What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Chào cả nhà !
Chùa Thiên Phú có từ thời Hai Bà Trưng, nên khoảng 2000 năm tuổi.
Chùa thờ sư bà Phương Dung (nghĩa quân của Hai Bà Trưng) và thờ tượng vua Quang Trung.Hiện nay chùa còn 28 đạo sắc phong vua ban
Cũng không hiểu vì sao nhà nước để thầy Thọ Lạc hủy đi ngôi chùa gốc, mà thay vào đó là 1 ngôi chùa theo kiến trúc Đài Loan.
Tiện đây cho mình hỏi, ai có tư liệu gì về chùa Thiên Phúc (94 Hai Bà Trưng ) cho mình xin nhỉ, mình đang làm 1 bộ phim về ngôi chùa này mà không có 1 tài liệu j về ngôi chùa hay ảnh tư liệu về ngôi chùa trước đây cả.Chán
Tiện đây, mình đang làm chương trình phim về các ngôi chùa cổ VN. Ai có biết các ngôi chùa trên 400 tuổi tại miền Bắc thì cho mình xin danh sách và hình ảnh nhỉ. Tất cả đều để phụng sự Phật pháp và dân tộc.
thanks cả nhà !

Quên mất.Mình là Hoàng Minh. Contact : 0909.38.6566
e mail : [email protected]
 
Last edited by a moderator:
Bác CHITTO cho em nịnh tí :
Bài của bác rất phong phú, dễ hiểu với người đọc ít kiến thức về chùa chiền, đạo Phật.
Nịnh rồi thì nhờ và cho bõ công :
Chùa Bái đính đích thị là Chùa Tàu. Em cãi gần thắng cái vụ đầu rùa ở chùa Bái đính. Thông thường, điêu khắc con rùa ở Việt nam thì không có tai.( em chưa nói đến miệng, mũi ,hoa văn mai ...). Dưng mà em tự mâu thuẫn với chính mình. Ở đâu đó (VN ) em cũng có thấy rùa có tai. Nhờ bác xác định hộ em xem con rùa này giống Ta hay giống Tàu.
Còn vụ này nữa :
Cách đây mấy năm. em dẫn đường cho đoàn tăng-ni trong Nam ra thăm chùa Đậu ( Thường tín ). Sư trụ trì giới thiệu tên '' Chùa Đậu'' vì cầu gì được (đậu) nấy.
Đầu xuân vừa rồi em lại về chùa Đậu. Được các bô lão làng này giải thích theo lối khác : Rằng chùa chính xác tên là '' chùa Bà Đậu ''. Chùa có thờ Bà Đậu từ ngày xưa. Ở làng này vẫn kiêng gọi từ '' bà '' mà phải gọi là '' mụ ''. ''Đậu'' phải gọi là '' đỗ''.
Xin cảm ơn bác .
Đây là hình đầu rùa ở chùa Bái đính :

 
Thông thường, điêu khắc con rùa ở Việt nam thì không có tai.( em chưa nói đến miệng, mũi ,hoa văn mai ...). Dưng mà em tự mâu thuẫn với chính mình. Ở đâu đó (VN ) em cũng có thấy rùa có tai. Nhờ bác xác định hộ em xem con rùa này giống Ta hay giống Tàu.

Bạn thấy cả hai loại rùa có tai và không có tai, là vì thấy hai loại: Rùa đội hạc đúc bằng đồng và Rùa đội bia tạc bằng đá.

Nguyên ở Tàu thì đội bia không phải là con rùa, mà là con Bí hí, một chủng "con của rồng". Bí hí có mai giống rùa nhưng gồ lên rất cao, thích đội thứ nặng, nhưng chân giống chân rồng, đầu có nét của rồng như có trán gồ, có tai, mào lửa, thậm chí có râu. Các tấm bia đá lớn ở TQ từ đời Minh đều đặt trên lưng Bí hí. Ngoài ra trên trán bia hoặc hai bên bia còn con Phụ hí, trông cũng tưởng là rồng nhưng cũng chỉ là một loại "con của rồng".
Nguồn gốc của Bí hí thực ra cũng chỉ là rùa, nhưng người TQ thích "nâng cấp" nó lên cho long trọng nên mới phải thế.

Tại VN, các bia đời Lý còn lại không đặt trên lưng rùa, mà trên bệ hoa sen, hoặc bệ ổ rồng (tôi có chụp bia chùa Long Đọi). Sang đời Lê mới thấy các bia đá đặt trên lưng rùa. Không biết do các cụ cố tình phân biệt với Tàu hay muốn đơn giản hóa mà tạc con rùa thuần túy đội bia, không phải con Bí hí nữa. Do đó rùa đội bia không có tai, đầu trơn tròn, thậm chí mũi nhọn ra rất giống thật. Rùa Việt cũng có mai bẹt thấp chứ không gồ cao vồng lên như Bí hí. Một vài rùa đội bia ở Văn Miếu có mào lửa trên mắt, hoặc xoáy trên đầu, nhưng vẫn rõ ra là con rùa.

Nhưng các đồ đúc bằng đồng thì lại không thế, tiêu biểu là con rùa dưới chân hạc. Đúng ra con này phải là thuần rùa, nhưng có lẽ do đúc đồng có nhiều chỗ sáng tạo hơn, nên lại đem các chi tiết của con Bí hí vào: rùa có mũi hếch của rồng chứ không nhọn, mồm rộng, có tai, trán gồ lên. Lúc này đầu con rùa đội hạc lại mang dáng của con Bí hí, hoặc con Long quy.

Nói thêm chút là cùng kiểu con rùa thì Tàu đặt ra các con: Bí hí, Long quy, và tối linh là con Huyền Vũ.
 
Last edited:
Cách đây mấy năm. em dẫn đường cho đoàn tăng-ni trong Nam ra thăm chùa Đậu ( Thường tín ). Sư trụ trì giới thiệu tên '' Chùa Đậu'' vì cầu gì được (đậu) nấy.
Đầu xuân vừa rồi em lại về chùa Đậu. Được các bô lão làng này giải thích theo lối khác : Rằng chùa chính xác tên là '' chùa Bà Đậu ''. Chùa có thờ Bà Đậu từ ngày xưa. Ở làng này vẫn kiêng gọi từ '' bà '' mà phải gọi là '' mụ ''. ''Đậu'' phải gọi là '' đỗ''.

Theo tôi, có lẽ cả hai cách giải thích đều chưa đủ.

Tên chùa, tên đền, miếu, cầu... ở Bắc bộ xưa thường mang tên Làng; tên làng có trước, rồi chùa gọi theo đó mà thành tên. Khi chùa thờ hệ thống Tứ pháp thì ngay vị nữ thần được thờ cũng được gọi theo tên làng luôn.

Xa xưa người Việt thờ các nữ thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp, có lẽ cả từ trước khi nền văn hóa Hán tràn ngập. Khi Tàu vào thì gọi mĩ miều là Pháp Vân, Vũ, Lôi, Điện. Nhưng dân gian thì gọi ngôi chùa theo tên làng, và rồi bà nữ thần cũng theo tên đó.

Cho nên nữ thần Mây, tên Hán là Pháp Vân, thờ ở ngôi chùa ở làng Dâu thì gọi là Bà Dâu, thờ ở chùa làng Nành thì gọi là bà Nành, thờ ở chùa làng Keo thì gọi là Bà Keo.
Nữ thần Mưa, thờ ở chùa làng Đanh Xá thì gọi là Bà Đanh, ở làng Đậu thì gọi là Bà Đậu. (Có 2 làng Đậu thờ Pháp Vũ, ở Bắc Ninh và ở Thường Tín nên cũng có hai chùa Đậu).

Theo tôi, tên cổ xưa của làng là Đậu, lý do tại sao thì không rõ, có thể do trồng loại cây đậu làm chiếu, hoặc giống đậu (đỗ). Khi chùa thờ bà thần Mưa (Pháp Vũ) dựng ở đây thì dân gian gọi là chùa Đậu luôn, và cũng gọi là bà Đậu.

Đến nay người ta có thể quên mất cái gốc xưa, nên lại đặt ngược lại các thuyết giải thích khác nhau.
 
Cảm ơn bác CHITTO đã khai sáng cho em.
Những cái cao siêu thì em không rành. Trực quan mà nói thì em thấy con rùa đội hạc trong chùa Việt nó giống rùa núi. Ít được nhân hóa, gần gũi với đời hơn hình ảnh rùa Tàu. Cũng như vậy đối với con rùa đội bia đá các đình đền...Nó giống con giải ở hồ Gươm ( Xin lỗi cụ Hà đình Đức ).
Tên chùa thì cũng ngờ ngợ như bác nói. Gìơ thì hết ngợ rồi.
 
Trời ơi, đọc tin này mà chua xót quá !!!

http://dantri.com.vn/c20/s20-633898/dap-co-kinh-xua-dung-chua-moi.htm

Chùa Trăm Gian, một trong những ngôi chùa nổi tiếng từ xưa. Từ khi còn là lũ học trò cuối cấp 2, chúng tôi đã từng nghe và muốn đến đây. Lên cấp 3, có xe đạp mới được đi xa, đã mấy lần đạp xe từ Hà Nội đến chùa này, ngồi dưới gác chuông cổ kính của chùa, bên những bậc thềm đá mòn vẹt thời gian.

Giờ nhìn cái bậc đá mới mà vừa thương cho ngôi chùa, vừa căm giận lũ người kia.

Sự tích cực + ngu dốt đang phá dần đi những gì của cha ông để lại.
 
Trời ơi, đọc tin này mà chua xót quá !!!

http://dantri.com.vn/c20/s20-633898/dap-co-kinh-xua-dung-chua-moi.htm

Chùa Trăm Gian, một trong những ngôi chùa nổi tiếng từ xưa. Từ khi còn là lũ học trò cuối cấp 2, chúng tôi đã từng nghe và muốn đến đây. Lên cấp 3, có xe đạp mới được đi xa, đã mấy lần đạp xe từ Hà Nội đến chùa này, ngồi dưới gác chuông cổ kính của chùa, bên những bậc thềm đá mòn vẹt thời gian.

Giờ nhìn cái bậc đá mới mà vừa thương cho ngôi chùa, vừa căm giận lũ người kia.

Sự tích cực + ngu dốt đang phá dần đi những gì của cha ông để lại.
Khác gì chùa Bái Đính đâu bác về xem mà xót hết cả ruột, dân mình bây giờ đi chùa là đi giải tiền chứ có phải đi chốn linh thiêng tôn nghiêm đâu. Tiền lẻ vứt ra như rác, chỉ tội cho những người nghèo thôi. Chùa thì xây mới tất cả đều là đồ mới từ ngoài vào trong, hòm công đức thì chỗ nào cũng có. Bây giờ nói thật là đi chùa thì nhiều cảnh chán đời lắm, toàn giải tiền từ cổng vào thôi, lòng thành là ở tâm chứ không cần phải bằng hành động xấu.
:help Bây h là loạn chùa loạn sư rồi. Loạn hết cả lên tất cả chỉ vì tiền:T
 
Em chào các anh chị !
Em bên đài truyền hình. Em đang làm phóng sự ngắn khoảng 5' về những di tích cổ kính,những cơ sở Phật Giáo, những vùng văn hóa Phật giáo...hay cách nhìn nhận của những người con Phật về phật giáo, dẫn đến sự an lạc hay thành công cho bản thân, hay những cơ sở Phật giáo làm nhiều chương trình từ thiện..
Em cũng chưa được đi nhiều nên vốn kiến thức còn hạn chế, mong các anh,chị có điều kiện đi nhiều nơi, có nhiều thông tin thì san sẻ giúp em với ạ.
Contact của em : 0909.38.6566
email : [email protected]
Em xin cảm ơn các anh, chị !
 
Em đang làm phóng sự ngắn khoảng 5' về những di tích cổ kính,những cơ sở Phật Giáo, những vùng văn hóa Phật giáo...hay cách nhìn nhận của những người con Phật về phật giáo, dẫn đến sự an lạc hay thành công cho bản thân, hay những cơ sở Phật giáo làm nhiều chương trình từ thiện..

Tôi không hiểu bạn làm MỘT phóng sự ngắn 5 phút hay nhiều phóng sự 5 phút ? Nếu chỉ một phóng sự thì làm sao mà yêu cầu nhiều thứ thế được, chỉ giới thiệu sơ lược một ngôi chùa cổ thôi cũng đã hết thời gian rồi, làm gì còn thời lượng cho những điều khác.

Ngoài ra yêu cầu bạn đưa ra cũng còn mông lung quá, không rõ ràng nên cũng chẳng biết trả lời sao cho phù hợp.
 
Em chào anh Chito. Em làm nhiều phóng sự ngắn 5 phút. Nội dung các phóng sự về những miền đất Phật giáo hay những giá trị vô hình kết tinh từ tinh hoa của Phật giáo. Chẳng hạn như em làm về phật bà quan âm chùa bút tháp, động hương tích chùa Hương, ..hay phim về họa sĩ-thiền họa-Lê Mạnh Hùng,...em có thể xin số điện thoại và mời anh Chito đi cafe được không ạ? số đt của em : 0909.38.6566, em làm ở truyền hình An Viên, số 465 Hoàng Hoa Thám
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,195
Bài viết
1,150,482
Members
189,951
Latest member
gilio
Back
Top