Các bạn có thể nhìn lại cái cửa sổ của bức hình này
DSC_9843 by
Dang Thao, on Flickr
Đây là loại họa tiết trang trí được sử dụng phổ biến ở các cửa sổ, cửa ra vào hay trần nhà ở Tây Tạng, đây chính là 1 trong 8 biểu tượng trong Phật Giáo Tây Tạng, mình xin giới thiệu sơ qua về 8 cái biểu tượng,
876_8auspicioussymbolephoto700x384 by
Dang Thao, on Flickr
Hình đầu tiên: Nút thắt vô tận Kết cát tuờng (chính là cái biểu tượng trên cánh cửa) nó được vẽ cách điệu từ biểu tượng của 2 con rắn naga cuộn vào nhau, biểu trưng cho sự cát tường
Hình thứ 2 :Bánh xe Pháp (Dharmachakra): Đây là bánh xe thể hiện cho Công Lý. Bánh xe được chia thành 8 phần thể hiện cho Bát Chính Đạo : chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định.
Hình thứ 3: Hoa sen (Padma): Hoa sen biểu tượng cho sự thuần khiết. Hoa sen trong Phật giáo có thể sử dụng tất cả các màu sắc, trừ màu xanh da trời.
Hình thứ 4: Song ngư (suvarnamatsya) nó là 2 con các cuộn đầu vào nhau biểu trưng cho 2 dòng sông thiêng đó là sông Hằng và sông Yanuma ở Ấn Độ. Biểu tượng này tượng trưng cho sự sinh sôi và phong phú.
Hình thứ 5: Vỏ ốc xà cừ có vân cuộn bên phải tượng trưng cho âm thanh sâu, rộng và du dương của giáo lý Phật Pháp, nó đánh thức các môn đệ khỏi giấc ngủ sâu của sự thiếu hiểu biết và thúc giục họ làm các việc thiện
Hình thứ 6: Chattra: Đây là cái lọng (Chattra còn nghĩa là cái nấm) thể hiện cho sự che chở của bầu trời, cho sự che chở khỏi mọi quỷ dữ, cám dỗ. Chiếc lọng này cũng thể hiện cho hoàng gia, cho những thứ có giá trị tinh thần to lớn. Hình tượng của Phật trong tranh vẽ cổ thường có người che lọng đi kèm.
Hình thứ 7: Tháp xá lợi (Stupa -nidhana kumbha): Dấu vết kiến trúc Phật giáo cổ nhất của stupa là ở Ấn Độ vào thế kỉ 4-1 TCN, dạng bán cầu, xung quanh có lan can, được trang trí bằng những hoạt cảnh về cuộc đời Đức Phật, trên đỉnh là hình tượng chiếc lọng.
Hình thứ 8: Lá cờ Dhvaja: Trong lịch sử Ấn Độ, Dhvaja là lá cờ chiến không thể thiếu trong mỗi cuộc chiến tranh. Tuy vậy, đạo Phật coi đây là lá cờ thể hiện cho sự chiến thắng của Phật pháp trước quỷ dữ và cám dỗ. Tại Tây Tạng, Dhvaja có cùng ý nghĩa như trên nhưng được dựng trên nóc của các tu viện dưới hình dạng trụ đồng.
Cái hình này chụp ở Nepal
DSC_8593 by
Dang Thao, on Flickr