What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Từ bên kia hồ nước, tượng Phật ngọc để trong tòa nhà dựng bằng khung sắt hình ngôi chùa miền Bắc. Hàng đoàn người kéo đến tham quan, chủ yếu là các đoàn đi lễ. Tôi nghĩ thầm may là trời mưa, cho nên đám thanh niên hiếu kỳ (và cả vô công rồi nghề) mới không phóng xe máy từ Hà Nội đến, và các cụ già không đến nỗi bị chúng chen lấn bẹp ruột...

Trên đỉnh núi Lạn Kha phía sau là bệ một pho tượng Phật rất lớn (theo nguyên mẫu tượng Phật Tích) bằng đá khối sẽ được dựng lên, từ đây cũng nhìn rõ.

picture.php

Một lá cờ Phật giáo rất lớn bay lồng lộng trong gió, trời sầm sì muốn mưa mà

picture.php
 
Last edited:
Từ xa đã thấy pho tượng. Tuy nhiên, xung quanh tượng không phải các vị sư, các bà vãi, mà là lực lượng bảo vệ. Và không chỉ là các "anh" bảo vệ đội mũ kiểu cảnh sát, mà còn một lô các "đại ca" mặc đồ Cảnh sát cơ động, tay cầm dùi cui dài nửa mét, đeo còng số tám sáng choang cũng đày ra đó. Trông chán ngán vô cùng,

Tất nhiên họ có nhiệm vụ bảo vệ pho tượng quý, đồng thời yêu cầu đoàn người di chuyển nhanh theo một lộ trình một chiều để tránh ùn tắc cũng là hợp lý. Nhưng nhìn cách ăn mặc đầy chất hình sự, và tư thế đứng nhìn Phật tử đầy lạnh lùng mà thấy cũng lạnh người theo.

Bên trên thì Phật vẫn cười, môi đỏ chót !

picture.php
 
Last edited:
- Cảm ơn bác Chitto đã cho em chút thông tin về chuông chùa nhé.

- Chiều hôm qua em cũng bon chen đến nơi này nhưng ảnh không đẹp bằng của bác, bác có tấm nào crop ảnh phật chặt hơn nữa không ? em chưa thấy "chất xanh" của Phật Ngọc.
 
Tôi đã thấy rất rõ chất xanh lục thẫm của tượng khi đi qua phía đằng sau lưng tượng ngó vào. Chỗ đó cũng được bảo vệ nhưng lại rất gần. Khi đó tôi đã nhìn khá rõ chất ngọc xanh, thế nhưng lại không chụp ảnh vì khuất góc, nghĩ rằng ra phía trước sẽ rõ hơn.

Tiếc rằng ra phía trước thì phải đứng quá xa, hơn nữa ánh sáng lại quá yếu, bên ngoài thì trời mù mịt không có bóng mặt trời, trong tòa nhà thì chỉ có mấy cây nến cháy leo lét, nên màu xanh ngọc kia chỉ còn là một màu thẫm gần đen, chụp kiểu gì cũng không lên được, mà máy ảnh mình ko phải máy chuyên nghiệp để có thể lấy chuẩn. Tôi nghĩ với trời không nắng, lại để sâu trong cái nhà tạm đó, thì khó mà thấy được màu xanh của chất ngọc ở vị trí quá xa như vậy.

Do đó ảnh của tôi cũng chỉ được thế này (ảnh crop hết hoa, chỉ có tượng thì màu sắc cũng không khá hơn).

picture.php
 
Pho tượng được làm từ một khối ngọc bích nguyên khối, với đúng kiểu tượng đặt ở trong tháp Đại Giác ngộ ở Ấn Độ, nơi Phật thành đạo. Phong cách tượng Nguyên Thủy, với đôi mắt mở và mí mắt kéo trũng ở giữa, và nụ cười khá "tươi", chứ không phải mắt lim dim và nụ cười chỉ phảng phất như các tượng Phật Việt Nam. Khuôn mặt được dát vàng, giữa trán có viên ngọc màu tím, hai mắt có cả màu xanh đỏ, môi tô đỏ chót, cũng khác với kiểu tượng Phật quen thuộc của Việt Nam.

Tượng Phật ngồi kiết già, tay phải bắt ấn xúc địa, trỏ tay xuống đất (khi chưa thành đạo thì là để lấy đất làm chứng, thề không đứng dậy nếu không Thành đạo; khi đã Thành đạo thì là hàng phục ma quỷ). Tay trái ngửa trong lòng là thế Phật bát ấn, trong tay để một bình bát, vừa là đồ dùng thực của Phật, vừa là thể hiện sự chứa đựng giáo lý.

Đặc biệt là bộ ngực của tượng kiểu Ấn Độ, ngực nổi lên rất to, mang dáng dấp của nữ giới, theo truyền thống tạc tượng Phật mang tính phi giới tính.

Tượng Phật theo trường phái Nguyên thủy không làm to và rõ tòa sen như phong cách Đông Á.

Ảnh sưu tầm trên mạng, khi tượng để ở chùa Hoằng Pháp.

picture.php


picture.php

Theo các bài báo ca ngợi thì khối ngọc đẹp không một tì vết. Tuy vậy, qua ảnh dưới (và một số ảnh khác) thì có thể thấy viên đá có một vết lỗi khá lớn nằm ở vị trí vai phải của tượng, nơi đá không đồng chất

picture.php
 
Last edited:
Rời tượng ngọc để dưới chân núi, lên trên mấy chục bậc đá là đến nền chùa cổ, với pho tượng Phật A Di Đà đời Lý đã gần nghìn năm, quốc bảo của Việt Nam.

Gần đây, khi trùng tu chùa Phật Tích, đào dưới nền lên thì phát lộ ra chân móng của một ngôi tháp gạch lớn, mỗi cạnh đến gần chục mét. Dự đoán thuở xưa tháp phải cao hơn 40m (khoảng cao hơn Cột cờ Hà Nội kể cả cờ). Lúc đầu định cứ xây chùa mới lên trên, nhưng bị phản đối dữ quá nên giờ đang để nguyên trạng khu khai quật, chưa biết cuối cùng quyết định thế nào.

Các gạch để làm móng ngôi tháp là gạch vuông và mỏng, xây rất khít, trên gạch đều có chữ "Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo", tức là được tạo vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4, đời hoàng đế thứ ba triều Lý (Lý Thánh Tông, 1058).


picture.php


picture.php

Dân tình mê tín thì vứt rất nhiều tiền lẻ xuống chỗ khai quật, thật là chán.
 
...Gần đây, khi trùng tu chùa Phật Tích, đào dưới nền lên thì phát lộ ra chân móng của một ngôi tháp gạch lớn, mỗi cạnh đến gần chục mét ...
Kho kiến thức của bác Chitto thật đáng khâm phục. Thảo nào có bác thành viên trên diễn đàn luôn để hiện dưới nick của mình dòng chữ : “Để hỏi ông Chitto đã.!” :)

Hôm đó, bác có chụp lại đôi hàng thú linh, vườn tháp mộ, và lên “khảo sát” công trình tượng phật đang xây mới không ?

Em, hôm đó trời mưa, ô không có, cứ thò máy ra là ướt, lau không kịp, nên chỉ đi dạo để nhìn và “đối chiếu” với những bài viết và hình ảnh của bác đã đăng trước đây và ... xem bác đứng ở góc nào mà chụp đẹp thế. Chắc phải chọn ngày đẹp trời quay lại nơi đây. (Nhân tiện, nếu có thể bác cập nhật thêm chút thông tin “bên lề” cho anh em với)

(Nếu có thể, bác cho em YM của bác với, YM của em: hungsauhn)
 
Thì lúc tôi đến, trời cũng thế này, chứ khá khẩm gì

picture.php

Mười con thú đá nằm ở hai bên bậc lên chùa thì tôi xem và chụp chán rồi, trong các bài trước của tôi cũng đã đề cập đến. Khu tháp mộ các vị sư chùa Phật Tích thì cũng nhiều nơi nhắc đến, tôi cũng chụp nhiều ảnh, từ lâu lắm chứ không phải chỉ bây giờ. Đợt rồi đi không chụp, vì người ta lợi dụng khu tháp để bán hàng quán, chăng bạt làm hỏng hết cảnh quan. Chỗ không có hàng quán thì trời mưa tối quá. Trong các tháp thì một số tháp mới tu sửa lại, không được như tháp cổ.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,195
Bài viết
1,150,490
Members
189,952
Latest member
Xelubeouu
Back
Top