#soiphieudieu: Như mấy bài trước, bài này mình cũng trích đăng lại từ blog cá nhân của mình. Bài viết chủ yếu ghi lại cảm nhận của mình về chuyến đi do đó câu cú mình viết đôi khi hơi khó đọc, quan điểm nhiều khi cũng không hợp lòng với đa số lắm. Nhưng hy vọng bài viết sẽ có ích cho những ai đang có dự định tới khám phá hòn Sơn Rái - một trong những hòn đảo tuyệt đẹp ở Tây Nam bộ, đặc biệt là cho những ai thích đi một mình như mình. Đây là bài viết tiếp chuỗi ngày ở Nam Du mà mình đã từng đăng khi trước.
Tôi quay lại. Vài ba người chạy xe ôm đang ngồi tránh nắng dưới táng cây trứng cá trước quán nước. Giọng nói vừa rồi là của một chú lái xe nước da ngăm đen, trạc chừng bốn mươi hơn. Tôi lắc đầu từ chối, không phải bởi không muốn đi mà là vì chưa biết sẽ đi tới đâu.
Tôi đang đứng ngay ngã tư đường. Sau lưng là cầu tàu, trước mặt là con đường bê tông rộng rãi nhưng nhà cửa hai bên có vẻ lưa thưa. Cố chấp tiến thêm vài bước nữa tôi mới quay sang gốc trứng cá đánh tiếng hỏi thăm:
“Chú ơi cho con hỏi gần đây có nhà nghỉ nào không vậy?”
“Quẹo trái đi tới dốc có nhà nghỉ Hồng Đào,” một chú vừa chỉ tay vừa nói, mắt chẳng buồn nhìn theo.
Tôi cảm ơn rồi vội rẽ vào hướng mà chú xe ôm vừa bảo. Giữa trưa trời nắng gắt không thấy bóng dáng ai ra đường. Đi được một đoạn hơn trăm mét bỗng nhiên mùi nước mắm ở đâu bắt đầu xộc vào mũi. Thì ra ở phía trước là các hãng nước mắm nằm san sát nhau hai bên đường. Có hãng để sẵn vài thùng nước mắm trước cửa để khách hàng lựa chọn, nhiều hãng cửa đóng im ỉm chẳng biết còn hoạt động hay không, cũng có vài hãng chỉ còn trơ lại bốn bức tường đổ nát. Nghề làm nước mắm trên đảo quả nhiên đã không còn thịnh như trước nữa, tôi nhớ có một bài báo từng nhận định như vậy khi viết về cuộc sống nơi đây.
Vốn không chịu được mùi nước mắm nồng nặc thế này nên tất nhiên tôi cố sức co chân chạy thật nhanh. Qua một cái cầu nho nhỏ đầy rác bên dưới thì con dốc mong đợi cũng đã hiện ra trước mặt. Trên dốc đúng là có nhà nghỉ Hồng Đào thật. Tôi bước tới trước cửa, ngó nghiêng vào xem xét tình hình. Khu vực “quầy tiếp tân” trống trơn, bên trong cũng không thấy bất kỳ ai.
Đang đứng lơ ngơ chưa biết phải xử trí thế nào thì có một giọng ẻo lả từ phía sau vọng tới:
“Tính thuê phòng hay gì mà đứng đây?”
Chưa kịp đợi tôi trả lời thì “bà chị” đã nhanh chân bước thẳng vào phía trong nhà gọi to:
“Chị Đào ơi, có khách nè!”
Một người phụ nữ tuổi gần bốn mươi với gương mặt hiền lành hớt hải từ căn phòng gần đấy chạy ra. “Chắc đây là chị Đào rồi,” tôi nghĩ thầm.
“Em thuê phòng hả? Đi mấy người? Tính thuê bao nhiêu phòng?” chị vui vẻ nhìn mình hỏi.
“Em đi một mình. Ở đây có phòng loại nào vậy chị?”
“Đi du lịch mà đi một mình?” chị Đào tỏ vẻ ngạc nhiên. “Phòng dưới đây một trăm sáu nhưng chị bớt em còn một trăm rưỡi, còn phòng mới xây trên kia thì một trăm bảy. Trên đó có vườn xoài, mát lắm.”
Cái chữ “mát” của chị giữa buổi trưa đỏ lửa thế này nghe sao mà êm tai quá chừng. Nhưng thôi, dù gì hầu bao cũng không còn nhiều lắm nên tôi quyết định sẽ thuê một phòng ở đây. Tuy chỗ này không nằm trong vườn xoài nhưng lại có cửa sổ hướng ra biển.
Chị đưa chìa khóa rồi dẫn tôi vào phòng. Đó là một căn phòng nhỏ sơn màu hồng có giăng sẵn một cái mùng đã được vén lên tứ bề. Cả cái mùng cũng màu hồng nốt. Một chiếc bàn nhôm nho nhỏ cùng một ghế nhựa có chỗ dựa lưng đặt kế bên cửa sổ. “Cái nơi hồng hồng này sẽ là chỗ trú của mình trong vài ngày tới đây,” tôi cười thầm.
Tranh thủ lúc tôi ngồi nghỉ mệt, chị Đào dọn dẹp lại phòng vệ sinh đối diện. Chị vừa làm vừa kể vừa có mấy vị khách mới trả phòng xong nên chưa kịp dọn dẹp lại cho sạch sẽ. Tôi bây giờ là khách duy nhất trong khu nhà nghỉ của chị. “Ở đây người ta hay đến vào dịp cuối tuần hoặc ngày lễ chứ ít ai đi ngay ngày làm việc thế này như em,” chị nói.
Có lẽ sợ khách ở xa không biết tình hình đảo mà phàn nàn về vấn đề điện nước nên chị cũng luôn thể phân trần:
“Điện nhà nước từ năm giờ chiều tới mười một giờ tối, khoảng thời gian còn lại chỗ chị cho chạy máy đèn, đảm bảo lúc nào cũng có điện cho em dùng. Còn nước này là chị đặt ống dẫn từ trên núi Yên Ngựa xuống nên không sợ thiếu”.
“Trên núi đó có hồ nước ngọt hả chị?” tôi thắc mắc.
“Không em, gần trên đỉnh có một hang động, trong đó có hốc nước sâu khoảng mười mét lúc nào cũng đầy nước. Ở đây người ta toàn dùng nước đó thôi, tốt lắm”.
“Ở đảo xa bờ mà có được nguồn nước ngọt tự nhiên quanh năm như thế thì quý quá rồi còn gì. Ngoài Nam Du đâu kiếm ra nguồn nước ngọt như vậy,” tôi bắt đầu so sánh.
“Vậy ra em từ Củ Tron vô đây hả?” chị tò mò.
“Dạ, nhưng em không phải người ngoài đó. Em ra đây tham quan thôi.”
“À ra là vậy. Bữa trước có đoàn của đài truyền hình gì đó ra đây quay phim bên bãi Bàng. Người ta thuê phòng trên vườn xoài ở mấy ngày mới về hôm trước,” chị cho biết thêm.
Cũng chẳng còn gì để nói nữa nên tôi lăn ra giường cho đỡ mỏi lưng. Tấm nệm phía dưới hình như cũng đang hùa theo bầu không khí oi bức xung quanh để khiến tôi phải tiêu tốn thêm một lượng mồ hôi kha khá. Phòng tôi ở tuy có cửa sổ hướng ra biển nhưng lại bị đám cây gần đấy che chắn hết nên cũng không lấy gì làm mát mẻ. Tôi nằm chỉ nghe tiếng sóng cứ chẳng thấy biển đâu. Thì ra đó là lý do vì sao giá thuê nó lại rẻ hơn khu nhà nghỉ phía trên, ngay trong vườn xoài.
Phần chị Đào sau khi chùi rửa nhà tắm xong xuôi đâu đấy thì đem tới cho tôi một cây đèn bàn đã sạc điện và một cây quạt nhựa. Chị nói mấy thứ này là để đề phòng ban đêm ban hôm cúp điện đột xuất. Thấy tôi nằm đây có vẻ nóng nên chị kêu ra phía vườn xoài nghỉ trưa cho mát, chị có giăng sẵn vài ba cái võng ở đó.
Tất nhiên tôi nghe xong là cầm ngay quạt đi thẳng ra vườn.
Đất nhà chị rộng thật. Ngoài khu trọ phía biển tôi vừa thuê thì đối diện là căn hộ gia đình chị đang sinh sống. Cái dốc sau nhà chị trồng xoài, rồi lại tiếp tục xây thêm một dãy nhà trọ ngay trên đó. Phía trên cả dãy nhà trọ là quán cà phê Vườn Xoài cũng của vợ chồng chị vừa mới mở.
Tôi khoan khoái nằm dài trên chiếc võng con con, tay phe phẩy quạt và chân đánh nhịp đu đưa. Vậy là tôi đã tới hòn Sơn. Chắc giờ này ba người bạn của tôi sắp vào tới Rạch Giá rồi. Thật ra ban đầu tôi cũng chỉ có dự định đi Nam Du rồi về cùng mọi người, nhưng cuối cùng lại bị hòn đảo này níu chân lại sau lời kể của những người vô tình gặp gỡ ở Củ Tron, ai cũng bảo: “Nghe nói hòn Sơn đẹp lắm.”
“Ừ, đẹp thì mình đã tới rồi đây!”
Phần 1:
“Ê, xe ôm không? Đi đâu chở cho đi nè.”Tôi quay lại. Vài ba người chạy xe ôm đang ngồi tránh nắng dưới táng cây trứng cá trước quán nước. Giọng nói vừa rồi là của một chú lái xe nước da ngăm đen, trạc chừng bốn mươi hơn. Tôi lắc đầu từ chối, không phải bởi không muốn đi mà là vì chưa biết sẽ đi tới đâu.
Tôi đang đứng ngay ngã tư đường. Sau lưng là cầu tàu, trước mặt là con đường bê tông rộng rãi nhưng nhà cửa hai bên có vẻ lưa thưa. Cố chấp tiến thêm vài bước nữa tôi mới quay sang gốc trứng cá đánh tiếng hỏi thăm:
“Chú ơi cho con hỏi gần đây có nhà nghỉ nào không vậy?”
“Quẹo trái đi tới dốc có nhà nghỉ Hồng Đào,” một chú vừa chỉ tay vừa nói, mắt chẳng buồn nhìn theo.
Tôi cảm ơn rồi vội rẽ vào hướng mà chú xe ôm vừa bảo. Giữa trưa trời nắng gắt không thấy bóng dáng ai ra đường. Đi được một đoạn hơn trăm mét bỗng nhiên mùi nước mắm ở đâu bắt đầu xộc vào mũi. Thì ra ở phía trước là các hãng nước mắm nằm san sát nhau hai bên đường. Có hãng để sẵn vài thùng nước mắm trước cửa để khách hàng lựa chọn, nhiều hãng cửa đóng im ỉm chẳng biết còn hoạt động hay không, cũng có vài hãng chỉ còn trơ lại bốn bức tường đổ nát. Nghề làm nước mắm trên đảo quả nhiên đã không còn thịnh như trước nữa, tôi nhớ có một bài báo từng nhận định như vậy khi viết về cuộc sống nơi đây.
Vốn không chịu được mùi nước mắm nồng nặc thế này nên tất nhiên tôi cố sức co chân chạy thật nhanh. Qua một cái cầu nho nhỏ đầy rác bên dưới thì con dốc mong đợi cũng đã hiện ra trước mặt. Trên dốc đúng là có nhà nghỉ Hồng Đào thật. Tôi bước tới trước cửa, ngó nghiêng vào xem xét tình hình. Khu vực “quầy tiếp tân” trống trơn, bên trong cũng không thấy bất kỳ ai.
Đang đứng lơ ngơ chưa biết phải xử trí thế nào thì có một giọng ẻo lả từ phía sau vọng tới:
“Tính thuê phòng hay gì mà đứng đây?”
Chưa kịp đợi tôi trả lời thì “bà chị” đã nhanh chân bước thẳng vào phía trong nhà gọi to:
“Chị Đào ơi, có khách nè!”
Một người phụ nữ tuổi gần bốn mươi với gương mặt hiền lành hớt hải từ căn phòng gần đấy chạy ra. “Chắc đây là chị Đào rồi,” tôi nghĩ thầm.
“Em thuê phòng hả? Đi mấy người? Tính thuê bao nhiêu phòng?” chị vui vẻ nhìn mình hỏi.
“Em đi một mình. Ở đây có phòng loại nào vậy chị?”
“Đi du lịch mà đi một mình?” chị Đào tỏ vẻ ngạc nhiên. “Phòng dưới đây một trăm sáu nhưng chị bớt em còn một trăm rưỡi, còn phòng mới xây trên kia thì một trăm bảy. Trên đó có vườn xoài, mát lắm.”
Cái chữ “mát” của chị giữa buổi trưa đỏ lửa thế này nghe sao mà êm tai quá chừng. Nhưng thôi, dù gì hầu bao cũng không còn nhiều lắm nên tôi quyết định sẽ thuê một phòng ở đây. Tuy chỗ này không nằm trong vườn xoài nhưng lại có cửa sổ hướng ra biển.
Chị đưa chìa khóa rồi dẫn tôi vào phòng. Đó là một căn phòng nhỏ sơn màu hồng có giăng sẵn một cái mùng đã được vén lên tứ bề. Cả cái mùng cũng màu hồng nốt. Một chiếc bàn nhôm nho nhỏ cùng một ghế nhựa có chỗ dựa lưng đặt kế bên cửa sổ. “Cái nơi hồng hồng này sẽ là chỗ trú của mình trong vài ngày tới đây,” tôi cười thầm.
Tranh thủ lúc tôi ngồi nghỉ mệt, chị Đào dọn dẹp lại phòng vệ sinh đối diện. Chị vừa làm vừa kể vừa có mấy vị khách mới trả phòng xong nên chưa kịp dọn dẹp lại cho sạch sẽ. Tôi bây giờ là khách duy nhất trong khu nhà nghỉ của chị. “Ở đây người ta hay đến vào dịp cuối tuần hoặc ngày lễ chứ ít ai đi ngay ngày làm việc thế này như em,” chị nói.
Có lẽ sợ khách ở xa không biết tình hình đảo mà phàn nàn về vấn đề điện nước nên chị cũng luôn thể phân trần:
“Điện nhà nước từ năm giờ chiều tới mười một giờ tối, khoảng thời gian còn lại chỗ chị cho chạy máy đèn, đảm bảo lúc nào cũng có điện cho em dùng. Còn nước này là chị đặt ống dẫn từ trên núi Yên Ngựa xuống nên không sợ thiếu”.
“Trên núi đó có hồ nước ngọt hả chị?” tôi thắc mắc.
“Không em, gần trên đỉnh có một hang động, trong đó có hốc nước sâu khoảng mười mét lúc nào cũng đầy nước. Ở đây người ta toàn dùng nước đó thôi, tốt lắm”.
“Ở đảo xa bờ mà có được nguồn nước ngọt tự nhiên quanh năm như thế thì quý quá rồi còn gì. Ngoài Nam Du đâu kiếm ra nguồn nước ngọt như vậy,” tôi bắt đầu so sánh.
“Vậy ra em từ Củ Tron vô đây hả?” chị tò mò.
“Dạ, nhưng em không phải người ngoài đó. Em ra đây tham quan thôi.”
“À ra là vậy. Bữa trước có đoàn của đài truyền hình gì đó ra đây quay phim bên bãi Bàng. Người ta thuê phòng trên vườn xoài ở mấy ngày mới về hôm trước,” chị cho biết thêm.
Cũng chẳng còn gì để nói nữa nên tôi lăn ra giường cho đỡ mỏi lưng. Tấm nệm phía dưới hình như cũng đang hùa theo bầu không khí oi bức xung quanh để khiến tôi phải tiêu tốn thêm một lượng mồ hôi kha khá. Phòng tôi ở tuy có cửa sổ hướng ra biển nhưng lại bị đám cây gần đấy che chắn hết nên cũng không lấy gì làm mát mẻ. Tôi nằm chỉ nghe tiếng sóng cứ chẳng thấy biển đâu. Thì ra đó là lý do vì sao giá thuê nó lại rẻ hơn khu nhà nghỉ phía trên, ngay trong vườn xoài.
Phần chị Đào sau khi chùi rửa nhà tắm xong xuôi đâu đấy thì đem tới cho tôi một cây đèn bàn đã sạc điện và một cây quạt nhựa. Chị nói mấy thứ này là để đề phòng ban đêm ban hôm cúp điện đột xuất. Thấy tôi nằm đây có vẻ nóng nên chị kêu ra phía vườn xoài nghỉ trưa cho mát, chị có giăng sẵn vài ba cái võng ở đó.
Tất nhiên tôi nghe xong là cầm ngay quạt đi thẳng ra vườn.
Đất nhà chị rộng thật. Ngoài khu trọ phía biển tôi vừa thuê thì đối diện là căn hộ gia đình chị đang sinh sống. Cái dốc sau nhà chị trồng xoài, rồi lại tiếp tục xây thêm một dãy nhà trọ ngay trên đó. Phía trên cả dãy nhà trọ là quán cà phê Vườn Xoài cũng của vợ chồng chị vừa mới mở.
Tôi khoan khoái nằm dài trên chiếc võng con con, tay phe phẩy quạt và chân đánh nhịp đu đưa. Vậy là tôi đã tới hòn Sơn. Chắc giờ này ba người bạn của tôi sắp vào tới Rạch Giá rồi. Thật ra ban đầu tôi cũng chỉ có dự định đi Nam Du rồi về cùng mọi người, nhưng cuối cùng lại bị hòn đảo này níu chân lại sau lời kể của những người vô tình gặp gỡ ở Củ Tron, ai cũng bảo: “Nghe nói hòn Sơn đẹp lắm.”
“Ừ, đẹp thì mình đã tới rồi đây!”