What's new

Đường xe qua xứ Tuyết

"Tôi nhớ xứ đoài mây trắng lắm"

Giờ đây tuy thân đã về xứ nóng, tâm trí tôi còn vương vấn mãi ở xứ tuyết, mà lạ lùng thay, bây giờ mới thấy câu thơ thật hợp với cảm xúc của tôi ở xứ Tuyết. Có phải xứ đoài nào mây cũng trắng?

IMG_1199.jpg
 
Sau khi bàn bạc với bên tour, tôi chui về phòng chẳng muốn ăn tối. Đầu tôi vẫn nhức như búa bổ, uống 1 viên paracetamol lúc trên tàu vẫn không ăn thua. Hai bạn đồng hành đi cùng thì không sao, đi ăn và mua mì về cho tôi và anh bạn. Mỗi người bọn tôi uống 1 viên chống độ cao và 1 viên paracetamol nữa, như hướng dẫn của đại ca BM rồi đi ngủ. Anh bạn to con của bọn tôi còn bị nhức bắp thịt. Sau này khi đi hồ Namtso tôi mới biết là khi đường tàu đi từ phía bắc Tây Tạng xuống, băng qua độ cao 5,100m nên chênh lệch độ cao trên 1,000m gây đau đầu. Lhakpa bảo cứ uống nhiều nước và nghỉ ngơi, hầu hết mọi người thích nghi sau 1-2 ngày

Lịch trình của bọn tôi như sau:

Ngày 1: Potala, Jokhang
Ngày 2: Deprung, Sera
Ngày 3: Ganden, Namtso nghỉ đêm tại Namtso
Ngày 4: Namtso về Lhasa
Ngày 5: bắt đầu đi về phía Kailash
 
Nhờ đọc bài của baxu tôi hỏi Lhakpa là đã có phiếu mua vé vào Potala chưa thì được trả lời là tháng 4 thì chưa cần, sang tháng 5 mới phải đặt vé. Sáng hôm sau 8g bọn tôi đi ăn sáng. 8am GMT+8 nghĩa là chỉ là 6am vì múi giờ đúng là GMT+6. Tiệm ăn sáng Tung Quở mở cửa sớm, đường phố còn vắng vẻ, mặt trời đâu chả thấy, trời không xanh. Món ăn sáng tàu chính hiệu, cháo trắng điểm xuyết vài hột đậu xanh ăn với củ cải muối và/hoặc thịt băm kho với thứ rau gì đó, quẩy và trứng luộc. Sữa đậu nành dọn trong bát nhỡ, bánh bao nhân thịt nho nhỏ. Chứng đau đầu đã hết, cả bọn đánh chén ngon lành vì món ăn nóng hổi tuy vẫn thèm thêm ít động vật để lấy năng lượng cho một ngày phượt. Bốn người ăn hết có 24 tệ

Ngày hôm đó trời mây mù. Đến lối xếp hàng vào Potala ở hông bên trái thấy thưa thớt người. Hóa ra từ hôm nay cũng đã phải có phiếu đặt vé mới được vào. Kế hoạch đổi luôn, đi đặt vé để mai đi Potala, con hôm nay đi Deprung và Sera. Hên hên xui xui mà lại hóa hay, trời không nắng mà chụp hình công trình kiến trúc ấn tượng nhất Xứ Tuyết thì hỏng. Ngày mai vẫn là một ngày mới, và chúng tôi tràn trề hy vọng trời sẽ nắng rực rỡ.

Đặt vé vào Potala phải có guide và hộ chiếu của bọn tôi. Băng ngang qua phía trước Cung, công trường xây dựng ngổn ngang nhưng vẫn có những người hành hương đảnh lễ. Người ta đang hòan tất việc lát đá con đường và quảng trường rộng mệnh mông phía trước, chắc để kết thúc nốt việc lấp cái hồ xưa.
 
Deprung là một trong 3 tu viện quan trọng của dòng Gelukpa, hay gọi là dòng Mũ Vàng của Phật giáo Tây Tạng. Hai tu viện kia là Sera và Ganden. Các tu viện này từng có các tăng sĩ tu tập lên đến hàng ngàn người thời hoàng kim. Các điểm tham quan chính, ngoài cảnh thiên nhiên ở Băng quốc này, là các tu viện. Không có cái chùa nào, mặc dù nơi đây là (đã từng là) thánh địa của Mật tông. Các tu viện là nơi tu tập của các tăng sĩ, cũng là nơi sinh sống, đồng thời là nơi có các tượng phật linh thiêng và các stupa (tháp chứa tro cốt các vị lama) của nhiều đời trước.

Deprung nằm trên 1 ngọn đồi thấp, cách Lhasa chừng 7-8km, cũng đang xây dựng, cát đá ngổn ngang khắp nơi. Người ta đang cố hồi phục lại những gì Cách mạng văn hóa đã lấy đi 50 năm trước. Từ cổng vào, phải leo đi khoảng 200m đường dốc, cả bọn lết từng bước vì tình trạng thiếu oxy. Mặc dù Deprung chỉ còn là cái bóng của nó, chính quyền TQ cũng cử đại diện của mình 2 vị cảnh sát loanh quanh trong sân tu viện, cũng như ở tất cả các tu viện, đường phố chính, chợ. Chúng tôi biểu lộ sự phản đối bằng cách chụp hình với 1 chú dê trong sân, chứ không thèm chụp các vị công bộc ấy

Ở đây cũng là nơi ngày 14/03/2008 xảy ra 1 sự kiện ảnh hưởng đến phượt tử. Một cuộc biểu tình do các nhà sư cầm đầu đã dẫn đến việc đốt phá xe cộ và xô xát với chính quyền. Tu viện bị đóng cửa vài tháng. Sau này du khách không được tự do đi lại ở Tây Tạng nữa mà bắt buộc phải đi với hướng dẫn của 1 cty du lịch thì mới có giấy phép vào xứ Tuyết.

DPP_0160.jpg


DPP_0152.jpg


DPP_0146.jpg


DPP_0177.jpg

Người ta dầm mái nhà theo nhịp nhạc bài ca lao động
DPP_0147.jpg
 
Last edited:
Muốn chụp ảnh bên trong tu viện thì phải trả 20Y, sang gian khác có khi phải trả nữa. Bên trong

IMG_007365.jpg

Người hành hương hay mang theo 1 bình cách nhiệt đựng bơ và rót thẳng vào các ngọn đèn để cúng dường
Một tăng sĩ trẻ ngồi coi điện. Tôi thích nhất ánh mắt

IMG_008574.jpg

Deprung có một quán trà ở lối ra. Cậu guide cẩn thận lấy trà sữa cho chúng tôi uống, bảo là trà bơ khó uống lắm. Tuy hơi bất mãn vì không được lựa chọn nhưng chúng tôi uống trà sữa rất ngon. Bác tài xế uống trà bơ, trông hao hao Clint Eastwood :D

IMG_0121.jpg



IMG_0095.jpg

Thấy mèo thì không thể không chụp :)
 
Đồ chơi của nhóm tôi, ngoài vật dụng hàng ngày còn có
- Canon 5D, lense 24-70mm, lense 70-200mm, 1 flash rời chưa rõ danh tính của đại ca kiêm nhiếp ảnh gia kiêm cửu vạn riêng của 3 chị em :D
- Canon 450D, lense 18-135mm của tôi
- Canon tự động chưa rõ thông số và Panasonic mang đi để tặng guide của Lyly và Lúa :D

Các ảnh post lên đây phần lớn là của đại ca, còn lại là của 450D và Canon tự động. Chữ ký để nhằm theo dõi đường đi của ảnh chứ không có ý là tác quyền của tôi trên tất cả các ảnh. Tác quyền từng ảnh là của từng người.
 
Lại nói sau khi viếng Deprung xong, thưởng thức trà sữa xong, cả bọn về Chư Thiên Thị Nhà Bếp phạn điếm (Lhasa Kitchen), đối diện khách sạn ăn trưa. Phạn điếm này không có trong Lonelyplanet, tuy nhiên khách ăn khá đông và món tây ăn được. Giá khoảng từ 10Y đến 35Y/món, và món value for money là bittet bò Yak 35Y. Chai bia Lhasa rất to, 1 người uống không hết nếu chỉ uống chơi 1 chai.

3pm xe bắt đầu đi tu viện Sera. Sera cũng nằm trong ở ngoại vi Lhasa.Tu viện này ngoài lịch sử và quy mô đông đảo nam và nữ tăng sỹ, còn có một điều đặc biệt là có Vườn tranh luận (Debating Courtyard). Các tăng sỹ tu tập ở đây có 1 buổi tranh luận với nhau về Phật giáo và kinh sách của Người, mà khách tham quan có thể tham dự. Một đại gia phượt mình đã từng hỏi một câu hỏi mà đích thân tu viện trưởng phải ra trả lời vài năm trước đây. Tiếng tranh luận vang xa đến tận phía trước sân điện chính, và không thể chờ đợi bạn đồng hành đi cùng, tôi đến vườn trước

DPP_0198.jpg

Trẻ thì hăng

IMG_0163148.jpg


IMG_0172157.jpg


IMG_0162.jpg

Già thì điềm đạm hơn

DPP_0212.jpg

Ngoài khu Vườn thì bọn tôi còn tham quan Chính điện và gian bếp, nơi từng nấu ăn cho hàng ngàn người. Ngoài sân có cây hoa tím nở rộ và Lyly thu hoạch được tấm này (dành cho các gái :D)

DPP_0188.jpg
 
Potala

Từ Sera về đến khách sạn khoảng 5pm chiều, cả bọn đi massage. Tối về đại ca bảo rất mệt, không rõ do hội chứng độ cao hay hậu quả cú massage ;). Tuy nhiên sau khi hít 2 hơi từ bình oxy mà chị Lúa chạy vội đi mua về thì đại ca bảo hết cả mệt mỏi làm 3 đứa bọn tôi phá lên cười. Nghe rất giống bệnh tâm lý nhưng quả thật đại ca sau đó không cần bình oxy thêm lần nào nữa.

Sáng hôm sau bọn tôi lại ra chỗ cũ ăn sáng. Trời quả thật không phụ lòng người, trời xanh ánh hồng hết sức trong trẻo từ 7am, khi bọn tôi thức giấc và nhìn ngay ra cửa sổ đoán thời tiết. 8:30am Potala mới mở cửa.

Ảnh không chỉnh gì, chỉ resize



DPP_0224.jpg


DPP_0223.jpg


DPP_0229.jpg


DPP_0240.jpg



So với ảnh ngày mù

DPP_0132.jpg
 
Potala Palace là nơi ở và nơi lưu giữ các stupa của các vị Đạt Lai Lạt Ma còn sống và đã chết, cho đến khi vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đi sang Ấn Độ sau cuộc nổi dậy chống Trung Quốc bất thành năm 1959. Potala ẩn chứa những điều bí mật quanh nó, cũng như chính Xứ Tuyết. Ví như có người nói dưới Potala là dòng sông ngầm, hay người ta còn chưa thống kê hết số phòng của nó (lên đến hơn 1,000 phòng).

Điều ai cũng ấn tượng là Potala là công trình kiến trúc Tây Tạng lớn nhất và gây ấn tượng nhất. Cao 11 tầng ở độ cao 3,700m trên mực nước biển, Potala là công trình cao nhất thế giới trước khi cao ốc đầu tiên được xây lên. Tường dày trung bình 3m, có chỗ 5m, làm bằng loại cỏ chỉ mọc ở độ cao trên 4,000m, cứng và bện với đất. Bên trong là vô số các tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc, trang trí. Có những ngai vàng của các vị Lạt Ma thời trước làm bằng vàng ròng, gắn đá quý, mà cái lớn nhất nặng 3,8 tấn vàng.

Hiện để bảo quản Potala, người ta hạn chế số lượng người vào tham quan khoảng 1,600 đến 2,500 người/ngày, tùy mùa và chỉ được tham quan trong vòng 1 tiếng. Bên trong không được chụp ảnh. Điều kỳ lạ là tôi đã dùng máy điện thoại di động chụp lén ngai vàng 3,8 tấn, nhưng khi về mở lên thì không thấy đâu cả

Đường lên

DPP_0256.jpg


DPP_0254.jpg


DPP_0262.jpg


DPP_0272.jpg

Phía trước bây giờ là quảng trường, to vật vã theo phong cách các bạn Tung QUở

DPP_0283.jpg
Bạch cung, nơi các vị Đạt Lai Lạt Ma ở trong mùa đông, và cá sân nơi diễn ra các lễ hội. Các ngài sẽ xem từ cửa sổ trên Bạch Cung phía sau. Lyly đã thử nhảy một cái

DPP_0295.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,462
Bài viết
1,153,068
Members
190,097
Latest member
bonghongvu
Back
Top