What's new

[Đã đi] Có một 722 khác - 18g00 27/6 - 30/6/2013 - SG - 722 - SG

Tưởng chừng như 722 bây giờ đó là 1 kỷ niệm không thể nào quên cho cả nhóm 722 của mình
(https://www.phuot.vn/threads/72976-722-Theo-1-cách-nhìn-khác-722-R ).

Theo những lời rủ rê của bạn bè và không thể nào cưỡng nổi sự cám dỗ về những gì diễn ra xung quanh nó. Lại vát balo lên và đi với 1 ít thông tin mà cung đường mình sẽ đi qua.

Trích dẫn:

Thoi thóp khu tái định cư Đắk P’lao
Sống trong khu tái định cư khá hoành tráng nhưng nhiều người dân lâm vào cảnh không nhà, không nước, không gạo.
Nhìn từ xa, khu tái định cư Đắk P’lao, xã Đắk P’lao, huyện Đắk Glong, Đắk Nông trông khá sầm uất. Thực tế, nhiều cư dân nơi đây có nhà nhưng không ở được, nước sinh hoạt thì thiếu trầm trọng, nhiều hộ còn thiếu ăn.
Theo UBND xã Đắk P’lao, hiện ở khu tái định cư này có 42 ngôi nhà bị bỏ hoang, lãng phí tiền đầu tư của Nhà nước trên 5 tỉ đồng. Lý do là cái thì cao quá, dân không dám ở vì sợ bị trôi xuống đồi. Còn một số nơi lại quá thấp như tình trạng của nhà bà Liên. Ông Lục Văn Khèn, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã, phản ánh thêm: “Ở thôn 4 gần như 100% nhà bị hư hỏng, không chỗ này thì chỗ khác. Đặc biệt là nhà vệ sinh chỉ xây cho vui, chẳng có tác dụng”.
Mới dứt mưa có mấy hôm mà nhà bà H’Boh (thôn 3) đã lao đao vì không có nước sinh hoạt. Bà H’Boh phải đến các vũng nước nhỏ lấy nước, mất hơn nửa ngày mới xách đủ nước dùng trong ngày. Ở đây, nhà nào có tiền thì mua nước về dùng, mỗi bồn nước chừng 2 m3 giá 50.000 đồng.
attachment.php

Nhiều người dân Đắk P’lao phải leo bộ 5 km, dốc dựng đứng để cõng nước về sinh hoạt.

Hồi mới về khu tái định cư, dân các thôn 4, 5 đã kêu ca chuyện thiếu nước, còn các thôn 1, 2, 3 vẫn có nước để dùng. Song càng ngày, số hộ dân thiếu nước càng tăng lên do hệ thống dẫn nước hư hỏng nặng. Ông K’Tộc, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã, than vãn: “Cả xã có đến 80% dân thiếu nước sạch. Dân đã đào, khoan giếng nhưng chỉ có vài nhà may mắn khoan trúng nước”.
Ông Lê Diễn, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết tỉnh đã yêu cầu chủ đầu tư khắc phục nhưng họ cứ lảng tránh. Vừa rồi, tỉnh đã phải bỏ ngân sách đầu tư xây dựng thêm công trình nước sạch cho bà con. Tuy nhiên, nhiều cán bộ xã cho hay các công trình này chưa phát huy nhiều tác dụng.
Hồi lên đây, các hộ được bồi thường và một số tiền hỗ trợ. Từ sáu tháng nay, số tiền đó đã cạn kiệt. Theo một số cán bộ xã, hiện có khoảng 50% dân trong xã đã cạn tiền, nguyên nhân chủ yếu do họ không biết cách chi tiêu. Nhiều người khi nhận một “cục” tiền đã mua sắm nhiều thứ đắt tiền hay ăn nhậu triền miên. Hồi dân mới về đây, các cửa hàng xe máy, điện thoại… làm ăn rất khá giả. Nhưng chỉ sau một năm thì bắt đầu đến thời của dịch vụ cầm đồ.
Ông K’Klăm, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã, cho biết khi trả tiền cho dân, chính quyền đã tuyên truyền cho người dân cách tiêu tiền hiệu quả. Có điều tiêu như thế nào cho hiệu quả? Mua rẫy thì không đủ, gửi ngân hàng lại chẳng đáng là bao. Mà đâu chỉ có ăn, còn bệnh tật rồi hàng trăm thứ khác không thể không có tiền. Cứ thế người dân thỏa sức tiêu và giờ đây họ phải đối diện với cái đói…
Khu tái định cư xã Đắk P’lao, huyện Đắk Glong, Đắk Nông thuộc dự án di dời dân xã Đắk P’lao cũ, nay là lòng hồ tích nước thủy điện Đồng Nai 3. Dự án do Ban Quản lý Dự án thủy điện 6 (Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư đã phối hợp với chính quyền địa phương bố trí nhà ở, đất thổ cư cho gần 500 hộ dân. Tuy vậy, đến nay người dân vẫn chưa được cấp đất sản xuất.
HẢI NAM

Cuộc sống sôi động của người Mông ở Đăk Som
Nhiều năm qua (nhất là khoảng từ năm 2003 đến nay), từ các vùng cao xa xôi như Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Kạn... hàng chục ngàn hộ đồng bào Mông di dân đến các tỉnh Tây Nguyên một cách tự phát, ồ ạt khiến các nhà chức trách ở nhiều địa phương trở tay không kịp trong việc quản lý, giúp họ ổn định cuộc sống. Hãn hữu có hộ giàu lên nhanh chóng, trở thành những tấm gương điển hình trong lao động sản xuất, kinh tế phát triển. Phần đông các hộ này trở thành sức ép lớn với các địa phương trong công tác giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài nguyên rừng.
Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện có trên 46.000 người Mông sinh sống tại hai tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông. Trong đó, tại tỉnh Đăk Nông, có 3.859 hộ với 21.885 nhân khẩu, tập trung tại hai huyện Đăk Glong và Tuy Đức. Nhiều xã, tỷ lệ người Mông chiếm trên 80% dân số địa bàn.

attachment.php

Bà con người Mông đi mua sắm tại một buổi họp chợ

Do đúng vào ngày chủ nhật cuối tháng là một trong hai ngày họp chợ của người Mông (hai ngày chủ nhật đầu tháng và cuối tháng), chúng tôi được chứng kiến cuộc sống khá sôi nổi, giàu có của một bộ phận đồng bào người Mông tại đây. Chợ họp ngay trung tâm xã. Có đến 7 quầy bán vải, váy áo, một quán cà phê – bida, một cửa hàng điện tử, băng đĩa, ba quầy bán ĐTDĐ. Thanh niên nam nữ và các chị em phụ nữ đi chợ khá đông, ai cũng rạng rỡ, vui tươi như đi hội.

Trong khi những phụ nữ cùng trẻ nhỏ và các cô gái váy áo sặc sỡ đi xem và mua váy áo, dụng cụ sinh hoạt gia đình như cuốc, xẻng, dao, nồi niêu…, cánh đàn ông lại quây quần “nhậu” ở một quầy rượu. Các cậu thanh thiếu niên, hoặc lạng lách trên xe gắn máy chạy lòng vòng quanh khu chợ; một số khác đi “đánh” bida, cá cược bằng những chầu bia, nước ngọt; một số khác đến độ tuổi yêu đương thì hẹn hò, tâm sự với đối phương ở các bóng cây ven đường hoặc ngồi chơi gần con suối. Thanh niên người Mông bảo, đó là họ đi “táy gáy” (tán gái).

attachment.php

Nhà thờ tin lành của cụm đồng bào người Mông tại xã Đăk Som

90% hộ đồng bào Mông theo đạo tin lành. Ngay giữa trung tâm xã Đăk Som có một nhà thờ Tin lành để bà con đi lễ. Ngay đường vào trung tâm xã Đăk Som có Trường THCS Vừ A Dính phục vụ cho con em đồng bào người Mông. Ngôi trường mới được xây dựng khang trang nằm bên lưng chừng đồi thơ mộng...
Ngọc Hà

Thanh niên tình nguyện
http://www.youtube.com/watch?v=uQQAp2SBuDE
 
Last edited:
Ủa anh @caonguyen_dom hôm bữa off tụi em đã ghi thông tin rồi, bây giờ có phải gửi lại trên đây không? Em hỏi thêm là ngoài những đồ dùng cá nhân đã phổ biến hôm trước thì xe của tụi em có cần chuẩn bị gì không anh?

Ngoài các bạn đi off lấn với BBO, nhóm Nguyên vẫn còn thiếu nhiều bạn chưa có thông tin lắm nha. PM gấp cho BBO.
 
Các bạn chưa đăng ký thông tin cho chị BBO để mua BH thì pm gấp nhé bao gồm họ và tên, sđt liên lạc, số cmnd.
Danh sách các bạn chưa đăng ký thông tin:
1/ An huynh - An huynh's
2/ Doanh - Hooàng Giang
3/ Ôm keluhanh (A.Minh)
4/ CrazyPig
 
Tình hình là em thấy topic 722 bên nhóm chị BBO rất là xôm tụ, còn nhà mình từ hôm off về không thấy mọi người rục rịch gì cả, sau khi đọc lại hết những thứ bên nhóm kia bàn bạc, em xin phép review lại những thứ cần chuẩn bị cho mọi người tham khảo, sắp đi rồi, háo hức chịu không nổi rồi, ngày nào cũng ra ra vào vào mấy chục lần (wait)
I. Vật dụng cá nhân:
1.Túi ngủ + tấm cách nhiệt(hoặc võng, lều tùy ý)
2.Áo mưa bộ(nhiều bạn khuyến cáo nếu mưa nhiều thì cứ mặc đồ trong với áo mưa cho khỏi tốn đồ ạ =)) )
3.Trang phục : mưa, đêm sẽ lạnh, đường khá lầy, rừng mưa nhiều vắt, ruồi vàng, muỗi, ong....> các bạn có trang phục phù hợp. Khuyến khích xế-ôm sắp xếp đồ đạc chung 1 balo, những đoạn đường khó, ôm vác balo cho xế điều khiển xe dễ dàng. Đây là vì vấn đề an toàn cho các bạn. Nếu 2 balo thì ôm cũng sẽ được vác 2 balô như thường.
4.Thức ăn khô dự trữ : xúc xích, chà bông, cơm cháy, bánh ngọt, socola, viên C sủi, viên đa sinh tố tùy ý thích nhưng phần bắt buộc mỗi xe tối thiểu 1 chai 1,25l + 2 chai 0,5l nước, bò húc 2 lon, 2 gói mì ăn liền.
5.Mỗi xe 1 bộ hộp nhựa có nắp, loại có thể dùng đựng thức ăn nóng được + chén, muỗng, đũa.(cái này em cũng ko rõ để dùng lúc nào, cứ chuẩn bị cho chắc)
6.Thuốc cá nhân tự chuẩn bị: đau đầu, cảm sốt, dị ứng côn trùng cắn, trúng thực, gòn gạc, băng thun, cồn, DEP chống vắt, thuốc chống muỗi...
7.Giầy có độ bám cao và có khả năng khô thoán nhanh.
8.Đèn pin + sạc ( pin dự phòng )
9.Áo phản quang ( ôm nên có ) hoặc sử dụng loại dây , sợi phản quang(có nhiều đoạn đường rất tối, ko có đèn đường)
10. giấy vs cá nhân
11. nón có kính chắn gió hoặc mắt kính ôm sát mặt
12. khăn rằn
II. Khi đi đường:
1 . Bây giờ đang là mùa mưa nên đướng xá rất lầy lội các bạn nên chuẩn bị xe thật tốt và nên có dây xích bao vỏ xe( cái này không biết là chuẩn bị chung cho cả đoàn hay mỗi xe phải tự chuẩn bị vậy ạ???).
2. Đi đường sình lấy chỉ sử dụng xe số 1 , ga hợp lý từ từ đừng ép ga rồ ga quá cao ngay từ đầu .Ko dùng thắng tay chủ yếu là nhấc mông dùng chân chống , đạp chân hai bên trợ giúp xe . Nếu dùng thắng tay khã năng xoè là cái chắc . Dùng giày có độ bám sình lấy cao nếu giày trờn rất khó đẩy xe .
3. Quan sát đường .Đường đi rất khó chỉ có thể chọn chỗ bớt khó hoặc làm cho nó bới khó bằng cách kê thêm vài hòn đá , thêm chút đá răm hay cát vào chỗ quá sình . Nếu khó quá bỏ có nghĩa là nhắm chừng xe sa lấy đừng cố đẩy xe , nhấc xe - mất sức ko cần thiết mà nên kéo xe lùi lại chọn chỗ bớt khó hơn .
:T Chờ góp ý của mọi người để đoàn mình chuẩn bị tốt nhất trước khi lên đường.
 
Những thứ bạn note ở trên đều là tự chuẩn bị hết ah :). Cần có tấm cách nhiệt để lót lưng nhá, nếu dùng túi ngủ cũng nên có, còn dùng võng đắp thì càng phải có.

Caonguyên nhắc anh Ken đem dao đi rừng nha, 2 nhóm kia chỉ có 1 cái thui.

Kau sẽ cắt decan stt xe để dán trên bửng - Nhóm Lạ 10 xe, nhóm Cò 6-7 xe, nhóm Nguyên chốt 9-10 xe để chuẩn bị cho phù hợp.

Áo phản quang hoặc dây phản quang, nhất là ôm ngồi sau phải có nha.
 
Mai là đã đi rùi mà chủ thớt còn chưa có xe, có ai cứu với không, chắc là ở nhà đó.
 
Last edited:
Các bạn chưa đăng ký thông tin cho chị BBO để mua BH thì pm gấp nhé bao gồm họ và tên, sđt liên lạc, số cmnd.
Danh sách các bạn chưa đăng ký thông tin:
1/ An huynh - An huynh's
2/ Doanh - Hooàng Giang
3/ Ôm keluhanh (A.Minh)
4/ CrazyPig

Lê Hoàng Giang 0979.810.827
CMT: 172 484 617 nhé ^^
 
Danh sách đoàn đi:
17g00 ngày 27/06/2013 tập trung tại cậy xăng Comeco và 17g30 xuất phát (vui lòng đúng giờ) - bạn nào đến trễ thì chạy theo và liên hệ với các thành viên khác trong đoàn
1/ Cao nguyên dom (Dẫn đoàn)
2/ Lang bat - lan rừng (Libero)
3/ tatuan - thanh bui (hậu cần - liên hệ BBQ lo ăn chơi nhảy múa cho ACE)
4/ keluhanh (Libero)
5/ nhoxiu - ly tuong (hậu cần - liên hệ BBQ lo ăn chơi nhảy múa cho ACE)
6/ An huynh - An huynh's (Công tác chung)
7/ Hai yen - Crazypig (hậu cần - liên hệ BBQ lo ăn chơi nhảy múa cho ACE)
8/ Doanh - Hooàng Giang (Libero)
9/ Ken - Ken's (Chốt đoàn)

Các bạn trong ban hậu cần sẽ lo vấn đề ăn uống vui chơi cho các bạn trong nhóm các bạn còn lại sẽ phụ trách kỷ thuật cho cả đoàn (xe cộ, lều võng, ...... nghỉ ngơi)
 
Last edited:
Mấy hôm nay cứ nhấp nhổm mau cho tới ngày đi :)! hồi hộp quạ!
@caonguyen: e có mang theo 1 bộ đồ nghề vá xe (chỉ vá xe có ruôt) - nhưng e ko biết vá nhé :)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,945
Latest member
Karide
Back
Top