What's new

Daehan120cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

Chào các bạn,

Kể từ lúc gia nhập cái hội “Phượt” này, tui đã dẫn các bạn theo vài cuộc rong chơi, từ Hà Tiên qua Kép, rồi lang thang về Đất Mũi, xuyên U Minh… Xen vào giữa là trở về những ngày tháng cũ, nhìn lại những bến phà xưa mà giờ này có nhiều bạn trẻ chưa một lần biết đến. Tất cả là để mong chia sẻ cùng nhau những vui, buồn trên đường đi phượt. Rất vui vì các bài viết đã được nhiều bạn trẻ theo dõi và góp ý. Hy vọng rằng bài kế tiếp này sẽ không làm các bạn thất vọng. Xin mời !

Daehan120cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang!

Lời mở đầu:

Nhìn cái tựa hơi bị “hoành tráng”, tự mình cũng thấy ngài ngại. Nhưng thật ra đó là “mơ ước”, mà mơ ước thì chẳng làm chết ai bao giờ, đôi khi nó còn có vẻ lãng mạn nửa. Thôi thì cứ mơ. Rong chơi ngàn dặm thì phải trên 1000km lận, nào phải giỡn chơi. Cho nên cuộc rong chơi tương đối dài ngày, thực hiện được nó phải giải quyết được các điều kiện sau:

1/Thiên thời: ở đây tui muốn nói tới thời tiết. Chuyến đi dự kiến cuối tháng ba đầu tháng tư, lúc này trời chưa vào mùa mưa, còn bão thì phải tháng 8 trở đi mới có. Vậy thì yên tâm lên đường.

2/Phương tiện: Dĩ nhiên đó là con Daehan cùi bắp mua từ năm đầu thế kỷ XXI, tới nay là 12 năm rồi, nhưng ngoại trừ việc phải thay sên dĩa, vỏ ruột, bu-gi…thì cái máy chưa một lần bị rã, bởi vì cho tới nay nó vẫn chưa bao giờ để chủ nhân phải “nằm đường”!

3/Địa lợi: Ý tui là tình hình đường sá, dốc đèo có hiểm trở không, an ninh có vấn đề gì chăng? Chạy con Daehan bèo thì chắc “bọn ác” ít khi dòm ngó; nhưng cũng không cấm chúng “nghía” tới “trang thiết bị” đi đường! Cho nên phải lựa đường mà chạy, hỏi thăm kỹ lưỡng trước mỗi đoạn hành trình. Còn lại thì…hên xui!

4/Sức khỏe: He he, cái này mới cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự thành bại của cuộc rong chơi. Chỉ cần 1 trong 2 người bịnh “quạng” bất tử, thì lập tức chuyến đi chấm dứt ngay!

Chuyến đi này, tuy có dự định từ trước, đã thực hiện các chuyến đi nháp…nhưng ngày giờ và cơ hội xuất phát cũng chỉ được quyết định rất “thình lình”. Lộ trình cũng đã dự kiến, thực tế chắc chắn không theo ý mình muốn, nhất là mấy nguyên tắc như: đi trên dưới 100km ngày, hoàn thành mỗi đoạn đường trong vòng buổi sáng hay đừng quá trễ, hoặc cứ theo các cung đường đã định.v..v...đều có thể thay đổi do nhiều lý do khách và chủ quan, như đã nói. Cuối cùng, để tăng tính hấp dẫn của bài viết, tác giả sẽ chỉ tiết lộ theo trình tự thời gian, đúng như những gì đã xảy ra trong chuyến đi, không nói trước, không dự kiến dự cò gì cả.

Phần 1 : Đường lên Cao nguyên.

Lỗ Tấn (1881-1936), nhà văn Trung Quốc - Danh nhân văn hóa thế giới, đã viết “Mặt đất làm gì có đường, chỉ do con người đi mãi mà thành đường”. Ông nói không sai, nhưng xem đường là chỉ do con người làm nên thì còn thiếu, bởi vì còn có đường đi của kiến, đường đi quen thuộc của thú rừng…không kể “đường đi” trên không của các loài chim thiên di hàng năm. Mà thôi, đó chỉ là suy luận cho vui, dẫu sao, đường do con người làm nên mới thật là quan trọng.
Nước là dấu hiệu đầu tiên mà các nhà khoa học muốn tìm thấy để xác định một hành tinh có sự sống hay không. Cho đến bây giờ mọi cố gắng tìm kiếm nước trong không gian vẫn chẳng kết quả gì. Và địa cầu vẫn là hành tinh xanh đơn độc, lang thang trong mênh mông vũ trụ! Cho nên sự quan trọng của nước là tuyệt đối. Nó quyết định sự sống còn của các sinh vật.
Dòng sông, theo tôi là một “kiểu hình” của nước, tích góp từ những chút giọt nhỏ nhoi nơi thượng nguồn, rồi “chảy” theo từng địa thế của đất. Và nếu nói theo Lỗ Tấn thì mặt đất làm gì có sông, chỉ do nước tự góp nhặt đâu đó rồi cùng nhau “chảy” về phía thấp mà thành.
Các bạn thân mến,
Tôi xin phép nói lan man chút đỉnh như trên về con đường và dòng sông bởi vì, có lẽ, mọi chuyến đi, xa và dài ngày, đều không thể thiếu chúng. Nhờ chúng cuộc đi trở nên thú vị và hấp dẫn. Chuyến đi của chúng tôi cũng sẽ qua những con đường và cũng sẽ dọc theo những dòng sông.
 
Last edited by a moderator:
Rất cảm ơn Haihoi2013 về cái sự "cực khổ" phải kéo màn hình lên xuống đến 8 lần.He he,đúng là "bóng câu qua cửa sổ"!28 năm trước,2 vợ chồng trẻ "quá dại dột",đã đi chơi bên cạnh cái hiẻm nguy(có thể mất xác như ...đi chơi!),nhìn ảnh trước Hoàng cung,thiệt là...còn phơi phới!Hai mươi năm sau,Hoàng cung vẫn như ngày nào,nhưng đôi vợ chồng trẻ ấy ...đã hơi khác ngày xưa!Và thêm 7 năm sau...Ôi cuộc đời như gió thoảng!Thôi thì : cái đã qua,nó đã qua rồi,ta không thể nào sửa đổi được,cái sắp tới thì vẫn ...chưa tới,vậy thì hãy tận hưởng cái vui đang có đây,như tôi đang đọc và trả lời cho bạn,lúc này.Vui.
Xin cảm ơn,
Doigiaymoi.
 
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

Rời Đài Độc Lâp,ngược theo đường Norodom,chúng tôi tới thăm Wat Phnom,còn gọi là Chùa Bà Penh.Đây là ngôi Chùa lịch sử,đẹp và nổi tiếng linh thiêng,do một phụ nữ giàu có là Daun Chi Penh,xây năm 1373,trên một đồi (phnom) nhân tạo cao 27m.Từ đó vùng đất chung quanh ngọn đồi này được gọi là Phnom Penh.

attachment.php


Từ năm 802 đến đầu thế kỷ 15,kinh đô của Vương triều Angkor là Siem Reap,nằm ở phía bắc Biển Hồ,quá gần Thái Lan nên thường bị người Xiêm quấy phá.Năm 1434,vua Ponhea Yat thiên đô về Phnom Penh,vùng đất này trở thành kinh đô Khmer trong 60 năm,rồi lại chuyển đi vài nơi khác.Mãi đến thế kỷ thứ 19 người Khmer mới định đô hẳn tại đây .

attachment.php


Nhìn từ xa,Wat Phnom nổi bậc với ngôi tháp trắng trên đỉnh đồi nơi cuối đường Norodom,đó là chỗ lưu giữ tro xương của vua Ponhea Yat.Tượng của Ngài cũng được đặt tại đây,dưới chân đồi,chỗ mặt đồng hồ cỏ,trước khi lên Chùa.


attachment.php

Tựng Vua Ponhea Yat tại đồng hồ cỏ,đang chỉ 17h.

attachment.php



Như thường lệ,bà xã tui là người vào chùa cúng bái,tui đậu xe đứng chờ.Dẩu sao,nhờ có công đưa đi nên chắc tui… cũng được phước…ăn theo!Vả lại,Phật là bậc thần thông quãng đại,có lẽ cũng “thấy” tui đang “hoan hỉ” đứng dưới chân đồi,chờ bà xã cúng , “công đức”này chắc cũng được chiếu cố phần nào!

attachment.php

Có một anh Tây ba lô đang ngồi cầu nguyện.

attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

Trời sắp tối và đang chuyển mưa.Những cơn gió nhẹ làm rơi hằng ngàn quả sao,xoay tròn trên không,thật ngoạn mục.Chúng bỗng làm tôi nhớ đến quê xa cũng có những hàng sao trước nhiều ngôi chùa xưa cũ.Quê xa,bây giờ đã rất gần,đang vui buồn những nỗi niềm nhiều trăn trở,đang hứng chịu những thách thức ngang ngược từ Biển Đông và đang chỉ còn trên trăm cây số phía hạ nguồn của “con sông bốn mặt”.
Chúng tôi rời Wat Phnom khi trời vần vũ.Mặc kệ,chúng tôi vẫn chạy ra hướng bờ sông,đoạn này vẫn là Tonle Sap,bến Sisowath sẽ kéo dài tới Hoàng Cung,khi đó,nó hợp lưu với sông Mekong từ Kampong Cham đổ xuống bên phía tả ngạn,được một đoạn ngắn lại chia 2 ngay thành Bassac và Mekong,tất cả tạo thành một khúc sông mà người dân Phnom Penh gọi là “sông bốn mặt”.

attachment.php


attachment.php


Ngày nay,bến Sisowath đang là khu vực “thượng lưu” với nhiều nhà hàng,quán bar sang trọng.Nhiều du khách phương Tây đang hiện diện nơi nầy để thưởng thức một chiều Phnom Penh ngắm nhìn giòng sông phía trước.Thật tình mà nói,nơi đây giòng Mekong không còn nên thơ và lãng mạn như khi còn ở thượng nguồn.Nét êm đềm duyên dáng Kampong Cham hay vẻ hoàng hôn quyến rủ Kratie vẫn “ăn đứt” bến “sông bốn mặt”Phnom Penh rực rỡ đèn màu!Phia bên kia doi đất nơi ngăn cách sông Tonle Sap và Mekong lại đang dần cao lên một tòa cao ốc,nó đang nằm chắn ngang đường “Hoàng Đạo” trước mặt Hoàng Cung!Bây giờ,từ đây nhìn về sông 4 mặt,thì ngôi nhà mát đẹp đẻ với kiến trúc đặc trưng Khmer trên bến Sisowath không còn duyên dáng nửa,nó đã bị cái cao ốc đang lớn dần phía bên kia sông che mất cái bầu trời xanh làm nền cho niềm kiêu hảnh của kiến trúc Angkor với mái cong đặc hửu.

attachment.php

Đây là cao ốc "ếm" trên đường "Hoàng Đạo" dấn vào Hoàng Cung Campuchia.

Tôi đã từng thầm khâm phục những nhà quy hoạch đô thị Campuchia về ý thức bảo tồn cảnh quan cũng như tôn trọng giá trị văn hóa trong quản lý xây dựng;nhưng công trình này ,theo tôi,thật thất vọng.Nếu thay vào đó là một công viên cây xanh hay một công trình nghệ thuật tầm thấp thì thật tuyệt vời! Có lẽ quyền uy của Vương Triều đã không còn,dù là hư danh,trong cái xã hội mà đồng tiền vẫn luôn “mạnh bạo”!
Những giọt mưa bắt đầu rớt hạt,nên bầu trời đã tối sầm rất nhanh,như che bớt cái khối bê tông cục mịch không đáng có,ít nhất trong buổi chiều hôm nay.
Chúng tôi chạy nhanh về hướng xuất phát ban chiều,vừa tìm chỗ ăn tối vừa để tránh cơn mưa.Gặp một anh xe ôm Campuchia,tôi hỏi :“Bòn ơi,tâu na xi bai ?” Câu hỏi đã dễ dàng đưa chúng tôi đến “Restaurant Ratanakiri”,ngay gần đó,đụt được mưa,lại có bửa ăn rất ngon mà giá cả thật hợp lý.Đó là buổi tối cuối cùng trên xứ Chùa Tháp của 2 kẻ lang thang.

attachment.php


attachment.php

Mưa đêm PhnomPenh nhìn từ nhà hàng Ratanakiri.
 
Last edited:
Re: Daehan100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang.

3.5.4.Phnom Penh,buổi sáng cuối cùng.


Hôm nay,22-4-2012,chắc chắn là ngày cuối cùng trên đất nước Chùa Tháp,đồng thời cũng là ngày kết thúc cuộc “rong chơi của 2 kẻ thích lang thang”.Đường về Long Xuyên chỉ còn chưa đầy 200 cây số,khoảng cách đó trước chuyến đi tưởng khó vượt qua trong 1 ngày,nay đã trở thành “thường lệ”!Sau 23 ngày dầm sương,dãi nắng,mặt mày tôi đen đúa,râu tóc bờm sờm,bà xã nói,ông để tui "dọn dẹp" cái đầu ông lại trước khi trở về nhà coi.Và lấy thun cột túm miếng tóc thừa sau ót,cho gọn!

attachment.php


Bây giờ,không cần phải gấp nửa,đến 12h mới tới hạn trả phòng,vì vậy,chúng tôi tiếp tục rong chơi trên đường phố Nam Vang thêm ít giờ,cho đáng đồng tiền bát gạo!

attachment.php


Trước tiên là qua đại lộ Norodom, chạy trở lại Chùa Wat Phnom để chụp một số ảnh mà chiều qua chụp không đạt do thiếu sáng.Tại quảng trường nằm giữa 2 con đường 106(Preah Mohaksat T.Kossamak0 và 108 (Oknha Ing Bun Hoaw),người ta xây dựng 1 đoạn đường Norodom giống như một cây cầu cạn,với thành cầu là 2 rắn thần Nara 7 đầu,rất đẹp và ấn tượng.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


Dường như người thiết kế xây dựng “cụm kiến trúc này” muốn lập lại hình ảnh chiếc cầu đá dẫn vào Đền Angkor ở cố đô Siem Reap,như vừa để tạo nên một dấu ấn trang trí đầy bản sắc Khmer,vừa để chào đón một cách trân trọng những ai đến thăm“Thánh tích Wat Phnom”,nơi đang thờ Người tạo lập Phnom Penh (Bà Penh) và cũng là nơi lưu giữ hài cốt của người biến Phnom Penh trở thành kinh đô của Vương quốc Campuchia (Vua Ponhea Yat) ngày nay.Tại đây có một công trình “hơi xưa”(chắc có từ thời thuộc địa) với nóc mái bánh ú,gây sự chú ý,nhưng trông hơi “nhếch nhác”.

attachment.php


Tôi chợt thấy trên “cầu cạn”một hình ảnh rất đời thường,hơi xót xa nhưng biết sao được,vì đó là thuộc tính của xã hội!

attachment.php
 
Last edited:
Chỉ biết nói câu cảm ơn hai bác kèm lời chúc sức khoẻ để bà con được thưởng thức " Trở lại Kongpongcham" thôi. Khâm phục!!!
 
Ôi,thật là một câu chúc "đầy khích lệ"!Rất cảm ơn Haihoi 2013,chắc chắn sẽ trở lại,vì còn quá nhiều cái bỏ dở nơi ấy.
Xin cảm ơn,
Doigiaymoi.
 
Tiếp theo là ghé Bưu điện thành phố để xin đóng dấu lên cuốn atlas và bản đồ.Đây là công trình mang dấu ấn thời thuộc địa,với lối kiến trúc Gothic,thể hiện bằng những lan can lục bình,những đầu cột thức corinthian…Có lẽ,bưu điện là ngành đi theo cùng dấu chân thuộc địa,nên các công trình kiến trúc của nó cũng được xây dựng cùng thời.Trong một thời gian dài,đây là một ngành tương đối không thay đổi,về mặt nhân sự và qui mô.Các nhà “giây thép”,không cần nhiều nhân viên,làm nhiệm vụ nhận phát thư từ,bưu phẩm…cứ “buồn bả”nằm lặng lẽ bên cạnh giòng đời luôn biến dịch.Đùng một cái,cùng với những tiến bộ đột phá của công nghệ thông tin,ngành viễn thông bổng trở nên rộn rịp và vươn lên mạnh mẽ vào đầu thế kỷ 21.Và do không có nhu cầu thay đổi trong một thời gian dài,các công trình kiến trúc của Bưu điện tại các thành phố lớn Đông Dương,bổng trở thành các “báu vật”kiến trúc,mà Bưu điện Sài Gòn là một điển hình,Campuchia Post chẳng thấm vào đâu.Tuy nhiên,nó đang nằm trong một khu phố cũng đầy “màu sắc” thuộc địa còn sót lại,nếu có kế hoạch bảo tồn,chỉnh sửa thích hợp(tốt nhất là nhờ tư vấn từ các chuyên gia Pháp),khu vực này có thể sẽ trở thành một trong những tụ điểm hấp dẫn,một dấu nhấn mạnh mẽ,làm “xáo trộn” cái màu sắc Khmer tràn ngập các điểm du lịch.Thật tình,bây giờ nhìn quan cảnh nơi này chúng tôi thấy vẫn còn “nhếch nhác” lắm,nhưng rõ ràng,theo bản đồ,đây là một lô đất “vàng” giống như khu vực Đồng Khởi Sài gòn (dĩ nhiên chỉ là giống thôi).

attachment.php


attachment.php

Từ Bưu Điện nhìn xuống khu phố cổ.

Khối nhà trong ảnh này nếu,giữ nguyên kiến trúc,nhấn nhá thêm chút đỉnh,làm “mới” thêm về màu sắc,với một “hành lang cà phê”có dù và vài chậu cây cảnh,rất “Tây”…thì trước Bưu điện Phnom Penh sẽ…hết ý!
Chúng tôi tiếp tục long nhong qua các con phố nhỏ quanh khu vực này,tìm đường trở ra cầu Sài Gòn.
Có mấy vị Sư đang đi khất thực với dù cùng cà sa màu vàng cam dưới ánh nắng sớm mai,một hình ảnh đặc trưng tại các quốc gia mà Phật Giáo Theravatda là Quốc giáo.

attachment.php


Cuối cùng tôi chạy ra bến Sisowath,rẻ trái ghé cầu Hửu nghị Campuchia – Nhật bản.Tôi bước theo chiếc cầu thang xoắn lên mặt cầu,nhìn ngắm giòng sông Tonle Sap,từ trên cao.Cầu này là cửa ngỏ của Phnom Penh nối với các tỉnh phía Bắc mà chúng tôi đã qua,đồng thời cũng nối liền với đường đến “cố đô” Siem Reap,nơi có hệ thống đền tháp vĩ đại của các Vương triều Angkor,bây giờ đã là “di sản thế giới”.

attachment.php


attachment.php


attachment.php

Phía thượng nguồn sông Tonle Sap là Biển Hồ.

Sông Tonle Sap,thật là một trường hợp đặc biệt,có thể vừa là chi lưu,vừa là phụ lưu của sông Mekong.Như ta biết,Biển Hồ là một kết hợp giữa sông và hồ,từ năm 1997 đã được UNESCO công nhận là khu dự trử sinh quyển thế giới,bởi có hệ thống sinh thái đa dạng và nguồn thủy sản nước ngọt phong phú.
Vào tháng 6,khi nước sông Mekong dâng cao thì sông Tonle Sap lại chảy ngược lên Biển Hồ,khiến mực nước nơi đây lên cao,có nơi sâu đến 9m và diện tích mặt hồ từ 10.000km2 tăng lên đến 16.000km2,là nơi sinh sản lý tưởng của nhiều loài cá nước ngọt.Thời điểm này,nó là “phụ lưu” của Mekong.
Đến tháng 10,khi lưu lượng nước Mekong giảm đi thì nước từ Biển Hồ theo giòng Tonle Sap đổ ra Mekong,tại đoạn sông “Bốn mặt”, rồi tiếp tục cùng Mekong thoát ra Biển Đông qua 2 phụ lưu là Sông Tiền và sông Hậu.Thời điểm này,Tonle Sap lại là “chi lưu” của sông Mekong.
Dù là chi lưu hay phụ lưu,Tonle Sap cùng với Biển Hồ,ngoài nhiệm vụ cung cấp 75% thủy sản cho Campuchia,nuôi sống 3 triệu người ngụ cư trong lưu vực,còn làm nhiệm vụ như một cái “ổn áp” khổng lồ,góp phần điều hòa lượng nước trên sông Mekong,khiến vùng Đồng bằng sông Cửu Long của ta tránh được cái lũ dữ dội vào mùa nước đổ,và không bị thiếu nước vào mùa hạn hán hằng năm.

attachment.php

Phía chót doi đất,có cái cao ốc đang mọc lên, là nơi hợp lưu của 2 sông Tonle Sap và Mekong,ngay trước mặt Hoàng Cung,gọi là “Sông Bốn Mặt”.

Nhìn chung đoạn sông này cũng hao hao giống bến Bạch Đằng,Sài gòn,chỉ thiếu sự hiện diện của các tàu Viễn Dương.Bây giờ tôi mới nhìn thấy rõ hơn cái tòa cao ốc(nghe nói chủ là mấy anh Tàu xì!) đang xây dựng trên doi đất phía trước mặt Hoàng Cung,đúng là đáng thất vọng!Tôi chợt nhớ tới quê hương mình,cũng đã có “quá nhiều” cái kiểu làm ăn như thế,như cái kiểu làm “mới” những di tích cổ hoặc thêm những “công trình tốn kém lại xấu hoắc”vào những cảnh đẹp thiên nhiên do trời đất đã ban tặng,khiến cho mọi người phải kêu trời vì cái kiểu làm du lịch ăn sổi ở thì kém hiểu biết mà thừa tham lam!
 
Lâu rồi, cháu không vào đọc bài của cô chú. Đầu xuân năm mới xin chúc cô chú luôn mạnh khỏe và
"không nói lời yêu, hãy nói lời yêu mãi mãi..." cháu nghe câu này đâu đó, không nguyên vẹn nhưng cũng xin chúc hai cô chú luôn có tình yêu và mạnh khỏe.Thân!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,719
Bài viết
1,155,111
Members
190,160
Latest member
gamethekings
Back
Top