What's new

[Chia sẻ] Chuyến đi Ấn Độ 29 tết Con Mèo đến 15 tết Con Rồng

Quả thực là như nhiều bác đã từng đi Ấn Độ thì khi về đến nhà cả tháng sau và có lẽ nhiều tháng, nhiều năm sau nữa thì cảm xúc về đất nước đông đúc, nhiều màu sắc, đậm đặc gia vị, đa văn hóa, đa tôn giáo vẫn không phai nhạt.

Cơ duyên được đi chuyến đi kéo dài 16 ngày 15 đềm qua 3 nước (Thái Lan-Nepal-Ấn Độ) có lẽ từ cảm hứng của các bác đi trước qua các topic như:
- Thông tin du lịch Ấn Độ
- Ấn Độ những ngày đông rực nắng của bác Backpackervn
- Nepal du ký- Dưới chân Hy mã lạp sơn 2010 của bác Yilka
- Tabalo trên đất Phật của bác Tibet3217
và đặc biệt là các thông tin và sự động viên nhiệt tình của bạn tttthao thành viên trên Phượt.
Chân thành cảm tạ các bác đã đóng góp thông tin để chuyến đi thuận lợi.

Lịch trình cơ bản của chuyến đi, sau này có chút thay đổi.
D01: 23/1/2012 thứ 2 (1/1 Nhâm Thìn) – HN-KTM
9:10-11:10 HN-BKK AA
16:40-18:50 BKK-KTM Nepal Air
Tối Thamel

D02: 24/1/2012 thứ 3 (2/1 Nhâm Thìn) Katmandu
Dubar Square, Old Town
ngủ đêm KTM

D03: 25/1/2012 thứ 4 (3/1 Nhâm Thìn)-Nargakot
Swayambhunath (World Heritage)

D04: 26/1/2012 thứ 5 (4/1 Nhâm Thìn)-Katmantdu-Lumbini (nơi Phật giáng sinh)
bay Lumbini 90 USD

D05: 27/1/2012 thứ 6 (5/1 Nhâm Thìn) – Lumbini - Gorkahpur – Kushinaga (nơi Phật nhập niết bàn)
tham quan Lumbini
Khởi hành đi Sunauli-Gorkahpur-Kushinaga
ngủ đêm Kushinaga

D06: 28/1/2012 thứ 7 (6/1 Nhâm Thìn)- Varanasi-Sarnath (nơi Phật giảng đạo)
Lễ chùa Kushinaga
Kushinaga-Gorakhpur-Varanasi
Ngủ đêm Varanasi

D07: 29/1/2012 CN (7/1 Nhâm Thìn)-Varanasi
Varanasi-Sarnath
Lễ chùa và tham quan bảo tàng khảo cổ Phật giáo
Du thuyền sông Hằng hoàng hôn
ngủ đêm Varanasi

D08: 30/1/2012 thứ 2 (8/1 Nhâm Thìn)- Varanasi
tham quan Varanasi
ngủ đêm Varanasi

D9: 31/1/2012 thứ 3 (9/1 Nhâm Thìn)- Gaya-Agra
Varanassi -Bohdgaya
Lễ chùa Bohdgaya
ngủ đêm Bohdgaya

D10: 1/2/2012 thứ 4 (10/1 Nhâm Thìn)- Agra
Sáng Bohdgaya
20h30 đi Gaya-New Delhi (15h tàu)
ngủ đêm trên tàu

D11: 2/2/2012 thứ 5 (11/1 Nhâm Thìn) New Delhi
Red Fort

D12: 3/2/2012 thứ 6 (12/1 Nhâm Thìn) New Delhi
India Gate

D13: 4/2/2012 thứ 7 (13/1 Nhâm Thìn) New Dehli-Agra
Taj Mahal, Kinari Bazarr

D14: 5/2/2012 CN (14/1 Nhâm Thìn) Delhi

23:40-5:15 (+1 ngày) DEL-BKK

D15: 6/2/2012 thứ 2 (15/1 Nhâm Thìn) BKK-HN
 
Last edited:
Ngày 1: Hà Nội-Bangkok
Tưởng rằng 23/1 xuất phát nhưng vì một lý do lãng xẹt là lúc đặt vé chặng HN-BKK ở VNA lại lấy vé ngày 22/1, khi đổi lại vé thì ôi thôi không còn chỗ, vậy là tự bảo mình lang thang xem BKK ngày cuối năm âm lịch ra sao. Vậy là 9h10 phút sáng bắt đầu khởi hành chuyến bay HN-BKK, sau khi gửi đồ lại ở sân bay BKK, đoàn 3 người bắt đầu chuyến phượt nhỏ ở BKK ngày cuối năm. Điểm đến đầu tiên là chợ Chatukchak, sau đó hẹn với 1 anh bạn ở BKK đi chùa Watpo thưởng thức massage Thái trong chùa, tối lang thang China town xem tết của người Hoa ở Bangkok

Cảm giác thật là lạ khi biết rằng nghệ thuật massage Thái khởi nguồn từ 1 ngôi chùa, ngay gần Hoàng Cung ở BKK.
6867365401_6354a39019.jpg


2 ngôi nhà phía Tây được dùng để làm nơi massage cho khách du lịch
6778928816_3f21f9e303.jpg


Bức tượng mô tả các tư thế massage
6925043491_b27f3be50c.jpg


Buổi tối náo nhiệt ở Chinatown
6867412359_7f4477d3da.jpg


Ngày thứ 2: BKK-KTM
Sáng 1 tết con Rồng thật là vắng vẻ ở Siam Paragon (họ mở cửa lúc 10h). Tranh thủ lúc chưa ra sân bay kiếm tý đồ hậu cần cho chuyến đi.
6867433835_e105f040f8.jpg


Quả thực người Thái làm du lịch hết chỗ chê, lên tàu từ BKK ra sân bay Savanabumi nhân viên đi tàu tặng mỗi người một món quà "Chinese New Year". Bao giờ VN làm được như vậy nhỉ? Tàu High speed rail link từ sân bay về BKK (Phaya Thai station) và ngược lại giá 150 Bath cho 2 lượt chạy 30 phút 1 lượt.

Chút quà nhỏ thơm thảo ấm lòng lữ khách đường xa, có lẽ như thế làm mình thấy Thailand gần gũi hơn và thấy phục nghệ thuật chăm sóc khách hàng.
6867435515_780cbd687c.jpg
 
Last edited:
Chào bạn,

Cho mình hỏi là đi tàu từ sân bay về Phaya Thái thì trạm đón tàu trong sân bay nó nằm ở đâu vậy bạn? Thiệt sự mình mới biết vụ đi rail way này đó, trước giờ đi taxi tốn 600 bath không à.
 
Last edited by a moderator:
@ nghiOranik: rất dễ bạn à, san bay BKK có 4 tầng thì tầng dưới cùng có cái rail đó, họ chỉ dẫn rất rõ ràng. Có 2 loại 1 loại đi dừng nhiều chặng, 1 loại về thẳng Phaya Thai Station. Nên mua round ticket sẽ rẻ hơn. Cái tuyến này mới đưa vào hoạt động năm ngoái, năm ngoái tôi cũng mất 600 bạt đó. Bạn tham khảo link này http://www.bangkokairporttrain.com/time-table-route.html
 
Ngày thứ 2 sau khi lang thang ở BKK buổi sáng buổi trưa ở Siam Paragon kiếm mỳ tôm Thái, ấm đun nước du lịch để chuẩn bị đối phó với các loại món chay và gia vị Ấn Độ (thủ sẵn ít ruốc và mắm tép).

Chuyến bay đi Kathmandu của Nepal Air lại bị chậm đến tận 18h30 nên mãi tối mới đến được KTM vậy là hết 1 ngày. Xuống đến sân bay nộp 25 USD để có visa vào Nepal họ dán có 1 cái tem vào hộ chiếu của mình, cẩn thẩn phải hỏi cho rõ vì các bác ở Nepal không đóng dấu nhập cảnh vào hộ chiếu của mình (đi xa cẩn thận nhỡ lúc xuất cảnh các bác ý hỏi thế dấu nhập đâu và làm lằng nhằng thì mệt), tuy nhiên thực tế là chả có cái dấu nhập nào cả.

Lúc lấy hành lý xong trông mình có vẻ giống bác nghi phạm nào cua cảnh sát, các bác ý gọi lại hỏi kiểu rất thủ công, nghĩa là mân mê hộ chiêu, rồi hỏi han, rồi xem hành lý, xem chán rồi, hỏi này kia, tôi trả lời là doanh nhân đi du lịch. Thiệt là thủ công.

Đặt khách sạn ở chỗ bác Tibet đã đặt quả thực là hết chỗ chê về cái Ganesh Himal này. Tận nửa đêm mới đến khách sạn, họ cử 1 cái xem từ thập niên 60 thế kỷ trước chạy ra đón, chạy trên đường gồ ghề cái xe rung lên bần bật. Cảm giác đầu tiên về Kathmandu là tối, như mất điện, đường xá lòng vòng, đường kiểu VN những năm 80 thế kỷ 20.
Khách sạn đây rồi
6930396767_06212c5e77.jpg


Vườn khách sạn
6930362661_0d30bffa06.jpg


6784255038_6ef93430d3.jpg
 
Last edited:
Ngày thứ 3: Kathmandu
Tour vòng quanh Kathmandu theo LP chỉ dẫn, mới thấy hết được những góc cuộc sống ở Kathmandu, thật là nhiều đền thờ, stupa, con đường phố nho nhỏ, rất dễ lạc vì họ gọi tên phố theo kiểu căn cứ vào địa danh gần đó. Tôi đã bị đi lòng vòng một góc của Kathmandu mà không thể tìm ra chỗ mình cần là cái quán ăn trong LP mô tả.
Swayambhunath: stupa này theo 1 ông viện sỹ người Nga (về nhãn khoa) cho là ẩn chứa nhiều điều về các nền văn minh khác nhau. Ông viện sỹ này viết một loạt sách về đề tài này như: Thông điệp bi thảm của cổ nhân, Chúng ta thoát thai từ đâu, Trong vòng tay Sambala... một góc nhìn khác về văn minh nhân loại. Thiết tưởng có chút thông tin này thì việc thăm viếng sẽ hứng thú hơn.

6784230424_19f426cac0.jpg


6930337833_51562029f7.jpg


6784232498_7df120588e.jpg


Thung lũng Kathmandu nhìn từ trên cao
6930353643_61c00fdcd6.jpg


Một góc nhìn khác về Dubar Square Kathmandu
6930324187_af69e5273f.jpg
 
Last edited:
Đường phố Kathmandu quả thực là rất bé nhỏ, vòng vèo và lạc hậu
6784199710_bd0cdca6ee.jpg


Ô tô thì kệ ô tô, đây cứ bán hàng
6785035226_f0129e80e2.jpg


6931148857_0c9307d6d6.jpg


Nhà mặt phố
6931137655_d364043098.jpg


Phố nhỏ
6931145137_78bc3b03dc.jpg
 
Last edited:
Con người lại khá nhiều niềm vui, do văn hóa chăng?

6930334683_565ec9c994.jpg


6930331591_817a5f6eab.jpg


6784205042_814cffae7d.jpg


6867488249_60242a24f7.jpg


Xếp hàng lấy nước, các bạn Nepal có vẻ rất phấn khích khi có người chụp ảnh
6867502049_ebcd607733.jpg
 
Last edited:
Ngày thứ 4: Kathmandu-Lumbini nơi Phật đản sinh
Sau khi loanh quanh ở Kathmandu, nhóm quyết định rút ngắn thời gian ở Kathmandu để đi Lumbini. Đặt vé của 1 anh bạn làm du lịch ở Nepal giá khá tốt 90 USD (đúng giá theo LP) cho 1 lượt bay đi Lumbini, anh này cũng đặt vé cho nhóm chúng tôi chặng BKK-KAT với giá 255 USD/người anh này còn trẻ và khá dễ thương, làm việc uy tín đàng hoàng. Các bác có thể liên hệ:

Amrit Baniya
Precious Tours.
[email protected]
http://www.precioustravelsnepal.com/


Ngày hôm bay đi Lumbini là 1 ngày đáng nhớ trong cuộc đời phượt. Tối hôm trước khi bay Lumbini, anh quản lý khách sạn ở Ganesh Himal đã cảnh báo là ngày mai có "đình công" nên không có taxi ra sân bay đâu, phải đi xe bus, uh thì đi xe bus có sao đâu, chuyện nhỏ.

Sáng hôm sau chúng tôi mới biết "đình công" là như thế nào. Thực chất là một dạng "bạo động" cỡ nhỏ ở Kathmandu có lẽ do cuộc sống khó khăn quá. Khách sạn cảnh báo là bât cứ xe cơ giới nào ra đường có thể bị đập phá, các cửa hàng cửa hiệu đóng cửa, lúc đầu tiên chúng tôi còn đùa nhau là vắng như tết ở Hà Nội ý nhỉ.

Đường phố ở khu Thamel vắng vẻ lạ thường, lát sau ra điểm đón xe bus mấy thấy là khách du lịch tập trung ở đó rất đông để đón chuyến xe duy nhất ra sân bay Tribuvan còn hoạt động, có cảnh sát áp tải trên đầu xe dán chữ "Shuttle Tourist Bus" (chắc sợ ném đá).

Đoàn người lữ thứ lại lên đường, trên đường phố của khu Thamel vắng vẻ.
6867511459_9d35aa8541.jpg


Nhưng binh lính và cảnh sát đứng đầy đường ở mỗi ngã ba ngã tư.

6867521383_e2dd8ca68b.jpg


Chen nhau trên chiếc xe bus cà khổ có cảnh sát ngồi trên (tránh người biểu tình quá khích), cả Tây lẫn Ta, lẫn Nhật, lẫn Hàn trên chiếc xe bus duy nhất để ra sân bay Tribuvan, tuy nhiên tài xế vẫn không quên thu mỗi người 200 NPR, mình đứng ngay ở giữa nên nộp đủ 600 cho 3 người.
6784280822_c37c308a55.jpg


Đành làm phóng viên bất đắc dĩ trên chuyến xe đáng nhớ đó, đứng ở giữa nên ảnh không được tập trung cho lắm.
6930398113_a096b90b30.jpg


Có lẽ nhờ việc này mới hiểu thế nào là "bạo động", chả hiểu các bạn ý đang phất cờ Nepal hay cờ của lực lượng nào.
6930397411_1f5dd2bf60.jpg


Tất cả xe cơ giới đều không chạy, chỉ có những xe kéo như thế này thì hoạt động mà không bị gây khó dễ.
6930402813_d82d415b7a.jpg


Cửa hàng, cửa hiệu đóng cửa, chỉ có thanh niên ra đường (trông thế này thì cũng ngại đấy nhỉ)
6930401521_8c935e9c2f.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,187
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top