What's new

Con đường Di Sản Miền trung

Nhân dịp nghỉ ngơi 30/04. Một số ảnh em tự lãi xe đi theo chặng đường

HN- Vinh - Quảng Bình- Khe Sanh- Huế - Đà Nẵng - Hội An - Mỹ Sơn - Đà Nẵng - Huế - QUảng Trị và về HN theo đường Hồ Chí Minh Xin gửi một số hình ảnh trong chuyến đi nạy

Điểm dừng chân đầu tiên là suối cá thần

Khám phá suối cá thần Cẩm Lương

Huyền thoại về suối cá thần

"Huyền thoại kể rằng: Ngày xửa, ngày xưa, nơi bản Ngọc thời khai thiên, lập địa, vào một năm nọ, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán quanh năm, người dân túng đói vô ngần. Một hôm, có hai vợ chồng trong bản hiếm muộn con đi làm đồng vô tình nhặt được một quả trứng có hình thù lạ. Người vợ đem quả trứng ra suối Ngọc thả xuống nước, nhưng lạ thay, khi nhấc tay lên người ấy lại thấy quả trứng đang trên tay mình.

Hai vợ chồng quyết định đem quả trứng lạ đặt vào ổ gà đang ấp, quả trứng nở ra một con rắn. Sợ quá, người chồng đem con rắn ra suối Ngọc thả, nhưng cứ đến tối con rắn lại về ở với gia đình này. Sau đó họ đã để con rắn ở lại sinh sống với mọi người.

Lạ thay, từ đó đồng ruộng của bản đủ nước cày cấy, đồng bào sống trong no ấm, hạnh phúc. Chàng rắn ấy trở thành vị cứu tinh của bản nên được mọi người hết lòng tôn kính. Rồi một hôm định mệnh, trời nổi cơn giông, sấm chớp đùng đùng. Sau cơn giông, dân bản thấy xác chàng rắn nằm bên chân núi Trường Sinh, đầu hướng về bản Ngọc.

Thương tiếc chàng rắn, dân bản chôn cất chàng bên chân núi, lập đền thờ gọi là Ngọc Từ. Trong một buổi tế lễ, đồng bào bản Ngọc được thần báo mộng chàng rắn chết là do quyết chiến với thuỷ quái để bảo vệ dân bản. Sau này chàng rắn được phong thần gọi là: Tứ Phủ Long Vương. Từ đó, ở suối Ngọc bên chân núi Trường Sinh xuất hiện đàn cá thần hàng nghìn con luôn quây quần chầu trước đền Ngọc Từ để hầu hạ chàng rắn."

dsc_00272.jpg

Ảnh chụp lại

_mg_0198.jpg

Cá nhiều vô kể và ăn bất cứ thức ăn gì ta ném xuống (Ảnh do bác Longpt cung cấp)
 
Last edited:
Sáng hôm sau chúng tôi có đến Ngã Ba Đồng Lộc

Sự tích về 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc

Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngã ba Đồng Lộc có tổng diện tích 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lǎn xuống đường làm cản trở giao thông.

Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải vượt qua ngã ba Đồng Lộc. Ngã ba Đồng Lộc được coi như cổ họng, vượt qua được sẽ phân tán toả ra nhiều tuyến đường khác nhau đi vào nam. Ngã ba Đồng Lộc là trọng điểm có tầm quan trọng chiến lược nên trong chiến tranh phá hoại kẻ địch âm mưu ném bom huỷ diệt nhằm chặn đứt sự chi viện sức người, sức của, vũ khí, súng đạn, lương thực... của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968 không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại.

Hồi 17h ngày 24/7/1968 tiểu đội 4 thanh niên xung phong được lệnh trọng điểm ở khu vực địch vừa thả bom để san lập hố bom sửa chữa đường, kết hợp sửa chữa hầm trú ẩn khơi sâu rãnh thoát nước ở đoạn đường độc đạo để nhanh chóng thông đường cho xe qua. Tiểu đội 4 hôm ấy có 10 cô gái trẻ:

Võ thị Tần - 22 tuổi - tiểu đội trưởng
Hồ Thị Cúc - 21 tuổi - tiểu đội phó
Võ Thị Hợi - 20 tuổi - chiến sĩ
Nguyễn Thị Xuân - 20 tuổi - chiến sĩ
Dương Thị Xuân - 19 tuổi - chiến sĩ
Trần Thị Rạng - 19 tuổi - chiến sĩ
Hà Thị Xanh - 18 tuổi - chiến sĩ
Nguyễn Thị Nhỏ - 19 tuổi - chiến sĩ
Võ Thị Hạ - 19 tuổi - chiến sĩ
Trần Thị Hường - 17 tuổi - chiến sĩ
Nhận nhiệm vụ xong, các cô đến tại hiện trường gấp rút triển khai công việc với cả niềm vui được gửi gắm trên từng chiếc xe qua nên các cô không hề sợ hãi. Họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói, vừa ý ới gọi nhau. Bỗng một tốp máy bay phản lực từ h ướng Bắc vào Nam vượt qua trọng điểm. Tất cả các cô nhanh chóng nằm rạp xuống đường. Hết tiếng máy bay các cô lại chồm dậy làm việc. Bất ngờ tốp máy bay phản lực quay lại bay từ trong ra thả một loạt bom rơi đúng vào đội hình 10 cô gái. Các tiểu đội thanh niên xung phong đi sau chồm lên gào thét, nhân dân xóm Bãi Dĩa quanh đấy cũng lao ra gọi tên từng người. Khi đến nơi quả bom vừa nổ chỉ thấy một hố bom sâu hoắm, một vài chiếc xẻng, cuốc vọng ra nhưng không còn thấy một ai, không nghe thấy một tiếng người. Cả 10 cô gái trẻ ấy đã hy sinh.

Để ghi sâu tội ác và ghi lại chiến tích của 10 cô gái tại trọng điểm lịch sử này Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã truy tặng danh hiệu anh hùng cho 10 cô gái hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc
(Sưu tầm)

hnt_2302.jpg

Đợt này có khá nhiều đoàn vào viếng các cô

hu2_0060.jpg
 
Last edited:
Thăm nghĩa trang Trường Sơn

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi quy tập phần mộ các liệt sĩ trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh thống nhất đất nước.

Nghĩa trang được xây dựng tại khu vực Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách thị xã Đông Hà, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị khoảng 38km về phía tây bắc, cách quốc lộ 1A (đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía tây bắc. Đi đường HCM thì nghĩa trang cách đường khoảng 400m. Nghĩa trang có diện tích 140.000m², nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới cắt chia hai miền Bắc - Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Đây là nơi Bộ tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn đã chọn. Đây là một trong 72 nghĩa trang liệt sỹ của tỉnh Quảng Trị.

Mộ bắt đầu được quy tập từ đây từ cuối năm 1974. Nghĩa trang được xây từ cuối năm 1974 đến năm 1977 thì hoàn thành, đây là nghĩa trang có quy mô lớn nhất Việt Nam, có kiến trúc, bố cục độc đáo, không giống đa phần nghĩa trang liệt sĩ khác ở Việt Nam.

Tại thời điểm tháng 4 năm 2006 ở đây có 10.263 phần mộ; được chia thành 10 khu vực theo địa phương: Hà Nội, Bình Trị Thiên, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Thái Bình, Hà Bắc, Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hải Phòng, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tiên... nơi liệt sĩ sinh ra và một khu dành cho 68 liệt sĩ khuyết danh. Các phần mộ được xây kiên cố, có sơ đồ mộ chí, được 21 quản trang trông nom, giữ gìn chu đáo.


hu2_0298.jpg


(Ảnh và lời sẽ được cập nhật sau)
 
Last edited:
Em xin lỗi, nhưng em vẫn nghe chuyện Ngã ba Đồng Lộc khác cơ, là chuyện tiểu đội TNXP bị lấp trong hang đá, vậy chuyện nào là chính xác ạ
 
Kận;39159 said:
Em xin lỗi, nhưng em vẫn nghe chuyện Ngã ba Đồng Lộc khác cơ, là chuyện tiểu đội TNXP bị lấp trong hang đá, vậy chuyện nào là chính xác ạ

Bác nhớ nhầm sang hang Tám Cô ở Quảng Bình rồi.

Hang Tám Cô tớ viết ở đây ạ : Quảng Bình
 
Không phải bom rơi trúng đội hình đâu.

Hôm 2/5 em cũng qua đó thì được tuyết minh là khi máy bay đến, các cô vào hầm trú ẩn thì bị bom quăng trúng hầm. Chỗ cái hố đấy, tối nay em post ảnh!

Đồng đội tìm được xác của 9 cô, 1 cô còn lại bị vùi sâu dưới đáy hầm. Người ta đào xuống thì thấy đầu ngón tay của cô bị trầy hết và không có vết thương -> hầm sập mà cô vẫn sống tuy nhiên do bị vùi dưới sâu quá, cô dùng tay để cào đất ... cho đến khi chết :(

Cô trẻ nhất sinh năm 51 (khi chết 17 tuổi), cô lớn tuổi nhất thì 24 tuổi!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,187
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top