Việt. Sư trụ trì là người Việt, đấy là do các chùa khác kể thế. Bình thường các chùa đều mở cổng cho khách tự do vào, sau đó mới có bàn bán vé. Chùa đó đóng cổng, dù không khóa. Chúng tôi đứng trước cổng ngần ngại đợi. Một ông sư ra mở cửa. Không chào hỏi bình thường như người Lào vốn thân thiện. Bạn tôi (không biết tiếng Việt) hỏi bằng tiếng Anh: ông có nói được tiếng Việt không. Ông này ngẩn ra 5 giây rồi nói No no. Lúc mua vé, ông dùng 1 vé, ghi thêm vào đó là 2 người, rồi tính tiền 2 người và sửa giá tiền in trên vé (tăng gấp đôi). Trong khi ở tất cả các chùa khác, bao nhiêu người thì bấy nhiêu vé, không có cái trò sửa sang vé như thế. Lúc lục ví trả tiền ông ta nhìn săm soi vào cái ví với ánh mắt rất thèm muốn. Sau đó, nhìn cách ngồi khi ăn trưa của đám sư sãi mới biết ông này là trụ trì, và như thế ông là người Việt. Tuy chối bỏ rằng ông không nói được tiếng Việt (dù trong chùa toàn kinh kệ bằng tiếng Việt), ông vẫn còn thói hám tiền của người Việt.

Tôi kể thế này với sự bức xúc rất lớn. Biết là không nên và không thể vơ đũa cả nắm, nhưng những kinh nghiệm mà tôi có được sao nó chua chát thế. Hidden Charm ở đâu? Cái duyên dáng giấu đi đâu, lộ ra toàn thói hư tật xấu hả người Việt ơi?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,181
Bài viết
1,150,388
Members
189,941
Latest member
Thao10
Back
Top