What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Hi hi, là gái bác ạ, vẫn còn một "Thúy Vân" nữa bác ạ.

Rồi vài năm nữa, cháu nó cũng theo gót chị "lều chõng" đi thi thôi bác. Lúc đó em lại tranh thủ Phượt đâu đấy, kiếm ít ảnh để post lên diễn đàn vui cùng anh em.
 
Chùa Thầy

Cách Hà Nội không xa (và nay thuộc Hà Nội), là một ngôi chùa - mà theo tôi - có giá trị về lịch sử, nghệ thuật, cảnh quan... đứng hàng đầu trong tất cả các ngôi chùa đất Việt. Ngôi chùa ấy được quen gọi là chùa Thầy, tên chữ là Thiên Phúc tự, nằm dưới chân núi Sài Sơn.

Không biết bao nhiêu lứa học sinh Hà Nội đều đã từng háo hức đến chùa Thầy, từ những thuở kẽo kẹt xe đạp đèo nhau. Mười tám năm trước tôi lần đầu đạp xe đến đây, năm mươi năm trước mẹ tôi cũng vậy... Chùa Thầy như một dấu ấn khó quên trong cuộc đời học trò.

Ngày nay hiểu biết hơn, tôi càng thấm hơn giá trị của ngôi chùa cổ có một không hai này. với những chiều sâu tâm thức của nó.

Tiếc rằng người dân nơi đó không phải là người hiếu khách, và cũng có không biết bao nhiêu lượt người đã từng bị lừa đảo, ăn chặn, hành hung... nơi đây. Có một người Sài Sơn đã từng nói với tôi: Sài Sơn rất đẹp, nhưng người Sài Sơn sống không đẹp. Hi vọng điều này sẽ được thay đổi dần, còn giờ đây, mỗi khi đến đây, tôi đều phải cảnh giác.
 
Hình ảnh kinh điển này của chùa Thầy không còn nữa. Hai cây gạo đều đã chết và bị đốn bỏ, thay vào đó là hai cây đa. Vậy là màu hoa gạo đỏ mỗi tháng ba âm lịch đã tắt.


(Ảnh sưu tầm)



picture.php





 
Tại sao ngôi chùa này đặc biệt đến thế? Nó đặc biệt bởi vì nhiều lẽ lắm, mà có lẽ tôi sẽ kể dần dần.

Người ta viết về chùa Thầy hay kể từ ngoài vào trong, còn tôi thích nói từ trong ra ngoài...

Về kiến trúc còn lại đến nay, ngôi chùa này hình như là duy nhất còn lại trên đất Việt theo kiểu Nhất - Công, ngoại Quốc. Chùa chính có 3 tòa nằm ngang, giống kiểu chữ Tam, gồm 3 chùa Hạ, Trung, Thương. Thế nhưng hai tòa chùa Hạ và chùa Trung lại được nối với nhau bởi một tòa dọc (ống muống), tạo thành chữ Công, còn tòa Thượng lại đứng tách hẳn ra. Và chính tòa Thượng điện này mới là Tòa nhà mang dấu ấn lịch sử đặc biệt nhất mà không ngôi chùa, không công trình thứ hai nào ở Việt Nam có được.

Chùa Hạ và chùa Trung - giống các ngôi chùa truyền thống Bắc bộ, là nơi thờ Phật. Bàn thờ chính đặt ở chùa Trung, với những pho tượng khá đẹp, nhưng nhỏ nhỏ thôi. Trên cùng là tượng Tam Thế, dưới là tượng Tuyết Sơn với A Nan, Ca Diếp hầu hai bên, dưới nữa là Di Lặc với Quan Âm và Địa Tạng hầu hai bên. Dưới nữa là Chuẩn Đề ...

picture.php
 
Last edited:
bác chit cho em hỏi sao em tưởng hầu 2 bên ngài Di Lặc là 2 ngài Pháp Hoa Lâm(Phổ Hiền) và Đại Diệu Tường(Văn Thù). Sao Chùa Thầy lại là Quán Thế Âm và Địa Tạng. Mà em thấy về kiến trúc tạo hình tượng thì so với Chùa Tây Phương thì hơi kém bác nhể.
Vào Chùa Thầy em ưng nhất Chùa Thượng. Ở đấy có tượng Thánh Tổ và Tây Phương Tam Thánh. Em nghĩ nơi đấy thiêng quá. Hôm mùng 5 tết vừa rồi em đi 1 tuor 5 chùa mà cầu j cũng đều toại hết^^
 
Chùa Bối Khê

Xin phép bác Chitto cho em ké chút cảm nhận ở Bối Khê ạ, kiến thức em góp nhặt cũng lởm khởm có gì bác sửa giùm.
------------------------------------------------------------
CHÙA BỐI KHÊ

Đã nhiều lần tự nhắc nhủ là hè này phải đi xem cây Sen đất chùa Bối Khê nó ra sao vì nghe thiên hạ hay nhắc đến mà lần trước cách đây hơn chục năm đến chùa này rồi mà không để ý. Thế mà quanh đi quanh lại vài cái hè vẫn cứ quên cho đến cái hè năm nay. Lúc nhớ ra thì sen Hồ Tây đang nở rộ, hy vọng là “come on right time” nhưng vẫn hơi trễ rồi, lúc đến nơi thì sen đã tàn chỉ còn vương lại vài bông ít ỏi.

Nói về cây Sen Bối Khê thì mình nhớ là có đọc được ở vài nơi (giờ chẳng nhớ rõ là ở đâu để ghi trích dẫn) đại khái thế này: Duy nhất ở Chùa Bối khê có cây Sen đất (Sen cạn), nó không mọc trong đầm mà mọc trên đất, có thân, có cành, có lá như loài thân mộc bình thường nhưng hoa thì như hoa sen cũng nở vào dịp hè. Phải chăng có cây Sen này mà lý giải câu ca dao “Hôm qua… Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen”??? Chùa Bối Khê có hai cây già gọi là cây tổ trồng sau hậu điện (nay chỉ còn một) và gần đây chiết được hai cây non trông ở sân trước. Nghe nói nhiều người xin chiết về trồng nhưng đều không sống được???

Nghe thì nghe vậy, đến nơi thì mình thấy cây này trông có vẻ hơi giống cây na, lá mảnh, tán thấp, hẹp.

Cây sen đất trồng trước sân chùa
Boikhe020copy.jpg


Hoa thì lúc đến chỉ còn vài bông sắp tàn trên cây tổ sau chùa.
Boikhe003copy.jpg


Boikhe004copy.jpg


Boikhe005copy.jpg


Trông hoa này gọi là giống sen cũng được nhưng đầu cánh hoa không nhọn nên nói đúng thì giống hoa hải đường hơn nhưng bông to hơn, gần bằng bông sen. Mùi vị thì nó ở trên cao tít nên cũng chẳng biết nó có hương gì không.Tóm lại thì cây này cũng độc đáo nhưng chắc cũng không đến nỗi chỉ có ở mỗi đây.

Có thêm chuyện sen cũng hay nhưng với mình nó chỉ là một chi tiết tô điểm thêm cho chùa Bối Khê vốn rất nổi tiếng về giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật kiến trúc điêu khắc của người Việt vậy nên mình xin bôi thêm ít hình ảnh về chùa cho câu chuyện đỡ cụt lủn.
 
Bối Khê tiếp

Chùa nằm trên tỉnh lộ 427 (nối từ Bình Đà sang Thường Tín), địa phận xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai. Đi từ Hà Nội mất khỏang 45’ nên nếu muốn đến chơi thì chắc tiện là đi được chứ không cần sắp xếp.

Chùa tên chữ là Đại Bi tự (một cái tên phổ biến thời Trần) được xây dựng vào thế kỷ XIV. Cùng với chùa Thái Lạc (Hải Hưng) và chùa Dâu/Pháp Vân (Bắc Ninh), chùa Bối Khê là một trong những di tích còn lưu giữ được bộ vì kèo (thức kết cấu kiến trúc truyền thống Việt Nam - hiểu đơn giản bộ khung nhà) của thời Trần và đó chính là những kết cấu kiến trúc gỗ có niên đại sớm nhất hiện nay chúng ta còn được biết đến. Rất tiếc là bộ vì kèo này cùng với nhiều pho tượng cũng như bê tượng đẹp và quý của chùa đều nằm trong thượng điện mà ngày mình đến thì mất điện, chỉ có ánh nến và chút ánh sáng qua ô gió nên nhìn cũng không rõ lắm chứ chẳng nói chuyện chụp ảnh (không mang flash theo). Đành loanh quanh, soi mói bên ngoài.

Gác chuông nhìn qua cửa Tam quan ngoại (chụp hyperfocal nhưng lỗi nên outfocus)
BoiKhe12copy.jpg


Gác chuông đồng thời là Tam quan nội nằm sau một cây cầu nhỏ mềm mại vắt cái ao con nghe nói cái ao này xưa là sông Đỗ Động

Gác chuông này thật đẹp, không rõ niên đại kiến trúc nhưng với kiểu chồng diêm – hai tầng mái và những đầu đao cong vút mang đặc trưng kiến trúc VN trong khoảng TK XVII-XVIII. Hình dáng kiến trúc này gặp nhiều và nhiều sách vở hay ví như hình dáng của bông sen vươn lên nhưng chỉ ở không gian này: phía trước là ao nhỏ, cầu cong, phía sau là vườn cây um tùm mình mới cảm nhận … gần hết được vẻ đẹp này

BoiKhe15copy.jpg


Phía sau gác chuông là khoảng sân rộng um tùm cây lá – hứa hẹn một không gian mát mẻ và thanh bình, nặng lời lên thì bảo nơi mình sắp bước vào là thế giới Tịnh Độ

BoiKhe16copy.jpg


Sau gác chuông là khoảng sân rộng, lắt gạch sạch sẽ gần như được che kín bởi bóng hòang lan, đại trắng, đại đỏ...

Một góc sân chùa
Boikhe017copy.jpg


Giữa sân có đặt một sập đá chân quỳ bốn mặt chạm khắc hình rồng rẩt đẹp.

Boikhe015copy.jpg


Nét điêu khắc trên sập đá này mang phong cách thời Lê Trung Hưng, hình rồng khỏe khoắn, linh động, thân rồng mảnh nhỏ hơn thời Trần hay Lê Sơ cộng với lớp vảy rõ nét nên mình nghĩ nó khó có niên đại sớm hơn TK16 dù rằng đã thấy có nơi nói đây là sập đá thời Trần. Tuy nhiên nét chạm khác rất nuột nà, những vân mây, đao mác, xoáy đuôi vẫn thể hiện rõ sự liên tưởng về hình ảnh của mây mưa sấm chớp vốn luôn ăn sâu trong tiềm thức về sự no đủ của cư dân ĐNÁ.

Boikhe016copy.jpg


Điều mình còn chưa hiểu là sập đá này cũng như ở những nơi khác có vai trò (công năng) gì trong di tích hay chỉ mang tính trang trí đơn thuần???

Thêm chút hoa lá
Boikhe025copy.jpg
 
Bối Khê tiếp

Giới hạn cuối của sân chùa là hàng hiên nhà tiền đường
Boikhe010copy.jpg


Hàng hiên có nét cổ kính thọat trông chắc cũng không có gì đặc biệt nhưng với mình nó có nhiều chi tiết thú vị.

Thứ nhất là bậc thềm, ở đây không có những con rồng bậc thềm đẹp mắt như Phổ Minh hay nhiều nơi khác có nhưng phần cố bậc (ít nhất là phần giữa và 1 bên tam cấp, còn bên kia chat vữa kín rồi) được xây bằng những viên gạch mộc đất nung trên mặt có khắc nhiều hình linh vật.
Boikhe013copy.jpg


Nhưng viên gạch này rất giống với những viên gạch bệ thờ chùa Tram Gian vốn đã được xác định mang niên đại thời Mạc (cũng từ mười mấy năm trước mình đến chùa Trăm Gian thì bệ thờ này bị phá đi, gạch xếp đầy ngoài sân, hình như ai xin sư thầy cũng cho mà không xin chắc cũng lấy được). Nhắc đến Trăm Gian thì cũng nói thêm là là Trăm Gian và Bối Khê có mối quan hệ mật thiết ít nhất từ TK XV trở lại, hai chùa cùng thờ thánh Nguyễn Bình Anh vốn sinh tại làng Bối Khê, đắc đạo tai chùa Trăm Gian nên xưa kia hàng năm vào hội chùa đều làm lễ rước Thánh từ Bối Khê sang Trăm Gian. Vì mối quan hệ này nên cứ đoán là nhà tài trợ đợt trùng tu vào thời Mạc đã đặt làm loạt gạch này cho cả hai chùa một thể. Hay là gạch này chính là những viên mới dỡ từ chùa Trăm Gian rồi mang sang bên này dùng nhỉ? Mình không phải nhà nghiên cứu nên bỏ đấy đã.

Mà gạch đất nung cứ cho là thời Mạc đi có gì đặc sắc nhỉ, cứ cho là có thêm mấy cái hình ngộ ngộ? Vì mình thích mỹ thuật thời Mạc. Thời Mạc tuy ngắn ngủi và không phải là một trang hoành tráng trong lịch sử Việt Nam nhưng thời gian kỳ này mỹ thuật đã có một bước chuyển sống động. Nó là sự ra đời của những đồ án trang trí khoáng đạt và đa dạng hơn hẳn những thời kỳ trước đó đặc biệt là phong cách dân gian rất đặc sắc thể hiện trong nhiều ngôi đình nổi tiếng. Hy vọng là có một dịp khác để viết về những ngôi đình này.

Vẫn ở hàng hiên này điều thú vị thứ hai với mình là những bức cốn (vách – ván trang trí trên khung nhà) được chạm khắc tỷ mỷ, nhất là ở gian giữa.

Boikhe031copy.jpg


Đồ án rồng với nhiều linh vật được thể hiện bằng kỹ thuật chạm lộng (chạm sâu, thủng trong gỗ tạo khối và lớp) và bong kênh tạo nên những hình ảnh sinh động. Những linh vật này vẫn mang dáng vẻ hiền hòa vui tươi chứ không thể hiện sự khắc chế đe nẹt, nó như lời cầu khấn mưa thuận gió hòa, no đủ nhiều hơn là hình ảnh mang tính tuyên truyền cho tư tưởng của tầng lớp cai trị - đây là điểm khác biệt lớn khi so sánh văn hóa Việt Nam với các nền VH khác. Cũng nói thêm rằng những bức chạm như thế này hiện còn lưu giữ được là điều rất quý (dù hiện tại vẫn còn ở nhiều nơi) vì chạm lộng, chạm bong kênh đòi hỏi tiêu tốn nhiều tiền bạc và tay nghề của người thợ bậc cao hơn nữa do kết cấu mảng chạm yếu nên việc tồn tại với thời gian sẽ là khó khăn.

Một bức chạm thú vị khác tả tích Đường Tăng đi thỉnh kinh.
Boikhe029copy.jpg


Bức chạm này không biết có cùng thời gian với bức chạm trên không, có lẽ là muộn hơn. Kỹ thuật và đường nét có phần kém tinh tế (chỉ chạm sâu và chạm thủng) nhưng chủ đề khá vui nhộn, hình khối ước lệ mang đầy tính dân dã: Đường Tăng nổi bật nhất tung tăng tiến bước, Ngộ Không có vẻ căng thẳng trên cao quan sát, chú gánh đồ chẳng Xatăng cũng chẳng Bát Giới (không nhất thiết rập khuôn nguyên mẫu), yêu ma rình rập phía sau…

Như đã nói những chi tiết đặc sắc nhất của Bối Khê lại nằm trong tam bảo mất điện nên đành vòng ra phía sau chùa ngắm gian hậu cung.
 
Bối Khê tiếp

Hậu điện, nơi thờ Thánh Nguyễn Bình An, bên cạnh là cây sen tổ
BoiKhe23copy.jpg


Hậu điện đựoc xây nhô hẳn ra ngoài bố cục nội công ngọai quốc trong mặt bằng bố cục KT chùa, hình dáng vuông vắn chồng diêm hai tầng mái nhưng vẫn rất thấp – một đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam. Điều ít gặp ở kiến trúc này là kết cấu đỡ mái hiên, thường trong thức kiến trúc truyền thống thì mái hiên được đỡ bằng kẻ bẩy nhưng ở đây lại là hệ thống con sơn chồng đấu cầu kỳ.

BoiKhe24copy.jpg


Ở các công trình KT cổ Việt Nam mình mới nhìn thấy hình thức này ở đây và ở tháp chuông chùa Keo Thái Bình. Hình thức này rất phổ biến ở TQ nên có thể hiểu đây là sự giao lưu VH. Ngoài chi tiết này thì ngôi hậu điên vẫn giữ những nét kiến trúc cổ Việt Nam rất đặc trưng khi so sánh với kiến trúc TQ: Đó là chiều cao hậu điện thấp>< nguy nga kiểu TQ - và - đầu đao cong, dốc mái thẳng><TQ ít khi làm đầu đao cong, nếu làm cong cũng khác đầu đao VN và thường đi theo là dốc mái võng.

Thêm nữa nhưng đầu bẩy chạm rồng quanh hậu điện cũng hoàn toàn là đặc trưng của Việt Nam.
Daurongcopy.jpg


Hai đầu rồng trên rõ ràng một mới một cũ, một đẹp một xấu. Đầu rồng bên trái nét chạm, dứt khoát mà uyển chuyển, có động có tĩnh ra mặt mũi con rồng có oai, có sức sống. Đầu rồng bên phải chắc làm sau này, tuy vẫn chạm sâu tương đối cầu kỳ nhưng đường nét không còn sự hài hòa, cả sừng và đao mác co quắp yếu đuối chẳng còn dáng rồng (hay đây là rồng cái nhỉ, mà cái thì vẫn phải đẹp kiểu cái chứ nhỉ :) )

Vòng lại sân trước bóng chiều đã đổ đến sân chùa
BoiKhe26copy.jpg


Thôi về sớm không nóng thế này chúng nó uống hết bia Hà Nội. Chương trình vãn cảnh chùa triền đến đây là hết. Xin lỗi đã làm các ban Phượt mất thời gian đọc bài. (BB)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,187
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top