What's new

[Chia sẻ] Đi bụi Cambodia - Thailand - Myanmar [11 ngày và 400USD]

Mấy tháng trước tết có nằm vắt tay lên trán trăn trở không biết đợt tết âm lịch biết phiêu dạt phương nào. Ý nghĩ chóng vánh làm một vòng tròn Cambodia- Thailand và Myanmar, xong. Thời gian 11 ngày từ 01.02-11.02.2014 (từ m2 tết), xong. Cũng lên mạng tìm thông tin như người lớn, ngó nghiêng la liếm phuot.vn và đủ thể loại web thông tin du lịch khác, cambodia cũng dễ, thailand thì càng không nhằm nhò gì. Còn Myanmar, ẩn số khó nhằn rồi đây. Bên cạnh đấy cũng lân la hỏi han tìm bạn đồng hành mà bất thành do dịp tết mọi người còn bận tung hoa và bung lụa bên gia đình. Thôi kệ, chả có ai thì ta tự lướt một mình cho thoả cái đam mê xê dịch. Bắt đầu màn ngụp lặn thông tin:

Bước 1: Vé máy bay, hoàn toàn không khả thi do đi vào dịp tết nên hoàn toàn không có vé rẻ. Muốn đi thành vòng tròn nên nếu bay thẳng được Yangon (myanmar) hoặc Siem Reap (Cambodia) là tốt nhất nhưng khổ nỗi giá vé lại cực kì chát: tầm 10 triệu/khứ hồi, phương án B ngay lập tức được đưa ra chỉ trong vòng chưa đầy 1 nốt nhạc: vé chiều đi của Vietjetair và chiều về của Airasia (với chi phí 2.100.000vnd cho 2 chặng bay) và vé oto Sài Gòn- Siem Reap của The Sinh Cafe (với giá 602.000vnd- Mua lại 52 Lương Ngọc Quyến), thôi thì nghèo cũng cắn răng cho thằng tèo đi học. Lịch trình vẽ tạm thời như sau: Hà Nội- Sài Gòn- Siem Reap- Bangkok- Yangon- Bangkok- Hà Nội.

Bước 2: Thông tin du lịch. Cambodia thì các bác nhà phượt có vẻ đi nhiều lắm, tìm thông tin về Angkor Wat không khó gì. Từ Cam lượn xe khách qua Thái cũng tính toán sơ sơ. Vẫn cứ mắc lại ở Myanmar, tình cờ trong thời gian này lại có thông báo chính thức về việc Myanmar miễn visa cho Việt Nam. Sướng run người, ngay lập tức gửi mail lên đại sứ quán myanmar ở Hà nội kiểm tra thông tin, feedback hoàn hảo. Vậy là yên tâm. Không cần visa thì kiểu gì chẳng vào được Miến Điện. Run rủi thế nào sau kha khá bài đăng tìm bạn đồng hành lại lòi ra được một cu cậuthừa thời gian như mình. Nhanh chóng song kiếm hợp bích. Cung đường đơn giản như trên kia ngay lập tức được tô vẽ thêm cho long lanh và óng ánh như sau: Hà Nội- Sài Gòn- (cửa khẩu Mộc Bài- Bavet)- Siem Reap- (Cửa khẩu Poipet)- Bangkok- Chiang Mai- (cửa khẩu Mea Sai- Tachilek) Mandalay- Yangon- Bago-(cửa khẩu Mea Sot- Tak)- Bangkok- Hà Nội. Hành trình hoàn toàn là đường bộ. Các bác chắc sẽ nói là đi nhiều như vậy thì thời gian đâu mà tìm hiểu văn hoá nọ kia nhưng biết sao giờ, thôi kệ, được đến đâu sâu đến đấy, cứ đi đã!

Tìm mỏi cả mắt ra được 1-2 trang nhưng hoàn toàn không có đủ thông tin đi bụi bằng đường bộ mấu chốt mà mình cần. Tự nhủ có lẽ cũng có nhiều người đi rồi nhưng về không mấy ai viết lên cho mọi người tham khảo, đành phải dùng chút vốn liếng tiếng anh thiếu thốn đầu thò đuôi thẹo lên mạng hỏi anh google để xem chúng bạn backpackers trên thế giới đi như nào. Quả nhiên ra nhiều kết quả khả quan hơn hẳn. Quyết tâm cao ngút trời chuyến này về phải note lại cho anh em đọc tham khảo và đây là thành quả của em, lần đầu viết bài, sai đâu các bác nhắc nhở ngay để em còn rút kinh nghiệm. Search thông tin là thế nhưng vẫn lí bí ở đoạn từ Chiang Mai Thailand qua Myanmar ở cửa khẩu Tachilek. Thông thường mọi người bay trực tiếp từ Chiang mai hoặc Bangkok qua Myanmar chứ không ai rỗi hơi vòng vèo dư vầy. Hí hửng trong cỗ lòng, nếu thành công chắc mình sẽ thành ngôi sao lớn trên bầu trời bụi-biz. Bản đồ thì sơ sài kiểu in ra từ google map, kế hoạch cụ thể thì bâng quơ. Kệ. Đâu có đường là ta cứ đi. Quyết vậy đi.

Bước 3: Kế hoạch chi tiêu, tính sơ sơ cầm đi dư dả 700$ cũng đã xong. Giờ thắp đèn chờ độc lập, mùng 2 tết là lên đường về miền nắng ấm. Thiên hạ đồn thổi mấy nước đấy cũng rẻ thôi. Hy vọng thế!

-to be continued-
 
Ây za, đi một mình đơn độc thì rất buồn, nhưng rèn thêm bản lĩnh tự lập. Mình cũng vừa đi đợt tết âm về, một mình từ Cam sang Thái, một mình, cũng mệt mỏi, có đồng bọn đi cùng vẫn hơn, nhưng nếu phải đi một mình thì cũng là cơ hội trải nghiệm tốt. Nói chung, đã lên lịch đi thì phải tìm hiểu kĩ, trươc khi đi mình cũng tìm hiểu thủ tục qua cửa khẩu nên đến nơi cũng ko vấn đề, hải quan Thái đòi show tiền vì mình là người Việt, mặc dù ko đủ số quy định nhưng mình vẫn show cho nó xem một đống tiền lẻ Việt, USD thế là qua, có mấy bạn ko biết bị nó hạnh họe ko cho qua, mãi mới qudduowwcj.
 
híc, em mà biết thông tin này sớm em sẽ bám càng.Đợt gần Tết lướt lên lướt xuống phượt mà k thấy có topic rủ đi này nhỉ? :(
Công nhận 2 bác đi khỏe thật. Xem ảnh đi quá đi, :(
 
Đây là mail của đại sứ quá Myanmar ở Hà Nội. Em còn cẩn thận đến như thế rồi mà vẫn dính chưởng. Đen dã man. Hic hic

9e4efc0de1fba2b7b6693b7d0c192ae4_zps01c5eb2c.jpg
[/IMG]
 
TO: hoaduc
bến xe từ chiang mai đi mea sai có phải là Chiang Mai Arcade Bus Station k hả bác
chỗ bác thuê xe máy ở chiang mai có phải chỗ này k
attachment.php

tks bac
Tip: nhà hàng koulen restaurant ở SR e nhờ ks đặt cho giá có 9 usd thôi ở SR e ở Bliss villa giá 12 usd/ngày -rât gần pub street phòng 2 ng giường twin dịch vụ rất tốt mỗi ngày đc phát 2 chai nc miễn phí nhưng cũng chả cứ đâu xin thêm họ vẫn cho mà chả tính tiến :))
Tel : +(855) 636 300 978
Mobile : +(855) 886 756 998
Skype: asiablisstours
Email: [email protected]
Website: www.theblissvilla.com
https://www.facebook.com/blissvillasiemreap
 
Last edited:
To nguyenvutru
Em cám ơn thông tin của bác, quá đầy đủ. Căn bản đợt em đi đúng vào dịp tết âm lịch, dân tình đổ đi tìm nhà nghỉ nên quanh khu pub street hầu hết đầu full phòng, còn thì đều bị đẩy giá lên rất cao chứ lúc đầu em kiếm cái phòng ở Golden Orchird Gh tầm 10$/double room sau khi đã mặc cả bằng 6 thứ tiếng. Hâh chỗ em thuê xe cũng chính là cái ảnh này đây bác ạ.
 
Thank hoaduc, em chắc là Người Việt đầu tiên đi đường bộ qua Myanma từ khi họ bỏ visa và report cho Mọi người trên phuot biết. Anh cũng tính đi tắm biển Myanma sẽ qua cửa khẩu khác, hy vọng không bị sử ép.
 
ngày 7: yangon- mandalay


Sau mấy tiếng nghỉ ngơi tạm bợ nơi sân bay đất khách quê người, sáng không quá nổi 5am do các chuyến bay sớm đã bắt đầu, loa oang oang nên đành dậy vệ sinh cá nhân, chuẩn bị đồ nghề bước vào quá trình hành xác giảm 3kg trong 4 ngày haha

Nhưng hỡi ơi. Có vẻ như myanmar không thích mình. Từ xưa tới giờ bay rất nhiều lần, rất nhiều hãng mà chưa từng bị delay. Vậy mà hôm nay lại dính luôn một quả. Đã mất toi 2 ngày rồi mà giờ còn dính delay. Quá chán.

1D599AF8-03EB-4EDF-9AAA-8307C6B32757_zpssetco622.jpg
[/IMG]

Rốt cuộc bị delay gần 2 tiếng đồng hồ. Ngồi vêu mồm đi qua đi lại đi qua đi lại mãi 8.40 mới lục đục kéo nhau lên máy bay. Haizz thôi dù sao cũng sắp đến được nơi hàng ao ước. Calm down!

Lơ lửng trên bầu trời 1,5h, máy bay bắt đầu hạ cánh. Cảnh vật bên dưới tuy cũng có lô nhô nhà nhưng vẫn khá là hoang sơ. Đường xá vẫn tòn cát là cát. Em nghe nói trước kia myanmar là sa mạc hay hoang mạc gì đấy thì phải.

231CE274-89B7-40B4-8BAF-BA876C19109F_zpsr7fpydul.jpg
[/IMG]

Đã đến nơi, giờ lang thang đi tìm quầy visa on arival để chuẩn bị làm visa mất 40$ theo như lời chị gái ở cửa khẩu Mea Sai bảo. Nhưng hóa ra chị ý đã quá ư nhầm. Hoàn toàn không cần đến visa, các chú hải nhìn hộ chiếu của em rồi cười, dập cái dấu. Xong. Đậy xanh, vậy mà mụ kia làm mất toi 2 ngày gian nan mài mặt trên đường. Quá buồn. À không, phải vui chứ. Vào được Burma là đã rất vui rồiiiiiii

235E6A51-70CB-4696-8435-DCF51AF1EDAC_zpsoqlw29gw.jpg
[/IMG]

Nhìn chung là sân bay quốc tế Yangon khá nhỏ. Chỉ tầm vài ba phút là đã đi hết sân bay.

2C569767-46DC-48DC-B09D-C9EAB9F648E0_zpsh4dsiut2.jpg
[/IMG]

Khoản quan trọng nhất chính là đổi tiền. Myanmar sử dụng đồng kyat (gọi là Chạt)- trước khi đi em xem tỉ giá 1$ = 987 kyats. Nhưng đến sân bay thì tỉ giá cao nhất là 982 kyats. Ở Myanmar, nếu muốn đổi tiền được giá thì nhất thiết nó phải là tờ 100$ chắn, nếu nhỏ hơn sẽ bị tỷ giá thấp hơn. Như cái tỷ giá ở trên: 982 là áp dụng với tờ 100$, còn dưới thì chỉ được 980 kyats, theo em thấy thì đổi luôn ở sân bay là tốt nhất, vào trong thành phố rất ít chỗ đổi và tỷ giá nhiều khi còn thấy hơn, chỉ 950, cá biệt nếu dùng $ lẻ kiểu 1,2,5,10 thì chỉ được 850 kyats thôi. Trước khi đi em được cảnh báo là myanmar chỉ cho phép đổi tiền mới, không bị gấp nếp nhưng cũng hên xui. Theo em thấy thì tiền nào người ta cũng nhận hết, miễn là đừng quá cũ. Do cũng hơi thiếu hiểu biết nên em không đổi nhiều. Đấy chính là điều ân hận nhất dính đến tiền nong khi ở Myanmar do cứ nghĩ là hoàn toàn có thể mua vé xe bus bằng US dolar. Nhầm, rất nhầm.

0A70513F-393A-4BF7-87A5-5EC8A739B11D_zpscnvitxfr.jpg
[/IMG]

Hòm hòm vụ tiền nong, ra ngoài thôi, háo hức khám phá lắm rồi. Nói thật với các bác, em tự thấy may mắn vì bị anh taxi này tóm được

591D5C90-8915-4E1C-99A8-8F92D7BB2CB4_zpstkhvfmhe.jpg
[/IMG]

Chẳng là dự tính đầu tiên của em khi đến Yangon là tham quan quần thể chùa Shwedagon. Đang lớ ngớ ở cửa sân bay thì thấy anh lái taxi này gọi. Ngay lập tức bị ấn tượng vì thân hạ đồn rằng dân myanmar không nói được nhiều tiếng anh mà thấy anh này xì xà xì xồ nói khá nhanh. Được. Chiến luôn. Sau một hồi mặc cả thần thánh từ 12000 kyats xuống còn 7000 kyats (Sân bay đến chùa shwedagon) do khoảng cách khá xa. Dân tình trên mạng toàn nói đi mất 10000, tự thấy khâm phục khả năng trả giá bản thân quá.

Thú thật với các bác, hầu hết thông tin mà em cần và muốn biết hầu hết đều là thu thập từ anh lái xe này. Theo như anh ý kể thì khách du lịch thường gọi này là "Burma". Kể từ năm 1989, Burma đổi thành Myanmar nhưng vẫn giữ nguyên hai cách gọi. Và Rangoon, thủ đô của Miến Điện được đổi tên thành Yangon. Yangon đã trở thành cố đô của Myanmar năm 2006, khi quyết định di chuyển thủ đô từ Yangon về Naypydaw - "vùng đất của những ông vua".

Đến yangon, em đã rất ngạc nhiên, tuy dân trí không cao, nhà cửa méo mó nhưng trên đường tuyệt nhiên không có bóng dáng chiếc xe máy nào. Hỏi ra mới biết hóa ra xe máy bị cấm trên toàn Yangon, buộc dân tình phải dùng phuơng tiện công cộng. Nói thật đến tận giờ phút này, em vẫn không sao mê nổi loại hình công cộng này hic hic

Khi em nói phuơng tiện công cộng tức là như này này:

6D50803E-6A0F-4896-9E0E-B60C0DFD2510_zpsn7urk5do.jpg
[/IMG]

8E267412-AD4E-4918-817D-A056D835BADC_zpsl9dvjvtw.jpg
[/IMG]

Xài sang thích đi một mình thì như sau:

ABBE209A-91D4-469E-8F71-1EA5000E6660_zpsxeoaobsr.jpg
[/IMG]

Còn nếu ít tiền và thích đi kiểu nhồi nhét ấm áp, mời đi xe bus. Xe bus ở yangon rất nhiều, không thấy có bến đố xe bus, xe cứ thế dừng giữa đường đón khách mặc kệ xe sau ấn còi như điên. Thôi thì cũng coi như một nét văn hóa. Vậy đi cho thoải mái.

4D8BCADF-DAE1-4967-BB98-90E39EC75248_zpsaqjcdqs1.jpg
[/IMG]

Em xin thề lả em đi thử, nhưng được một lúc là phải xuống ngay, trời ơi vừa đông vừa chen chúc, ghế ngồi trên xa rất ít, đã thế lại còn hôi hám. Không bao giờ có tình trạng vắng khách.. Sợ vãi chưởng!

- to be continued-
 
quần thể chùa shwedagon

Theo như em tìm hiểu thì quần thể này được xây dựng cách đây hơn 2.500 năm, được lưu truyền là nơi lưu giữ 8 sợi tóc của Đức Phật, anh taxi nói đây là bảo vật quốc gia, được canh gác cực kì cẩn mật. Ngọn tháp chính của chùa cao tới 98 m và được bao phủ bằng hơn 30 tấn vàng và hàng trăm viên kim cương. Ở Việt Nam chắc sẽ bị các thiên tài hôi của cạo mất trong chưa đầy nửa nốt nhạc cho xem haha
Shwedagon toạ lạc trên đỉnh đồi Singuttara, Yangon (Myanmar), em nhìn thấy mà lóa cả mắt. Cả bốn hướng đều có những bậc thang dài dẫn vào chùa. Cổng phía Nam đúng lối anh taxi chở em tới có một đôi tượng sư tử cao 9 m, hướng về trung tâm thành phố, nói chung là ấn tượng ngay từ khi bước chân vào cổng. Bên cạnh đấy an ninh khá sát sao, cũng phải cho tất cả đồ vào trong máy soi. Các vật nhọn không được phép mang vào chùa, kể cả chân máy ảnh cũng bị bắt để ngoài. Nói shwedagon là quốc bảo bằng vàng của Myanmar đúng là chẳng sai vào đâu được.

25CB8CFC-D054-4DE0-BF63-77A977CEE6D5_zpsbii1agej.jpg
[/IMG]

Các bác chunys là ngay khi bước chân lên bậc thang ngay lập tức phải cởi giầy. Ngay cả tất cũng không được phép đi vào trong chùa. Theo kinh nghiệm của em thì các bác nên mang theo túi ni long đựng giầy, buộc vào cặp vì để giầy ở cầu thang thì sợ mất mà gửi vào quầy thì mất đến 1000 kyats. Em ki bo nên cất luôn vào balo cho lành.

Đi vào đến khuôn viên em đã phải ngoác hết mồm ra vì ngạc nhiên. Tòa tháp cực kì lớn và ấn tượng.

623F2B19-1B83-4D65-8FAF-1462DDC913DB_zpscuyfzhoe.jpg
[/IMG]

5D675F8A-4977-44C4-BA12-7FDEE37B07A9_zpsnznsixic.jpg
[/IMG]

Mặc dù trong chùa không cho phép được người ngoài được thỉnh chuông, đặc biệt là phụ nữ nhưng vẫn có những người chẳng bao giờ làm đúng quy định, ở đâu cũng vậy chứ chẳng phải mỗi myanmar.

FF029CA0-B183-44B9-B5F4-77F162D9F6F8_zpse8cxvi2z.jpg
[/IMG]

Còn mấy tòa tháo này thì đang đợi bà con thập phuơng công đức nên tạm thời vẫn đang nửa vàng nửa trắng.

0A1D5A9A-5608-4DEE-9D39-024C2F9C8F49_zpsxawmhx6y.jpg
[/IMG]

Và tất nhiên là không phải bảo tháp nào cũng phải dát vàng

0B963B1A-7BF2-41C3-A74D-60B024A95C4A_zpsfwpltikv.jpg
[/IMG]

Đang đi nửa chừng thì bị một chị gái tóm lại dẫn ra quầy mua vé. Giờ em mới nhớ ra là vào thăm chùa phải mua vé mất 5$. Thế mà trên đường vào không có chỗ quầy bán vé. Phải đi sang cổng phía tây. Cổng anh taxi đưa em tới là cổng dành cho người dân địa phuơng nên không mất vé. Đã vậy vé in là 5$ tự dưng lại thấy bị in đè lên thành 8$. Haizz

55E13BDF-B359-41EA-AD69-0896A81A2747_zpsjlubkd9z.jpg
[/IMG]

Dân tình đi chùa rất đông. May sao em đu vào chính ngọ cực kì nóng nên cũng đỡ khách phần nào. Nhưng chính nhờ đến giờ này mới thấy những người dân cực kì coi trọng đạo phật, sẵn sãng ngồi cả ngày dưới trời nắng chỉ đề cầu an.

69ECC055-01D4-4237-A8D8-58502E3002EA_zps13pyoehr.jpg
[/IMG]

Và đây là anh lái xe cực kì thân thiện và tiếng anh khá nhất trong số những người bản địa mà em được tiếp xúc khi ở bên nước bạn, cũng học tiến sĩ ra trường nhưng do điều kiện kinh tế nên phải chạy taxi, thuê cái taxi cà tàng không quạt này cũng mất 20000 kyats/ ngày. Thế mới thấy kiếm được đồng tiền xuơng máu thì ở đâu cũng khó.
97F6552E-A63D-4C1B-99EF-46277183A531_zpszwmq4m1v.jpg
[/IMG]

Còn nhiều ảnh nhiều sự tích quá, em không nói hết được, các bác muốn tìm thêm thông tin có thể lên google, search "backpacking to burma", nếu đọc được bằng tiếng anh thì cực kì nhiều thông tin bổ ích.

- to be continued-
 
Chà kinh nghiệm chuyển tiếp từ Thái qua Myanmar kiểu này chắc mình phải xem lại plan đi Chiang Mai qua Yangon rồi. Myanmar mới mở cửa mà đào đâu ra phát triển như các nước xung quanh được hả bạn. Mấy đứa bạn mình công tác ở Myanmar về đứa nào cũng sợ hết.
 
To meomap87
Thực ra nếu bạn đi yangon thì đi từ Bangkok rất dễ dàng, cửa khẩu Mea Sot ở phía tây bkk làm ăn rất thoải mái, nhìn hộ chiếu xanh xanh của nước mình là đóng dấu cho ngay, thậm chí còn đồng ý khai form xuất nhập cảnh cho cơ mà. Chứ đi từ Chiang Mai sang rồi lại lộn xuống Yangon thì hơi ngược đường :)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,576
Bài viết
1,153,788
Members
190,132
Latest member
thetkenoithat
Back
Top