What's new

Dạo vòng chốn xưa

Lượn ra hội chợ thương mại mở nhân dịp cuối năm chủ yếu là khai trương quảng bá chợ mới.
picture.php

Chả có gì lạ, chẳng qua muốn xem gian hàng của người anh em mới mở Cty làm bóng đèn tiết kiệm điện:
picture.php

Chúc làm ăn thịnh vượng. Tớ chuẩn bị lên đường đây. Đi thăm nhà một người bà con nữa, mà trước khi đi nên chuẩn bị it thịt quay món ông bác thích và để đỡ bị động vì mình vào đột xuất
picture.php


Lợn quay Lạng sơn là quay nguyên con. Thường quay loại tử 30-40kg lợn hơi. Mổ ra nhồi lá mác mật gia vi, khâu bụng lại quay 6-8 tiếng. Vừa quay vừa phết mật ong hòa giấm rượu cho da lợn vừa giòn vừa có mầu vàng óng, đặc biệt thơm ngon, thịt ngọt. Nay nhà hàng quay thường dội nước sôi hoặc cho mai xo điện vào bụng nấu chín thịt trước mới quay. Như vậy vừa nhanh chín lại vừa đỡ hao nhưng thịt không còn đậm đà như xưa nữa.
Món lợn quay là món lễ lớn của người Tày Nùng. Trong các dịp cúng tế: như cúng đình, cúng hội Lùng tùng ngày xuân, lrằm tháng 7 sau khi gặt cấy xong vụ xuân hè, lễ mả ngày thanh minh... Đặc biệt trong đám cưới. Nhà trai không chỉ quay cho nhà mình dùng mà còn phải quay 1 con đem sang nhà gái làm lễ vật xin rước dâu. Lợn đem sang phải ngon đẹp để tỏ lòng trân trọng công nuôi nấng dạy bảo cô dâu của nhà gái.
 
Đường vào nhà bác phải qua một con đèo nhưng mới sửa sang, mở rộng. Dù còn là đường đất nhưng cũng đã dễ hơn trước nhiều, các bác nhìn bên nép đường bên phải thì biết:
picture.php

picture.php

Lên đỉnh đèo.
picture.php

quay lại nhìn thung lũng:
picture.php

Bên kia đường cái là Làng Tam lung. Gân đây trồng khá nhiều mía vàng. Giống mía mền, vỏ giòn, ngọt thơm. Mình thấy ngon hơn mía tím thường bán ở Hà nội tiếc là chưa mấy người biết. Bắt đầu heo may là mía lên đường thơm ngọt, bà con chặt mía bán ngay dọc đường Q.Lộ 1 giữa Tp Lạng sơn và T.T Đồng đăng.
 
Last edited:
Trên tấm biển liệt kê 9 đời vua Lý nhưng đền thờ chỉ có 8 vị (bát đế) còn Vua Bà (Lý Chiêu Hoàng) lại được thờ ở bên ngoài (đền Rồng). Lý do tại sao nhỉ ;) đây cũng là một điểm khá lý thú của lịch sử.

Bạn hd128 không chịu khó giải thích thêm tẹo nữa cho bà con khỏi thắc mắc :)

em vô phép bác chủ thớt chen ngang ạ.

chiều qua em lượn gần hết buổi ở Đền Đô, cũng tiếp được một vài chuyện, trong đó có chuyện mà bác mỳ thắc mắc.

em được giải thích là chuyện này có 2 nguyên nhân

- nguyên nhân chính là thời các vua Lý còn tại vị thì có lệnh cấm đàn bà con gái bước chân qua cửa đền. bất biết là ai, cứ không phải nam thì đừng ngoài mà nhìn, do vậy Lý Chiêu Hoàng cũng không nằm ngoài lệnh cấm ấy

- khi vua bà băng hà thì lúc đó đang ở một nơi gần bến sông Tiêu Tương. khi vua bà băng hà ở đó, người ta mới lập đền thờ ngay chỗ vua bà về trời - nay là đền Rồng - mà ko rước vô trong này.

em được giải thích thế, chẳng biết có đúng ... :)
 
Cảm ơn bạn Zanghoang tớ ko có tài liệu nên để bà con đợi lâu. May quá có bạn giúp.
Giờ thì tớ yên tâm pọc tiếp rồi.
Sang bên kia đỉnh dốc là một thung lũng màu mỡ.
picture.php

bỏ con đường mới mở bọn tớ đi về lối nhỏ hơn:
picture.php
 
Với dốc như dựng đứng, may mà đường đã mở phẳng phiu, lại có cây cầu mới bắc nên rất thuận tiện:
picture.php

Chứ khi xưa phải vác xe đạp theo lối này:
picture.php
 
Qua cầu là thấy xóm làng nép mình dưới chân núi.
picture.php

Đây là một trong 3 thôn của bản Làng người Tày. Dân vùng này có câu "bản Làng bản Quan". Theo tôi được biết ở thôn này có 3 dòng họ có người làm quan. Có Cụ Án họ Triệu là bạn đồng liêu với quan Tổng đốc Vi văn Định, cụ Án họ Hứa (tôi không biết cụ thể), và Cụ Tri Châu họ Đồng. Tôi biết vì ấn tượng những căn nhà cổ của họ để lại. Tiếc là thời gian và lịch sử đã không còn lưu giữ được nữa. Giờ chỉ còn căn nhà chính của cụ Châu Đồng, theo ông cháu đích tôn của cụ (năm nay cũng đã 80 tuổi) là đã có 116 năm lịch sử. Tôi không nhầm thì cũng chính ngôi nhà này là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Lạng sơn lúc đó do cụ Phùng chí Kiên làm bí thư. Xóm bên có ông Đoàn chí Thọ hoạt động từ 1934 cùng thời cụ Hoàng văn Thụ, Phạm văn Đồng. Ông Đoàn chí Khoan di cư vào nam năm 1954, nghe nói sau này là Đổng lý văn phòng T.T Nguyễn văn Thiệu. Hiện nay con cháu họ cũng nhiều người thành đạt ở cấp tỉnh.
picture.php

picture.php

Đầu hồi
picture.php

Cháu chắt các cụ chả còn ai ở lại, chỉ còn hai vợ chồng già. khiến ông phải lụi hụi pha trà đón tiếp:
picture.php
 
Last edited:
Bây giờ cuộc sống thôn quê cũng đã khá hơn, tôi thích cảnh thanh bình nơi ấy. Nơi xung túc chỉ cần thấy thế này:
picture.php


picture.php
 
Hay phải lội đường đi như lày:
picture.php


picture.php

Nhưng nói vậy thôi, chắc khi đó không còn phượt nổi, chớ giờ bỏ phượt chịu sao thấu:D:
picture.php

nào túc tiệp lên đường.
 
Last edited:
Tối quay trở lại Tp Lạng sơn, lại dạo chợ đêm. Chả có gì đáng kể, cuối buổi làm bát coóng phù ( Hà nội vẫn thường gọi là bánh trôi tàu) cho bớt giá rét:
picture.php

Bánh trôi tàu có xuất xứ như cái tên của nó. Người Tàu gọi nó là "Thang doén" tượng chưng cho đoàn tụ (vì gần âm, đoàn tụ đúng âm tàu là "thoán doén". Dân hai bên biên giới thường làm vào ngày đông chí. Xưa nhà nào dù nhiều dù ít cũng tự làm. Khi ấy nước thắng đường có đường cát trắng là sang lắm. Còn lại thường là đường phên. Loại đương mía nấu thủ công ấy, sau khi nấu cô đặc mật mía người ta đổ ra phên một lớp đường dày chừng 2cm rồi cắt ra thành tấm khoảng 15x25 cm. Trên mặt in hình nan phên đan nên thành tên gọi như vậy. Đến bây giờ tôi vẫn thấy cái vị ngọt khé của đường phên với vị gừng già đập dập mới là chính tông nước thắng coóng phù. còn viên bột nếp thật trắng mền nặn khéo thả vào nồi nước thắng đường vừa nổi lên là đã chín. Vớt ra tran nước đường rắc lạc vừng rang, cùi dừa nạo sợi là được bát coóng phù nóng hổi. Trời rét buốt thâu thấu, chỉ cần một bát là năng lượng của đường, vị cay nóng của gừng phát huy, rét mướt chạy đi đâu mất chả biết nữa.
picture.php
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,484
Bài viết
1,147,825
Members
193,555
Latest member
j88voto
Back
Top