Từ đây đi là một kinh nghiệm với dân phượt mới, tôi đã không chú ý đến pin máy ảnh nên không có được ảnh đoạn Thị trấn Bình gia thị trấn Bắc sơn:T. Đoạn này có đèo Tam canh nổi tiếng vì heo hút hiểm trở và là nơi diễn ra trận đánh chặn quân Nhật tiến sang Khu du kich Bắc sơn. Đường giờ đã ít hiểm trở hơn, không còn heo hút nữa. Khó khăn lắm chúng tôi mới chụp được tấm ảnh này nhờ pin hồi điện:
Trong lòng thầm vang lên lời ca "Bắc sơn" của Nhạc sĩ Văn Cao đáng kính:
"Ôi còn đâu đây sắc tràm pha màu gió, đau lòng bao năm sống lầm than đây đó, ai về châu xưa nhớ hồi máu thắm cây rừng, còn vang khe núi tiếng ca oai hùng..."
Huyện Bắc sơn, văn hóa và cuộc khởi nghĩa này được:
http://vi.wikipedia.org/wiki/ giới thiệu như sau:
"Bắc Sơn là huyện có nhiều di chỉ khảo cổ về người tiền sử, nơi đây các nhà khảo cổ đã phát hiện ra cả một nền văn minh của người Việt cổ, vào sơ kỳ đồ đá mới, mang tên văn hóa Bắc Sơn. Văn hóa Bắc Sơn là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam ở sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niên đại sau nền văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay từ một vạn đến tám ngàn năm. Bắc Sơn là đặt theo tên huyện Bắc Sơn, nơi phát hiện đầu tiên những di vật của nền văn hóa này. Các bộ lạc chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã tạo ra nền văn hóa Đông Sơn.
Không gian của văn hóa Bắc Sơn là các miền đất thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, ... ngày nay. Tính đến năm 1997, đã có 51 điểm văn hóa Bắc Sơn được tìm thấy và khai quật. Trong số đó, có 8 địa điểm tìm thấy di cốt người.
Người nguyên thủy trong nền văn hóa Bắc Sơn trú trong hang động, mái đá gần sông, suối. Họ sống bằng săn bắn, hái lượm. Họ cũng bắt đầu canh tác nông nghiệp ở mức độ rất sơ khai. Cộng cụ lao động của họ làm bằng đá đẽo hoặc mài và từ tre, gỗ. Các công cụ này tỏ ra tinh vi hơn so với công cụ của người nguyên thủy thời văn hóa Hòa Bình. Đặc biệt, người nguyên thủy thời văn hóa Bắc Sơn đã biết làm đồ gốm. Họ thích trang sức hơn so với người thời văn hóa Hòa Bình và có nơi cư trú tương đối ổn định hơn.
Bắc Sơn còn là căn cứ địa kháng chiến, nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, chống Nhật và Pháp của lực lượng Việt Minh những năm 1940:
" Khởi nghĩa Bắc Sơn là một cuộc khởi nghĩa của người Việt chống lại quân Pháp diễn ra tại Bắc Sơn, Lạng Sơn vào năm 1940 trong thời kỳ Đệ nhị thế chiến. Quân Nhật đánh vào Lạng Sơn ngày 22 tháng 9 1940, quân đội Pháp trên đường thua chạy đã rút lui qua châu Bắc Sơn. Nhân cơ hội đó, đảng bộ lãnh đạo Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy tước khí giới của tàn quân Pháp để tự vũ trang cho mình, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền Cách mạng (27-9-1940). Nhưng sau đó Nhật thỏa hiệp với Pháp để quay trở lại đàn áp phong trào khởi nghĩa, dồn dân, giết cán bộ, đốt phá nhà cửa, cướp bóc tài sản.
Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ nơi đây, nhân dân đã đấu tranh chống lại sự đàn áp. Vì vậy các cơ sở vẫn có thể duy trì hoạt động, quân khởi nghĩa có thể tiến đến việc lập căn cứ quân sự. Một ủy ban được thành lập, lấy tài sản tịch thu từ thực dân và bọn tay sai chia cho dân nghèo. Nhân dân theo khởi nghĩa rất đông. Quân Pháp và Nhật mở cuộc tấn công để đàn áp cuộc khởi nghĩa. Quân khởi nghĩa rút chạy vào vùng Bắc Sơn (Lạng sơn) và Võ Nhai (Thái Nguyên). Đến cuối năm 1940 thì khởi nghĩa tan rã hoàn toàn."
T.trấn Bắc sơn năm trong thung lũng tương đối biệt lập, xung quanh toàn là núi đá. Hẳn vì vị trí như thế nên mới có khu căn cứ du kích và cuộc khởi nghĩa Bắc sơn năm 1940. Ra khỏi thị trấn Bắc sơn lại là một con đèo: Đèo Nặm Du. Từ đỉnh đèo nhìn về hướng đi Thái nguyên khá đẹp:
Xuống thung lũng đường lại bằng phẳng. Ở đây bắt đầu thấy một đặc sản nữa của Bắc sơn hiện hữu: Thuốc lá. Thuốc lá Bắc sơn nổi tiếng từ xưa, nay vẫn là một trong những vùng cung cấp nguyên liệu cho ngành thuốc lá Việt nam. Thuốc lá đông xanh mướt cánh đồng:
Nhà nào cũng có lò xấy thuốc lá thủ công ngay đầu nhà, dài rộng khoảng 2m, cao 4-5m. Có lò thì xây gạch:
có lò thì vách đất:
Thuốc lá được trồng sang cả huyện Võ nhai của tỉnh Thái nguyên kề bên.