What's new

Hà Giang - Mùa thu 2009

“Hà Giang ơi Hà Giang, khi nào ta mới đi được tới Hà Giang ...”. Mong muốn đó, có người nói ra song chắc cũng nhiều người chẳng nói ra mà cứ ấp ủ cho những hoạch định Phượt tới của mình.

Biến ước mơ thành hiện thực, tôi đã đến được một vài địa danh của đất Hà Giang, nơi phên dậu của tổ quốc vào mùa thu 2009.

Còn khá nhiều địa danh của Hà Giang tôi chưa kịp đến. Thôi thì, lăn bánh đến đâu để lại dấu tích đến đó thông qua diễn đàn phuot.com

Tôi, trong chuyến đi Hà Giang - Mùa thu 2009 (Hình ngẫu hứng soi bóng qua mũ bảo hiểm)


IMG_1032.jpg


(Còn nữa)
 
Phổ cổ - Đồng Văn

“- Bác ơi, cho cháu hỏi ngôi nhà cổ của họ Lương ?
- Anh cứ theo tôi, tôi sẽ dẫn anh đến ngôi nhà của họ Lương chúng tôi đang ở.”


Lần đầu đặt chân lên đất Đồng Văn, tôi không khỏi có cảm giác bỡ ngỡ. Thật tình cờ, tôi được gặp chính bác Lương Huy Ngò, người cao tuổi của dòng họ Lương. Và cũng chính bác là người đã giúp tôi thật nhiều trong thời gian tôi ở Đồng Văn.

Qua câu chuyện với bác Lương Huy Ngò, tôi được biết nhà Phố cổ cafe là khu nhà của dòng họ Lương đã được Nhà nước trưng dụng để bảo tồn làm di tích của Thị trấn Đồng Văn.

Phố cổ cafe có kiến trúc cổ. Sẽ rất thú vị, nếu lên thị trấn Đồng Văn, bạn vào đây để nhâm nhi một ly cafe và thưởng thức những giai điệu bài hát về Hà Giang. (Nếu có thể, bạn hãy gắng thu xếp thời gian đến Đồng Văn vào những đêm trăng rằm)


Bác Lương Huy Ngò trước cửa ngôi nhà của dòng họ Lương được xây dựng từ năm 1860

IMG_3509.jpg



Một ngôi nhà khác trong dãy phố cổ Đồng Văn

IMG_3507.jpg



Phố cổ Đồng Văn ảnh chụp từ trên cao

IMG_3262.jpg



Phố cổ cafe đêm trăng rằm

IMG_2766.jpg



Một thoáng Đồng Văn

IMG_3561.jpg



Chủ nhân tương lai

IMG_3579.jpg




(Còn nữa ...)
 
Rất đẹp bác ạ. Để chụp toàn cảnh phố cổ Đồng Văn, bác phải trèo lên ngọn núi đó ạ? Có đường lên bằng xe máy không hay là leo bộ?

Tổng cộng thời gian bác ở đó là bao nhiêu lâu vậy?
 
Rất đẹp bác ạ. Để chụp toàn cảnh phố cổ Đồng Văn, bác phải trèo lên ngọn núi đó ạ? Có đường lên bằng xe máy không hay là leo bộ?

Tổng cộng thời gian bác ở đó là bao nhiêu lâu vậy?
Vì dự kiến chương trình của tôi rất ngẫu hứng, không chi tiết cụ thể như các bác khác, nên không viết lại lộ trình ở đây.

Ảnh đó, tôi chụp trên núi Đồn Cao bác à.

Theo tôi, sử dụng thời gian dành cho các địa danh ở đây như sau:

- Phố cổ Đồng Văn: 2 tiếng (Nếu không phải mùa hoa đào nở)

- Phố cổ cafe: 1 tiếng (Cả uống, nếu uống buổi tối và đêm trăng rằm - 19 giờ 30 nhìn thấy trăng lên)

- Phiên chợ Đồng Văn: Khó nói lắm. Tùy thuộc cảm hứng

- Núi Đồn Cao: 4 tiếng
 
Những câu chuyện trên núi Đồn Cao

Loay hoay tìm chỗ đứng

Tối thứ sáu, ngày 14 tháng 8 âm lịch, tôi có mặt ở thị trấn Đồng Văn, sau khi đã ăn một bữa no và tìm được nhà nghỉ ưng ý, tôi lang thang quanh thị trấn xem địa thế của khu chợ Đồng Văn.

Ý tưởng nhen nhóm trong đầu, muốn chọn một vị trí điểm cao để chụp xuống khu chợ Đồng Văn vào ngày chợ phiên.

Trèo lên tầng thượng của nhà nghỉ Lũng Cú, nhìn xuống khu chợ thấy góc cũng tàm tạm nhưng không đắt vì lằng nhằng dây điện.

Nhìn ra xung quanh nghĩ đỉnh núi Đồn cao kia có thể là một địa điểm tốt.

Tôi đem mong muốn đó nói với bác Lương Huy Ngò, bác nói: “giờ này (17 giờ thứ bẩy, ngày rằm trung thu) anh có lên đến đó thì cũng muộn mất rồi, để ngày mai, sau phiên chợ tôi sẽ đưa anh lên”.
 
Những câu chuyện trên núi Đồn Cao

Đường lên đỉnh núi Đồn cao, một câu chuyện đau lòng

Ngày chủ nhật, sau khi đã hết phiên chợ, với đồ nghề cực kỳ gọn nhẹ, (vì đã để hết ở nhà nghỉ) mang theo 1 chai nước, tôi cùng bác Lương Huy Ngò lên núi Đồn cao.

Lên một đoạn dốc, ước chừng 300 m, ngẩng mặt lên thấy một vách núi dựng đứng trước mặt.

Bác Ngò kể: "Cách đây mấy năm có một người dân địa phương, khi đi kiếm củi có lẽ vì mải mê với cành củi ở ngoài tầm với đã rớt xuống chân núi, thân hình của người ấy dập nát như ta đánh rơi một quả trứng. Nhà của người dân xấu số ấy ở dưới chân núi ta vừa đi qua."

Lần nữa ngẩng mặt lên nhìn đỉnh núi oan nghiệt ấy và hướng về nơi chân núi kia, tôi thầm mong cho linh hồn của người dân xấu số được siêu thoát.


Đỉnh ngọn núi oan nghiệt

IMG_3185.jpg




(Còn nữa ....)
 
Thực ra mà nói thì tấm ảnh chụp ngọn núi rất đẹp. Bản than ngọn núi chẳng có tội tình gì phải không bác, khổ thân người tiều phu xấu số kia...
 
Những câu chuyện trên núi Đồn Cao

Những con lươn thông minh

Để lên đỉnh núi Đồn Cao, chắc sẽ không khó gì đối với các bác đã từng chinh phục đỉnh cao, nhưng không khỏi choáng ngợp đến rúm cả người với những người không có khả năng leo lên cao rồi nhìn xuống như tôi.

Cách đây mấy năm, huyện cấp kinh phí để làm con đường này. Đường lên đỉnh núi được đổ bê tông, đường hẹp, nhiều đoạn dốc, cua gấp lại dựng đứng, rất rất rất … nguy hiểm cho những ai có ý định mang xe máy lên đây.

Ấy vậy mà cậu con rể của bác Ngò đã từng đưa bác ấy lên đây bằng xe máy (bác Ngò cho biết).

Bác nào khi đi bộ lên đây, thử hình dung tài đi xe máy của cậu con rể và bản lĩnh ngồi sau xe của bác Ngò. Còn tôi thì bái phục.

Tại những khúc cua gấp, dốc dựng, họ đắp thêm những con lươn. Khoảng cách giữa các con lươn bằng bước chân của “người tiêu chuẩn”. Chính vì thể, cả khi ta đi lên và xuống, nếu ta đặt bước chân vào các con lươn sẽ thấy cực kỳ dễ chịu.

Cũng hình dung từ những khoảng cách ấy, tôi nghĩ vị trí của mỗi con lươn sẽ có tác dụng chèn cả 2 bánh xe một lúc mà không sợ trôi, trượt nếu ta đi xe máy.

Lưu ý: đường lên đỉnh núi Đồn cao rất nhiều đoạn không có "hành lang an toàn", chỉ sơ sảy, loạng choạng hay xe chết máy một chút thì cả người lẫn xe sẽ lặp lại “kịch bản” ở câu chuyện trên.


Đường lên đỉnh núi Đồn cao

IMG_3436.jpg



Đoạn nguy hiểm

IMG_3191.jpg



Những con lươn thông minh

IMG_3189.jpg



(Còn nữa ....)
 


Bác Lương Huy Ngò trước cửa ngôi nhà của dòng họ Lương được xây dựng từ năm 1860

IMG_3509.jpg


Gặp một gương mặt quen ở đây thấy vui quá. Chuyến rồi bọn em cũng tình cờ vào nhà bác chơi, nói chuyện. Bác tốt bụng và nhiệt tình thật đó.

Cám ơn bác về bài viết và tấm ảnh nha. Khi nhìn thấy những thứ quen thuộc ở một góc nhìn khác thật thấy thú vị quá!
 
Những câu chuyện trên núi Đồn Cao

Câu chuyện của người lính già năm xưa

Bằng giọng nói trầm trầm nhưng rắn rỏi của người lính, bác Ngò kể.

Đồn cao là vị trí chiến lược trọng yếu, thực dân Pháp đã xây dựng lên. Tại vị trí này có thể nhìn ra bốn phía khống chế toàn bộ con đường huyết mạch qua đây.


Hướng đi Hà Giang từ đỉnh núi Đồn cao

IMG_3308.jpg



Hướng đi Mèo Vạc từ đỉnh núi Đồn cao

IMG_3365.jpg



Ngày quân Pháp chiếm lĩnh nơi đây, khi bọn chúng giao ban hoặc thay ca trực thì chúng đi bằng đường cáp tời từ dưới chân núi lên thẳng đỉnh núi. Vị trí của nơi lắp hệ thống tời này đã được xây dựng "thứ khác" lên mất rồi.


Lối lên đỉnh núi Đồn cao bằng tời

IMG_3240.jpg



Đường giao thông hào bằng đá đến các lô cốt

IMG_3235.jpg



Lô cốt trên đỉnh núi Đồn cao

IMG_3402.jpg



Vào một buổi sáng năm 1959, khi quân phỉ đồng thanh rúc tù và, xuất hiện từ 4 hướng đỉnh núi hướng xuống thị trấn Đồng Văn với âm mưu nổi loạn. Một người trong dòng họ Lương đã nói “Các anh phải cử người lên chiếm ngay vị trí Đồn cao. Còn Đồn cao, còn Đồng Văn, mất Đồn cao là mất Đồng Văn.”

Vậy là, chỉ với 1 tổ dân quân của thị trấn lên chốt trên núi Đồn cao là đã có thể giữ được tình thế cho đến khi bộ đội chủ lực đến hỗ trợ.

Hồi ấy, tôi mới có 16 tuổi, hàng ngày tôi được cử lên đỉnh núi để cung cấp lương thực cho dân quân. Buổi đầu tiên lên, tôi đã viết lên trần của lô cốt dòng chữ này (Lương Huy Ngò 1-5-1959).



Theo tay bác chỉ, tôi chụp lại kỷ niệm xưa của người lính già.

[/I]
IMG_3406.jpg



Hôm sau, khi qua Lũng Cú thấy tấm bia DANH SÁCH LIỆT SỸ NGHĨA TRANG LŨNG CÚ tại đài tưởng niệm, thấy có tên người xã đội trưởng (người đầu tiên trong danh sách) hy sinh năm 1959. Trong lòng tôi tự hỏi: "Phải chăng bác đã nằm xuống trong trận chiến đấu ấy ?"

Lặng người trước dòng tên của các anh, tôi nhủ thầm “Em cũng là một người lính nhưng được vẹn toàn trở về, còn các anh đã anh dũng hy sinh để bảo vệ biên cương của tổ quốc. Đất nước đời đời nhớ ơn các anh.”

IMG_2096.jpg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,636
Bài viết
1,154,196
Members
190,154
Latest member
tranquochuy86
Back
Top