What's new

[Tổng hợp] Chùa đất Việt

Oài, ngưỡng mộ bác Chitto về kiến thức của bác trong lĩnh vực này quá. Đọc loạt bài của bác mà ngộ ra nhiều điều. Tks so much.
 
Chuông chùa

"Xây chùa, tô tượng, đúc chuông
"Trong ba việc ấy thập phương nên làm

Các cụ ngày xưa đã nói thế, đủ biết vai trò quan trọng của Chuông chùa thế nào. Chùa không có chuông thì còn chưa thể gọi là đầy đủ.

Chuông là loại pháp khí thuộc loại cổ nhất của hầu hết tất cả các nền văn minh, và đặc biệt luôn được dùng trong tôn giáo do âm thanh đặc biệt của nó tạo ra. Tiếng chuông trầm, ngân xa bao giờ cũng gợi đến tâm linh, tôn giáo, huyền bí.

Trong Phật giáo, chuông không chỉ là pháp khí hỗ trợ khi hành lễ, mà còn mang ý nghĩa lời cầu nguyện. Trên chuông khắc các bài kinh, mỗi khi gõ chuông, tức là gửi lời kinh ấy đi theo âm thanh đến khắp mười phương tám hướng. Một lời cầu nguyện kèm một tiếng chuông có thể nhân gấp nhiều lần lời cầu.

Chuông phương đông khác hoàn toàn phương Tây ở chỗ âm thanh tạo ra do gõ từ bên ngoài vào, chứ không phải bên trong ra. Do đó muốn gõ chuông phải đứng cạnh chuông, chứ không thể kéo dây như phương tây. Tiếng chuông phương đông không to như phương tây, nhưng trầm và âm đọng lại lâu hơn. Nếu đứng nghe hồi chuông nhà thờ, có thể thấy tiếng chuông dồn dập liên tục vang xa, nhưng hết chuông thì âm thanh cũng gần như tắt luôn. Ngược lại, không thể gõ thật to chuông phương đông liên tục dồn dập được, mà thường gõ từng tiếng đều, khi hết tiếng ngân mới gõ tiếp. Những khi dồn về sau thì gõ nhẹ lại, tạo thành tiếng ngân nga mãi trong không gian.

Quả chuông thường có hình trụ tròn, treo lên bằng quai có khắc hình đầu rồng. Thực ra đó không phải là rồng, mà là con Bồ Lao, giống con của rồng, là loài thần thú thích nghe âm thanh, gìn giữ bảo vệ cho chuông.


picture.php
 
Quả chuông Việt Nam cũng có những đặc trưng khác khá nhiều so với chuông Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Chuông bao giờ cũng được chia thành bốn phần theo chiều dọc bởi các gờ nổi lên. Có ít nhất một gờ ngang chạy dọc phần gần đáy, làm quả chuông được tạo thành các phần trống có thể ghi chữ. Nơi các gờ dọc và ngang gặp nhau tạo thành bốn núm chuông. Thường các núm khắc chữ Xuân - Hạ - Thu - Đông.

Trên phần trống khắc các bài văn chuông, gọi là bài "minh", hoặc các bài kinh Phật. Các bài minh có thể ghi sự tích, lịch sử chùa giống bia, hoặc công đức của người góp công, hoặc ghi danh những người được tôn thờ. Văn chuông cũng có giá trị không kém văn bia.

Chuông Việt Nam bao giờ thân cũng thẳng đứng, miệng chuông Việt Nam luôn có một gờ rộng hơn thân xòe ra.

Đó là đặc điểm phân biệt với chuông nước khác.

Dưới đây là chuông của TQ, Nhật Bản. Có thể thấy các chuông này thường không có cạnh đứng, mà hoặc phình ở giữa, hoặc loe ở miệng. Thậm chí miệng chuông còn lượn sóng. Phần chia trên thân chuông cũng rất phong phú. Nhiều chuông còn có rất nhiều hàng núm đồng để tạo tiếng vang.

Phải công nhận rằng thật ra chuông TQ, NB muốn đúc phải có trình độ cao hơn hẳn so với đúc chuông VN.

picture.php
 
Chuông to nhất trong lịch sử Việt Nam ghi lại là chuông chùa Diên Hựu, hay còn gọi là chuông Quy Điền, do Thái hậu Ỷ Lan cho đúc. Chuông to nặng, bao nhiêu không rõ, có tài liệu cho rằng nặng một vạn hai nghìn cân (cân ta), nhưng có tài liệu lại thấy ghi một vạn hai nghìn cân là quả chuông bé; tức là chuông còn to hơn nữa.

Khi đó đã phải dựng một tòa gác rất lớn để treo chuông, nhưng treo lên thì chuông đánh không kêu, có lẽ là do đúc to quá nên bị nứt. Do đó đành bỏ chuông ra ngoài ruộng, rùa chui vào sống bên trong rất nhiều, nên gọi là chuông Quy Điền. Chuông là một trong Tứ đại khí của nước ta. Chuông Quy Điền để ở ruộng chùa Diên Hựu suốt bốn trăm năm, cho đến khi Vương Thông khi chiếm thành Thăng Long đã phá hủy lấy đồng đúc vũ khí.

Thời gần đây, ở chùa Cổ Lễ cũng đúc một quả chuông lớn, nặng 9 tấn, cao hơn 4m. Sợ Pháp phá hủy, người dân đã vần chuông xuống ao chùa, ngâm ở đó để dấu mấy chục năm. Giờ thì chuông vẫn để ở đó.


picture.php

Năm 2003 thì đúc một quả chuông nữa với kích thước tương tự, treo trong gác chuông mới xây bằng xi măng. Tuy nhiên chuông này đánh tiếng không trong.

picture.php
 
Last edited:
Cùng với chuông là Khánh.

Khánh được làm bằng đồng hoặc đá, có hai núm ở hai mặt, có thể gõ. Tuy vậy tiếng của Khánh tắt rất nhanh, và gần như chỉ có người gõ là nghe rõ, từ xa chả thấy gì hết. Khánh mang tính pháp khí, trang trí nhiều hơn công dụng tạo âm thanh.

Trên khánh cũng là chỗ để khắc chữ, nhưng bài văn, và hình ảnh rồng phượng... Khánh thường là đồ cổ, vì gần đây thấy người ta toàn đúc chuông chứ ít thấy đâu đúc khánh.

Khánh đồng chùa Nành

picture.php


Khánh đá chùa Kiến Sơ, một cổ vật đặc biệt được treo trên các trụ và đà cũng bằng đá

picture.php

 
Chuông gia trì - mõ

Chuông cỡ lớn tại chùa thường được gọi là Đại hồng chung ("Đại" đã là to, mà "hồng" lại cũng có nghĩa là to lớn nữa, nhưng mang hai nghĩa hơi khác nhau. Hồng ở đây mang tính to lớn trừu tượng, tâm linh hơn đại). Chuông lớn còn có tên là U minh chung. Cũng có những chuông nhỏ hơn theo hình dáng giống đại hồng chung thường dùng khi làm lễ, tiếng cũng không ngân dài như đại hồng chung.

Trong chùa còn có một loại "chuông" đặc biệt nữa gọi là chuông gia trì, giống như cái ang bằng đồng để ngửa, khi dùng dùi gõ vào cũng tạo tiếng kêu ngân nga, tiếng cao hay trầm, ngân lâu hay không đều có hình dáng, độ dày, chất liệu đồng đúc lên. Chuông gia trì luôn để ở nơi ngồi tụng kinh hành lễ trước bàn thờ, phía bên trái, đối xứng với mõ.

Mõ nguyên bản là dụng cụ gõ báo thời gian, canh giờ gọi mọi người làm một việc gì đấy. Từ việc dùng mõ gọi các nhà tu hành đến giờ lên tu tập hành lễ, hoặc đi ăn (thụ trai), dần chuyển thành thứ pháp khí dùng khi làm lễ. Nếu mõ xưa chỉ gõ một vài hồi để thông báo, thì nay được gõ đều đặn trong suốt thời gian đọc kinh. Tiếng mõ tốc tốc trở thành âm thanh đặc trưng quen thuộc của chùa.


Mõ bên tay phải, và chuông gia trì bên tay trái

picture.php
 
Cái mõ dần trở thành một vật biểu tượng của ngôi chùa. Nói đến sư sãi là thể nào cũng hình dung ra cái mõ, tràng hạt, và cuốn kinh.

Ở nông thôn Việt Nam vẫn thường gặp cái mõ cá dài thượt, có hình một con cá treo ở ngoài đình. Như xưa các cụ kể, thì khi có việc làng, sẽ gõ cái mõ đó lên để tập hợp làng xã. Trong làng có một người làm công việc được gọi là làm Mõ, thường là dân ngụ cư (không phải dân 3 đời ở làng), phải cầm cái mõ đi rao khắp làng xã khi có việc, là người bị coi rẻ nhất làng.

Trong chùa, cái mõ hình tròn, khoét rỗng lòng, có một cái quai, trên khắc hai con cá. Cái mõ liên quan đến con cá là vì Cá được cho là loài vật không bao giờ ngủ, vì mắt chúng bao giờ cũng mở thao láo. Do đó mõ - cá thể hiện sự thức tỉnh, giữ gìn không bao giờ ngủ nghỉ, cũng như những người tu hành không bao giờ thôi trì giới và tinh tiến. Gõ tiếng mõ cá để nhắc nhở cái tâm con người.

Bên cạnh chuông gia trì và mõ, trong chùa còn dùng hai pháp khí tạo âm thanh nữa là trống và chiêng. Trống đánh lên để tạo âm thanh hùng mạnh, thể hiện uy lực của nhà Phật, xua đuổi tà ma yêu quái. Tiếng trống tạo ra âm thanh liên quan với biểu tượng "sư tử hống" - tiếng gầm của sư tử, tượng trưng cho đại hùng đại lực. Tiếng chiêng để giữ nhịp, thức tỉnh người đọc kinh.


Bộ: Trống - chuông gia trì - mõ - chiêng trong một ngôi chùa

picture.php
 
xin phép bác chít to, em xen ngang phát ợ

hôm rồi em lượn Phật Tích, thấy nhân dân ở vùng đó đang rất hân hoan, phấn khởi, lý do là chùa vừa nhận được khoản kinh phí rất hoành tráng để trùng tu, xây dựng lại chùa

qua mấy bậc thang, em lên chính điện, thấy tan hoang như bình địa, gian chính đã bị đập phá tơi bời, chú tiểu bảo: sẽ xây lại 1 gian mới trên nền gian cũ này .

chùa bị đập này

P1020620.jpg


ngổn ngang như bị cướp phá

P1020608.jpg


quốc bảo được rước về ở tạm nằm giữa mấy tấm tôn quây

P1020606.jpg

em trộm nghĩ: rồi ra đây lại có thêm ngôi chùa 1 năm tuổi mất thôi.

nhìn gạch ngói ngổn ngang, em dịnh nhặt tạm mảnh ngói vỡ về lưu giữ ít kí ức thời gian, nhưng lại chợt nhớ câu: " của Bụt mất 1 đền 10/ Bụt vẫn còn cười Bụt chẳng nhận cho " nên lại e dè, lấy của chùa thì rồi các cụ quở chết, lấy đâu ra mà đền nên lại thôi.


tiện chân em trèo lên núi trong chùa, thấy các đ/c trên đó đang dựng 1 kì công hoành tráng lăm. các đ/c đang dựng 1 pho tượng khổng lồ cao vài chục mét theo nguyên bản pho A Di Đà

đây mới chỉ là cái đế của đài sen thôi đấy

P1020635.jpg

khi dựng xong, em cá là hôm nào trời quang mây trắng, bác Chít to trèo lên thượng ngắm về phía Đông Bắc sẽ thấy quốc bảo đất Việt ẩn hiện xa gần, bác tha hồ có cảm xúc để nuôi topic này dài mãi không ngừng ...


theo em thì rồi đây Phật Tích lại cũng như Dâu, như Lý Bát Đế mất thôi
 
chùa bị đập này

ngổn ngang như bị cướp phá

em trộm nghĩ: rồi ra đây lại có thêm ngôi chùa 1 năm tuổi mất thôi.

Thực ra thì ngôi chùa Phật Tích hiện tại (đang bị phá) cũng không có nhiều giá trị. Đó là ngôi chùa mới dựng lại tầm hơn chục năm, bằng gỗ xấu, gạch vữa bình thường. Vào thập kỷ 90 làm được thế để thờ cúng cũng là tốt lắm rồi.

Do đó dỡ bỏ ngôi chùa hơn mười năm tuổi để dựng ngôi chùa mới cũng không phải là điều đáng bàn. Đáng nói hơn là khi đào lên lại thấy nền móng ngôi tháp cổ từ nghìn năm bên dưới. Thế là bây giờ xây cũng hỏng mà để lại thì chả biết đến bao giờ mới làm được cái gì ra hồn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,944
Latest member
mahormonu81
Back
Top