WildCactus
Phượt thủ
Qua đoạn đèo Khun Do, thấy một em rất xinh ngồi bên vệ đường “sao thế nhỉ, giữa đường lại có một em xinh thế ngồi ở vệ đường vắng vẻ?!” mình ngoái đầu lại nhìn, “hàng đấy, lên tí nữa là có mấy cái nhà nghỉ” hắn trả lời. “Hàng ở đây chỉ khoảng 100 đến 200K thôi, có những cái nhà phía bên ngoài trông rất bình thường, nhưng bên trong có mấy tầng hầm chứa gái ở dưới, còn ở trên là tiếp khách, chủ yếu là tiếp khách quen vì bên ngoài không để biển gì cả” thế là chủ đề gái mú được bắt đầu, “ông có chơi gái thì phải chọn em nào da nhẵn, bóng, người ấm là được, đừng chọn đứa tay chân lạnh, da trắng bủng, những đứa đó chắc bị bệnh đấy” mình chỉ biết gật gù “à thế à” rồi câu chuyện lại liên miên tiếp khi đi qua một cái trại giam ở gần Sơn Dương, ” Trước tôi đi công tác ở vùng này, có một trại cải tạo phạm nhân nữ, có một ông hỏi có muốn dùng hàng 10 năm chưa sài không? Bọn công nhân hồi đó tranh nhau chiếc xe máy đi xuống trại, còn đánh nhau nữa chứ, sau chúng nó chán, chẳng đứa nào muốn đi nữa, có ông anh già sau khi về còn không đạp nổ nổi xe máy nữa” khakha, vui quá, nhiều chuyện đời nghe hay, vui thật nhưng bụng 2 thằng bắt đầu đói, mới đầu định ăn trưa ở Sơn Dương nhưng không thấy có quán nào ra hồn cả, quyết tâm dấn đến Tuyên Quang ăn trưa luôn một thể.
Khi đi qua Bình Ca, cả 2 cùng nhớ về đoạn thơ hồi học phổ thông có nói đến bến nước Bình Ca, trong tập thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca
13:30PM: Thành phố Tuyên Quang vắng vẻ, trời mưa phùn, thành phố không có mấy bóng người như ở dưới Hà Nội, cảnh thật thanh bình, con sông Lô chảy qua trông thật thơ mộng, con sông Lô đã đi vào nhiều áng văn thơ và cả bài hát nữa, “Chảy đi sông ơi! Chảy đi sông ơi! Ơi con sông trôi suốt muôn đời…”, dòng sông Lô dữ dằn trong những mùa lũ, nhưng lại trở lên hiền hòa, đầy chất trữ tình soi bóng rừng hoa ban, hoa mận khi mùa xuân về.
Chúng tôi dạt vào một quán cơm ven đường, rửa ráy tay chân, đi suốt từ sáng tới giờ xuống xe cũng thấy khá mệt, ăn xong cũng gần 2 giờ, xin bác chủ quán một sợi dây điện để cột lại cái chân chống cuộc hành trình lại tiếp tục, trời vẫn mưa lâm tâm, ngày một nặng hạt, không lười được nữa, 2 đứa xuống mặc áo mưa, bộ áo mưa của mình hắn mặc, còn mình mặc áo mưa trùm đầu, đến 6PM mới đến Hà Giang, chúng tôi quyết định dấn tới Quản Bạ trước đêm nay, cả 2 đều rét, ướt hết quần, bộ áo mưa của hắn cũng không ngăn nổi những dòng nước mưa chảy ngược vào bên trong làm ướt hết áo, chảy xuống quần. Đường tới Quản Bạ trời tối đen, 2 bên đường bắt đầu xuất hiện những dãy núi khổng lồ sừng sững trông rất sợ, bắt đầu rẽ vào những con dốc, thực ra đoạn từ Hà Giang đến Quản Bạ mình đã không nghiên cứu kỹ, đoạn này vượt qua đèo Thẩm Mã là lên tới Cổng Trời Quản Bạ, nơi tiếp giáp giữa trời và đất, rất đẹp, mình chỉ nhớ mang máng cô bé ở cơ quan có nói với mình là chỗ Cổng Trời đi nguy hiểm, nhưng mà cô ấy chẳng thấy nguy hiểm tí gì cả. Đúng thật, sau khi đến được Quản Bạ mình mới biết được mình vừa vượt qua chỗ đó, cũng không thấy gì nguy hiểm cả.
Càng leo đèo sương mù ngày càng dày đặc hơn, che khuất tầm nhìn của chúng tôi, từ 100m, 50m và ngày càng khó nhìn, những lúc đang đi thì một làn mây mù ùa tới, chúng tôi như ngộp thở, mất phương hướng khi tầm nhìn bỗng nhiên bị che mất, hơi loạng choạng trong suy nghĩ, lúc này xe dò dẫm leo đèo với vận tốc 5km/h, 2 bên đường trời tối đen, chẳng nhìn thấy gì ngoài những ánh đèn xe máy, ôtô từ phía xa xa cứ từ từ đi lên đi xuống.
Píp píp, “Anh đi theo xe em nhé, đèn anh như thế này không đi được đâu”, một cậu thanh niên vượt qua chúng tôi kêu lên, như người chết đuối vớ phải cọc rêu, chúng tôi vội tăng tốc lao theo xe của cậu ấy với vận tốc 15km/h, “anh tắt đèn của anh đi, đèn của anh không rót khó đi lắm”, chúng tôi tắt đèn pha đi, đúng là dễ nhìn hơn thật, chúng tôi đi theo ánh đèn xe máy của cậu ấy phía trước, ánh đèn len lỏi trong sương mù dày đặc, cậu ấy vừa bật đèn pha vừa đánh xi nhan sang bên trái để leo đèo, thêm một kinh nghiệm leo đèo trời mù sương, xe của cậu ấy là Serius, đèn pha rọi sát ngay phía trước mũi xe, xe của tôi không rọi như vậy, chỉ chiếu ra phía rất xa cộng với sương mù nên rất khó nhìn đường, xe serius leo đèo thích thật, xe Suzuki của mình leo đèo vừa yếu vừa ì ạch.
“Em là dân ở đây à?” hắn hỏi, “không, em là người Phú Thọ lên đây làm công trình cho các huyện, ông chủ có mối quan hệ làm các công trình ở đây nên em làm ở đây được mấy năm rồi, xe của anh đèn pha như thế này không đi được đâu”.
Đường dốc càng ngày càng ngoằn ngèo, khúc khỉu, độ dốc lớn, nhiều lúc đi số 1 máy vẫn cứ ì ra, nhiều lúc thấy các xe tải đi ngược chiều họ xuống dốc cứ ầm ầm ấy, thấy phê lòi mắt, chắc hẳn họ phải rất quen cung đường này rồi, đi được gần nửa tiếng thì trời đỡ sương mù hẳn, cũng sắp tới Quản Bạ, tôi hỏi “thế ở Quản Bạ có nhà nghỉ nào được không em?”, “nhà nghỉ Tam Sơn là tốt nhất anh ạ, để em dẫn anh qua đó”, đi được khoảng 10km nữa thì đến Quản Bạ, nhà nghỉ Tam Sơn nằm ngay đầu Quản Bạ, chào tạm biệt và cám ơn cậu thanh niên đó, cậu ấy vút theo làn sương mỏng đi về phía trước, còn chúng tôi rẽ vào nhà nghỉ Tam Sơn, một anh lễ tân chuẩn bị đi ngủ, mặc quần đùi đi ra, chúng tôi hỏi còn phòng không, anh ấy nói hết phòng rồi, “quái lạ, hôm nay đã đến 30/4 đâu mà phòng full hết nhỉ ?!” tôi lẩm bẩm, đang định quay xe để rẽ vào sâu trong thị trấn tìm nhà nghỉ thì anh bảo vệ chợt nhớ ra còn một phòng tầng 3, mừng thầm trong bụng, may quá, không biết tìm nhà nghỉ ở đâu. 2 thằng để xe ngoài sân, nhận chìa khóa phòng rồi lục tục kéo nhau lên phòng, phải công nhận hotel trên vùng cao chán thật, tiện nghi tồi tàn,
Lúc này 2 thằng cũng mệt lắm rồi, theo kinh nghiệm của dân phượt ngày đầu tiên là ngày mệt nhất, đúng thật, mình nghĩ quả này chắc mai không đi được rồi, mệt rã rời, 2 thằng quăng đồ đạc một chỗ, thay quần áo khô và phơi phóng quần áo ướt, bật điều hòa lạnh cho quần áo nhanh khô, sau đó 2 thằng kéo nhau xuống thị trấn ăn, không biết giờ này còn quán nào mở cửa không, xuống nhà gặp mấy chị bóng chuyền ở dưới nhà và một số khách du lịch Tây cũng phượt xe máy giống mình, chẳng trách hotel hôm nay bị full, hỏi mấy chị gái thuộc đội bóng rổ nào, mấy chị gái ra vẻ bí mật không trả lời, thôi kệ.
Đi một quãng cũng gặp một quán cơm vẫn còn mở cửa, trong quán có 2 người khách du lịch người nước ngoài đang ăn, chúng tôi gọi mấy món ăn, trong lúc ăn 2 đứa bàn nhau nếu mai trời mưa chắc ở lại Quản Bạ 1 hôm chờ mưa tạnh chứ mưa thế này đi chán lắm, chẳng ngắm được cảnh gì cả, bà chủ quán nói mai có trận chung kết bóng rổ ở huyện, có thuê cả một cầu thủ nổi tiếng trong đội tuyển quốc gia về thi đấu nữa, thôi, mai chúng ta nghỉ ở đây xem thi đấu bóng nhé.
Rồi 2 đứa trở về khách sạn, tôi lên giường ngủ luôn, lấy thêm chăn dự của mình đắp thêm cho đỡ lạnh, hắn đi phơi phóng đồ bị ướt. “Ông ơi! Ông ơi!” không thấy tiếng trả lời lại, hắn lại mỉm cười.




Khi đi qua Bình Ca, cả 2 cùng nhớ về đoạn thơ hồi học phổ thông có nói đến bến nước Bình Ca, trong tập thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca
13:30PM: Thành phố Tuyên Quang vắng vẻ, trời mưa phùn, thành phố không có mấy bóng người như ở dưới Hà Nội, cảnh thật thanh bình, con sông Lô chảy qua trông thật thơ mộng, con sông Lô đã đi vào nhiều áng văn thơ và cả bài hát nữa, “Chảy đi sông ơi! Chảy đi sông ơi! Ơi con sông trôi suốt muôn đời…”, dòng sông Lô dữ dằn trong những mùa lũ, nhưng lại trở lên hiền hòa, đầy chất trữ tình soi bóng rừng hoa ban, hoa mận khi mùa xuân về.
Chúng tôi dạt vào một quán cơm ven đường, rửa ráy tay chân, đi suốt từ sáng tới giờ xuống xe cũng thấy khá mệt, ăn xong cũng gần 2 giờ, xin bác chủ quán một sợi dây điện để cột lại cái chân chống cuộc hành trình lại tiếp tục, trời vẫn mưa lâm tâm, ngày một nặng hạt, không lười được nữa, 2 đứa xuống mặc áo mưa, bộ áo mưa của mình hắn mặc, còn mình mặc áo mưa trùm đầu, đến 6PM mới đến Hà Giang, chúng tôi quyết định dấn tới Quản Bạ trước đêm nay, cả 2 đều rét, ướt hết quần, bộ áo mưa của hắn cũng không ngăn nổi những dòng nước mưa chảy ngược vào bên trong làm ướt hết áo, chảy xuống quần. Đường tới Quản Bạ trời tối đen, 2 bên đường bắt đầu xuất hiện những dãy núi khổng lồ sừng sững trông rất sợ, bắt đầu rẽ vào những con dốc, thực ra đoạn từ Hà Giang đến Quản Bạ mình đã không nghiên cứu kỹ, đoạn này vượt qua đèo Thẩm Mã là lên tới Cổng Trời Quản Bạ, nơi tiếp giáp giữa trời và đất, rất đẹp, mình chỉ nhớ mang máng cô bé ở cơ quan có nói với mình là chỗ Cổng Trời đi nguy hiểm, nhưng mà cô ấy chẳng thấy nguy hiểm tí gì cả. Đúng thật, sau khi đến được Quản Bạ mình mới biết được mình vừa vượt qua chỗ đó, cũng không thấy gì nguy hiểm cả.
Càng leo đèo sương mù ngày càng dày đặc hơn, che khuất tầm nhìn của chúng tôi, từ 100m, 50m và ngày càng khó nhìn, những lúc đang đi thì một làn mây mù ùa tới, chúng tôi như ngộp thở, mất phương hướng khi tầm nhìn bỗng nhiên bị che mất, hơi loạng choạng trong suy nghĩ, lúc này xe dò dẫm leo đèo với vận tốc 5km/h, 2 bên đường trời tối đen, chẳng nhìn thấy gì ngoài những ánh đèn xe máy, ôtô từ phía xa xa cứ từ từ đi lên đi xuống.

Píp píp, “Anh đi theo xe em nhé, đèn anh như thế này không đi được đâu”, một cậu thanh niên vượt qua chúng tôi kêu lên, như người chết đuối vớ phải cọc rêu, chúng tôi vội tăng tốc lao theo xe của cậu ấy với vận tốc 15km/h, “anh tắt đèn của anh đi, đèn của anh không rót khó đi lắm”, chúng tôi tắt đèn pha đi, đúng là dễ nhìn hơn thật, chúng tôi đi theo ánh đèn xe máy của cậu ấy phía trước, ánh đèn len lỏi trong sương mù dày đặc, cậu ấy vừa bật đèn pha vừa đánh xi nhan sang bên trái để leo đèo, thêm một kinh nghiệm leo đèo trời mù sương, xe của cậu ấy là Serius, đèn pha rọi sát ngay phía trước mũi xe, xe của tôi không rọi như vậy, chỉ chiếu ra phía rất xa cộng với sương mù nên rất khó nhìn đường, xe serius leo đèo thích thật, xe Suzuki của mình leo đèo vừa yếu vừa ì ạch.
“Em là dân ở đây à?” hắn hỏi, “không, em là người Phú Thọ lên đây làm công trình cho các huyện, ông chủ có mối quan hệ làm các công trình ở đây nên em làm ở đây được mấy năm rồi, xe của anh đèn pha như thế này không đi được đâu”.
Đường dốc càng ngày càng ngoằn ngèo, khúc khỉu, độ dốc lớn, nhiều lúc đi số 1 máy vẫn cứ ì ra, nhiều lúc thấy các xe tải đi ngược chiều họ xuống dốc cứ ầm ầm ấy, thấy phê lòi mắt, chắc hẳn họ phải rất quen cung đường này rồi, đi được gần nửa tiếng thì trời đỡ sương mù hẳn, cũng sắp tới Quản Bạ, tôi hỏi “thế ở Quản Bạ có nhà nghỉ nào được không em?”, “nhà nghỉ Tam Sơn là tốt nhất anh ạ, để em dẫn anh qua đó”, đi được khoảng 10km nữa thì đến Quản Bạ, nhà nghỉ Tam Sơn nằm ngay đầu Quản Bạ, chào tạm biệt và cám ơn cậu thanh niên đó, cậu ấy vút theo làn sương mỏng đi về phía trước, còn chúng tôi rẽ vào nhà nghỉ Tam Sơn, một anh lễ tân chuẩn bị đi ngủ, mặc quần đùi đi ra, chúng tôi hỏi còn phòng không, anh ấy nói hết phòng rồi, “quái lạ, hôm nay đã đến 30/4 đâu mà phòng full hết nhỉ ?!” tôi lẩm bẩm, đang định quay xe để rẽ vào sâu trong thị trấn tìm nhà nghỉ thì anh bảo vệ chợt nhớ ra còn một phòng tầng 3, mừng thầm trong bụng, may quá, không biết tìm nhà nghỉ ở đâu. 2 thằng để xe ngoài sân, nhận chìa khóa phòng rồi lục tục kéo nhau lên phòng, phải công nhận hotel trên vùng cao chán thật, tiện nghi tồi tàn,

Lúc này 2 thằng cũng mệt lắm rồi, theo kinh nghiệm của dân phượt ngày đầu tiên là ngày mệt nhất, đúng thật, mình nghĩ quả này chắc mai không đi được rồi, mệt rã rời, 2 thằng quăng đồ đạc một chỗ, thay quần áo khô và phơi phóng quần áo ướt, bật điều hòa lạnh cho quần áo nhanh khô, sau đó 2 thằng kéo nhau xuống thị trấn ăn, không biết giờ này còn quán nào mở cửa không, xuống nhà gặp mấy chị bóng chuyền ở dưới nhà và một số khách du lịch Tây cũng phượt xe máy giống mình, chẳng trách hotel hôm nay bị full, hỏi mấy chị gái thuộc đội bóng rổ nào, mấy chị gái ra vẻ bí mật không trả lời, thôi kệ.
Đi một quãng cũng gặp một quán cơm vẫn còn mở cửa, trong quán có 2 người khách du lịch người nước ngoài đang ăn, chúng tôi gọi mấy món ăn, trong lúc ăn 2 đứa bàn nhau nếu mai trời mưa chắc ở lại Quản Bạ 1 hôm chờ mưa tạnh chứ mưa thế này đi chán lắm, chẳng ngắm được cảnh gì cả, bà chủ quán nói mai có trận chung kết bóng rổ ở huyện, có thuê cả một cầu thủ nổi tiếng trong đội tuyển quốc gia về thi đấu nữa, thôi, mai chúng ta nghỉ ở đây xem thi đấu bóng nhé.
Rồi 2 đứa trở về khách sạn, tôi lên giường ngủ luôn, lấy thêm chăn dự của mình đắp thêm cho đỡ lạnh, hắn đi phơi phóng đồ bị ướt. “Ông ơi! Ông ơi!” không thấy tiếng trả lời lại, hắn lại mỉm cười.