What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Hì, vẫn còn nhiều thứ lắm.

Mỗi tội tớ cũng có nhiều thứ khác phải làm, nên cứ để đó một thời gian rồi quay lại sau tiếp vậy.

Đoạn sau là đi về một số ngôi chùa cổ nổi tiếng. Tuy nhiên rất dễ bị trùng với một số bài trong topic khác tớ đã viết.

Ví dụ chùa ở Yên Tử nằm trong topic Yên Tử - Yên Phụ, chùa ở Nam Định nằm trong topic Trấn Sơn Nam, chùa ở Bắc Ninh nằm trong topic Kinh Bắc, chùa ở Hà Tây nằm trong topic về Hà Tây,... do đó viết tiếp cũng hơi khó.
 
...
Nội thành Hà Nội còn 2 đạo quán, Quán Thánh, hay Trấn Vũ cũng là đền Trấn Bắc, danh thắng đệ nhất, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Thứ hai là Bích Câu đạo quán, thờ Tam Thanh, tiên Tú Uyên.
Ngoài ra còn một số đạo quán nữa nằm ở ngoại thành.

Và còn Hoàng Thành Thăng Long, với bao điều còn chưa biết.

Ông bạn quên một cái Huyền Thiên quán ở phố Hàng Khoai à?

Không phải là ba pho tượng Phật bạn ạ. Phật thì không thể ngồi dưới Đạt Ma tổ sư được. Đặc điểm của tượng Phật thì nhiều, nhưng dễ thấy nhất là phải có tóc xoắn ốc trên đầu, có "bạch hào" giống cái nốt ruồi giữa trán, và phải ngồi trên tòa sen.

Ba pho tượng màu trắng mà bạn chụp là Trúc lâm Tam tổ, ba vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm. Ngồi giữa là Đệ nhất tổ Trần Nhân Tông, hai bên thì vị trẻ hơn là Đệ nhị tổ Pháp Loa, vị già hơn là Đệ tam tổ Huyền Quang (tam tổ còn lớn tuổi hơn nhị tổ).

Vì cả ba đều kế thừa dòng Thiền Tông, nên ngồi dưới Đạt Ma tổ sư là Tổ thứ 28 dòng Thiền tông nói chung, và Tổ thứ nhất dòng Thiền ở Trung Hoa.

Tôi thấy hình như Thiền tông Trúc Lâm còn có đệ tứ tổ Ngô Thì Nhậm, sao không thấy thờ ở đâu nhỉ (ở Yên tử chỉ có 1 pho tượng nhỏ)? Nhờ cao nhân chỉ giáo! :D
 
Last edited by a moderator:
Ông bạn quên một cái Huyền Thiên quán ở phố Hàng Khoai à?

Cái Huyền Thiên Cổ quán ở phố Hàng Khoai đã biến thành Chùa Huyền Thiên từ lâu mất rồi, không còn là của Đạo giáo nữa.

Các vị Tổ truyền đăng của Thiền phái Trúc Lâm có được liệt kê ở đây, tôi không thấy có Ngô Thì Nhậm.

Tôi nghĩ đã là Tổ sư Thiền phái thì phải là người Xuất gia, Ngô Thì Nhậm chưa bao giờ xuất gia, không thể là sư; hơn nữa Ngô Thì Nhậm sống sau Tổ Huyền Quang đến mấy trăm năm, không thể là Tứ tổ được.

Trong việc kế thừa, chỉ có một nghi vấn là Tam tổ có thể không phải Huyền Quang, vì ông già hơn Pháp Loa nhiều quá, thậm chí còn già hơn cả Sơ tổ Trần Nhân Tông những 4 tuổi. Ít ai lại truyền sự nghiệp cho người còn già hơn cả sư phụ mình !

Có thuyết cho rằng Đệ tam tổ phải là Thiền sư Kim Sơn; còn việc tôn Huyền Quang là Tam tổ chẳng qua vì công lao rất lớn của Huyền Quang, chứ không phải vì Pháp Loa truyền chính thức cho ông.
 
Last edited:
Các vị Tổ truyền đăng của Thiền phái Trúc Lâm có được liệt kê ở đây, tôi không thấy có Ngô Thì Nhậm.

Tôi nghĩ đã là Tổ sư Thiền phái thì phải là người Xuất gia, Ngô Thì Nhậm chưa bao giờ xuất gia, không thể là sư; hơn nữa Ngô Thì Nhậm sống sau Tổ Huyền Quang đến mấy trăm năm, không thể là Tứ tổ được.

Trong việc kế thừa, chỉ có một nghi vấn là Tam tổ có thể không phải Huyền Quang, vì ông già hơn Pháp Loa nhiều quá. Có thuyết cho rằng Đệ tam tổ phải là Thiền sư Kim Sơn; còn việc tôn Huyền Quang là Tam tổ chẳng qua vì công lao rất lớn của Huyền Quang, chứ không phải vì Pháp Loa truyền chính thức cho ông.

Cái wikipedia là nguồn mở ai viết chả được.

Khi tôi dịch "Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh" của Hải Lượng đại thiên sư Ngô Thì Nhậm thì thấy rất nhiều thư tịch tôn xưng ông là Trúc Lâm đệ tứ tổ mặc dù ông phạm vào 1 trong tứ yếu chỉ của Thiền tông (bất lập văn tự). Nhưng xét cho cùng, áng văn nói trên đâu có phải là kinh sách, nếu so với "Khóa Hư lục" và vài cuốn khác của Điều Ngự Giác hoàng. Có lẽ vì vậy mà tượng ông trên Yên Tử nhỏ hơn Tam tổ.

Còn chuyện truyền y bát cho Huyền Quang Lý Đạo Tái thì nhiều tài liệu nói. Theo cái mà tôi được đọc thì nó nôm na thế này:

"Niên hiệu Đại Khánh thứ 4 (1317), Huyền Quang tôn giả được Pháp Loa truyền y bát của Trúc Lâm và tâm kệ. Sau khi Pháp Loa viên tịch (1330), Sư kế thừa làm Tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm nhưng vì tuổi đã cao nên Sư phó trách nhiệm lại cho Quốc sư An Tâm."

"Sư đến trụ trì Thanh Mai Sơn sáu năm, sau dời sang Côn Sơn giảng đạo. Ngày 23 tháng 1 năm Giáp Tuất (1334), Huyền Quang viên tịch, thọ 80 tuổi. Vua Trần Minh Tông sắc thuỵ là Trúc Lâm Thiền Sư Đệ Tam Đại, đặc phong Từ Pháp Huyền Quang Tôn Giả."
 
rất nhiều thư tịch tôn xưng ông là Trúc Lâm đệ tứ tổ ..
Còn chuyện truyền y bát cho Huyền Quang Lý Đạo Tái thì nhiều tài liệu nói.

Tôi không nghiên cứu tư liệu cổ nên không rõ tài liệu nào gọi Ngô Thì Nhậm là Tứ tổ cả. Theo tôi cách gọi như thế - nếu có - chỉ là cách gọi cho đẹp, kiểu như "xứng đáng được xếp vào hàng Tứ tổ", "có thể coi là Tứ tổ" chứ không thể là Tứ tổ chính thức. Vì đã chính thức thì phải tiếp nối thứ tự các vị Tổ; không thể nhảy cách hơn 400 năm mới lại lập ra.

Việc gọi tâng bốc họ Ngô làm Tứ tổ, cá nhân tôi thấy không hợp lý. Dù có viết sách hay đến đâu, đã không xuất gia, không thể làm Sư tổ. Có thể cả đời sát sinh, một ngày bỏ đao quay đầu chứng quả; nhưng chưa từng thụ giới thì cũng chỉ có thể là một Tác giả, Tác gia, không thể là Thiền sư. Dù rằng cái Danh là vô thường, nhưng khi Viết ra, Nói ra thì vẫn cần phải có cái Danh và Chính Danh.

Về Tam tổ Trúc Lâm, tôi cũng chỉ nói "có thuyết", vì đó là thuyết của ông Lê Mạnh Thát, tức Thượng tọa Thích Trí Siêu.
 
Tại sao đang viết về chùa tôi lại nhảy sang Tăng Ni? Bởi vì hôm nay tôi gặp một vị Tăng đặc biệt tại một ngôi chùa làng, và chụp ảnh vị tăng ấy.

Các bác thử nhìn vị tăng áo nâu, mà áo len trong còn thòi ra áo ngoài, đội mũ len cũng nâu như một ông nông dân đứng bên trái, và đoán xem tại sao vị tăng này đặc biệt ???

picture.php

Bác Chít chụp được hình đức Đệ Tam Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam đẹp thế,
 
cảm ơn bác Chitto nhiều lắm đọc xong mới ngộ ra nhiều điều. Trước giờ đi chùa toàn ngắm Phật, ngắm thật vì KLC k0 tin về chuyện Phật này nọ, chỉ nhìn coi tượng nào đẹp , lạ thôi. Giờ đọc bài ít ra cũng biết tượng nào là Ca Diep, A Nan, .....
 
Last edited:
Địa Tạng Bồ tát là của Phật giáo từ Ấn Độ.

Địa Tạng Vương Bồ tát tên là Mục Kiền Liên, là một trong 10 Đại đệ tử của Phật Thích Ca, nhiều khả năng là một người có thật. Ông được tôn là "thần thông đệ nhất".

Truyền thuyết thần thoại hóa kể rằng sau khi tu hành đắc đạo, ông tìm mẹ là bà Thanh Đề thì thấy mẹ đã sa địa ngục. Trái ngược với con trai tu hành theo Phật, bà này rất ác độc và tạo vô vàn ác nghiệp, nên khi chết luân hồi xuống ngục A Tỳ, là ngục sâu nhất, chịu hình phạt thảm khốc.

Dù rằng rất thần thông, nhưng Mục Kiền Liên cũng không thể cứu mẹ một cách dễ dàng. Ông phải xuống tận địa ngục thuyết pháp cho mẹ, để mẹ hồi tâm chuyển hướng ăn năn sám hối, loại bỏ dần ác nghiệp, đồng thời cầu xin chư Phật gia trì cứu mẹ. Cuối cùng bà Thanh Đề cũng được thoát địa ngục, luân hồi lên làm người.

Nhưng cũng chính vì xuống địa ngục, thấy cảnh vô vàn chúng sinh ở đó đau khổ, nên Mục Kiền Liên phát tâm ở lại Địa ngục để cứu độ cho tất cả chúng sinh đó. Phát nguyện của ông là : "Nếu còn chúng sinh phải sa địa ngục thì không lên Niết Bàn". Do đó dù đã đắc quả nhưng ông không thành Phật, mà chỉ là Bồ tát.

Bởi thế Mục Kiền Liên được mang tên Địa Tạng Vương Bồ tát, là Giáo chủ của cõi U Minh. Vì Phật còn ở trên chư Thiên, nên Địa Tạng cũng ở trên Thập điện Diêm vương.

Ngày nay ở chùa, cầu khấn cho người đã khuất thì tìm đến với Địa Tạng.

(Bài này tôi nhầm, Địa Tạng vương Bồ tát và Mục Kiền Liên là hai vị khác nhau. Do viết đã lâu nên không sửa lại nữa).

bác chitto à theo e biết thì cũng có 1 kiếp (trong hằng hà sa kiếp trước của bồ tát địa tạng ) ngài có hóa thân là mục kiền liên . không biết có đúng không nữa (nếu sai xin lỗi vì đã spam)
 
Tam thế Phật.

Trong các ngôi chùa miền Bắc, tượng Phật A Di Đà là pho tượng lớn nhất, ngồi uy nghi trên tòa sen. Hai pho Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đứng (hoặc ngồi) ở hai bên, ba pho tượng được xếp phía trước, thấp hơn tượng Tam Thế.

A Di Đà là Phật, nên trên đầu có tóc xoắn ốc, ngồi theo thế liên hoa bán kiết hoặc kiết già, hai tay để trong lòng; còn hai Bồ tát đội mũ, hai tay bắt các thủ ấn hoặc nâng pháp khí.

Di Đà Tam tôn chùa Quán Sứ, Hà Nội, tượng Di Đà ở chính giữa đại điện rất lớn, Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đứng ở hai bên, nhỏ hơn rất nhiều. Phía sau, cao hơn là tượng Tam Thế.



cho em spam cái!
theo em tìm hiểu thì hình anh post lên theo cách gọi của Phật Giáo là bộ ba Thích ca Tam Tôn : gồm thích ca - Bồ tát quan âm - Bồ tát đại thế chí, còn Tam thế phật : bộ ba tượng Phật đại diện ba thế giới Quá Khứ - Hiện Tại - Tương Lai là A di đà - Thích Ca và Phật Di Lặc chứ anh?
không biết như thế nào là chính xác!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,175
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top