What's new

[Chia sẻ] Cổ trấn Trung Quốc

Đất nước Trung Quốc rộng lớn với sự đa dạng về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng...và trên hết là qui mô và mức độ tập trung của nhiều dân tộc khác nhau, đã tạo nên một bức tranh văn hoá nhiều màu sắc. Mỗi điểm chấm trong bức tranh đó, mà người ta dễ nhận ra nhất là các thành cổ, cổ trấn, làng xã, nơi tập trung những nét tiêu biểu nhất của một vùng đất, một dân tộc, một nền văn hoá. Các thành cổ trung hoa trải dài từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây, nhiều nơi đã bị sụp đổ hoặc phá bỏ để xây dựng những thứ hiện đại, nhiều nơi vẫn giữ được phong cách và các giá trị kiến trúc, văn hoá riêng biệt.

Các cổ trấn còn lại:

Vân Nam: quá nổi tiếng với Lệ Giang, Đại lý, Shangrila

Tứ Xuyên: Tứ Xuyên được biết về nhiều hơn với Gấu trúc, Cửu Trại Câu, Hoàng Long, Gongga... các cổ trấn còn giữ được không còn nhiều. Chỉ còn là một chút gì đó ở cổ trấn Langzhong, hay thành Songpan.

Quý Châu: có cổ trấn Guiyang

Hồ Nam: Fenghuang (Phượng Hoàng) Cổ trấn rất có tiếng, còn sót lại một cổ trấn Hongjiang từ thời Thanh đang trên bờ bị phá bỏ

Sơn Tây: Pingyao là một trong những cổ trấn nổi tiếng nhất.

Giang Tô - Tô Châu: mang đậm kiến trúc nhà vườn Tô Châu. Các cổ trấn này thường na ná giống nhau. Đó là Zhouzhuang, Tongli, Hongcun, Luzhi, Wuzhen, Xitang.
 
Last edited:
Em tổng kết lại topic từ đầu để mọi người hiểu dễ hơn, và không bị nhầm lẫn giữa các cổ trấn.

+ Thành Phượng Hoàng nằm 2 bên bờ của sông Tuojiang của dân tộc Miao (Miêu) ở Hồ Nam. Thành cổ này không thu hút khách du lịch bởi phong cảnh tự nhiên của vùng, mà từ chính những nét kiến trúc, văn hoá, đời sống cư dân hàng ngày nơi đây. Kiến trúc chính là sự kết hợp giữa của kiến trúc thời nhà Minh và nhà Thanh ( từ 1644 - 1911). Nét dễ nhận biết nhất là các phù điêu phượng hoàng trên mái, các cây cầu, nhà cổ, và ẩm thực nổi tiếng với thịt lợn ướp khô và ô mai.

rh4.jpg


+ Hồng Giang là một cổ trấn giao thương từ thời Nhà Thanh ở Hồ Nam. Cổ trấn này đang dần bị thu hẹp lại. Kiến trúc cao rộng và không gian đóng của những ngôi nhà xám xịt, phù màu thời gian là nét điển hình.

rhg4.jpg


+ Thay đổi không khí với thiên nhiên Cửu Trại Câu - Tứ Xuyên.

R-FiveColorLake7.jpg


+ Vài nét về thành cổ Songpan của người Tạng với cổng thành và nhà mới xây.

R-Songpan4.jpg


+ Vài nét về kiến trúc quần thể làng của dân tộc Qiang ở vùng núi Tứ Xuyên.

rQiang2.jpg


Em xin tiếp tục với chủ đề cổ trấn với kiến trúc Tạng và kiến trúc Dongba của người Naxi ở Vân Nam. Kiến trúc Tạng ở Songpan ở trên là không đủ. Chắc quá nhiều người trong phuot.com đã đi đến những nơi này rồi, toàn các cao thủ gạo cội nên post lên cũng bằng thừa. Em không dám múa dao qua mắt thợ nhưng post lên để so sánh thấy được sự khác nhau giữa các quần thể này. Lần đầu em đến những nơi này cũng nhầm tưởng cổ trấn nào cũng giống nhau, nhưng rồi cũng biết chẳng có gì giống nhau cả.

+ Cổ trấn Shangrila, và không thể bỏ qua Shongzalin Temple.

DancingDay3.jpg


+ Thành cổ Lệ Giang

Oldtownlegiang5.jpg


+ Vài nét về Đại Lý.
 
Em Gi đi Vân Nam mùa đông trời xanh, nắng đẹp thích thế :) Lại còn có cả cá vàng bơi lội dưới suối nữa kìa...Chị đi Vân Nam trúng mùa mưa, thấy nắng là mừng húm, cười như LX được mùa ngô. Săm soi mãi mấy cái cống ở Lệ Giang, Đại Lý mà chẳng thấy con cá vàng nào...cứ nghĩ thôi rồi, bị bọn trên mạng lừa rồi:D
 
@ all: Dạ, ảnh Cửu Trại thì là em đi từ chân đến ngọn rồi đấy ạ. Còn ảnh khác cũng tương tự thế thôi ạ. Trừ khi bác nào đi vào mùa lá vàng lá đỏ thì khác biệt hẳn, coi như là ảnh chụp nơi khác.

@chitto: Hì, bác nói thế làm em bị ăn đòn oan bây giờ đấy.

@footprint: dạ vâng, có nắng, có gió, có lạnh, không bị mưa nhưng bị nẻ toác hết cả mặt mũi chị ạ. Lại còn vụ lạnh cóng nữa chứ.
 
Last edited:
Cảm nhận Shangrila

Sau khi chia tay Khe hổ nhảy hùng vĩ, chúng tôi tiếp tục hành trình lên Shangrila - địa điểm được xem là như nơi mà đường chân trời đã mất. Khoảng hơn 13h, nhóm 4 người chúng tôi trở ra từ Tiger Leaping Gorge và lên xe đi Shangrila, điểm cuối của hành trình. Phải công nhận, đường xá và hệ thống giao thông ở Trung Quốc tốt thật. Xe chạy, cứ chạy, và những lo lắng về việc ngồi xe nhìêu giờ liền chẳng còn là gì trong đầu tôi. Vấn đề chỉ là kiếm chút gì ăn cho no trước khi lên xe mà thôi. Ở Đại Lý, và Lệ giang, việc tìm ăn rất dễ dàng nhưng tại Khe hổ nhảy, tôi mới thấy giá trị của đặc sản Việt Nam - thuốc lá Vinataba, những điếu thuốc cuối cùng còn lại sau khi nằm lay lắt ở một xó xỉnh nào đó trong ba lô. Bữa trưa cực kỳ nhanh gọn với mấy xiên thịt nướng, khoai tây dành cho mỗi người. Riêng tôi chơi hẳn một cái cánh gà nướng, có vẻ không nhiều mật ong như ở mấy phố nhà mình, nhưng vị chân chất của nó tại nơi hẻo lánh này làm người ăn cảm thấy cực kỳ hứng thú.

Lên xe, sau khi buôn chuyện một chút và bày trò cười, tôi lăn ra ngủ lúc nào không biết. Chỉ biết gần đến Shangrila thì thức dậy. Quang cảnh bên đường lúc này thay đổi hẳn, với những nét kíên trúc khác biệt. Không còn là những ngôi làng đầm ấm quây quần sau bên những vườn hoa cải, mà thay vào đó là từng ngôi nhà lớn riêng rẽ độc lập nằm trơ vơ trên thảo nguyên trơ trụi hiu hắt. Thảo nguyên , hay như tôi nghĩ là những thung lũng được bao bọc bởi những dãy núi tuyết vĩnh cửu, mùa này không có vẻ đẹp của những đồng cỏ xanh mượt đến chân trời, nhưng bù lại cảnh tượng trơ trụi của nó làm tôi liên tưởng đến sức tồn tại mạnh mẽ của những con người sống nơi đây. Thỉnh thoảng, tôi lại bắt gặp những đàn lợn chạy qua đường, hoặc những con bò yak thẩn thở đứng gặm cỏ khô. Và máy ảnh đang nằm im bên người bỗng phải đột ngột làm việc. Chiếc xe cứ lầm lũi đi trên đường như mọi khi, thỉnh thoảng lại chẹt qua những vụn tuyết bên đường. Tôi chỉ tiếc mội điều là khi ngủ đã bỏ qua một cảnh tượng đẹp lạ lùng, đó là khi chiếc xe đi trên con đường hai bên ngập tuyết.

Và rồi những dòng chữ Tạng và Shangrila xuất hiện xa xa bên sườn núi, báo hiệu chúng tôi sắp đến đích. Khi ôtô chạy vào thị trấn, những ấn tượng tại thị trấn này cũng chẳng có gì, ngoại trừ những dãy nhà mới xây hiện đại mang phảng phất vài nét kiến trúc Tạng. Sau khi đặt vé xe sleeper về Côn Minh, chúng tôi tiếp tục đến cổ trấn Shangrila. Sau khi đã thoả thích ở Lệ Giang, nên vẻ đẹp của khu cổ trấn du lịch Shangrila không làm chúng tôi choáng ngợp, thậm chí còn thấy tầm thường so với Lệ Giang. Nhưng đó chỉ là những ấn tượng cá nhân ban đầu. Nếu không ở lại đây thêm 1 ngày, tôi sẽ không bao giờ thấy được nét đẹp nguyên sơ và những phút tĩnh tại trong cảm giác khi ở đây, thứ quý gía nhất mà ở Lệ Giang tôi không cảm nhận được.

Sau khi thuê hai phòng khách sạn với giá rẻ không ngờ, 50tệ/phòng với nội thất hoàn toàn gỗ và nhà cổ cực kỳ đẹp và ấm cúng. Chúng tôi là nhóm đầu tiên (cũng không biết nữa) ở lại đây vì các đoàn đi trước đều ở ngoài thị trấn hoặc những nhà khách nằm heo hút trên đường lên tu viện. Nhiệt độ tại nơi này ngày càng giảm, không khí lạnh lẽo và khô. Mấy đứa bọn tôi quẳng đồ ở khách sạn và lại tiếp tục khám phá nơi đây.

Đi vòng vèo một mạch sâu trong làng, dường như chúng tôi bị lạc. Tôi đã đi vòng sang khu đằng sau của cổ trấn, mà đây là sự phát hiện lớn nhất của chúng tôi. Lúc này đang là ngày Tết, Shangrial vắng đến lạ lùng, chẳng khác gì sáng mùng 1 Tết của những năm về trước ở Hà Nội. Tôi đi lạc vào khu nhà ở đậm đặc nhất chất Shangrila. Những bức tường nhà trát bằng đất, cơ man những hòn đá trên mái nhà để chặn những lớp ngói làm bằng lớp đất cắt, mà từ đó những bụi cây nhỏ vươn lên làm cảnh vật yên bình biết bao, những kho chứa gỗ hay củi chất đống cho mùa đông, vương vấn từng đám tuyết lang thang. Hoá ra, việc đi lạc này đúng là sự phát hiện lớn nhất và là điểm đẹp nhất tại đây. Đi một vòng quanh những khu nhà này (khác xa với khu du lịch đẹp đẽ và lịch sự bên ngoài), tôi trở về điểm vào cổ trấn để tìm hàng internet cho một thành viên trong đoàn. Nhưng tìm không được, một ý định nhen nhóm là tại sao không đi thẳng lên tu viện Shongzalin để mai đỡ phải tìm đường. Thời gian vẫn còn sớm, lúc này mới là 17h. Trời vẫn sáng như mọi khi ở Vân Nam và bầu trời vẫn cao xanh, trong vắt, không một gợn mây.

Chiếc xe bus số 3 đi thẳng lên tu viện và quành lại với giá 1tệ/người. Ngồi trên xe, tôi lại có dịp chứng kiến những đức tính chân chất và đáng quý của những con người sống nơi đây. Hai cậu bé lên xe buýt là tự động trả tiền mặc dù chỉ đi xe khoảng trăm mét. Ai cũng thế, đều rất tự giác trả tiền xe buýt mặc dù đây là giá cả vận chuyển rẻ nhất.

Xe chạy một lúc qua quãng đường bằng, nhảy nhót trên một quãng đường đang làm dở dang, tôi chợt phát hiện ngôi nhà khách mà một đoàn đi trước nghỉ và thấy hạnh phúc cho mình với việc ở trong cổ trấn thay vì ở nơi heo hút này. Buồn cười bởi khi đến Shangrila, khách sạn mà tôi đi tìm nhưng không đựoc cũng chính là nhà khách này. Chiếc xe buýt cứ bon bon, nhảy nhót trên đường mặc kệ những ngôi nhà cao, lớn và đôi chút hoang tàn ở những thảo nguyên bên đường. Và xa xa trên ngọn đồi, tu viện Shongzalin đã dần dần xuất hiện. Nắng chiều ở đây đẹp lạ lùng, ngọt ngào và vàng óng. Chụp ảnh từ bên dưới tu viện thoải mái đến khi chiếc xe buýt cuối cùng đã chạy, một chiếc taxi cuối cùng còn lại tại đây làm chúng tôi phải bỏ ra 20tệ, so với 4 tệ xe buýt.

Trở về cổ trấn, tại quảng trường trung tâm, mọi người bắt đầu tụ họp nhau lại và nhảy những điệu nhảy truyền thống của dân tộc mình. Không khí lúc này rất hứng khởi. Mấy người trong nhóm nhanh chóng tham gia vào những điệu nhảy quay vòng. Ai cũng vui vẻ, hứng khởi và niềm vui đó nhanh chóng làm tan đi cái giá lạnh và mệt mỏi của những ngày vừa qua. Tôi nhanh chóng nhảy được một vòng, trong khi mấy bạn khác nhảy tới tận gần chục vòng... Khua chân múa tay loạn cả lên, bước chân không theo nhịp, tôi cuối cùng nhảy hết một vòng. Kiếm được một chỗ ngồi đẹp trên tầng 2 của một ngôi nhà ở quảng trường, tôi lặng người và suy nghĩ về những gì đã trải qua, và nghe những giai điệu phát ra từ chiếc loa gần cạnh, tôi thấy rất khoan thai nhẹ nhàng. Sự tĩnh tại về Phật giáo, những suy nghĩ về cuộc sống và những đức tin hướng thiện làm tôi lặng đi trong một lúc lâu. Ngồi như bất động, mắt chỉ nhìn những vòng xoay được xem như là vòng quay luân hồi các kiếp sống của con người. Tôi tự nhiên thấy quí giá những giây phút ở đây biết bao, và đó thực sự mang lại những ấn tượng tốt đẹp nhất cả về cảnh tượng và cảm nhận hơn bất kỳ những vùng đất tôi đã đi qua.
 
Chúng tôi may mắn đến Shangrila vào ngày Tết nên được chứng kiến 2 lễ hội nhảy múa dân gian của người Tạng 2 lần trong một ngày. Một lần là khi vừa bước chân đến, vào khoảng lúc 15h và một lần lúc chập tối khoảng 19h.
Lễ hội lúc 15h. Tất cả mọi người trong cổ trấn đều tham gia lễ hội này.
DancingDay1.jpg


DancingDay2.jpg


DancingDay3.jpg


Đến chiều tối, muộn hơn khoảng 19h, một lễ hội khác diễn ra. Tất cả mọi người, trai gái, già trẻ, lớn bé, dân bản địa, khách du lịch đều tham gia vào điệu múa xoay vòng này. Được tham gia vào điệu nhảy từ lúc trời còn sáng, đến lúc phải lên đèn là một kỷ niệm đẹp.

DancingNight1-1.jpg


DancingNight1-2.jpg


DancingNight1-3.jpg


DancingNight1-5.jpg
 
Mình bắt đầu "cú" cu cậu Gian - lắm -cơ này rồi đấy :LL. Đề nghị các bạn rủ, chài, lôi kéo, dọa dẫm ... cậu này với bạn Mirange... gì Hoàng Sơn ấy tới hôm SN 1 năm đê, để mình còn úp sọt, làm ruốc dùng dần (wait)
 
Mình bắt đầu "cú" cu cậu Gian - lắm -cơ này rồi đấy :LL. Đề nghị các bạn rủ, chài, lôi kéo, dọa dẫm ... cậu này với bạn Mirange... gì Hoàng Sơn ấy tới hôm SN 1 năm đê, để mình còn úp sọt, làm ruốc dùng dần (wait)

Em thấy bác "cú" TQ chứ có cú em đâu nhỉ. (beer) Hôm tới em sẽ cố gắng tham gia cùng mọi người.

----------

tiếp tục với lễ hội

Đam mê quên thời gian

DancingNight5.jpg


DancingNight4.jpg


DancingNight3.jpg


DancingNight2.jpg
 
Trong cổ trấn Shangrila có 2 ngôi chùa (không biết gọi là chùa có đúng không!). Một dưới chân đồi và một trên đỉnh đồi. Bác CVN có cái ảnh chụp toàn cảnh chính diện ngôi trên đỉnh rất đẹp.

Nhìn từ phía dưới

Shangrila31.jpg


Shangrila35.jpg


Temple4.jpg


Temple3.jpg


Temple2.jpg


Temple1.jpg
 
Phố

Shangrila37.jpg


Shangrila36.jpg


Quảng trường khi vắng người

Shangrila11.jpg


Khách sạn em ở được thiết kế với chi tiết gỗ điêu khắc rất cầu kỳ. Nhưng giá thuê lại rất rẻ: 50Y/phòng. ;))

Hotel.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,679
Bài viết
1,154,684
Members
190,157
Latest member
ngoisaotravel
Back
Top