What's new

Chuyện tình buồn .Hay là sự tích đền CỜN

Đền Cờn ở xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đền gắn liền với một câu chuyện buồn. Tôi xin kể cho các bạn nghe. Nếu topic này tôi đặt sai chỗ thì xin mod đổi chỗ giùm nhé. Thank mod nhiều.

attachment.php


Đến đời Trần Nhân Tông, đạo Phật ở nước ta đã bước vào giai đoạn cực thịnh. Chùa chiền mọc lên khắp nơi, từ Kinh đô đến thôn xóm, từ đồng bằng đến trung du và các miền ven biển. Ngay bản thân nhà vua, sau hai lần lãnh đạo kháng chiến chống giặc Nguyên thắng lợi, vào các năm 1285 và 1288, cũng nhường ngôi lại cho con, rồi xuống tóc đi tu, trở thành vị Tổ thứ nhất của phái Tu thiền Trúc lâm với pháp danh Điều Ngự. Số người tu hành của thời đó rất đông. Nhiều người xuất gia từ bé, nhưng nhiều người đã từng lập gia đình rồi do trắc trở nhân duyên, nên mới tìm đến cửa Phật. Trong trường hợp ngược lại, nhiều vị tu hành nhưng do những hoàn cảnh đặt biệt nào đó đưa đẩy, đã hoàn tục trở lại, thì điều ấy, xét ra cũng là lẽ thường tình mà nhà sư trụ trì ở ngôi chùa cửa Cờn là một ví dụ.


attachment.php



Thuở ấy ở xã Hương Cần thuộc Quỳnh Lưu (Nghệ An) bây giờ, có một ngôi chùa dựng trên một hòn đảo nhỏ ở cửa Cờn. Tiếng là chùa nhưng kiến trúc còn đơn sơ, chỉ là ngôi nhà lá ba gian ở khuất hướng gió biển và bên trong đặt vài pho tượng Phật. Trụ trì trong chùa là một vị sư ông ở độ tuổi ngoài bốn mươi và một chú tiểu nhỏ giúp việc. Hai thầy trò tình nguyện ra đây, vừa tu hành nhưng cũng để vừa giúp đỡ những người đi biển gặp nạn vì đảo cũng thường xuyên là nơi tránh bão của dân chài.
 
Last edited by a moderator:
Người thiếu phụ cũng nghĩ đến tương lai mà lá thư trước đây đã thử vẽ ra. Bị ô nhục giữa đường hay bị xung làm tỳ thiếp thì cũng đều nhục nhã cả. Con đường về cố quốc quả là xa lơ xa lắc, không còn chút hy vọng nào nữa, bởi vì quân thù vừa mới đặt chân đến mà triều đình thì đã tan tành, chẳng còn ai sống sót. Giang sơn không thể khôi phục được, nếu có cố công tìm về thì cũng bị rơi vào tay ngoại bang, rồi làm tỳ thiếp hay làm kẻ hầu người hạ ngay tại quê hương của mình, và điều ấy lại còn nhục nhã hơn bao giờ hết.

Người thiếu phụ thấy hiện ra trước mắt con đường đầy chông gai, còn mình thì hoàn toàn lẻ loi cô độc, không có người bảo trợ. Sau cái chết của nhà sư, nàng hiểu chắc chắn rồi đây mẹ con nàng sẽ chẳng tìm thấy đâu một người ân cần tử tế như thế nữa. Cuộc đời cả ba mẹ con nàng quả đang ở ngay trước ngõ cụt. Thà chẳng bao giờ thấy mình phải rơi vào sự ô nhục là hơn.
attachment.php


Hoàn toàn thất vọng, người thiếu phụ thấy không còn muốn sống nữa. Nàng không ăn, không uống, suốt mấy ngày lặng lẽ âm thầm. Một buổi tối, khi hai con gái và chú tiểu đã ngủ say, thì nàng trở dậy, lặng lẽ bước ra khỏi nhà. Nàng đi ra phía biển, rồi cứ thế, lội mãi ra vùng nước sâu
 
Sáng hôm sau, hai người con thức đậy không thấy mẹ đâu, thì vừa kêu khóc vừa bổ đi tìm. Một lúc sau, thấy xác mẹ nổi dập dềnh ở bên mép nước. Hai cô gái cùng chạy xuống, và trong nỗi đau thương tột độ, cùng nắm tay nhau, trầm mình vào làn nước biếc ...

Đến lượt chú tiểu đi tìm thì thấy cả ba mẹ con người thiếu phụ đã chết. Chú bàng hoàng, kinh hãi, không biết phải xử trí thế nào. Vừa hay, lúc đó ở phía đất liền có vài cánh buồm xuất hiện. Chú ngồi chờ cho đến khi có thể vẫy tay ra hiệu được, liền làm dấu để cho thuyền tiến vào đảo. Khi các thuyền cập đảo, những người dân chài bước xuống nghe câu chuyện chú tiểu thuật lại, ai nấy cũngï đều thương xót. Họ cùng nhau vớt xác ba người phụ nữ, tìm đồ khâm liệm, rồi đem chôn ở bên cạnh ngôi mộ nhà sư. Thật vô tình mà như hữu ý, như khi còn sống nhà sư đã từng mơ ước, là từ nay số phận sẽ vĩnh viễn gắn bó cuộc đời của họ lại. Chỉ có điều, sự gắn bó ấy lại chẳng thể xảy ra ở chốn dương gian này! Âu đó cũng là số kiếp của họ vậy!

attachment.php


Chùa bấy giờ không còn người trụ trì nữa. Chú tiểu còn quá nhỏ chưa đủ khôn lớn để có thể ở lại tu luyện một mình. Vả lại, sau mấy cái chết vừa rồi, bản thân chú cũng đã quá sợ hãi. Chú xếp đồ đạc rồi theo những người dân chài vào đất liền, trở về nhà thôi không đi tu nữa.

Ngôi chùa lâu ngày cũng trở thanh nơi hoang phế, vì chẳng còn ai đến thăm nom. Tuy vậy, những người dân chài vẫn phải tiếp tục công việc làm ăn sinh sống của mình. Thỉnh thoảng họ vẫn phải ghé vào đảo mỗi khi xảy ra giông bão. Họ lấy làm tiếc vì không có người giúp đỡ những lúc khó khăn, nhưng khi còn nhà sư trụ trì. Và chính những lúc như thế, họ lại càng thấm thía công lao của nhà sư quá cố ...

Mấy tháng sau, dân chài trong vùng cùng nhau góp công sức của để dựng ngôi đền, thờ bài vị của nhà sư. Đền được dựng ngay trên nền của ngôi chùa cũ
 
Ba mẹ con người thiếu phụ bất hạnh cũng được lập bài vị để phối thờ. Họ tin rằng những âm hồn bơ vơ, từ nay có nơi nương tựa, sẽ phù hộ độ trì, giúp cho họ đánh bắt được nhiều tôm cávà mọi sự cũng đều tai qua nạn khỏi.

Những lời khấn nguyện của người dân chài ấy, vậy mà hóa ra ứng nhiệm. Cửa Cờn từ đó trở thành nơi đi về của nhiều thuyền bè đánh cá và có tiếng là một cửa biển mang lại nhiều tốt lành.

Trải thời gian, ngôi đền được tu bổ thêm, rồi được xây cất trở nên khang trang, vững chải. Hương khói ở đó quanh năm không lúc nào dứt. Dân đi biển mỗi khi ghé qua, đều đến đền thắp hương tưởng niệm. Họ cầu mong sự phù hộ độ trì mà cũng là để chia sẻ nỗi niềm với những người thiên cổ ...

attachment.php


attachment.php
 
Bác sưu tầm theo tư liệu chú ơi! mô li phê chut cho nó hấp dẫn(c)

Không biết do tài liệu bị lỗi hay do "mô li phê chút" mà chuyện của bác có mấy chỗ không chính xác :

1.

Đến đời Trần Nhân Tông, đạo Phật ở nước ta đã bước vào giai đoạn cực thịnh. Chùa chiền mọc lên khắp nơi, từ Kinh đô đến thôn xóm, từ đồng bằng đến trung du và các miền ven biển. Ngay bản thân nhà vua, sau hai lần lãnh đạo kháng chiến chống giặc Nguyên thắng lợi, vào các năm 1285 và 1292, cũng nhường ngôi lại cho con, rồi xuống tóc đi tu, trở thành vị Tổ thứ nhất của phái Tu thiền Trúc lâm với pháp danh Điều Ngự..

Đại Việt ta thời Trần 3 lần kháng Nguyên thắng lợi vào các năm :
- 1258 dưới thời vua Trần Thái Tông
- 1285 dưới thời vua Trần Nhân Tông
- 1288 dưới thời vua Trần Nhân Tông
Không có cuộc kháng chiến chống Nguyên nào vào năm 1292


2.
...
Thời ấy ở Trung Hoa, nhà Kim sau khi diệt xong nhà Bắc Tống liền cho viên tướng là Trương Hồng Phạm đi đánh úp quân Nam Tống ở Nhai Sơn. Quân Nam Tống đại bại. Quân Kim thừa thắng đang ào ạt tràn tới Kinh đô , triều đình Nam Tống thật vô cùng nguy ngập. Nhiều vị đại thần đã phải tự sát. Trong tình thế ấy, viên Tả thừa tướng Lục Tú Phu vội vã hộ giá nhà vua vừa mới lên ngôi là Đế Bính xuống thuyền để đi lánh nạn. Cả hoàng cung, các triều thần và gia quyến của họ cũng vội vã xuống thuyền. Quân hồi vô lệnh, tất cả quân lính và tướng sĩ thấy thế cũng ùa cả theo. Thuyền bè chưa kịp chuẩn bị, lại có quá nhiều người đeo bám, nên ra đến ngoài khơi, gặp phải một cơn bão.không phải lớn lắm mà tất cả thuyền bè đều bị đắm. Nhà vua, hoàng hậu, các đại thần ... Thẩy cũng đều chung số phận ...
...
Trận Nhai Sơn là trận hải chiến, mà giữa quân Nguyên và quân Nam Tống, chứ không phải quân Kim.
Trận Nhai Sơn diễn ra tháng 3/1279, trong khi nhà Kim bị Mông Cổ diệt từ năm 1234.
Mặc dù trước thời điểm ấy nhà Nam Tống đang còn chưa mất hẳn (dù kinh đô Nam Tống là Lâm An mất từ năm 1276), nhưng Hốt Tất Liệt đã lập nên nhà Nguyên từ năm 1271, kinh đô đặt ở Đại Đô (Bắc Kinh ngày nay)

3. Gom hai đoạn trên lại, thấy kết cấu thời gian của câu chuyện không hợp lý lắm, vì khi những người thoát nạn trận Nhai Sơn trôi dạt vào ngôi chùa ở cửa Cờn (năm 1279), vua Nhân Tông khi ấy vừa mới lên ngôi (1278), mới 20 tuổi chứ làm gì đã 2 lần lãnh đạo kháng chiến chống quân Nguyên, nói gì đến việc đi tu như lời dẫn :
...Ngay bản thân nhà vua, sau hai lần lãnh đạo kháng chiến chống giặc Nguyên thắng lợi, vào các năm 1285 và 1292, cũng nhường ngôi lại cho con, rồi xuống tóc đi tu, trở thành vị Tổ thứ nhất của phái Tu thiền Trúc lâm với pháp danh Điều Ngự.
Số người tu hành của thời đó rất đông. Nhiều người xuất gia từ bé, nhưng nhiều người đã từng lập gia đình rồi do trắc trở nhân duyên, nên mới tìm đến cửa Phật. Trong trường hợp ngược lại, nhiều vị tu hành nhưng do những hoàn cảnh đặt biệt nào đó đưa đẩy, đã hoàn tục trở lại, thì điều ấy, xét ra cũng là lẽ thường tình mà nhà sư trụ trì ở ngôi chùa cửa Cờn là một ví dụ.

(gần 6 năm sau trận Nhai Sơn ấy, quân Nguyên mới mở cuộc xâm lăng Đại Việt lần thứ 2)
Vả lại, không phải đến thời Trần, mà Phật giáo ở nước ta đã cực thịnh từ triều Lý - bởi vị vua khai sáng triều Lý là Lý Thái Tổ xuất thân từ cửa thiền.
 
Cảm ơn TUNBO nhé. cái này mình phải xem lại. thưc ra nhưng tư liệu nay minh chỉ sưu tầm ở địa phương thôi mà.( chắc các cụ cũng nhớ sai) có gì mình sẽ cải chinh sau,Thân (beer)
 
Nhà em cách đền Cờn 20km. đã từng đến thăm đền rồi nhưng chỉ biết đền thờ 4 người như bác Thanh_Vinh đã viết chứ không biết được câu chuyện lâm li này. thật là thiếu sót. cám ơn bác Thanh_Vinh lần nữa!
 
Nhà em cách đền Cờn 20km. đã từng đến thăm đền rồi nhưng chỉ biết đền thờ 4 người như bác Thanh_Vinh đã viết chứ không biết được câu chuyện lâm li này. thật là thiếu sót. cám ơn bác Thanh_Vinh lần nữa!
Nhà nem ở đâu nhỉ?:help
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,698
Bài viết
1,154,948
Members
190,158
Latest member
Daiak
Back
Top