What's new

[Chia sẻ] [Cồn Cỏ] Thông Tin Du Lịch

Tôi dành tất cả tình thương mến của mình cho vùng đất Quảng Trị. Chính vì vậy mà nếu tôi có chút thời gian rảnh là lại bắt xe từ Bến Tre lên Sài Gòn, rồi từ đây đi tàu mất hai ngày một đêm để đến với quê hương này. Trong vòng ba năm qua tôi đã được thăm thú khắp nơi những địa điểm du lịch hay được mọi người nhắc tới nhiều nhất khi đến đây. Nhưng chỉ riêng mỗi đảo Cồn Cỏ là tôi chưa từng đi tới. Một phần vì tôi không dám ra biển, mặc dầu tôi biết bơi. Nhưng bơi trong sông nước miền Tây thì có là gì với biển xanh trùng khơi thâm thẳm đó. Vậy mà với một điều đã hứa của 1 năm về trước khi đứng ở địa đạo Vĩnh Mốc, tôi đã lên đường ra Cồn Cỏ trong mùa hè vừa qua.

Từ hồi chưa đi, tôi đã siêng đọc những bài viết khi nói về Cồn Cỏ. Nhưng tới ngày đi, tôi vẫn thấy còn thiếu nhiều điều. Tôi sợ mọi người như tôi đã từng trải qua, và phân nữa vào cuối năm nay người ta sẽ đưa chiếc tàu cao tốc khoảng 80 chổ ngồi vào chạy tuyến Cồn Cỏ với đất liền. Thúc đẩy kinh tế, giao thương thuận lợi. Nên khi tôi trở về đã liền lên đây chia sẻ đôi lời cùng mọi người về những điều tôi thấy, biết, nghe, và ghi chép lại. Mặc dầu rất cố gắng để mang tới cho mọi người nhiều thông tin hữu ích, nhưng chắc có lẽ là sẽ không đủ đâu vào đâu. Vì thế, hy vọng vài dòng gửi đến mọi người cũng chỉ để mong đóng góp nhiều thông tin, và đóng góp cho 4f này ngày càng phát triển mạnh hơn nữa.

Tôi nhớ một ngày đầu tháng năm của 2015. Tôi đã không có một chút gì thông tin về Cồn Cỏ. Sáng hôm đó tôi nạp hơn 100 ngàn tiền điện thoại và bấm số vào SVHTT-Du Lịch Quảng Trị. Thì người ta lại cho tôi số điện thoại của TT-Bảo Tồn Di Tích Quảng Trị. Rồi ở đây người ta không biết chi về Cồn Cỏ và lại đưa cho tôi số giám đốc TT-Xúc Tiến Du Lịch Cồn Cỏ. Tại nơi này người ta cũng chẳng biết và lại tiếp tục cho tôi số điện thoại giám đốc khách sạn Sepon-Cửa Việt. Người mà chuyên tổ chức tham quan Cồn Cỏ- Cửa Việt. Nhưng với người đi du lịch tự túc, số tiền tôi mang theo quả là có giởi hạn. Thế thì làm sao tôi có thể mua được một cái tour với giá bằng cả một chuyến đi chỉ để thăm thú hai ngày một đêm như thế được. Nhưng đến Quảng Trị bao giờ cũng là một cái duyên. May mắn sao trong danh sách mạng xã hội của tôi lại có anh Dương, người mà giờ làm cho trung tâm du lịch Cồn Cỏ. Đã đi về đó nhiều lần và khá am hiểu. Anh hứa với tôi là trong ngày 19 hoặc 20 sẽ có chuyến tàu đi về Cồn Cỏ theo dạng tàu công vụ. Anh sẽ gửi tôi đi theo trên chuyến tàu đó. Thì cùng lúc nhận được thêm 1 tin vui, là bạn tôi có người quen đi công tác vào tháng này, và hứa sẽ gửi tôi theo cùng một chuyến tàu đã nhắc tới bên trên.

Tôi nói, miễn được qua tới Cồn Cỏ là đã vui rồi, ăn uống có kham khổ cơ cực cũng vui mà. Thế là tôi đặt vé tàu đi Sài Gòn- Quảng Ngãi ngày 15 để thăm thú Lý Sơn và một số người bạn. Rồi ngày 18 sẽ đi tàu từ Quảng Ngãi qua Đông Hà để sáng 19 đi sớm. Nhưng mà có ngờ được đâu, khi vừa mới lên xe đi Sài Gòn thì anh bạn gọi báo là sáng ngày 17 phải có mặt để lên tàu công vụ đi Cồn Cỏ. Vì là tàu của đảo, nên người ta cho đi lúc nào là đi lúc đó, không thể nào thay đổi được. Tôi liền thay đổi lịch trình, và lên mạng mua vé tàu nói chuyến đi Quảng Trị. Đến Sài Gòn chỉ có việc mang mã code là nhập chuyến đi trong hai ngày một đêm. Thế là bỏ Lý Sơn, bỏ luôn những người bạn ở TT. La Hà của tỉnh Quảng Ngãi. Dù rất buồn, nhưng biết làm sao được.

Đi từ bảy giờ tối ngày 15, thì mãi tới 18h ngày hôm sau mới tới Đông Hà. Anh bạn rước trước cổng rồi đi theo qua nhà chú Trung để gặp gỡ làm quen. Và hẹn giờ ngày mai hai chú cháu gặp nhau để đi tàu ra Cồn Cỏ. Chú Trung được xem là ân nhân của tôi trong chuyến đi này. Vì không có chú, không có anh Dương và những người tốt bụng ở Quảng Trị thì tôi chẳng biết mình ra đảo bằng cách nào.

Sáng sớm ngày mười bảy, thì tàu chạy đúng 8h sáng. Tôi, lần đầu đi biển có một cảm giác rất khó tả. Nỗi sợ bao trùm, trước là sợ chết, sau là sợ say sóng. Bởi nghe nói có hơn 17 hải lý mà đi tàu mất hết hai giờ đồng hồ. Tôi nghe mà thảng thốt. Trước giờ tàu khởi hành, người ta mang bao nhiêu là thứ qua đảo. Nào là nước suối, bánh kẹo, vịt, gà, đồ đông lạnh và cả cây xanh. Người thì độ chừng hơn hai mươi, nhưng đồ đạc mang qua thì chất cao như núi. Thấy mọi người kiểm chổ nghỉ ngơi, mà không ai vào trong buồng nên tôi cũng ngồi ở ngoài. Bởi tôi nghĩ chắc đi tàu không tốn phí mà phải ngồi ở ngoài. Ai ngờ đâu về tới âu tàu, chú Trung bảo, ngồi trong buồng không có gió, một tí say sóng chịu không được, vì tàu nhỏ đi rất chông chênh.

11141147_821355691267890_5354588501993403685_n.jpg


Chú Trung- người đàn ông rất tâm huyết với đảo.

10389351_821355741267885_2238378797161091252_n.jpg


11209386_821465357923590_3573231519518516588_n.jpg
 
Đúng tám giờ tàu chạy. Ai trễ dù chỉ một phút khi tàu đã buông dây thì cũng đành hẹn lần sau. Quy tắc thật lạnh lùng nhưng tấm lòng bao nhiêu con người trên tàu lúc ấy chẳng ai muốn, nhưng đành chịu khi thấy có vài người trễ chuyến. Khi ra tới cửa biển thì tôi còn thấy họ thả giấy tiền vàng bạc xuống biển. Lúc đó, tôi hơi sợ thiệt bởi lần đầu tiên nhìn thấy nhiều tục lệ đi biển như thế.

Tàu chạy hồi lâu, là tôi bắt đầu chóng mặt. Chạy thêm đoạn xa khi nhìn lờ mờ còn thấy đất liền thì tôi đã buồn nôn. Tôi thấy trước mặt mình là bao ni lông của ai đó đang đựng một trái dưa hấu. Tôi nhìn lăm le và thủ sẵn khi chịu không được nữa là đành phải ăn cắp nó. Tôi nhớ có vài người ngồi nói chuyện vui như hội, còn mình thì chết lên chết xuống. Tôi quay sang hỏi, chú ơi còn xa nữa không chú, thì chú đó bảo rằng, còn hơn một tiếng nữa. Người tôi xụi lơ luôn, hết biết đường gì hỏi nữa. Đành lấy cái khăn rằn cột vào người rồi quấn quanh cây cột bằng sắt và nhắm mắt chờ tới đảo chứ không thể nào mở mắt được nữa.

Ra tới biển lớn, thì nước xanh mút mắt. Xung quanh chỉ có nước biển và con tàu đang nhảy lên nhảy xuống. Sóng như thế là sóng đẹp, sóng yên. Tôi tự hỏi nếu đi trúng gió mùa, chắc tôi chết mất hoặc rớt ra biển tự lúc nào.

Đúng hai tiếng sau khi đang ngủ, thì nghe tiếng còi tàu. Vậy là tàu đã về tới âu thuyền. Tôi chạy lên đằng trước ráng chụp 1 tấm hình nhưng không được, vì càng dô tới đảo thì càng lắc lư. Tôi mệt quá nên quay trở về chổ cũ, và ngồi chờ. Lúc này nhìn xa thì thấy người dân trên đảo đã chờ từ hồi nào. Dù xa chẳng bao lâu mà thấy tàu về họ vẫy tay, nhìn cảnh đó rất cảm động với tinh thần của người dân.

Đón chúng tôi là anh Hải. Giờ làm bên Thuế của đảo Cồn Cỏ. Dù anh có làm gì trong cơ quan chẳng biết, nhưng hả tàu về là anh mang chiếc xe bò ra chở mì tôm, cá khô, thịt đông lạnh, rau củ, và nhiều vật dụng khác. Lúc làm việc thì nạnh ai nấy làm, chứ hả tàu về là chung tay không phân cấp gì cả. Anh Hải nấu ăn ngon, vui tánh và yêu gia đình kinh khủng. Ngồi nói chuyện với anh mà chập hồi là lại nhắc tới gia đình. Xa nhà có 17 hải lý mà có khi 1 tháng mới về một lần. Anh nói chớ, chổ này mà đất liền thì sáng đi chiều về.

Về tới chổ ngủ, thì mấy anh đã dọn sẵn cho một cái giường và chiếc quạt máy có sạc điện. Mấy anh ưu tiên cho tôi vì trên đảo sẽ ngắt điện 12 giờ trưa tới 1 giờ chiều và 1h sáng tới 7h sáng. Nhà vệ sinh thì sạch sẽ, cảnh quan thì tuyệt vời. Phía sau còn có cả vườn rau tăng gia của mấy chị qua đây trồng cho các anh có cái mà ăn hàng ngày nữa. Sau khi thay đồ, tắm rửa và hồi tưởng lại việc đi tàu hồi sáng thì anh Hải và mọi người đã làm cơm xong. Anh Phương qua kêu, ăn cơm Thịnh ơi. Rồi tôi nghe thế mà chạy qua cùng với mấy anh và chị. Bữa cơm ngày đầu tôi ăn thẹn thùng không dám nói gì. Nhớ anh Phương hỏi, em có ăn được quả cay không. Tôi nói có. Thật ra anh ấy nói quả ớt, tôi hiểu mà ăn với anh tận mấy trái.

Ăn xong thì theo anh Hải lên nhà trước ngồi nói chuyện phiếm. Vừa nói vừa uống nước lá gì đó mà anh bảo hái ở trên rừng. Tốt cho sức khỏe, tôi thì nghe giống mùi của Sương Sáo dưới quê hay uống. Anh nói mùa này đi tốt. Chứ gió mùa, luồng nước, kèm gió mùa thì có khi tám giờ đồng hồ chưa về được tới âu tàu. Có năm tàu anh đi lạc phải nhờ ra-đa dẫn về chứ không là đi mất luôn. Mà cũng chính mùa này mới cho nữ qua với bọn anh, chứ mùa cận tết mấy cô chẳng ai qua. Cực khổ vậy mà là niềm vui. Vì sao giờ công việc thì là hát hò, đàn ca và múa.

11260528_821355724601220_1870931361792822993_n.jpg


11116304_821355964601196_4500888600567677545_n.jpg


11008580_821930171210442_479390555217213461_n.jpg


11295585_821355961267863_6971574531202168750_n.jpg
 
Last edited:
Bạn nặng lòng với Quảng Trị nhỉ !!! Lấy thêm cô vợ người Quảng Trị nữa cho thắm thiết !!!
Cuối năm vừa rồi đi Hà Giang thu lượm được gì mà ỉm kỹ thế ??? khoe ra cho mọi người cùng thèm với !
 
Bạn nặng lòng với Quảng Trị nhỉ !!! Lấy thêm cô vợ người Quảng Trị nữa cho thắm thiết !!!
Cuối năm vừa rồi đi Hà Giang thu lượm được gì mà ỉm kỹ thế ??? khoe ra cho mọi người cùng thèm với !

Em mới 22 tuổi chắc gọi anh là chú đó. Thấy rất vui là vì anh cũng còn xuất hiện trên Phượt. Và hay theo dõi những bài viết của em. Do là, Hà Giang có nhiều người đi lắm rồi. Nên em viết thêm cũng chỉ đến mức đó, dù rằng là cảm xúc mỗi người mỗi khác.

Nếu anh có face thì mình kết bạn trên này anh nhé. Ngày nào em cũng viết, không chuyện của làng thì chuyện xã hội. Không chuyện xã hội thì chuyên trăn trở của tương lai hay cảnh đẹp quê hương mình.

https://www.facebook.com/thinhduy.quach
 
Sau khi ăn trưa xong thì tôi chào tạm biệt mọi người về phòng để ngủ. Đâu biết là ngủ chỉ được ba mươi phút thì đảo cắt điện một giờ đồng hồ. Mà mùa này trời nực lắm, nên dù không có điện chỉ một tí thôi là chẳng ai chịu được. Nên mọi người đều thức dậy và tiếp tục nói chuyện. Tôi thì sắp xếp đồ để khoảng 2h30' chiều bắt đầu đi tham quan Cồn Cỏ.

10417778_822108551192604_8143578963417904112_n.jpg


Diện tích đảo nếu tôi nhớ không lầm là 4km rộng và 2km chiều ngang. Nên nghe thì ít, nói là đi bộ được. Nhưng sao tôi đi một hồi gặp nhiều thứ, mà chưa về đến nhà nên cũng hơi sợ.

Đầu tiên, tôi bước ra khỏi chổ nghỉ là nhìn quang cảnh như một đảo hoang. Trưa nắng không ai ra đường, mà nếu có ai ra đường đi cũng chẳng nhiều người. Vì nhân khẩu trên đảo chỉ toàn là người sang làm nhiệm vụ. Tôi bắt đầu từ khu trung tâm hành chính rồi băng sang cái hồ rộng, để đến trung tâm văn hóa của huyện. Ở đây nhìn sang thì thấy có 2 người đang phỏng vấn một người. Hình như là đài truyền hình VTV. Sau khi đứng nhiều chuyện mà chẳng hiểu và nghe được gì. Tôi đi lên một tượng đài. Tôi phải leo lên một con dốc, nơi đó hoang dã với cây cối um tùm, nhìn rất liêu trai. Lên tới nơi thì thấy chữ Nghĩa Trang, nên tôi cũng hơi sợ. Đi lòng vòng chụp vài tấm hình rồi vái vái khấn khấn và đi xuống.

10428607_822285341174925_2179440639610697499_n.jpg


Sau khi tham quan nghĩa trang xong thì tôi ngồi xuống đất và vẻ tấm bản đồ về Cồn Cỏ. Mà ngồi chưa làm được gì thì tôi quá sợ ma và đi tìm chổ khác. Đi một hồi tôi gặp 1 cái cây to, và tôi đã leo lên đó vừa ngôi ăn bánh mì với vẻ bản đồ. Chập hồi có người đi ngang nhìn tôi. Tôi biết họ đang nghĩ tôi là ma hoặc là tôi bị điên.

11045479_821465414590251_1764397883559694575_n.jpg
 
Đang ngồi trên cành cây, thì nhìn sang thấy vườn rau tăng gia của doanh trại quân đội. Tôi leo xuống rồi đi bộ qua đó nhiều chuyện tí. Đi qua tới nơi, chui ra chui vào mấy lần thì thấy biển '' Không Phận Sự Cấm Vào'' nên thấy sợ quá mà đi lang thang tiếp. Đi một hồi gặp bờ kè mà nhà nước đang làm. Tôi không hiểu họ làm bờ kè chổ này làm gì mà dày và rộng đến thế. Chắc là phục vụ cho quận sự là chính. Chớ ở dưới đó không có đất cát lấy ai mà đến tắm. Toàn là san hô chết, rong rêu và cua ốc hoang dại. Tôi bắt đầu trở thành người tự kỷ ở chổ này. Khi tôi thấy nhiều bộ đội nhìn tôi khi cầm máy ảnh chụp chụp. Tôi sợ quá nên bỏ máy ảnh vào túi, rồi ngồi lượm vỏ sò với san hô và chơi một mình như kiểu mấy đứa trẻ cho đừng ai chú ý. Chơi cái đó chán, tôi đi lang thang xuống biển lượm rong rêu chơi tiếp. Rồi đi bắt cua, lấy đá chọi cá. Đi một hồi thấy nhiều rong, cứ tưởng rong biển nên tính mang về cho mấy chị nấu canh ăn. Mà sợ không phải nên bỏ lại. Sợ mấy chị nói tôi dốt, vì nghe đâu xứ này có nhiều rong biển ăn mát lắm.

11295772_822285377841588_7657898234328765877_n.jpg


11209391_821930327877093_1469491954762678056_n.jpg


Cái này là cái gì vậy mọi người, tại tôi tưởng là rong biển tính mang về ăn.

11265629_821969661206493_4372530390086422774_n.jpg
 
Tôi đi từ hai giờ ba mươi phút chiều, mà tới chổ này chưa được năm trăm mét đã mất gần một giờ đồng hồ. Lúc đó trời chuyển mưa, thấy đường quanh đảo cũng âm u nhưng cứ đi thử. Vì đảo có ai đâu mà sợ bị cướp, mà nghĩ lại tôi cũng có mang theo gì quý giá đâu nên thế mà lầm lũi đi tiếp.

Tôi bắt đầu từ bờ kè của đảo rồi cứ đi lang thang. Tới đâu mệt thì nghỉ, khát thì dừng lại uống. Càng đi càng trời tối. Càng đi càng không có tiếng động. Tôi càng đi tôi càng sợ đến mức da gà nỗi lên cục cục. Nhưng cảnh vật thì đẹp lạ lùng. Như quê tôi có cây lá Cách, ở đây cũng có nhưng rất to mà không thơm bằng. Rồi còn Dứa Gai trổ bông, hay những con dê theo đàn đi ăn cỏ. Nhìn qua nhìn lại sao không có ai, mà tôi lại đi theo trực quan vì không biết tôi đang đi đâu.

1514592_821930314543761_4498567149255239527_n.jpg


1654408_821969707873155_4465361233994573413_n.jpg


11148448_821465417923584_8633867392593483401_n.jpg
 
Bước chân càng lúc càng nặng, trời thì chuyển tối rồi sáng. Chổ nào sáng thì tôi đứng chụp hình ngắm cảnh, chổ nào tối thì tôi đi thật nhanh. Có đoạn tối lâu quá, tôi sợ đến mức vừa chạy vừa la làng, móc điện thoại ra gọi nói chuyện với bạn cho bớt sợ thì bị mất sóng. Tôi lấy thuốc lá ra hút thì tay run mà rớt điếu thuốc lên xuống. Giờ nghĩ lại mắc cười quá trời quá đất. Thân thì sợ ma mà khoái đi lang thang. Đi tiếp thì thấy nhiều hào sâu hay đồn của quân ta bỏ hoang lại sau chiến tranh. Nhìn mấy cái này lúc chiều tàn thì sợ không tả. Nhìn là biết là có chuyện rồi, nên tối về mấy chị kể mấy chổ này người ta chết nhiều lắm. Và chị tiếp rằng, tôi có đi ngang nghĩa trang đối diện với tấm hình này là người chết dạt vào hay không tên tuổi, rồi người dân vớt lên mang chôn ở đây. Tôi thì lúc đó chẳng biết, còn đứng vái vái và chui vào đồn ngắm cảnh, và chụp hình. Giờ thấy sợ quá.

11011657_821969761206483_4127599056911678650_n.jpg


11139363_821465424590250_3638368840827397991_n.jpg


10418142_821969744539818_983750126430205697_n.jpg
 
Gần năm giờ rưỡi thì tôi mới về tới âu tàu. Vậy là sao ba giờ đồng hồ tôi đã đi quanh đảo. Giờ này người ta lùa dê về chuồng. Doanh traị ùa ra nhiều người đi tắm tập thể. Người thì đang mò ốc, bắt cua tối ăn. Tôi đi bộ lang thang, mặt mày tái mét mà nhìn họ. Họ quay sang nhìn tôi rồi cười, lúc này tôi ráng cười rồi đi thẳng đến quán tạp hóa gần đó mua lon bò húc. Tới nơi thì thấy cái võng nên liền nằm xuống. Nhìn ra ngoài biển là trùng trùng của sóng. Chị chủ bảo mai có về không, tôi nói tàu đâu về hả chị. Tại tôi nghe nói là 4 ngày nữa mới có tàu về. Chị tiếp lời, mai có tàu hàng chở đồ cho đảo quay về đất liền. Tôi thật bâng khuâng. Không lẽ mình cũng về, bởi quỷ thời gian của tôi cũng không cho phép mình ở lâu quá nhiều trên đảo như thế. Dù rằng, biết ai cũng tốt, đáng khám phá với một hòn đảo xanh về mọi nghĩa.

Nhưng hành trình của tôi còn đi rất nhiều nơi, chớ chẳng riêng gì Cồn Cỏ.

Đang suy nghĩ thì trời đỗ một cơn mưa. Chú Trung xách xe máy chạy qua đón tôi về ăn cơm chiều. Còn anh Hải thì đi nhậu với cây đàn. Tôi kể cho anh Phương và chú Trung việc mai có tàu về. Mấy chú bảo sao về sớm, tôi chỉ cười.

11224584_821969807873145_3023062766032856137_n.jpg
 
Cười xong, thì chú Trung bảo lên xe chở đi nhậu với lãnh đạo gì đó của huyện. Tôi nói chớ, tuổi con còn nhỏ. Ngồi nhậu cũng chẳng biết gì để nói. Phần, cách nói chuyện của con cũng chẳng hợp với nhiều người. Nhất là những người làm lãnh đạo. Nay sao mà may mắn chú cháu gặp nhau hợp tính quá. Nên con mong là chú với anh Hải nhậu ít thôi, ở nhà con mua bia Huda để mời chú với các anh/chị. Bởi tối nay cũng là tối cuối cùng con ở trên đảo.

Chú Trung nghe xong thì vội cười rồi nhảy lên xe đi mất. Anh Phương thì hâm hở chuẩn bị đồ ăn tối để đi bắt ốc, mò cua gì đó mà nghe tận khuya mới về. Còn mấy chị thì hứa sau khi ăn tối xong sẽ dẫn qua nhà chị Nhân ( 1 quán cà phê trên đảo ). Để chị/em chuyện trò và chờ anh Hải, chú Trung đi nhậu về rồi uống bia.

Ăn xong cũng gần bảy giờ tối. Băng qua trung tâm hành chính huyện là một bờ ké khác. Bên này hình như tấp nập hơn bờ kè lúc sáng. Nhìn qua có ba nhà đang bán. Chị Nhân thì cà phê là chính. Quán Gia Trang thì có đồ nhậu và karaoke. Còn một quán nữa thì sáng đến đó mới thấy tên biển hiệu. Một lát đây tôi sẽ gửi lại địa chỉ cho mọi người.

Ngồi uống được một lon bia Huda thì chú Trung gọi về. Cùng lúc chị bạn gọi anh nào đó làm trong quân đội ra uống bia cho vui, nhưng tôi phải về và hẹn ở chổ tôi nghỉ ngơi. Thế là tôi về trước, còn chị với anh bạn đó thì nán lại sau. Về đến chổ nghỉ thì chú Trung đã mua bia sẵn, có cả mồi giản đơn với rau, dưa hấu, và thịt heo kho ăn còn dư lúc chiều.

Ai nấy điều say rượu hết, chỉ có tôi là người nhậu mới. Thôi thì lon đầu xin cám ơn mọi người, lon sau thì lon tình lon nghĩa. Uống một hồi thì các anh nhảy điệu Cô Gái Sầm Nưa. Tí lại về tới Bến Tre quê tôi qua bao nhiêu giai điệu quê hương, trong cái chất giọng nằng nặng của người Quảng Trị. Nghe thật hay và thêm yêu con người nơi đây. Bởi càng nhậu, thì càng nhận ra ai cũng có một quá khứ thật đáng tự hào. Mấy anh ai cũng đi láy tàu, hay bôn ba từ Nam chí Bắc rồi về quê.

Chú Trung thì hát bài gì đó liên quan tới cầu Hiền Lương, mà tôi quên mất. Cũng rất hay, mấy anh lại còn đọc thơ kiểu con cóc nữa. Tình cảm như vậy thật lá đáng quý.

Nhậu chập hồi thì anh Phương về tới, thế là sà vào uống mấy lon. Tới lượt anh Hải cũng say với cây đàn mà về quơ tay, quơ chân một hồi mới đi ngủ. Tôi nhớ anh nói, mai mày về thì phắng luôn nhen. Tôi say mất, chẳng hiểu họ nói gì.

Nhậu như thế cho đến gần 12h khuya, thì tôi đi tắm rồi lang thang một mình trên đảo. Ban ngày đã vắng bóng người, đêm đỗ về càng sâu thì chỉ còn tôi với anh đèn điện thắp sáng quanh đảo. Tôi bước một bước là nghe tiếng xạc của đá lăn. Tôi bước một bước là bóng tôi lại chuyển mình theo những con gió xôn xao thổi vào từ biển xa.

Đi một hồi thấy buồn, nhìn vô phòng chú Trung thì thấy chú chưa ngủ mà đang ghi ghi chép chép gì. Sáng mới hiểu là chú được VTV phỏng vấn 3' về việc gì đó. Thấy chú tâm huyết quá. Tôi thì đi ngủ để mai lấy sức chinh phục Hải Đăng Cồn Cỏ.

11109672_1681424378743928_8242209985361589923_n.jpg


17775_1681424375410595_4493730605941112767_n.jpg


11407124_1681424452077254_2107562763515956681_n.jpg


11392862_1681424525410580_3285750570443668910_n.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,945
Latest member
Karide
Back
Top