What's new

Chiện ma... nghe qua gồi...bỏ (!?)

Dudi

Phượt thủ
Nhân Halloween, em lại kể các bác nghe thêm một chiện... ma.

Chán chuyện dương trần, em từng hù ma ở đây:

https://www.phuot.vn/showthread.php?t=2000&page=4

Nhưng lần này là chiện thật, chí ít là về một con người thật, bằng xương thịt, còn sống, từng lạc trong rừng sâu 14 ngày và... gặp ma!

Ma? Nó như thế nào? Em sẽ ghi lại trung thực lời kể của nhân vật này.

Em cũng từng bị lạc trong rừng một mình vào lúc chiều tối

https://www.phuot.vn/showthread.php?t=1117&page=16

nên rất hiểu tâm trạng của bác này.

Ti nhiên, trong rừng thì em mới tự nhát ma, còn bác này gặp ma “thật”. Em kể lại chiện này, các bác tin hay không, tùy hỉ, nhưng mục đích là nhằm:

+ Kể lại một chiện gặp trên đường phượt (có nhiều người cùng nghe, chứng kiến)

+ Chia sẻ kinh nghiệm và một số kỹ năng sống sót trong rừng một mình của bác này.

+ Cảnh báo một số tình huống có thể gặp.

+ Nhân Halloween 2008.

Ma? Chuyện vớ vẩn, nghe qua rồi bỏ. Có thể thế. Còn nhân vật vẫn là thật, báo chí cũng từng đưa tin.

Sau khi kể xong, em sẽ cung cấp cho các bác 3 số điện thoại, để nếu muốn, các bác có thể gọi trực tiếp cho nhân vật này hỏi thêm tùy thích...

Bi giờ là chuyện bọn em, một đống người, há hốc mổm, tai dỏng nghe, mắt tròn thấy, tay ghi, tay chụp:

Chiện là thế lày:

... Tháng xửa, tháng xưa, có một đoàn phượt (trong đó có em) đi xe máy từ Đà Lạt ngược Buôn Ma Thuột, vào một chiều âm u, mưa tí tách, ướt át và lạnh lùng...

Đoàn xe lùi lũi băng qua những cánh rừng tối om và hoang vắng đến lạnh người...
 
Con đường bọn em đi, không phải là Đại lộ Kinh hoàng 722, mà là vòng xuống Liên Khương, quẹo vào đường 725, một con đường lẫn lộn nhựa, đá, đất từng đoạn như đường 6 cũ từ thời Pháp.

Sở dĩ chọn đường này, là vì khóai đi coi Tà Nung, một cái bản còn đậm chất Tây Nguyên hoang sơ, nằm ở một nơi cũng được coi là vùng sâu vùng xa của Đà Lạt.

Nó nằm giữa vùng núi non hoang dã, kẹp giữa đường 20 và đường 27. Ở đó có nhiều địa danh rất... Hà Nội. Chả hạn: Mê Linh, Ba Đình, Hoàn Kiếm...

Đi qua Tà Nung tới Mê Linh, chạy tiếp tới ngã ba Ba Đình rồi quẹo phải vào một con đường đất bé nhỏ chưa có số má để ra Hoàn Kiếm, chọc tiếp tới ngã ba Ngọc Sơn (không có đền) quẹo ra quốc lộ 27. Từ đó đi đường nhựa về Buôn Ma Thuột.

Kể lể đường sá thế, vì bi giờ cái chỗ có câu chuyện ma ấy không biết là ở đoạn nào trên con đường này nữa. Nhìn trên bản đồ không thấy, chỉ biết là nó ở xã Liêng Sơ Rôn, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, chắc là gần ngã ba địa giới giữa ba tỉnh Lâm Đồng, Đak Nông, Đak Lak (?).

Nhìn cột cây số theo quốc lộ 27, thì nó cách Buôn Ma Thuột trong khoảng 133-135 km gì đó.

Khúc này rừng núi âm u, vòng vèo thườn thượt, đi thấy lạnh gáy mãi mà chả thấy gì ngoài rừng và con đường mờ mờ trong chiều mưa. Muốn nghỉ một chút mà không có chỗ nào nghỉ.

Đang cố đến một chỗ định nghỉ đại ngoài bụi cây ven đường thì thấy một ngã ba hơi dốc, ngoặt qua thì có một cái quán ven đường, nấp dưới một gốc cây to.

Đối diện hơi chếch, trên đồi là một cái nhà, trông có vẻ cơ quan.

Hóa ra đó là một cái quán cafe giữa rừng, hiếm có. Nhà gỗ, cắm mém vào đường, phần sau đóng cọc chống xuống vực.

Cái cây cổ thụ thân lớn, cao vút lên rồi mới tỏa tán, nhưng chân của nó lại bị mối thổi cả tảng. Đó là một cái cây rất lạ.

Về sau mới biết nó là một cây đa cuốn chung với một cây cơ-nia. Cái sự này đã là lạ và bí ẩn rồi.

Và cái quán tên là quán Đa- Cơ-nia, chủ nhà thì cứ gọi là quán “Đa Ôm Cơ-nia”, thoạt đầu nghe tưởng là tên dân tộc.

Qúa tiện để dừng chân, giữa rừng rú thế này mà vừa có cafe lại vừa có sửa xe nếu cần:

IMG_5977.jpg
 
- Các chú vào uống nước, càphê nhé? - Bà chủ quán mãi mới cất lời khi cả đoàn đã ngồi vào chán chê.

- Thôi, mưa lạnh thế này, xin bác ấm trà nóng thôi- ai đó trong đoàn nói.

Chả vồn vã lắm, mà giọng nói sao đượm buồn. Em đang tháo giầy dốc nước mưa ra, ngẩng lên chợt thấy gương mặt của bà chủ quán sao cũng âm u buồn như cái giọng lạ lùng của bà:

IMG_5955.jpg


Trông như người thất thần vậy, hoặc là người từng trải qua những cơn khủng hoảng nặng nề lắm.

Ấy là em nghĩ thế thôi, chứ phụ nữ tuổi ấy chắc cũng qua nhiều lo toan.

- Chì các chú uống gì cứ uống, không thì ngồi nghỉ cũng được - một giọng đàn ông cất lên từ trong nhà.

Lúc ấy em mới thấy một ông nằm đung đưa trên võng từ hồi nào, lơ lửng nói. Nhưng cái giọng lại có vẻ ân cần, giúp đỡ chứ không phải mời chào của các quán xá:

IMG_5950.jpg
 
Phượt xe máy, lúc nghỉ thường hay tranh thủ chòng gheọ nhau hay chụp chẹp, bởi lúc chạy xe không có mấy cơ hội... Thế nhưng cái hôm mưa gió lạnh lẽo ấy, chuyện loanh quanh thế nào mà lại bắt nhanh chuyện với chủ quán.

Ông ấy tên là Công, Dương Đức Công, 59, nguyên là cán bộ kiểm lâm huyện Đam Rông, trước lúc về hưu thì được điều về làm ngay cái trạm xế cửa quán, trông như cái nhà cấp bốn, nhưng ở miền rừng này toàn nhà tranh vách lá, nó lại ra dáng là cơ quan:

IMG_5976.jpg


Từ lúc học hành xong cho đến lúc hưu, làm mỗi nghề rừng. Sau giải phóng, ông Công người gốc Ninh Bình, nhưng lại là dân Thanh Hoá, chuyển vào để tiếp tục làm nghề rừng.

Người ta bảo sinh nghề tử nghiệp. Một ngưồi mấy chục năm chuyên nghề rừng, thuộc rừng như lòng bàn tay, cuối sự nghiệp lại đột nhiên lạc, mà lạc một mình, tận 14 ngày sau mới thấy...

Đó là một chuyến đi tuần. Ba người đi, chỉ lạc mình ông. Mà chỉ đi chút xíu, vào chỗ kia kìa:

IMG_5980.jpg


Mà quái thế nào, đi lúc 15h, hai người kia về lại trạm lúc 17h, tỉnh queo, tưởng ông đi "giải quyết" gì đó thôi:

IMG_5981.jpg


Đến tối vẫn không thấy ông Công về, người ta vẫn bình chân, bảo ông ấy chắc lại kiếm thêm miếng gì trong rừng một chút, người như thế làm sao lạc.

Nhưng ông Công đã trở thành người rừng...
 
@min, mốt: Nếu thấy chuyện không tiện, có thể giấu vào đâu đó, hoặc báo cho em để gỡ tự xuống nhé. Thanks

------

Bà chủ quán, tức vợ ông Công, kể:

- Ối dồi ôi, tối hôm ấy tôi cứ nóng hết cả ruột. Mới đầu mấy người nhà đi tìm, mấy anh cùng đi quay lại tìm, rồi sau cơ quan cử thêm người đi tìm... Hôm sau nào công an, nào dân quân... bao nhiêu người đi tìm, tìm cả tuần vẫn không thấy tăm hơi. Ông nhà tôi có bao giờ đi như thế đâu. Thật là cứ rối cả lên mà chả biết làm gì.

- Còn tôi ý à - ông Công chêm vào- chả hiểu tại sao nữa. Rõ ràng mấy cái đường này quen lắm, chỉ định đi vòng qua kia một tý thôi, nhưng sao hôm ấy cứ như có ma dắt đi, đầu óc mê muội, rồi càng đi càng thấy âm u.

IMG_5952.jpg


“Nghe thấy rõ mình tự bảo mình rằng phải quay về thôi mà chân nó cứ bước. Thấy rõ không phải đường rồi mà sao như có ai cứ lôi đi...”

IMG_5953.jpg


Đêm xuống tối mò mà sao tôi vẫn đi. Đường thì chỉ thấy mờ mờ một lối, chân cao chân thấp tấp tểnh đi. Tôi cũng không biết phương hướng nào, không thấy những chỗ đường quen nữa, mọi thứ chung quanh tối om, lạnh gía:

IMG_5951.jpg


“Đến một chỗ nào đó, có lẽ trong rừng sâu lắm, chỗ dường như không ai vào tới, kể cả những người dân tộc tôi quen hay vào nơi xa nhất, bỗng thấy một nơi rộng rãi, toả sương khói mờ mịt...”
 
“Từ từ, trong bóng đêm của rừng hiện dần lên qua màn sương từng đôi, từng đôi, dáng vẻ ẻo lả nhẩy múa như trêu ngươi... Chỗ ấy như là âm ty...

Khi chúng hiện lên hết, tôi áng chừng có vài trăm đứa, đứng cách nhau chừng 2m, lừ lừ tiến đến phía tôi...

Vòng vây khép chặt dần, tôi nghe tiếng chúng bàn với nhau là phải lấy gan, thận của tôi. Tôi hét lên, từ hỏi han, chửi bới đến xin xỏ, chúng dường như chẳng buồn nghe, chỉ bàn với nhau”.

Ông Công nhổm lên khi dường như ông nhập vào câu chuyện của đời ông:

IMG_5956.jpg


“Tôi hiểu được tình thế của mình qua sự cãi vã của chúng. Chúng chọn mãi mới chọn được tôi, rồi phải rình đúng thời cơ mới dụ được tôi vào đây để làm cái việc mà chúng mong muốn từ lâu...”

IMG_5959.jpg


“Tôi vùng lên, chạy thục mạng. Vừa chạy tôi vừa cầu khẩn: Hỡi thần núi, thần sông, thần rừng hãy dưa tôi về với đồng đội...đưa tôi về nhà...”
 
“Chạy không biết đi đâu và lâu lắm, bỗng thấy một cái lán nhỏ. Đó là cái lán của bà con dân tộc dựng để trông nương trong rừng.

Nó rất đơn giản như một cái chòi mong manh và toang hoác. Nhưng bên trong có chứa một ít gạo, củi, vài cái nồi xoong.

IMG_5963.jpg


Mệt rã rời và lo âu, đói, rét. Thấy cái áo khoác đại vào người. Đêm khuya, đói, cố dậy quờ quạng nấu nắm gạo thành cháo, định húp cho nó lại người.

Nhưng “nó” không cho ăn cũng chịu!”

- “Nó” là ai vậy? – Em hỏi bác Công.

- Thì “nó” đó. Ma đó!

“Cháo nấu rồi mà không sao ăn được. Cứ định húp thì nó lại giật ra, hất đi. Tôi cãi nhau với nó, bảo là muốn gì cũng phải để cho tôi húp bát cháo đã chứ.

Nó không chịu. Giằng co đến sáng thì cả nồi cháo cũng đổ hết. Rồi chúng nó sấn sổ vào lôi tôi. Tôi lại vùng chạy.

IMG_5964.jpg


Chúng nó đuổi, nhiều lúc tóm sượt cái áo. Tôi nghĩ đến cái thằng Sùng A Zìn, một người làng, bảo cái áo là chỗ con ma nó trú. Thế là tôi cởi phăng ra, vứt lại trên đường.

Chạy đến sáng và sáng vẫn chạy, lung tung, không biết phương hướng. Quần áo bị cây rừng cào rách toạc, ngày một tả tơi.
 
Tôi nắn cái túi áo của mình, thấy còn ít giấy tờ, bèn nghĩ ra cách làm dấu đường chạy, họa có người nhà hoặc đồng đội đi tìm thì có thể lần ra được.

Tôi buộc lên các cành cây chìa ra mặt đường những gì tôi có, nào CMND, nào bằng lái xe, nào giấy tờ xe, nào thẻ ngành…mỗi đọan buộc một cái, vào cái cành chìa ra đường mòn gần nhất, ngang tầm mắt.

IMG_5965.jpg


Nếu ai đi tìm mà thấy những giấy tờ của tôi chí ít cũng biết tôi chạy đường này hoặc đoán được tình thế của tôi.

Hết giấy tờ, tôi xé quần áo, bao nilon, thậm chí xoắn cành cây lại sao cho gây chú ý…

Tôi làm những chuyện ấy vào ban ngày, lúc chúng nó không đuổi riết. Tôi cũng cố tìm những cảnh quen thuộc để lần đường ra, nhưng chỉ thấy toàn cảnh lạ.

Đêm xuống, tôi chọn chỗ ngủ bằng cách leo cây hoặc tìm hang nào đó. Nhưng ban đêm thường phải chạy nhiều vì chúng đuổi hoặc phải đối đầu với cuộc tra khảo của chúng mỗi khi chúng lùa được vào một chỗ nào đó.

IMG_5966.jpg
 
Những ngày tiếp theo, sức kiệt dần. Thoạt đầu tôi tìm trái cây. Không có thì tìm những loại lá, cỏ ăn được. Bao nhiêu năm làm rừng, tôi cũng biết những loại ăn được và những loại không.

Nước uống thì hứng sương từ các lá, hoặc bẻ thân các loại có nước, uống từng giọt.

Những ngày kế tiếp tôi lạc vào những khu sỏi đá. Chân muốn quỵ vì sức kiệt. Tự nói với mình liên tục rằng phải cố để vượt qua. Từng khúc, từng khúc, nhưng phải cố.

Đi không nổi nữa, lết. Lết không nổi nữa, bò. Quần áo rách bươm, chảy máu ròng ròng cả hai đầu gối. Mặt mày hốc hác, râu dài rất nhanh.

Tôi kiếm dây rừng quấn vào hai đầu gối làm “giày”. Hai đầu gối sưng, toét máu, lên mủ, hở toác thịt ra. Sỏi, đá găm vào nhức nhối. Từ đầu gối tới chân sưng lên như chân voi, không còn cảm giác.

Khát đến cháy cổ. Không còn đứng được để hứng sương từ lá cây, tôi cố nhai cỏ lấy nước, cố vặn loại lá lành để lấy từng giọt nước, chỉ mong thấm được chút nào đó qua cuống họng cho đỡ rát.

IMG_5967.jpg
 
Một đêm, cái bọn ma quái này đuổi và lùa được tôi vào một chỗ rộng như cái hang. Chúng đốt đuốc nhảy choi choi vòng quanh, hò reo. Ở giữa như có một cái bàn đá. Chúng nó bảo đó là bàn mổ và sẽ lôi tôi lên đó, mổ lấy mấy cái nội tạng của tôi.

Tôi vùng vẫy, kêu gào, chửi rủa… vô ích. Tôi kêu người thân, bạn bè đến cứu. Rõ ràng tôi nhìn thấy những người thân, bạn bè đến, nhưng họ chỉ nhìn, rồi lẳng lặng đi, làm như không nhận ra người quen. Tôi gào lên, nhưng dường như họ không nghe thấy.

- Chúng mày cần nội tạng, nhưng lấy của tao làm gì? Tôi quát lên hỏi.

- Chúng tao cần chính mày!

- Nhưng tao già rồi, gần sáu chục rồi, huyết áp cao, đủ thứ bệnh… có cái gì còn tốt đâu?

- Không biết, chúng tao chọn được mày rồi!

IMG_5984.jpg


Thằng nào đó khía dao vào người tôi.Máu phọt ra. Nó lấy máy viết lên tay tôi chữ 1 USD. Tại sao lại là USD và lại là 1 thôi, không biết nữa.

Một thằng nào đó gọi “di động” rồi thông báo cho đồng bọn: Đã báo cho Sài Gòn là có hàng rồi! Giá 120.000 USD!

Đồng ý, mổ thôi!

Lại mấy cú “điện thoại” nữa. Lần này là từ Ninh Bình, quê gốc của tôi, rồi từ Thanh Hoá, nơi tôi lớn lên. Chúng nó chít chát qua lại 3-4 đầu mối như thế, thì thầm bàn với nhau chuyện gì đó tôi không nghe được.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,195
Bài viết
1,150,481
Members
189,951
Latest member
gilio
Back
Top