What's new

[Chia sẻ] Đến Myanmar lang thang ngắm chùa tháp ở Bagan

Mấy hôm nay trời nắng nóng cũng bị hội chứng nhớ Bagan, nhớ mấy ngày đạp xe lang thang không cần bản đồ, nhớ hết 8 ngày phơi nắng ở Myanmar. Tháng 4 mình đi thì họ lại không thả khinh khí cầu. Hồi đấy đi về bảo thể không đi lại Bagan, nhưng mà giờ nghĩ lại rồi, vẫn mong 1 lần quay lại đó

Công nhận là Bagan cũng nóng, mới đầu mình cũng định đạp xe, vừa kinh tế vừa không lo hết điện hay trông xe, nhưng sau khi ngắm bình minh thấy trời không mây, mới sáng sớm mà mặt trời đã chói trang, nghĩ đến cảnh đạp xe quần áo giầy dép đẫm mồ hôi rồi lại thay ra gói vào túi bóng mấy hôm thì kinh lắm, nên thôi quyết định thuê xe điện, đi tốc độ cho nó mát lại có cốp để đồ luôn đỡ phải đeo trên người, và quan trọng nhất là khỏi phải thay quần áo. :))
 
Nhà tớ cũng chiến xe đạp điện, mỗi tội vít hết tay ga mà thấy tốc độ không có gì khác nhau, hê hê. Cứ lang thang đi thôi, sáng mát mẻ, trưa nắng kinh hồn, chiều tối lại mát mẻ.
 
Khó mà dịch những khái niệm "đền, chùa" của từng địa phương, từng quốc gia sang tiếng Anh hay tiếng của quốc gia khác một cách chính xác. Đền và chùa ở Việt Nam là có ý nghĩa thờ phụng khác nhau, đền thờ thánh thần, chùa thờ Phật, tuy về định nghĩa là vậy nhưng thực tế thì hình như bên trong một ngôi đền hay chùa ở Việt Nam có thể có đủ các vị thánh thần phật không thiếu một ai. Chùa được dịch sang tiếng Anh là pagoda, đền là temple. Ở Bagan thì có đủ cả temple và pagoda nghĩa là đền và chùa, nhưng hầu hết là đều mang ý nghĩa thờ Phật, không có thánh thần cô cậu theo kiểu nước ta, nhiều khi một người bị tai nạn chết bên đường cũng trở thành một địa điểm thờ cúng mỗi ngày rằm mùng một.

Tuy chúng ta vẫn phải dùng một từ là đền hoặc chùa để gọi những "công trình xây dựng" ở Bagan, nhưng nó không mang ý nghĩa như ở Việt Nam. Cơ bản có thể dễ dàng nhận thấy có 2 loại chính là loại đặc, không có lối vào, có bậc thang để lên đỉnh ngay ở ngoài, được gọi là stupa và cũng được dịch sang tiếng Anh là pagoda, tạm gọi là chùa. Kiến trúc loại chùa này thường tượng trưng cho núi Tu Di trong vũ trụ quan của Phật giáo. Loại thứ hai là loại rỗng, có lối vào bên trong, được dịch sang tiếng Anh là temple, tạm gọi là đền, bên trong ngôi đền kiểu này vẫn là tượng Phật chứ không phải thánh thần như ở ta. Cả hai loại này đều có thể chia ra làm các loại cấp nhỏ hơn, và đều có một đặc điểm đặc trưng của đền chùa tại Myanmar là có phần chóp nhọn (có thể được trang trí tinh sảo bằng những vật liệu quý nếu là đền chùa loại to) gọi là hti, dịch ra là cái ô, đây là một bộ phận quan trọng của một ngôi đền chùa ở Myanmar. Nếu các bác nhìn thấy ảnh một ngôi đền chùa không rõ nguồn gốc trên mạng mà có phần chóp như vậy thì khả năng cao là chụp tại Myanmar.

Nói thêm một chút về loại rỗng hay gọi là đền, tuy bên trong có tượng Phật và chúng ta thấy tượng Phật thì lậy nên nghĩ là chúng ta "thờ" Phật, thực tế loại này tiếng địa phương gọi là ku, dịch sang tiếng anh là cave nghĩa là hang động gì đó (em chịu không dịch được trực tiếp sang tiếng Việt) bắt nguồn từ việc các vị sư ngày xưa không nhà không cửa, không chỗ ở đi lang thang khất thực khắp nơi, nên người ta mới xây chùa cho các vị ấy có chỗ mà tránh mưa tránh nắng, mà ngồi thiền hay ngủ nghỉ. Đi lang thang khất thực ngày mùa thu mát mẻ thì không sao, chứ đi vào mùa đông hoặc mùa mưa thì phải tìm hang mà trú ẩn, mà thực hành thiền, đó là ku tự nhiên, sau này người dân xây chùa cho thì là ku nhân tạo.
 
Ngay gần nhà hàng Moon vegetarian là đền Anada (vì gọi nó là đền nên như em đã nói ở trên, nó rỗng và có lối vào) nên lẽ tự nhiên là ăn xong em sẽ vào thẳng luôn đền này (hoặc vào đền rồi ra ăn). Cái tên Ananda mang ý nghĩa "trí tuệ vô biên", và Ananda cũng là tên một đệ tử (đồng thời là anh em họ) của Phật Thích Ca. Đây là một trong những ngôi đền to và đẹp lâu đời nhất được xây dựng từ thủa ban đầu ở Bagan, cho đến khi bị hủy hoại nặng nề bởi trận động đất năm 1975 (hủy hoại ở đâu và được tu sửa như nào thì các bác có thể đọc tại đền, có ghi và chụp ảnh đủ cả). Ngôi đền được thiết kế 4 mặt 4 hướng đối xứng, mỗi mặt có một vị Phật nhìn ra, truyền thuyết hay câu chuyện về đền này (theo truyền thuyết thì mỗi đền ở Bagan đều có một truyền thuyết hay câu truyện) thì là "blah blah blah…nhà vua đã xử anh kiến trúc sư sau khi xây xong đền để không có ngôi đền thứ hai tượng tự Ananda được xây dựng…blah blah blah". Nghe có vẻ quen quen "giỏi quá thì bị xử", khác biệt là người giỏi ở đây đã hoàn thành công trình, còn người giỏi chỗ khác có thể bị dập luôn khi mới chỉ đưa ra ý tưởng.

#8. Một góc bao quát nhất mà em có thể chụp đền Ananda. Đền có màu ngà gần như toàn bộ nên nhìn khá ấn tượng. Ngày xưa là màu trắng nhưng cũng như tất cả các loại áo trắng mà các bác mặc, lâu ngày thì nó cũng thành ngà cả thôi, dù là đền thiêng cũng vẫn chịu chung số phận.


#9. Phần chóp mạ (hoặc bọc) vàng rất đặc trưng, rất dễ dàng để có thế mấy chú chim vào trong ảnh cho tăng phần ấn tượng nếu các bác chịu cầm máy chờ một chút trước khi chụp.


Bốn vị Phật nhìn ra bốn hướng trong đền là 4 bức tượng phật đứng cao nhất Myanmar bao gồm Phật Thích Ca (Tây), Phật Ca Diếp (Nam, không phải đệ tử Ca Diếp của Phật Thích Ca), Phật Câu Lưu Tôn (Bắc), Phật Câu Na Hàm (Tây). Đây là các vị Phật quá khứ mà vị cuối cùng trong số này là Phật Thích Ca Mâu Ni, vị Phật quen thuộc nhất với chúng ta, chính là người giác ngộ cách đây hơn 2500 năm và khởi nguồn của sự phát sinh ra các loại Phật giáo được biết đến ngày nay.

Tượng Phật Câu Lưu Tôn nhìn về hướng bắc, có vẻ như đang thủ ấn chuyển pháp luân.


Đền Ananda có khu khuôn viên rộng và đẹp, có tán cây ngồi trú nắng rất hay, ngoài ra mỗi lối vào đều có một hành lang với các cột đổ bóng ấn tượng khi mặt trời nghiêng phía chân trời. Em có chụp ảnh hết cả nhưng không đăng (chỉ đăng mấy bức mang tính tổng quát) để khi nào các bác đến nơi tự chiêm ngưỡng như lần đầu sẽ đẹp hơn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,429
Bài viết
1,147,109
Members
193,493
Latest member
gomlangxua
Back
Top