nuocmatcasau
Phượt thủ
Mộc Châu qua những bức tranh, hàng hoa mận bung nở giữa nền đất nâu đen một màu như lớp bông kem phớt trắng rắc đều lên ổ bánh chocolate ngọt ngào. Mộc Châu một sáng, nắng rẽ hàng lá để ôm đất, có bước chân em nhỏ chập chững trên con đường dẫn vào bản, khuôn mặt hồn nhiên vẫn còn lấm lem, tuyệt nhiên không đọng chút sầu muộn cuộc sống. Những luống chè như vân tay tròn tròn nhô lên từ dãy đồi uốn lượn gợi cảm tựa cô gái độ xuân thì.
Thế nhưng không phải lúc nào nắng cũng trải khắp mảnh đất này, Mộc Châu cuối đông đãi lãng khách bằng một món đặc sản khác: sương mù!
***
Trán đập vào thành kính, mình lờ mờ mở mắt. Xe vào khúc cua gấp còn mình thì ngủ gà ngủ gật. Một dãy lán nghỉ của người bản xứ hiện lên rồi vụt mất để lại một khoảng không trước mắt, hùng vĩ, xe đang leo đèo.
Những lán trại này được dựng trên một khu đất, vốn là khúc cua tay áo, nhìn xuống phía dưới, chỉ sẩy chân cái là đá đã rơi xuống cả trăm mét, ấy thế mà người ta vẫn dựng lên những căn chòi cho khách nghỉ ngơi cũng như buôn bán những sản vật của núi rừng Tây Bắc.
Xe vẫn đang lao vun vút trên con đường quốc lộ 6 mới qua đèo Cù, lộ ra mấy nóc nhà thưa thớt của những bản làng bên dưới. Thung Khê lại khác, dưới chân nó là một Mai Châu đủ bằng phẳng và trù phú để ôm ấp cả vùng dân cư đông đúc đã dần đổi thay với những ngôi nhà bê tông trắng, mái ngói đỏ hiện đại nhưng không hẳn hài hòa với cảnh vật xung quanh.
Xe bẻ cua mấy đường đã thấy thấp thoáng những gốc đào, gốc mận rợp bóng một góc trời Vân Hồ.
Lần đầu thấy cây mận, mình dí sát mặt kính xem lấy xem để, hồ hởi và tò mò như ngày xưa còn nhỏ xíu được tàu hỏa xình xịch qua dãy Bạch Mã ngắm con đèo Hải Vân duỗi chân bên bờ cát Nam Ô và thầm ước được 1 lần đặt chân xuống đây cho thỏa cái vẻ đẹp hùng vĩ này.
Chân bước phịch xuống thị trấn Mộc Châu, hơi nóng phả lên từ con đường nhựa đã bạc màu, đồng hồ chỉ quá trưa, theo như thông tin đã tìm kiếm trên mạng, mình gọi cho anh Thanh để hỏi homestay:
- Em đi mấy người ?
- Em đi một người ạ!
- một người ?
- dạ, một mình.
Trong giọng anh có chút ngạc nhiên, xen lẫn kì quặc. Có lẽ việc đi bụi một mình ở đây cũng kì lạ như khi bạn nói với mọi người rằng bạn đi Đà Lạt một mình. Trong mắt họ, bạn được suy diễn: một là thất tình, hai là không bình thường.
Cũng theo những thông tin thu thập được thì thường sẽ có xe chở vào rừng thông bản Áng, nếu bạn muốn nghỉ chân ở đây. Thế là mình hỏi anh có thể ra chở vào được không vì cứ tưởng anh ở trong khu này, cách đường lộ chừng 3 cây số và chắc mẩm sẽ được ngủ nhà sàn. Ấy là mình mơ hão. Anh cho mình số nhà và nói không thể ra đón được. Nhà anh cách đường chính chỉ khoảng vài bước chân nên rốt cuộc mình cũng tình nguyện cuốc bộ, vừa duỗi chân sau một quãng đường 5 tiếng đồng hồ ngồi xe, vừa để cảm nhận rõ nếp sống của người dân nơi đây.
Con đường Phan Đình Giót dường như là một trong những trục chính của thị trấn, đầu đường là ngôi chợ khá lớn, đó là chợ thị trấn Mộc Châu, hai bên đường hàng quán cũng nhiều nhưng hầu hết đã đóng cửa nghỉ lễ, chỉ có mấy cửa hàng tạp hoá là mở cửa phục vụ. Càng đi vào sâu còn thấy con đường này là nơi rất nhiều trường học đủ các cấp cũng như nhà văn hoá tọa lạc, nhưng khá im lìm vì gần Tết.
Dừng chân trước căn nhà homestay, mình gọi với vào. Người ra mở cửa là Chị Lân - vợ anh Thanh, đang dở tay với mấy dây lòng lợn và một chậu nhân thịt hỗn hợp - chị làm lạp xưởng để ngày tết có cái cho chồng nhấm nháp rượu với bạn bè. Tiếng gà cất vang phá tan sự tĩnh mịch của khoảnh vườn, có trồng mấy bụi cải xanh hoa vàng đã nhô cao, có gốc cây trứng gà đã sai quả mà không hái vì chị bảo "ăn nó cứ nghẹn ở cổ" (vì lớp cùi có độ bột nhiều - NV).
Ngoài ra trong vườn còn có dăm đọt muống, xà lách mà có lần mình về trễ, cả nhà đã ăn cơm hết cả, anh chị lại nhắc "có mì trên chạn tủ đó em... Có trứng trong tủ đấy em, trứng nhỏ, trắng là trứng ta, màu sẫm là công nghiệp, ... Em ăn rau thì ra vườn mà hái.". Và ở Mộc Châu mình đã không đụng đến một hạt cơm nào cả.
Trời đã về chiều, có lái xe máy cũng không đi đâu chơi được cả, xem trên bản đồ có khu rừng thông bản Áng là gần, chỉ khoảng 3 cây số, cuốc bộ cũng không tệ. Chiều hôm ấy trời âm u chứ không nắng. Những bước chân lững thững trên con đường bê tông vào bản, lướt qua những khung cảnh vừa lạ, vừa quen.
Ở nơi người Kinh sinh sống mang những nét rất thuần, thường bắt gặp ở các làng quê Bắc Bộ: nhà bê tông mái bằng hoặc lên ngói hoặc chóp nếu có điều kiện, cửa đóng bằng những bản gỗ to dày, nhà có ao, phía trước nếu buôn bán thì dựng bàn hay chõng gỗ để bày biện. Rau củ quả có lẽ được trồng trong vườn nên thường nhỏ, da sần sùi và sẫm màu.
Mùa này, cải đã ngừng khoe sắc từ lâu, chỉ còn lác đác vài bụi cải dại mọc ven đường khẽ vươn lên mấy mụn vàng hiếm hoi còn sót lại. Vậy mà tình cờ vẫn bắt gặp một nơi cải mọc cả vườn, cao ngang đầu người và rực rỡ như sắc ban mai. Có điều, để vào chụp hình giữa rừng hoa đó, khách tham quan cần trả 10k phí cho nhà chủ. Có đề biển hẳn hoi.
Mới đầu nghĩ thấy nó cũng bất công, người ta trồng cải để ăn lá, ép tinh dầu (đối với cải hoa trắng), còn mình chụp hình cái bông hoa vàng nó thực không ảnh hưởng đến sản xuất lắm (nếu không dẵm nát cải). Nhưng ngày hôm sau đi rảo quanh Mộc Châu mà không thấy chỗ nào cải mọc dày, đều và đặc biệt trổ nhiều hoa như ở khu đất đó mình mới suy nghĩ lại: có khi người ta trồng cải để chụp chứ chả ăn hay ép gì cả.
Dọc đường đi vào bản Áng còn có mấy ngôi nhà sàn. Cá nhân mình thấy chúng chỉ "giống" chứ không phải nhà sàn vì nằm rải rác trong khu người Kinh và nhà nào cũng treo biển phục vụ ngủ nghỉ qua đêm và các món ăn dân tộc.
Thế nhưng không phải lúc nào nắng cũng trải khắp mảnh đất này, Mộc Châu cuối đông đãi lãng khách bằng một món đặc sản khác: sương mù!
***
Trán đập vào thành kính, mình lờ mờ mở mắt. Xe vào khúc cua gấp còn mình thì ngủ gà ngủ gật. Một dãy lán nghỉ của người bản xứ hiện lên rồi vụt mất để lại một khoảng không trước mắt, hùng vĩ, xe đang leo đèo.
Những lán trại này được dựng trên một khu đất, vốn là khúc cua tay áo, nhìn xuống phía dưới, chỉ sẩy chân cái là đá đã rơi xuống cả trăm mét, ấy thế mà người ta vẫn dựng lên những căn chòi cho khách nghỉ ngơi cũng như buôn bán những sản vật của núi rừng Tây Bắc.
Xe vẫn đang lao vun vút trên con đường quốc lộ 6 mới qua đèo Cù, lộ ra mấy nóc nhà thưa thớt của những bản làng bên dưới. Thung Khê lại khác, dưới chân nó là một Mai Châu đủ bằng phẳng và trù phú để ôm ấp cả vùng dân cư đông đúc đã dần đổi thay với những ngôi nhà bê tông trắng, mái ngói đỏ hiện đại nhưng không hẳn hài hòa với cảnh vật xung quanh.
Xe bẻ cua mấy đường đã thấy thấp thoáng những gốc đào, gốc mận rợp bóng một góc trời Vân Hồ.
Lần đầu thấy cây mận, mình dí sát mặt kính xem lấy xem để, hồ hởi và tò mò như ngày xưa còn nhỏ xíu được tàu hỏa xình xịch qua dãy Bạch Mã ngắm con đèo Hải Vân duỗi chân bên bờ cát Nam Ô và thầm ước được 1 lần đặt chân xuống đây cho thỏa cái vẻ đẹp hùng vĩ này.
Chân bước phịch xuống thị trấn Mộc Châu, hơi nóng phả lên từ con đường nhựa đã bạc màu, đồng hồ chỉ quá trưa, theo như thông tin đã tìm kiếm trên mạng, mình gọi cho anh Thanh để hỏi homestay:
- Em đi mấy người ?
- Em đi một người ạ!
- một người ?
- dạ, một mình.
Trong giọng anh có chút ngạc nhiên, xen lẫn kì quặc. Có lẽ việc đi bụi một mình ở đây cũng kì lạ như khi bạn nói với mọi người rằng bạn đi Đà Lạt một mình. Trong mắt họ, bạn được suy diễn: một là thất tình, hai là không bình thường.
Cũng theo những thông tin thu thập được thì thường sẽ có xe chở vào rừng thông bản Áng, nếu bạn muốn nghỉ chân ở đây. Thế là mình hỏi anh có thể ra chở vào được không vì cứ tưởng anh ở trong khu này, cách đường lộ chừng 3 cây số và chắc mẩm sẽ được ngủ nhà sàn. Ấy là mình mơ hão. Anh cho mình số nhà và nói không thể ra đón được. Nhà anh cách đường chính chỉ khoảng vài bước chân nên rốt cuộc mình cũng tình nguyện cuốc bộ, vừa duỗi chân sau một quãng đường 5 tiếng đồng hồ ngồi xe, vừa để cảm nhận rõ nếp sống của người dân nơi đây.
Con đường Phan Đình Giót dường như là một trong những trục chính của thị trấn, đầu đường là ngôi chợ khá lớn, đó là chợ thị trấn Mộc Châu, hai bên đường hàng quán cũng nhiều nhưng hầu hết đã đóng cửa nghỉ lễ, chỉ có mấy cửa hàng tạp hoá là mở cửa phục vụ. Càng đi vào sâu còn thấy con đường này là nơi rất nhiều trường học đủ các cấp cũng như nhà văn hoá tọa lạc, nhưng khá im lìm vì gần Tết.
Dừng chân trước căn nhà homestay, mình gọi với vào. Người ra mở cửa là Chị Lân - vợ anh Thanh, đang dở tay với mấy dây lòng lợn và một chậu nhân thịt hỗn hợp - chị làm lạp xưởng để ngày tết có cái cho chồng nhấm nháp rượu với bạn bè. Tiếng gà cất vang phá tan sự tĩnh mịch của khoảnh vườn, có trồng mấy bụi cải xanh hoa vàng đã nhô cao, có gốc cây trứng gà đã sai quả mà không hái vì chị bảo "ăn nó cứ nghẹn ở cổ" (vì lớp cùi có độ bột nhiều - NV).
Ngoài ra trong vườn còn có dăm đọt muống, xà lách mà có lần mình về trễ, cả nhà đã ăn cơm hết cả, anh chị lại nhắc "có mì trên chạn tủ đó em... Có trứng trong tủ đấy em, trứng nhỏ, trắng là trứng ta, màu sẫm là công nghiệp, ... Em ăn rau thì ra vườn mà hái.". Và ở Mộc Châu mình đã không đụng đến một hạt cơm nào cả.
Trời đã về chiều, có lái xe máy cũng không đi đâu chơi được cả, xem trên bản đồ có khu rừng thông bản Áng là gần, chỉ khoảng 3 cây số, cuốc bộ cũng không tệ. Chiều hôm ấy trời âm u chứ không nắng. Những bước chân lững thững trên con đường bê tông vào bản, lướt qua những khung cảnh vừa lạ, vừa quen.
Ở nơi người Kinh sinh sống mang những nét rất thuần, thường bắt gặp ở các làng quê Bắc Bộ: nhà bê tông mái bằng hoặc lên ngói hoặc chóp nếu có điều kiện, cửa đóng bằng những bản gỗ to dày, nhà có ao, phía trước nếu buôn bán thì dựng bàn hay chõng gỗ để bày biện. Rau củ quả có lẽ được trồng trong vườn nên thường nhỏ, da sần sùi và sẫm màu.
Mùa này, cải đã ngừng khoe sắc từ lâu, chỉ còn lác đác vài bụi cải dại mọc ven đường khẽ vươn lên mấy mụn vàng hiếm hoi còn sót lại. Vậy mà tình cờ vẫn bắt gặp một nơi cải mọc cả vườn, cao ngang đầu người và rực rỡ như sắc ban mai. Có điều, để vào chụp hình giữa rừng hoa đó, khách tham quan cần trả 10k phí cho nhà chủ. Có đề biển hẳn hoi.
Mới đầu nghĩ thấy nó cũng bất công, người ta trồng cải để ăn lá, ép tinh dầu (đối với cải hoa trắng), còn mình chụp hình cái bông hoa vàng nó thực không ảnh hưởng đến sản xuất lắm (nếu không dẵm nát cải). Nhưng ngày hôm sau đi rảo quanh Mộc Châu mà không thấy chỗ nào cải mọc dày, đều và đặc biệt trổ nhiều hoa như ở khu đất đó mình mới suy nghĩ lại: có khi người ta trồng cải để chụp chứ chả ăn hay ép gì cả.
Dọc đường đi vào bản Áng còn có mấy ngôi nhà sàn. Cá nhân mình thấy chúng chỉ "giống" chứ không phải nhà sàn vì nằm rải rác trong khu người Kinh và nhà nào cũng treo biển phục vụ ngủ nghỉ qua đêm và các món ăn dân tộc.