What's new

[Chia sẻ] Cát bụi Rajasthan

Cát bụi Rajasthan

Sinh ra từ cát bụi, và rồi trở về lại với cát bụi…​



BK301.jpg

Cát bụi ở đây, có thể hiểu là cát từ vùng sa mạc Thar Desert rộng lớn ở phía Tây, hàng năm vào mùa nóng thổi theo từng đợt gió vào khắp Delhi, tạo ra bụi bặm luôn dấy lên từ những bước chân đi ở từng con đường Rajasthan. Và cũng có thể hiểu đó là quá khứ lừng lẫy của để chế Mughal, một trong những triều đại rực rỡ của lịch sử Ấn Độ.

Quay trở lại lịch sử, với 2 từ Mughal, hay còn gọi là Mongul, Mongol, Moal, Tartar, Mông Cổ, đế chế rộng lớn nhất trong lịch sử loài người, với lãnh thổ kéo dài từ Châu Á đến tận Châu Âu. Vậy, người Mông Cổ thì có liên quan gì đến vùng Rajasthan, vùng của những người Raiput anh dũng và kiêu hùng với niềm tin tuyệt đối từ đạo Hindu đến từ phía Nam lục địa Ấn Độ. Có thể Thành Cát Tư Hãn, sau khi chiếm Trung Hoa Đại Lục, đánh đổ mọi sự chống cự ở Trung Á, kiểm soát con đường tơ lụa và chiếm đến miền Trung Pakistan hiện tại (với trung tâm là thành phố Lahore, cổng thành Đỏ Red Fort ở Delhi ngày nay quay hướng về nơi này), thì dừng lại, vì nhiệt độ đã trở lên quá nóng so với người Mông Cổ. Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời vào năm 1227, các hậu duệ của ông vẫn tiếp tục đánh chiếm và thực hiện tư tưởng cả thế giới thành một của ông, với sự đánh bại đế chế Ba Tư (Persia), tiến quân vào Ai Cập và vào Châu Âu. Lúc này, Ấn Độ vẫn chưa thuộc đế chế Mông Cổ. Ba trăm năm sau, các hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn sau khi tạo dựng triều đại vững chắc của mình ở Trung Á bắt đầu tiến đánh Ấn Độ. Năm 1526, sau chiến thắng trước quân Ấn tại Delhi, Babur lên ngôi hoàng đế và bắt đầu mở ra một đế chế Mughal rực rỡ trong lịch sử Ấn Độ.

Các triều đại Mughal với sự cải đạo sang đạo Islam (Muslim) đã tạo ra các công trình vĩ đại trong lịch sử nhân loại với kiến trúc Muslim làm nền móng. Hoàng đế Humayun (con trai của Babur) sau khi chết đã được vợ mình xây dựng nên Lăng mộ Humayun Tomb ở Dehli bởi những người thợ đến từ Ba Tư . Lăng mộ này là nền móng về mặt kiến trúc cho Taj Mahal được xây dựng bởi dòng dõi của ông sau này.

Tiếp đến triều đại của vua Akbar, con trai của Humayun. Có thể nói, Akbar là vị vua lừng lẫy nhất trong tất cả các vị vua của đế chế Mughal, với sự bành trướng rộng khắp miền Bắc Ấn. Rajasthan, vùng đất của những người Rajput, lúc này là sự cát cứ, phân chia quyền lực và chiến tranh liên miên của những vị vua từng vùng, với hệ thống thành lũy được xây dựng vô số, tương ứng với từng vùng đất. Chính sự giành giật lẫn nhau đó của các vương quốc nhỏ đó là điểm yếu để Vua Akbar lợi dụng. Với sự đàn áp, đánh chiếm và liên minh riêng với từng thủ lĩnh của từng vương quốc (Akbar có 3 người vợ, một theo đạo Hindu, một theo Islam và một theo Thiên chúa), mà dần dần, vua Akbar thống nhất toàn vùng Rajasthan và phía Bắc Ấn Độ. Quân đội anh dũng và kiêu hùng của những người Rajput sau này trở thành cánh tay phải của ông trong các cuộc đánh chiếm các vùng đất tiếp theo ở phía tây và đông. Khi Delhi ở quá xa, Vua Akbar cho xây dựng và chuyển kinh đô về Agra (Agra Fort) và đời đô về Fatebur Sikri vào năm 1571 sau khi ông được tiên đoán là sẽ có con. Từ một vùng đất hoang vu còn nhiều dã thú, Fatephur Sikri đã nhanh chóng biến thành một thành phố tráng lệ với nhũng cung điện, hồ nước nhân tạo, đài phun nước,… hết sức lộng lẫy. Tuy nhiên năm 1585 Akbar lại dời thiên đô về Lahore. Cuối cùng vào năm 1599 cung đình Mughal lại quay về Agra và Akbar định cư ở đó cho đến khi qua đời.

Cháu của vua Akbar là vua Shah Jahan, sau này đã xây dựng nên một trong những kỳ quan của thế giới, Lăng mộ Taj Mahal để tiếc thương cho người vợ của mình. Cố cung Red Fort xưa kia của ông cha vô tình lại là nơi giam giữ ông, bởi chính con trai của mình.. và ông sẽ không bao giờ tiếp tục ý định xây thêm một Black Tal Mahal cho riêng mình ở phía bên kia bờ sông, đối diện với Taj Mahal..

Có vẻ như có quá nhiều lịch sử quá nhỉ! Thư giãn nào, đã đến lúc để nói thêm một chút về chuyến đi lần này, và tất cả những gì sẽ có trong topic này lại liên quan đến phần lịch sử trên. Gần nửa tháng cho một chuyến đi đến một số nơi ở bang Rajasthan là quá ít, thường thì sẽ phải mất hơn 1 tháng đến vài tháng để hiểu hết những gì nơi này. Rất muốn đi thêm nhiều nhiều nơi khác nữa ở Rajasthan, song do không có nhiều thời gian, chỉ là cưỡi ngựa xem hoa, nên trong topic này sẽ nói thêm về một số điểm sau:

I. Jodhpur – Thực sự là thành phố màu xanh (Blue City ) với pháo đài Mehrangart oai hùng

II. Bikaner – Sa mạc, nghệ thuật và thiên đường của những con chuột

III. Jaipur – Pink City, không hẳn vậy, và Amber Fort tuyệt vời.

IV. Agra – nơi không có trần gian, chỉ có thiên đường và địa ngục

V. Delhi – Cũ hay mới, chọn nơi nào?

Chiếc máy ảnh số mang đi trong chuyến này vừa mang ra chụp được 2 cái thì hỏng, chỉ còn chút ảnh máy film, chắc sẽ rất ít và không thật đẹp, nhưng hy vọng mọi người sẽ thích.
 
Last edited:
ở mình có Lũng Pô thì ở đây có Lũng Chậu, nơi 2 con sông gặp gỡ nhau :))

10346752176_868117722d_z.jpg


Dòng sông Dâu Quế từ trên cao, nhìn như Nho Quế ở Đồng Văn ;)

10346684794_9d1aaa55b7_z.jpg


Đi lạc đường, đi mãi ko đến được Likir, đường cũng ngoằn nghèo và cua tay áo như ở Đồng Văn, nhưng lại có góc nhìn khác về tu viện Likir

10385104003_1f50b582d6_z.jpg
 
Thấy không, đi khắp nơi rồi cũng giống như quê mình=))=)). Dưng ở một quy mô và tầm vóc khác hẳn nhỉ ;)
 
Ra Tết mới có thời gian thảnh thơi, nhớ lại chuyến đi vừa rồi để post tiếp thì dường như mỡ, hành, bánh chưng làm cho lú lẫn hết cả. Chỉ nhớ những con đường là điều cơ bản nhất dẫn đến mọi nơi.

Đường đi Khardung La

10292942993_402b909d85_z.jpg


Đường đi Nimmu

10346618195_8c076d2c70_z.jpg


Đường đi Thikksey

10394218574_d381fe2133_z.jpg
 
Mọi con đường đều dẫn đến các tu viện


Tu viện Thikksey

10311582796_6c156f3b3a_z.jpg


Tu viện Shey

10312385836_d4ba9815f8_z.jpg


Tu viện Stok

10347047686_4f22a3f8a1_z.jpg


Tu viện Likir

10385104003_1f50b582d6_z.jpg


Tu viện Basgo

10313146683_f132f5810e_z.jpg


Tu viện Spituk

10796048484_3a4cf9ac31_z.jpg


Tu viện Matho

10773233754_301fac9112_z.jpg


Tu viện Stakna

10772464845_b19d66a8ef_z.jpg
 
Mọi người đợi bài bạn khá lâu. Nếu có hứng thú bạn viết tiếp nhé. Nếu không thì post ảnh với vài hàng chú thích cũng hay. Ảnh bạn đẹp lắm.
 
chào bạn, mình rất thích chuyến đi của bạn, bạn có thể chia sẻ thông tin giúp mình ko (cách thức đi, xin visa, lịch trình,chi phí ...)
inbox giúp mình nhen, thanks
 
Last edited:
Varanasi

Vẫn còn nhiều điều để nói về Leh, về Ladakh, nhưng trong cái cảnh mưa phùn ẩm ướt, nhớp nháp, dinh dính của Hà Nội cả tháng qua thì chả còn chút gì để nhớ về vùng Tiểu Tây Tạng này. Hẹn đế khất khi khác sẽ quay lại mạch viết về Leh.

Varanasi

Nếu như xem ảnh John Ramsden chụp Hà Nội trong những năm 80 thì thấy Hà Nội hiện tại chả còn gì.

Nhưng khi xem ảnh Henri Cartier Bresson chụp Ấn Độ trong những năm 50 thì nhìn lại ảnh với thực tế thì có rất ít sự thay đổi. Trong các thành phố của Ấn thì Varanasi là thành lâu đời nhất, cổ nhất, cổ đến nỗi mà Hemingway viết rằng Varanasi là thành phố cổ nhất trong các loại cổ, cũ nhất trong các loại cũ và dường như không có nơi nào khác cổ hơn. Điều đó đúng, nhưng đối một du khách ngoại lai như tôi đến Varanasi lại có nhiều ý nghĩ nhỏ nhen hơn.


10414494655_d26d6724ee_z.jpg

Varanasi, holi city, hay được coi là thành phố thánh thần của các bạn Ấn theo đạo Hindu, nhưng đối với tôi, ấn tượng mạnh nhất về thành phố này là bẩn. Chưa ở đâu trên đất Ấn mà lại bẩn như ở Varanasi, nếu so sánh với hơn khoảng hơn chục thành phố mà tôi đã từng đi qua, lớn có, nhỏ có, nông thôn có, thành thị có. Bẩn đến nỗi một anh bạn đồng hành trong nhóm chúng tôi bị shock, dành cả 3 ngày ở nguyên trong khách sạn mà không bước chân ra ngoài một bước nào, ngoài 1 lần lên thuyền từ bến dưới sông của khách sạn. Có thể nói rất nhiều về cái sự bẩn này ở Varanasi, có thể nhiều người khác cũng giống như tôi là khi ấn tượng bị mạnh thêm khi lần đầu ở đầu bước vào khu phố cổ Varanasi, một khu phố nhỏ, ngõ nhỏ, ngách nhỏ và ngóc nhỏ gấp 70 lần khu ngõ chợ Khâm Thiên. Hầu hết khách sạn ngon bổ rẻ thì lại nằm sát sông, thế nên phải đi bộ, kéo lê theo hành lý, vali nặng trịch từ đường cái, qua một loạt những con ngõ nhỏ la liệt những phân. Nào là phân bò, loại này là chủ yếu, kèo thêm thứ chất lỏng tong tỏng hòa cùng với phân, lênh láng khắp ngõ. Mà ngõ nào rộng rãi cho cam, toàn hơn 1 mét, chỗ nào rộng rãi thì được 3 mét. Bởi vì cái sự hẹp của cơ man ngõ, nên đám bò bụng to đùng, ăn toàn rác, nên phân chúng thải ra cũng nặng mùi như phân con người, đám bò nằm, sát mình trong cái đám lênh láng đồ thải của nó, đứng hiên ngang giữa đường. Muốn đi tiếp thì phải vượt qua đám bò. Vượt được thì phải có lòng dũng cảm và gan dạ không sợ bẩn. Khách du lịch vẫn tiếp bước, đành vận dụng hết mọi thành công lực để phi nhanh qua khe hẹp giữa tường và bò để lại. Nhưng nhiều khi có võ phi qua cũng vẫn bị dính chưởng, vì cái đuôi. Cái đuôi bò là một thứ vũ khí rất lợi hại, chúng ngâm trong cái đám lênh láng kia, vẩy đi vẩy lại, nước lênh láng theo đó bắn ra tung tóe. Thi thoảng lại quay đuôi, gạt đuôi thành một vòng tròn mà ở cái ngõ hẹp này thì có cánh bay qua vẫn cứ dính. Dính một đống thứ vào người, vào áo, vào quần. Mà ở Ấn, hay ở tại Varanasi này thì bò ở khắp mọi nơi. Vượt hết được chốt này thành công, cười thầm tưởng thế là xong nhưng đi tiếp thì lại gặp chốt khác. Thế nên, tôi vẫn cho rằng, nếu bạn chưa dẫm phải phân thì nghĩa là bạn chưa đến Ấn Độ, mà áo bạn chưa bị quệt phân bò thì nghĩa là bạn chưa đến Varanasi. Ai mà không dám hy sinh tấm thân trong trắng của mình thì đành vòng lại và đi đường khác, mà ở cái khu nhà cửa san sát, ngõ nhỏ, phố nhỏ này, nhớ được đường thì đúng là thiên tài. Nói thế thì đúng là báng bổ cho những con bò, loài gia súc được sùng kính nhất ở Ấn Độ, nhưng bọn tôi nói vui với nhau rằng bọn tôi có một ý nghĩ nho nhỏ là chỉ muốn ban đêm biến thành ninja để xiên hết lũ bò này đi. Nhưng sự thật đúng là như vậy, nhất là khi trong cái nắng trưa nóng nực, tha lô mấy chục cân vali qua hàng km đường ngõ ngoằn nghèo, và bị bẩn như thế, không thể không văng ra một câu chửi, ko còn là chửi thầm. Đấy là chưa kể việc phải nhìn vào bộ phận có chức năng thải ra của một vài con bò bị bệnh lở loét ở chỗ đó. Do vô tình như cái sự vô tình này khiến du khách bị ám ảnh mãi. Kinh tởm hơn gấp bội phần cái đám lênh láng giữa ngõ. Nó cứ đập vào mắt, khoảng cách có khi chỉ chừng chưa đến nửa mét. Không nhìn thì không đi được, vì phải né, mà nhìn vào thì thấy nôn ọe, ngay một đống bầy nhày lở loét chất thải, ruồi muỗi bay nhặng xị. Ấn tượng ban đầu về Varanasi của tôi mạnh như thế. Thực sự xin lỗi người đọc thì những dòng không được hay ho như các bài viết vẫn hay ca ngợi Varanasi, nhưng đó là sự thật, mình là người ngoại đạo, không thể cảm thấy như bay bổng như một tín đồ Hindu ở một thành phố thánh thần trong khi bàn chân, quần áo thấm đẫm chất thải.


10450374026_33d2400d86_z.jpg

Đấy là bẩn do đám bò, còn lại thì là do đám động vật khác và là do con người. Chuyện bẩn đó như chuyện thường ngày ở huyện và ở khắp nơi Ấn thì ko có gì để nói tiếp. Thường thì du khách sẽ bị cảm thấy sa sẩm trong ngày đầu tiên ở Varanasi. Có một điều tôi vẫn thắc mắc là không hiểu người Varanasi, hay những người dân Ấn khác đến Varanasi có cảm giác bẩn không? Đi quanh nhưng con phố, như nói ở trên là bẩn rồi, nhưng ở ngay trên những con ngõ nhỏ đó, ngay dưới hiên, hay dưới bậc cửa lòi ra, có khoảng trống là có người nằm ngay ở đó. Cái hốc nhỏ đó thuộc về họ. Không phải chỉ ở 1 chỗ, mà la liệt dọc nhiều con ngõ. Chất thải thì vẫn lênh láng. Nhưng khu khiến tôi có cảm giác kinh sợ nhất là ngay dưới hầm đi đến Nepal Temple, trong cái ngõ tối tăm, ẩm thấp, ướt áp, hai bên hành lang nhô cao sát vào tường là một cái giường ngủ tập thể trải dài cho rất nhiều người. Từ người già đến trẻ em. Có thể họ là những người vô gia cư. Nhung nhúc người trong cái hầm hôi hám. Nước cống rò rỉ lênh láng. Trong cái cảnh tượng đối với tôi là không thể chịu được đó, ngay trên dãy hành lang, tôi lại bị ấn tượng bởi cánh tay che chở của một người đàn ông với một cháu bé khoảng 5,6 tuổi đang ngủ. Đó có thể là con ông ta, hoặc cháu ông ta, nhưng ngay tại nơi cảm tưởng như ngộp thở này, người ta vẫn đùm bọc, bảo vệ và chở che cho nhau trong từng giấc ngủ. Liệu có phải tính nhân văn ấy giữ Varanasi trở thành thành phố thánh thần trong hàng nghìn năm.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,195
Bài viết
1,150,483
Members
189,951
Latest member
gilio
Back
Top