What's new

Đi tìm Bẫy đá Pinăng Tắc (Phước Bình - Ninh Thuận) - ngựa sắt lang thang rừng núi

Đi tìm Bẫy đá Pinăng Tắc (Phước Bình - Ninh Thuận) - ngựa sắt lang thang rừng núi

Tự dưng vừa đọc lại topic "Đi du lịch một mình ...", thấy các bác tranh luận sôi nổi quá, mà chả biết nói thế nào. Lại nhớ lại việc độc hành của mình, chả biết "đúc kết" thế nào về việc ấy, chi bằng kể chuyện ra đây cho rồi :D


Tôi có một người bạn, là người Ninh Thuận, song thân y hiện vẫn đang ở cả Phan Rang.
Mặc dù y xưng bằng em, nhưng thực tế, y kém tôi có một tuổi.
Thật khó nói cho đúng là tôi và y có thân nhau hay không.
Nói thân chưa chắc đã đúng, vì cùng sống trong một thành phố, cả năm gặp nhau được có 1,2 lần, chả có liên lạc gì bằng các phương tiện khác.
Nhưng chắc là không phải chỉ là quen biết xã giao, vì cả năm trời chả gặp nhau, chả liên lạc gì, nhưng có việc cần, alo một phát, y xuất hiện liền.
Năm trước, tôi cũng một lần chạy trốn cái căng thẳng của phố xá bằng cách trốn lên rừng hoang đèo vắng vài bữa. Rồi tôi xuôi về Phan Rang để quay lại Saigon.
Y biết được đúng ngày tôi bò xuống đến Phan Rang. Y từ Saigon gọi điện ra “điều” bạn y tiếp đón tôi. Bạn y nhận lời, nhưng lại thòng là không đi được lâu vì hôm sau thi công chức. Y lại tiếp tục “điều” bạn của anh ruột y đến làm guide cho tôi suốt thời gian ở Phan Rang. Tất nhiên, khi y "điều" ông bạn của anh mình đến, y có gọi báo trước cho tôi. Tôi thực sự thấy ngại, nhưng y gạt đi và thòng một câu rằng : ông này ngồi với anh được, em mới nhờ đến mà.
Tôi cảm cái sự nhiệt tình của y, đâm ra quý luôn cả mảnh đất Ninh Thuận, rồi từ lúc nào không hay, bắt đầu đọc về văn hóa, lịch sử Chăm. Tôi bắt đầu "lê la" qua các khu tháp Chăm ở Ninh Thuận, từ cụm tháp Hòa Lai (Ba Tháp) đến tháp Poklong Giarai, cho đến tháp Poromé. Rồi bắt đầu tìm đến các địa điểm khác.

Tuy nhiên tôi là người chạy xe, chứ không phải người leo núi.
Tôi có thể chạy xe gần như cả ngày, mà chả cần gì trong số "Tứ khoái" mà các cụ xưa ... đúc kết. Nói "gần như" bởi vì xét nghiêm túc thì 3 "món" kia có thể không cần, chứ cái "món" thứ 2 : NGỦ - thì cũng có phải "dùng" chút chút :D. Nhưng chỉ là chạy xe thôi, leo núi như các bạn ở trên Phượt vẫn leo, tôi thua toàn tập.

Trong quá trình tìm kiếm các "điểm đến" ở Ninh Thuận, di tích Bẫy đá Pinăng Tắc – người du kích anh hùng dân tộc Raglei – đã được để ý từ lâu. Ngặt một nỗi, bản đồ mấy năm trước thì … chưa vẽ đường lên đó. Hỏi thăm mấy người bạn người Phan Rang (cả y nữa), thì không ai biết đường.
Sau nghe nói đã có đường thông lên đó, tôi bèn rủ rê đại ca BéDudi:D . Tất nhiên đại ca Bé say ok, nhưng giờ Bé có vẻ cũng không còn tự do tự tại như xưa. Đại ca Bé chỉ đi được vào cuối tuần. Mà cuối tuần, tôi lại thuộc về người khác – dù tôi cũng là người tự do :D.

Rồi hoàn cảnh tạo ra cơ hội, không muốn bỏ lỡ, nên tôi đã đi ... một mình. Đi tìm đường lên di tích Bẫy đá Pinăng Tắc.
Dù cuối cùng đã đi được đến nơi, nhưng kết quả không được trọn vẹn. Lịch trình cả chuyến đi đoạn sau cũng phải thay đổi. Vì hoàn cảnh tạo ra cơ hội của chuyến đi, thì nó cũng có thể tác động đến theo chiều ngược lại.
Tuy nhiên chẳng có gì là phí cả, mất cái này, lại được cái khác.
Thứ nhất là biết được rằng, núi rừng Phước Bình không chỉ có đi tích Bẫy đá Pinăng Tắc, mà còn nhiều ngọn thác đẹp và hoang.
Thứ hai là, tiếng là đi tìm Bẫy đá Pinăng Tắc, nhưng lại thành ra được cưỡi ngựa sắt lang thang rừng hoang núi thẳm đôi bữa, giữa lúc công việc sắp làm mình tẩu hỏa, cũng là điều ... hay.
Và thứ ba là, nhờ thế mới có cái mà kể ở đây :D
(Kể lại chuyện cũng ... sướng sướng, vì sẽ liền mạch, không bị chồng chéo về thời gian :LL)
 
Trưa.
Y dừng lại nơi đầu đèo ngắm toàn cảnh con đèo và đồng bằng Ninh Thuận xa xa phía dưới, nhấm nháp café và liên lạc với mấy người bạn đang theo dõi chuyến đi của mình.
Dẫu đi một mình cũng không có gì là ghê gớm, nhưng cũng cần phải có người biết kẻ lang thang đang ở chỗ nào, mỗi khi có thể.

Ngồi nơi đầu đèo lộng gió, lãng khách vừa nhấm nháp vị đắng của café – y thường dùng cực ít đường, dù nếu lỡ có ngọt, y vẫn uống được trong nhăn nhó – vừa nhìn lại phía Đ’ran, nhớ lại chuyến đi năm trước.
Y không mê Đà Lạt, nhưng không ghét.
Không phải vì nó không đẹp, trái lại, y vẫn thấy Đà Lạt đẹp. Đà Lạt đẹp, và y không mê Đà Lạt là hai chuyện khác nhau.
Gần tròn 14 năm sống ở phương Nam, thì có đến 11 năm đầu tiên, y không một lần đặt chân đến Đà Lạt. Cho tới khi thành khách lang thang, rong ruổi trên lưng ngựa sắt, y mới tới Đà Lạt.
Mặc dù không mê Đà Lạt, nhưng y lại mê những con đèo xung quanh Đà Lạt. Chuyến đi năm trước, y ghé lên Đà Lạt để uống cafe với một vị bằng hữu, mà đến đoạn cách nhau có 1km cũng lạc tới lạc lui. Rồi khi y xuôi đèo Đ'ran để ra Ngoạn Mục, vị bằng hữu nọ còn phải dắt tới tận chỗ không-thể-đi-lạc, mới yên tâm quay lại.
Ngồi trên đỉnh đèo Ngoạn Mục, y tiếc rẻ nghĩ về đèo Đ'ran. Vào tầm này, chắc Đ'ran sẽ là một con đèo vàng rực Dã Quỳ, và điểm xuyết bằng muôn màu hoa khác.
Nhưng lần này vị bằng hữu năm trước không còn ở Đà Lạt, nên y không ghé Đà Lạt.

Quay trở lại với con đèo Ngoạn Mục. Sau khi dứt hẳn những ý nghĩ về Đà Lạt, về chuyến đi năm trước, y lôi máy ra và chụp.

IMG_7896.jpg

Đoạn đèo cao nhất, gần đỉnh đèo

IMG_7899.jpg

Ba nhánh con đèo ẩn hiện dưới tàng cây xanh ngắt

IMG_7910.jpg

Đường đèo uốn lượn men sườn núi

IMG_7898.jpg

Hai khúc cua gấp liên tiếp nơi lưng chừng đèo (trông thế, mà thực ra chỉ có 1 cua thôi)

(còn tiếp)
 
Lời lẽ loằng ngoằng tạm dẹp để ảnh ọt linh tinh. Suốt dọc đường từ Bảo Lộc lên đến đây, y lười nhác không chụp phát nào, dù đôi khi cũng thấy cảnh quá đẹp. Còn đã ngồi xuống uống nước, lôi máy ra, thì lại ... lười cất vào.
Ngồi mãi một chỗ, cũng chỉ có bấy nhiêu góc nhìn. Hắc Y Khách lại xốc balo leo lên ngựa, thả đèo. Mới 12g trưa, còn sớm chán.
Y bắt đầu túc tắc xuống đèo, thích đâu dừng đó chụp. Xăng không hao, nhưng ... tốn thời gian.

IMG_7903.jpg

Những quán nước trên đỉnh đèo, nơi y vừa ngồi lúc nãy.

IMG_7904.jpg

Ba nhánh của con đèo, dưới một góc nhìn thấp hơn

IMG_7909.jpg

Nhánh đèo giữa

IMG_7912.jpg

Ngựa sắt ... phơi nắng trên đèo.
 
IMG_7917.jpg

Đường đèo ẳn hiện dưới tàng cây

IMG_7916.jpg

Hai nhánh đèo, nhìn từ xa

IMG_7914.jpg

Nhìn từ ... gần, giờ mới nhận ra cái đường nhỏ bên phải là đường cứu nạn

IMG_7919.jpg

Xuống thêm chút nữa, trông cứ liên tưởng đến cái súng cao su bắn chim hồi còn nhỏ :D. Trên cao nhìn xuống cứ tưởng chỗ này là 2 cua gắt liền nhau, đến đây mới thấy là thực ra chỉ có 1 cua gấp.
 
IMG_7925.jpg

Xuống thêm một tí, "cây súng cao su" giờ thành thế này.
Đây là chỗ cuối cùng còn thấy hoa Dã Quỳ. Đầu tháng 12 (giữa tháng 10 âm lịch), Dã Quỳ đã tàn nhiều.

IMG_7920.jpg

Ngoái lại thêm một lần, nhìn cái đỉnh đèo.

IMG_7927.jpg


IMG_7933.jpg


IMG_7932.jpg

Lần trước, đến đúng cua này thì trời đổ mưa như trút, cho đến tận Phan Rang
Trong cơn mưa rừng chiều đó, y gặp một chuyện, mà không bao giờ quên được.

(còn tiếp)
 
IMG_7934.jpg

Cứ loanh quanh với khúc đèo mãi thôi

IMG_7937.jpg

Chủ nhân thì túc tắc đi bộ vác máy chụp lung tung, để ngựa đứng trái đường :D.
Được cái, ngựa quá hiểu tính chủ, nên cũng chẳng phàn nàn gì, đứng yên bên đường, không lang thang như chủ.

IMG_7940.jpg

Năm trước, từ khúc này, y gặp chuyện lạ.

IMG_7941.jpg

Phía sau ngựa sắt là một cái miếu ven đường. Dường như chuyện bắt đầu từ khúc này.

Dừng ngựa bên ngôi miếu nhỏ, Hắc Y Khách xuống chụp ảnh, và đi lại gần ngôi miếu. Nhưng y chỉ nhìn, và lui ra kiếm một chỗ có bóng mát, lôi nước ra ngồi uống.
Câu chuyện năm trước lại hiện về, giống y như những câu chuyện đường rừng trong mấy cuốn truyện của Hoàng Ly mà ngày trước y hay đọc ngấu nghiến (Một thời ngang dọc; Lửa hận rừng xanh; Nữ chúa Hồ ba Bể, ...)
...
 
...
Cuối tháng 10 dương lịch, mùa mưa đã gần dứt, rất ít mưa.
Tuy nhiên dịp đó lại có áp thấp nhiệt đới, Đà Lạt mưa rả rích cả ngày.
Đầu giờ chiều, trên đỉnh đèo xuất hiện một bóng nhân mã. Đèo lúc đó hơi hửng nắng, nhưng xa xa phía dưới, mây đen đang ùn ùn kéo lên. Cơn mưa có vẻ lớn.
Đèo vắng, dường như cơn mưa lớn làm người ta ái ngại khi vượt đèo. Nhưng khách lạ thì dường như không để ý điều đó.
Y cứ một mình một ngựa thả đèo, chốc lát lại thắng ngựa, nhảy xuống chụp ảnh lung tung.
Khi đi một mình xuôi đèo, y có một thói quen - chả biết gọi thế nào cho đúng nữa - liều lĩnh : luôn tắt máy thả trôi. Đương nhiên khi đi cùng bầy đàn, y không thể chạy như thế được, vì ... sẽ lao vào đồng bọn :D. Nhưng đi một mình, y luôn tắt máy thả đèo.
Thả ngựa phi xuống đến khúc cua cùi chỏ trong hình bên trên, y vừa kịp bấm máy chụp con ngựa đứng đúng góc cùi chỏ, thì mưa như trút.
Khi y choàng được áo mưa và leo lên ngựa, thậm chí áo y đã ướt gần hết.
Cơn mưa rừng cực lớn, mới 14g30 mà trời tối sầm như lúc 18g, mưa trắng xóa bốn bề, gió giật từng hồi ầm ầm.
Lãng khách co ro trong lớp áo mưa, bật đèn pha, thả ngựa sắt trôi đèo. Cái áo mưa của y rất rộng, đủ che mưa, nhưng phần vì mưa xuống quá nhanh, y đã ít nhiều bị ướt trước khi mặc áo mưa, lại thêm nữa là gió quật phành phạch, thỉnh thoảng lại lật một góc áo mưa lên, nên được vài khúc cua, y gần như ướt hết.
Khi bẻ cua qua đoạn có ngôi miếu mà hiện y đang ngồi uống nước, qua màn mưa trắng xóa, y thất nhang đỏ lập lòe trong miếu - dường như ai đó mới ghé thắp nhang trước lúc trời đổ mưa.
Y không nghĩ lâu, vì phải tập trung vào con đường, vì mưa trắng xóa, đèn pha cũng chả rọi được bao xa, y cứ vừa chạy vừa bóp còi ở mỗi khúc cua.
Rồi mưa có ngớt bớt - nhưng vẫn ầm ầm trắng rừng. Trời tối một cách đáng sợ, không giống bóng tối chiều hôm, mà là kiểu tối xám xịt vì mây.
Tự dưng, lãng khách cảm thấy nóng tai.
Y ngoái ngược lại phía sau. Dường như có một-cái-gì-đó, nhưng y không kịp nhận ra là cái gì, vì mưa trắng xóa. Nhưng y cảm giác như thế, co một-cái-gì-đó thì phải.
Khách lạ không phải người quá yếu bóng vía. Thỉnh thoảng gặp khúc đường tương đối thẳng, y lại bất thần ngoái phắt lại sau. Vẫn không rõ là cái gì, nhưng cảm giác mách rằng, y có nhìn thấy một-cái-gì-đó.
Thế rồi, y không ngoái lại nữa, mà lén đưa tay lau nước mưa trên gương hậu, và vừa đi vừa liếc gương.
Bất chợt, máu trong người y như đông cứng lại.
Y thấy trong gương hậu, bên trái đường phía sau lưng y, một khối gì đó màu trắng đục lơ lửng giữa màn mưa.
Ma chăng? Sao lại giữa ban ngày? Vì dù trời tối sầm, nhưng vẫn mới có hơn 15g một chút thôi.
Không thể nói là y không thấy sợ, nhưng bên cạnh đó là sự tò mò nữa. Y hãm bớt đà trôi dốc của ngựa sắt, chăm chú nhìn gương hậu. Dường như vật-gì-đó không biết là y đã trông thấy, "nó" cứ lơ lửng sau y.

(còn tiếp)
 
Trông "nó" gần giống như cái bóng của một người trùm chăn lướt thướt.
Sau này nghĩ lại, y lại thấy trông khối trắng đục ấy giống như một quả dưa hấu đặt bên trên một cái nơm úp cá.
Và, thật gớm, ở chỗ "quả dưa hấu", có hai lỗ trống trong khối trắng.
Ngựa phi lóc xóc - mưa vẫn trắng rừng, dù có bớt hơn - nên y không tài nào nhìn rõ được khối trắng đó. Nhưng y bắt đầu nghĩ một cách nghiêm túc rằng, y đang bị ma trêu. Và y bắt đầu nghĩ cách "đuổi" cái vật-gì-đó đi.
Đầu tiên, y đề cho máy nổ, với hy vọng tiếng động sẽ có tác dụng.
Nhưng, không ăn thua. Dẫu con ngựa sắt của y rất ồn ào, nhưng tiếng động của nó tạo ra bị át hẳn bởi tiếng mưa.
Y nghĩ đến ánh sáng, nhưng lại không đủ gan để quay ngựa lại rọi đèn pha vào kẻ-đeo-bám. Vả lại, y cứ ngoái lại, thì lại không kịp thấy gì.
Cứ như thế một quãng, lãng khách hơi hoảng, thầm cầu mong gặp chiếc xe nào ngược lên đèo. Nhưng không có xe nào hết.
Đến một đoạn đường đèo khá bằng phẳng và thẳng. Đột nhiên khối trắng đục vọt lên song song với y ở bên trái đường. Lần này y ngoái sang, "nó" vẫn lơ lửng ở đó.
Khách đường rừng đạp thắng như cái máy, chống chân xuống đường, nhìn vào khối trắng như bị thôi miên. Bóng trắng cứ lơ lửng dập dờn bên kia đường, hai lỗ trống trên "quả dưa hấu" lom lom hướng vào y.
Tuy người y đờ ra, nhưng đầu óc y vẫn chưa tê liệt. Y đang cố gắng suy nghĩ cách thoát ra hoàn cảnh này.
Tay y hơi run dưới lớp áo mưa, chợt y chạm phải một vật đeo ở thắt lưng. Cây bút laze nhỏ xíu - thứ đồ chơi mà đám trẻ nít hay ngồi chĩa đèn chỉ lung tung, xem chấm đỏ lừ nhảy nhót trên tường.
Tự dưng, một ý nghĩ lóe lên. "Được ăn cả, ngã ... hên xui", phó mặc luôn.
Y lén gỡ cây bút cầm trong tay phải, trong khi vẫn ngây độn nhìn bóng trắng.

Rồi bất chợt, tay trái y tốc áo mưa ra, tay phải bật cây đèn, chĩa thẳng vào "quả dưa hấu", cổ tay y xoay xoay, vẽ ra những vòng tròn nhỏ. Chấm đỏ nhì nhoằng chiếu vào "quả dưa hấu".
Nói thì lâu, còn việc diễn ra thì nhanh.
Lạ thay, khối trắng đục từ từ tan ra trong màn mưa. Lát sau, lãng khách nghe vẳng trong tiếng mưa, có một âm thanh giống như tiếng hú ở xa xa.

Lãng khách vẫn ngồi như tượng trên lưng ngựa một lúc. Y dường như vẫn không hiểu chuyện gì vừa xảy ra. Sợ thì có sợ, nhưng cơ bản là … y không tin được.
Dường như y bị ảo giác chăng?
Mưa vẫn ào ạt quất xuống, y ướt hết, vì cái vạt áo mưa đã bị tốc ra. Lát sau, cái lạnh làm y rùng mình chợt tỉnh. Y thấy con ngựa sắt vẫn đang nổ rần rần. Mưa vẫn tầm tã.
Y ngoái cổ nhìn quanh trước sau, chẳng có gì cả ngoài màn mưa.
Phủ lại áo mưa, y cho ngựa tiếp tục đổ đèo.
Đổ một lèo về thẳng Phan Rang, khi đúng đến Phan Rang thì mưa tạnh, phố lên đèn. :D

(còn tiếp)
 
(trang Phuot với lại nhà Viettel thù nhau thế nào mà dai dẳng thế, một thời gian dài không vào Phuot được, rồi đêm qua tự dưng cũng bị đá văng luôn)

Đấy là chuyện mưa rừng năm trước, còn bây giờ, trời sớm hơn, nắng chang chang, chứ không mưa.
Lãng khách ngồi trong bóng mát của một cái cây bên đường, uống nước, và lần tìm cây bút nhỏ năm ngoái.
Y lôi ra ngắm ngó hồi lâu rồi bấm thử. Ô lạ chưa, nó không còn sáng nữa, dù sau vụ mưa rừng ấy, y cất nó kỹ trong túi, không sử dụng thêm lần nào.
Lát sau y uể oải đứng dậy, đi lại gần ngôi miếu, rồi ... quăng cây bút xuống vực, phía sau ngôi miếu.
Hiện đang trưa nắng, không có gì phải lo lắng chuyện ma quỷ cả.
Đèo hôm nay không quá vắng như lần trước. Thỉnh thoảng xe tải, xe khách tuyến Đà Lạt - Nha Trang; Đà Lạt - Phan Rang vẫn chạy qua.
Từ Nha Trang lên Đà Lạt đã thông đường từ lâu, nhưng vẫn có nhiều xe khách chạy Nha Trang qua đèo Ngoạn Mục, có lẽ vì đường đèo Omega mới được phá núi mở ra, địa chất còn chưa ổn định, đất đá hay sạt xuống đường. Còn đèo Ngoạn Mục thì đã có từ lâu, đường tuy xa hơn gần trăm km, lại xấu hơn đường đèo Omega nhiều, nhưng chăc chắn không có vụ bất thần đá núi lăn xuống chắn hết đường.
Y lại tiếp tục đổ đèo.

IMG_7946.jpg

Một khúc cua gắt cuối đèo.

IMG_7949.jpg

Cuối đèo, cây cối bắt đầu thưa hơn. Thấy cặp ống tăng áp của Thủy điện Đa Nhim vắt từ trên đỉnh núi xuống.

IMG_7952.jpg

Ống dẫn nước băng qua đường đèo. Có hai chỗ ống băng qua đường, một chỗ có công an canh, cấm chụp ảnh, còn một chỗ thì ... chụp vô tư.

IMG_7955.jpg

Sau khi ống băng qua đường, con đường lại lệch về bên trái. Chỗ này đã là hết đèo.

IMG_7957.jpg

Nhà máy thủy điện Đa Nhim nằm ngay dưới chân đèo.
 
Qua khỏi thủy điện Đa Nhim là tới thị trấn Tân Sơn (Ninh Sơn).
Vì mải dừng lại chụp ảnh đèo Ngoạn Mục, tận 14g y mới tới Ninh Sơn.
18km đường đèo, hầu như y không tốn xăng cho con ngựa sắt, nhưng lại tốn mất khá nhiều thời gian.

Cũng cần phải ăn một chút.
Y hoàn toàn không muốn ăn, y có thể chạy cả ngày mà không cần ăn bất cứ cái gì. Nhưng giờ mới đến đoạn đường mà y mù tịt. Nên có lẽ phải ăn cho chắc, và tiện thể hỏi đường từ dân sở tại.
Y ăn thì đơn giản và nhanh, nhưng hỏi đường thì phải đến người thứ tư mới có chút tin tức về con đường lên Phước Bình.

Họ cũng chỉ nghe là có đường lên đó rồi, dân làm gỗ, đẽo đá vẫn thường lên đó làm, họ đi bằng những con ngựa sắt của xứ Bạch Nga (Minsk) hoặc các loại “ngựa cỏ” đã được độ lại.
Thế là yên tâm. Y ngồi thêm một lát, rồi tiếp tục lên đường.

Qua ngã ba Song Mỹ, rẽ trái vào QL27B vài km, khách lang thang tiếp tục quoẹo ngựa sắt vào con đường lên Phước Bình.
Nó là một con đường đất khá rộng và phẳng lỳ. Từ đây lên tới Bẫy đá, khoảng chừng hơn 30km – y ước tính thế, trong đó khoảng hai chục km cuối cùng bản đồ chưa vẽ đường.

IMG_7960.jpg


IMG_7961.jpg

Điểm đầu của con đường lên Phước Bình
Khoảng 8km đầu tiên, con đường đất khá ổn, thậm chí … tốt đối với con ngựa sắt. Nó phi vèo vèo, cuốn bụi mù mịt phía sau. Đoạn này chưa có dốc, vẫn là đường bằng, thỉnh thoảng vẫn có nhà dân, đồng ruộng, có những đoạn còn chỉ rõ vết tích của con đường nhựa trước đây.

IMG_7962.jpg

Ráng chiều chưa buông, bóng núi đã mờ mịt hơi sương.
Khách lang thang hơi cảm thấy hối hận vì đã phung phí quá nhiều thời gian trên đèo Ngoạn Mục – dẫu sao, Phước Bình mới là cái đích chủ yếu của y lần này.

(còn tiếp)
 
Tuy nhiên, sau khi vượt qua Chà Panh, con đường bắt đầu trở nên xấu, dường như xưa kia nó từng là một con đường đá hoặc đường nhựa.

IMG_7963.jpg

Bắt đầu lổn nhổn đá nhỏ

IMG_7967.jpg

Rồi đến đoạn đường đất gồ ghề sống trâu

Đường xấu.Tất nhiên là xấu với con ngựa sắt của y.
Nó vốn là loài ngựa thồ nhẹ đồng bằng của xứ Anh Đào. Nhiệm vụ của nó ở cố quốc chỉ là đưa thư, tuần tra phố xá.
Lưu lạc sang xứ sở nhiệt đới này, nó được các “lò” chăm sóc lại, trở nên mạnh mẽ hơn đôi chút, có thể chinh phục đường trường và đèo dốc, nhưng vẫn không thực sự thích hợp với những loại đường lầy lội hoặc lổn nhổn.

IMG_7968.jpg


IMG_7969.jpg

Hai bên, cây rừng lúp xúp. Con ngựa sắt nhiều chỗ trượt khỏi sống trâu, hoặc lao vào đống đất đá lổn nhổn, nó gầm rú vang động rừng vắng.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,427
Bài viết
1,152,743
Members
190,079
Latest member
Quynh258
Back
Top